Đề tài Một số vấn đề cần quan tâm khi tổ chức tiết ‘Luyện tập Toán’ của buổi thứ hai ở lớp 1

Năm học vừa qua 2008-2009, ở buổi thứ hai. học sinh lớp 1 của chúng ta được học mỗi tuần 2 tiết ‘Luyện tập Toán’, đồng thời 2 tiết này được đưa vào thời khoá biểu thứ hai và thứ năm. Việc tổ chức cho các cháu HS lớp 1 được học 2 buổi / ngày là điều kiện thuận lợi, đúng đắn phù hợp với giai đoạn mới, nhằm giúp cho các cháu phát triển tốt hơn về trí tuệ làm nền tảng cho các lớp học sau này. Việc làm đó đã nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước ta ngay từ lớp 1 theo phương châm:” Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, cùng với phương châm “Tiểu học là nền, lớp 1 là móng”. Cho nên việc tổ chức tốt tiết ‘Luyện tập Toán’ của buổi thứ hai ở lớp 1 là góp phần thực hiện tốt tinh thần của 2 phương châm vừa nêu trên.

Để thực hiện tốt điều này,tôi xin giới thiệu bài viết “ Một số vấn đề cần quan tâm khi tổ chức tiết ‘Luyện tập Toán’ của buổi thứ hai ở lớp 1’ sau đây :

 

doc 7 trang Người đăng honganh Lượt xem 1297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số vấn đề cần quan tâm khi tổ chức tiết ‘Luyện tập Toán’ của buổi thứ hai ở lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI TỔ CHỨC DẠY
TIẾT ‘LUYỆN TẬP TOÁN’ CỦA BUỔI THỨ HAI Ở LỚP MỘT.
	 Trần Minh Dũng
	 Hiệu trưởng trường Tiểu học “B” Hoà Lạc
Năm học vừa qua 2008-2009, ở buổi thứ hai. học sinh lớp 1 của chúng ta được học mỗi tuần 2 tiết ‘Luyện tập Toán’, đồng thời 2 tiết này được đưa vào thời khoá biểu thứ hai và thứ năm. Việc tổ chức cho các cháu HS lớp 1 được học 2 buổi / ngày là điều kiện thuận lợi, đúng đắn phù hợp với giai đoạn mới, nhằm giúp cho các cháu phát triển tốt hơn về trí tuệ làm nền tảng cho các lớp học sau này. Việc làm đó đã nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước ta ngay từ lớp 1 theo phương châm:” Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, cùng với phương châm “Tiểu học là nền, lớp 1 là móng”. Cho nên việc tổ chức tốt tiết ‘Luyện tập Toán’ của buổi thứ hai ở lớp 1 là góp phần thực hiện tốt tinh thần của 2 phương châm vừa nêu trên. 
Để thực hiện tốt điều này,tôi xin giới thiệu bài viết “ Một số vấn đề cần quan tâm khi tổ chức tiết ‘Luyện tập Toán’ của buổi thứ hai ở lớp 1’ sau đây :
I /.THỰC TRẠNG 
	Việc tổ chức giảng dạy tiết “luyện tập Toán” của buổi thứ hai vừa qua có những ưu điểm và tồn tại như sau :
 1.Ưu điểm:
 - Hầu hết giáo viên đều có quan tâm cung cấp kiến thức kĩ năng phù hợp với đối tượng học sinh yếu.
 - Tổ chức cho học sinh làm bài tập bằng nhiều hình thức như: làm bài tập trên bảng lớp, bảng con và trong vở bài tập.
 - Do ở lớp 1 các cháu học sinh còn nhỏ, gia đình quan tâm nhiều hơn nên tỉ lệ chuyên cần học tập ở buổi thứ hai của các em thường là tốt hơn so với HS lớp 5 học buổi thứ hai, đây cũng là điều kiên thuận lợi cho học sinh lớp một học tốt hơn ở buổi thứ hai.
 2.Tồn tại :
 - Về nội dung :
 + Trong soạn giảng đa số giáo viên còn lúng túng, nội dung bài day soạn còn đơn điệu như buổi sang, chưa phân biệt rõ nội dung nào là của HS yếu, nội dung nào là của HS trung bình, HS khá giỏi. 
+ Thậm chí có giáo viên chưa biết soạn như thế nào để giảng dạy có hiệu quả, dẫn đến HS bị nhàm chán không kích thích được tư duy ở nhiều đối tượng HS.
 - Về phương pháp :
 + Các hình thức tổ chức dạy học mặc dù giáo viên có quan tâm đến nhiều hình thức, tuy nhiên vẫn còn ở mức độ, chưa có tính hấp dẫn học sinh, chưa tạo được sự hứng thú học tập ở các em.
+ Quy trình tiết dạy chưa phù hợp, chưa phân hoá được từng đối tượng HS nên dẫn đến chưa thu hút được các em vào cuộc, hiệu quả học tập của các em chưa cao.
 	3-Nguyên nhân tồn tại :
Nhìn chung là có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự thống nhất chung về nội dung soạn giảng cũng như về quy trình tiết dạy nên dẫn đến GV còn lúng túng trong soạn giảng và trong tổ chức tiết dạy, dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao, chưa thu hút được HS học tốt đặc biệt là tiết thứ hai của buổi chiều.
II-CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:
 1-Nội dung chương trình và các hình thức tổ chức dạy:
a. Về nguyên tắc:
Không thêm nội dung kiến thức mới mà chủ yếu là luyện tập những kiến thức mà HS học còn yếu trong tuần (HS yếu) đồng thời khai thác sâu phần kiến thức đã có trong SGK ( HS K-G ).
b. Soạn nội dung bài dạy:
Trước khi lên lớp để tiết dạy đạt được hiệu quả cao, GV cần soạn kĩ nội dung bài dạy phù hợp với trình độ của từng đối tượng HS lớp mình phụ trách.
Chẳng hạn :
 - Đối với HS yếu :GV cần biết HS đã bị hỏng những kiến thức nào ? Cần bổ sung những nội dung nào để vừa sức các em, đảm bảo được chuẩn kiến thức kĩ năng và tạo được lòng tin ở các em. Mục tiêu cần đạt đối với HS là 100% đều làm bài được.
 Ví dụ : 
Tiết dạy : Luyện tập phép cộng trừ trong phạm vi đã học
	 ( Cộng trừ trong phạm vi 8 – tuần 14 )
Yêu cầu 100% Học sinh yếu làm được các phép tính sau :
 4 + 4 = 5 + 3 = 6 + 2 = 7 + 1 = 	
 8 – 4 = 3 + 5 = 2 + 6 = 	 1 + 7 = 
 8 + 0 = 8 – 5 = 8 – 6 = 8 – 7 =
 8 - 0 = 8 – 3 = 8 – 2 = 8 – 1 =
 - Đối với HS khá giỏi : Cần khai thác sâu phần kiến thức đã có trong SGK, tạo ra những bài tập phong phú vừa sức, đồng thời có sức hấp dẫn các em.
 Ví dụ : 
Tiết dạy : Luyện tập phép cộng trừ trong phạm vi đã học
	 ( Cộng trừ trong phạm vi 8 – tuần 14 )
Yêu cầu học sinh Khá – Giỏi đều làm được các phép tính sau : 
	 Nối với số thích hợp .	
 5 + 3
 5 + 3
 5 + 3
 8 - 0
 8 + 0
 5 + 2
>
<
=
 c. Nội dung chương trình và thời khoá biểu :
 - Buổi thứ hai, mỗi tuần có thêm 2 tiết, cả năm có 70 tiết.
 - Nội dung của từng tiết dạy cần căn cứ vào trình độ của từng HS của lớp mà GV tự soạn 
 - Mỗi tiết dạy cần có 3 bài tập : Bài tập 1 dành cho HS Trung bình-Yếu để luyện tập. 
 Bài tập 2 : dành cho HS yếu thi đua. Bài tập 3 : dành cho HS Khá – Giỏi. 
 2. Hình thức tổ chức dạy học : phải có tính hấp dẫn học sinh như : học trên lớp, thảo luận nhóm đội, nhóm 4 ,thi giải toán giữa các cá nhân với cá nhân, giữa nhóm với nhóm, trò chơi toán học, sao cho các em đều ham thích học tập, đồng thới qua học tập cần giúp các em bổ sung được những kiến thức căn bản đã mất, đồng thời phát triển thêm những kiến thức mới đầy hấp dẫn và lí thú, giúp các em có hứng thú học tập hơn.
 3. Quy trình một tiết dạy :
	Tổ chức một tiết dạy sao cho có sức hấp dẫn đến từng đối tượng học sinh, đồng thời qua học tập các em tiếp thu những kiến thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và tích cực.
Quy trình tiết dạy được thể hiện
 A. ỔN ĐịNH LỚP:
Cho các em khởi động hát một bài hát.
 B. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Gợi ý HS trả lời :
 - Tuần qua học được những bài học nào?(GV gợi ý cho HS nêu)
 - Những điều gì chưa nắm được, kể cả các tuần qua?( GV gợi ý cho HS nêu ,có thể kết hợp ghi bảng).
 C. BÀI MỚI:
1/.Củng cố những kiến thức HS chưa nắm được.(ở phần kiểm tra bài cũ, phối hợp với nội dung dự kiến chuẩn bị ở bài soạn )
 ÆHOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP ( Kiến thức dành cho HS yếu ) 
 * Bài tập 1: Vấn đáp và làm vào bảng con
 - GV và HS vấn đáp những kiến thức cần được củng cố.
 - GV cho bài tập 1 :.( trình tự làm từng phép tính )
 + Yêu cầu HS nêu lại cách làm(có thể là HS khá giỏi).
 + Cả lớp làm bài tập vào bảng con.
 + HS giơ bảng – GV nhận xét và khen ngợi những HS yếu có tiến bộ, đồng thời cho vài HS yếu nêu lại cách làm bài để hình thành tốt kĩ năng. cho các em.
 	 - Các phép tính khác (tương tự theo các bước trên )
 * Bài tập 2: Cho HS thi đua giải bài tập trên bảng lớp 
 ( Từ việc HS yếu nắm được kiến thức ở bài tập 1 trên,GV cho các em thi đua với nội dung kiến thức phải cùng dạng với bài tập 1.Thông qua thi đua các em sẽ có được niềm tin trong học tập và ham thích học tập hơn, từ đó sẽ được tiến bộ hơn.)
 - Mỗi nội dung bài tập có thể cho 6 HS yếu lên thi đua, HS ở dưới lớp cổ vũ 
 - HS nhận xét, GV kết luận, khen ngợi HS. ( 3 nội dung có 16 em được tham gia)
 - Tương tự tiếp tục những cặp HS yếu khác lên thi đua ( Tuỳ theo lớp có HS yếu nhiều hay ít mà GV tổ chức cho các em thi đua để tạo hứng thú cho các em ).
 2/. Khai thác những kiến thức chuyên sâu:
 ÆHOẠT ĐỘNG NHÓM ( Kiến thức dành cho HS khá giỏi)
 a/. GV đưa ra bài tập,chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện:
 - GV nêu các bài tập.
 - Sau đó chia nhóm, mỗi nhóm 4 em::
 + Nhóm có nhiều đối tượng HS giỏi-khá-trung bình yếu .
	 + Nhiều nhóm có cùng chung một nhiệm vụ.(:cần cho các nhóm có thể làm chung bài tậpvới nhau để có thể cùng lên thi giải toán, 2-3 nhóm có cùng nội dung: )
 - Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 - Các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ .
 b/-Đại diện nhóm lên thi giải toán:
 - Mỗi lần 9 em đại diện 3 nhóm lên thi giải toán.( 2 lần có 18 em tham gia)
 - Các nhóm khác nhận xét-GV kết luận đề nghị khen nhóm có thành tích tốt).
 ( Tương tự 9 em đại diện cho 3 nóm khác lên thi)
 3/.Trò chơi toán học:
 Tổ chức cho cả lớp một trò chơi có nội dung toán học liên quan bài dạy.
 ( 2 lần có 18 em được tham dự )
 D. TỔNG KẾT – DẶN DÒ :	
 - Tuyên dương những HS học tập tốt, học tập có tiến bộ.
 - Dặn dò và nhắc nhở HS.
 3/.Trò chơi toán học:
 Tổ chức cho cả lớp một trò chơi có nội dung toán học liên quan bài dạy.
 D. TỔNG KẾT – DẶN DÒ :	
	 - Tuyên dương những HS học tập tốt, học tập có tiến bộ.
	 - Dặn dò và nhắc nhở HS.
 4-Soạn thử một tiết “Luyện tập toán “ ở buổi thứ hai :
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài dạy : Luyện tập phép cộng trừ trong phạm vi đã học
	 ( Cộng trừ trong phạm vi 8 – tuần 14 )
MỤC TIÊU :
1/. Nội dung :
 - Giúp 100 % HS Trung bình-Yếu khắc phục được những kiến thức bị hỏng, đồng thời thực hiện được các phép tính cộng,trừ trong phạm vi 8 ( thông qua nội dung của bài tập 1 và 2 ở phần chuẩn bị nội dung ).
 - Phát triển tư duy học sinh Khá-Giỏi, HS Trung bình qua nội dung bài tập 3.
2/. Phương pháp :
 Tạo hứng thú học tập ở HS,giúp cho tất cả các cháu đều được tham gia học tập và thi đua học tập thông qua các hình thức tổ chức dạy học đối với các bài tập như sau :
 	- Bài tập 1 : Dành cho đối tượng học sinh Yếu và Trung bình.
	+ Tổ chức cho HS hoạt động trên lớp, sử dụng bảng con.
	+ Yêu cầu 100% Học sinh yếu làm được
	 - Bài tập 2 : Dành cho đối tượng học sinh yếu.
 + Tổ chức cho HS Yếu thi đua .
+ Yêu cầu tạo hứng thú và niềm tin ở HS, giúp các em ham thích học tập.
 - Bài tập 3 : Dành cho đối tượng học sinh Khá – Giỏi.
 + Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4,nhóm có nhiều đối tượng ( Y-TB-K-G )
+ Yêu cầu nâng cao trình độ HS Khá-Giỏi và HS Trung bình ,đồng thời tạo hứng thú học tập ở HS thông qua đại diện nhóm lên thi đua trình bày kết quả.
	 3/. Giáo dục học sinh : 
	Sau tiết dạy,học sinh cần có hứng thú và ham thích học tập.
 B.CHUẨN BỊ :
	 1/. Chuẩn bị nội dung luyện tập :
 - Bài tập 1 : Dành cho đối tượng học sinh Yếu và Trung bình.
 Tính :
 4 + 4 = 5 + 3 = 6 + 2 = 7 + 1 = 	
 8 – 4 = 3 + 5 = 2 + 6 = 	1 + 7 = 
 8 + 0 = 8 – 5 = 8 – 6 = 8 – 7 =
 8 - 0 = 8 – 3 = 8 – 2 = 8 – 1 =
 - Bài tập 2 : Dành cho đối tượng học sinh yếu thi đua.
 Điền số thích hợp vào ô trống :
 + 2 - 2 + 2
 - 3 - 4 + 3
5
8
6
4
8
8
 - Bài tập 3 : Dành cho đối tượng học sinh Khá – Giỏi
	 Nối với số thích hợp 
 2/. Chuẩn bị ĐDDH – ĐDHT :
 a. Giáo viên : Các bảng rời ghi sẵn các nội dung bài tập
- Ghi nội dung bài tập 2 và 3 để hạn chế được thời gian chết khi ghi bài tập lên bảng,đồng thời tổ chức cho HS thi đua hấp dẫn hơn,có hiệu quả hơn.
- Nội dung trò chơi.
	 b. Học sinh : Chuẩn bị bảng con để làm bài tập 1.
 C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
I. ỔN ĐịNH LỚP:
 Cho các em khởi động hát một bài hát.
 II. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Gợi ý HS trả lời :
 - Tuần qua học được những bài học nào?(GV gợi ý cho HS nêu)
 - Những điều gì chưa nắm được, kể cả các tuần qua?( GV gợi ý cho HS nêu ,có thể kết hợp ghi bảng).
 III. BÀI MỚI:
 1/.Củng cố những kiến thức HS chưa nắm được.(ở phần kiểm tra bài cũ, phối hợp với nội dung dự kiến chuẩn bị ở bài soạn )
 ÆHOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP ( Kiến thức dành cho HS yếu ) 
 * Bài tập 1: Làm miệng và bảng con
 - Cho HS làm miệng :
 GV hỏi HS yếu :
 4 + 4 = ? 5 + 3 = ? 6 + 2 = ? 7 + 1 = ? 	
 8 – 4 = ? 3 + 5 = ? 2 + 6 = ? 1 + 7 = ?
 8 + 0 = ? 8 – 5 = ? 8 – 6 = ? 8 – 7 = ?
 8 - 0 = ? 8 – 3 = ? 8 – 2 = ? 8 – 1 = ?
 ( 1 – 2 HS ) ( 1 – 2 HS ) ( 1 – 2 HS ) ( 1 – 2 HS )
 - Cho HS làm vào bảng con :
 + GV ghi bảng trình tự từng phép tính để HS làm vào bảng con
 + Cả lớp làm vào bảng con.
 + HS giơ bảng – GV nhận xét cả lớp và khen ngợi những HS yếu có tiến bộ
 - Củng cố bài tập 1 : Cho cá nhân HS,nhóm,dãy bàn,cả lớp đọc lại bài tập 1 . 
 * Bài tập 2: Cho HS thi đua giải bài tập trên bảng lớp 
- GV đính nội dung bài tập 2 lên bảng, cho HS thảo luận nhóm đôi,dau đó cho các em lên thi đua điền kết quả.
 + Mời 6 HS yếu,chia làm 3 nhóm,mỗi nhóm 2 em lên bảng thi đua làm bài tập :
 + 2 + 2 + 2
 - 3 - 3 - 3
 ( 2 HS,mỗi HS điền 1 kết quả ) ( 2 HS ) ( 2 HS )
 HS ở dưới lớp cổ vũ 
 + Cả lớp nhận xét, GV kết luận, khen ngợi HS.
 - Tương tự những cặp HS yếu khác tiếp tục lên thi đua thực hiện 2 phần còn lại
 - 2 - 4 + 2 + 3
 ;
( Tuỳ theo lớp có HS yếu nhiều hay ít mà GV tổ chức cho các em thi đua để tạo hứng thú cho các em ).
 2/. Khai thác những kiến thức chuyên sâu:
 ÆHOẠT ĐỘNG NHÓM ( Kiến thức dành cho HS khá giỏi)
 a/. GV đưa ra bài tập,chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện:
 - GV đính nội dung bài tập 3 lên bảng.
 Nối với số thích hợp
 - Chia mỗi nhóm 4 em ( Nhóm có nhiều đối tượng HS giỏi-khá-trung bình yếu ) . 
 - Giao nhiệm vụ các nhóm : Làm hết bài tập 3.
 - Các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ .
 b/-Đại diện nhóm lên thi giải toán:
 - Mời 9 HS ,chia làm 3 nhóm,mỗi nhóm 3 em lên bảng thi đua làm bài tập
 ( 3 HS,mỗi em nối 1 ô ) ( 3 HS ) ( 3 HS ) 
 - Các nhóm khác nhận xét-GV kết luận đề nghị khen nhóm có thành tích tốt).
 ( Tương tự 9 em đại diện cho 3 nóm khác lên thi đua phần còn lại )
4
5
8
8
8
8
8
6
6
6
 3/.Trò chơi toán học: “ Ai điền nhanh và đúng nhất “
 - Lần 1 : Mời 3 đội,mỗi đội 3 em lên thi điền nhanh kết quả
 1 + = 8 1 + = 8 1 + = 8
 8 - = 7 8 - = 7 8 - = 7`
 8 - = 1 8 - = 1 8 - = 1
 ( 3 HS ) ( 3 HS ) ( 3 HS ) 
- Lần 2 : Mời 3 đội,mỗi đội 3 em lên thi điền nhanh kết quả
 1 + = 7 1 + = 7 1 + = 7 
 7 - = 6 7 - = 6 7 - = 6
 7 - = 1 7 - = 1 7 - = 1
 ( 3 HS ) ( 3 HS ) ( 3 HS )
 .
 D. TỔNG KẾT – DẶN DÒ :	
 - Tuyên dương những HS học tập tốt, học tập có tiến bộ.
 - Dặn dò và nhắc nhở HS.
 Trên đây là một số vấn đề cần quan tâm khi tổ chức tiết ‘Luyện tập Toán’ của buổi thứ hai ở lớp 1. Hiệu quả việc vận dụng các nội dung của vấn đề trên là góp phần hạn chế học sinh lưu ban và bỏ học giữa chừng, đồng thời nâng cao được hiệu quả đào tạo và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Rất mong có sự đóng góp thêm của quý đồng nghiệp về chủ đề này .

Tài liệu đính kèm:

  • docDay toan buoi thu 2.doc