Đề tài Lỗi chính tả của học sinh lớp 5 Trường TH Võ Thị Sáu - Buôn Hồ - Đắk Lắk

Sâu thẳm trong tâm khảm bản thân, từ những năm tháng đầu đời cuộc sống trong bầu sữa mẹ cho đến bây giờ, những lời ru ầu ơ đưa tôi vào giấc ngủ hay những bài văn, bài thơ, lời bình giảng của thầy cô đầy chất trữ tình đã nuôi dưỡng trong tâm hồn tôi tình yêu tiếng Việt.

Tiếng Việt chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào là điều khó nói nhưng đối với mỗi con người Việt Nam, ai cũng đều cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng mẹ đẻ- tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao, dân ca cũng như trong lời văn, lời thơ. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Như Bác Hồ nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quí trọng nó làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” (Hồ Chí Minh – Báo Nhân Dân 9-9-1964). Chính cái giàu cái đẹp đó đã làm nên cái chất tinh hoa của tiếng Việt. Lòng tự hào về truyền thống dân tộc và lòng tự hào về tiếng Việt, nhắc nhỡ bản thân tôi phải biết giáo dục và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trước hết là nói đúng và viết đúng chuẩn tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Trong thực tế hiện nay, tình trạng học sinh mắc lỗi chính tả rất phổ biến. Như chúng ta đã biết ở tiểu học, chính tả là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng. Theo nghĩa rộng “ chính tả” (chính: đúng; tả: viết), là những qui định về cách viết đúng với từ ngữ bao gồm cả tên người, tên địa lý, tên tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các từ ngữ phiên âm nước ngoài và sử dụng các dấu chấm câu. Phân môn nhằm thực hiện mục tiêu của môn tiếng Việt là phải đầu tự rèn luyện và phát triển năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực chữ viết cho học sinh để học tốt hơn trong quá trình học tập các môn học khác, đồng thời giúp học sinh nắm vững qui tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo về chính tả.

 

doc 15 trang Người đăng hong87 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Lỗi chính tả của học sinh lớp 5 Trường TH Võ Thị Sáu - Buôn Hồ - Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đúng chính tả thì phải phát âm đúng, nghĩa là chính âm trước chính tả. 
- Dựa vào từ nguyên âm học: muốn viết đúng một tiếng, ngoài cách phát âm đúng, phải biết nghĩa hoặc nguồn gốc tiếng đó.
- Muốn viết đúng chính tả phải nắm vững mối quan hệ giữa âm và chữ. Đây là giải pháp tự pháp học, trong đó sự phân biệt như k/c/q, ngh/ng...
- Dùng mẹo để viết chính tả: đưa ra một số mẹo phân biệt cách sử dụng nguyên âm, phụ âm, vần...
- Nhớ từng chữ để viết chính tả: đòi hỏi người viết phải thuộc lòng mặt chữ của hàng nghìn tiếng vì vậy phải có một sự cố gắng lớn mới thực hiện được.
- Ngoài ra còn có những giải pháp được đề xuất như khắc phục lỗi chính tả theo phương châm “sai đâu sửa đấy – sai gì học nấy” của Nguyễn Đức Dương; phải nắm vững các nguyên tắc chính tả (Lê A, Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo).
Mỗi giải pháp đã nêu ở trên đều có tính tích cực góp phần từng bước tháo gỡ, khắc phục hạn chế lỗi chính tả, tuy nhiên đưa vào áp dụng cụ thể trong các trường tiểu học lại là điều khó vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan.
Về phần mình, ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu chúng tôi trong nhữg năm qua đã có đầu tư khá nhiều cho việc bàn về dạy chính tả cho học sinh như tổ chức các chuyên đề, các cuộc thi, viết đề tài nghiên cứu... Là một giáo viên có kinh nghiệm tôi đã tích cực tham gia với khá nhiều đề xuất, giải pháp cụ thể. Vì thế có thể xem những nội dung được nêu trong đề tài này là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc của tập thể giáo viên Trường tiểu học Võ Thị Sáu nói chung và bản thân tôi nói riêng.
3. Cơ sở thực tiễn
Đối tượng mà chúng tôi chọn để nghiên cứu lỗi chính tả của học sinh lớp 5A Trường tiểu học Võ Thị Sáu, TX Buôn Hồ, tỉnh đăk Lăk (năm học 2009-2010).
Đề tài này thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu:
- Phát hiện, chỉ ra những lỗi mang tính phổ biến của HS (thuộc địa phương giảng dạy), tìm ra nguyên nhân.
- Nêu một số hướng khắc phục đã đang áp dụng và bước đầu có hiệu quả, đồng thời đưa ra các đề xuất.
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau.
- Phương pháp thống kê.
Chúng tôi thống kê tất cả lỗi chính tả của học sinh lớp 5A trong các bài chính tả ở học kỳ II.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng để phân tích các loại lỗi chính tả của học sinh, phân tích nguyên nhân phạm lỗi.
- Phương pháp so sánh.
Phương pháp này dùng để so sánh các loại lỗi, tình hình phạm lỗi của học sinh...
 Kết quả thống kê, phân loại sẽ được trình bày ở phần phụ lục.
b. Nội dung
1. Giới thiệu về Trường tiểu học Võ Thị Sáu – Buôn Hồ - Đăk Lăk
Đất nước ta là một quốc gia nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng được dùng để giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng. Bên cạnh đó, ở từng vùng miền lại có những phương ngữ với cách phát âm khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là từ sự thay đổi về phát âm cũng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ cho học sinh trong viết chính tả. Vì lẽ đó qua khảo sát chúng ta sẽ thấy bên cạnh những lỗi viết mang tính cá biệt còn có lỗi sai khá phổ biến mà chủ yếu do bị ảnh hưởng từ phát âm.
Những điều phản ánh đó là thực trạng chung của học sinh cả nước và cũng là của học sinh địa phương tôi dạy nói riêng. Hơn nữa, như tôi đã trình bày ở phần đối tượng nghiên cứu, Đăk Lăk là mảnh đất qui tụ người dân tộc về từ nhiều vùng khác nhau nên sự ảnh hưởng của ngôn ngữ từng dân tộc và phương ngữ lại càng lớn. Phường Đoàn Kết – Buôn Hồ - Đăk Lăk chủ yếu dân tộc Kinh đến từ Bắc chí Nam, nhất là ở các tỉnh miền Trung. Như vậy trong quá trình dạy tiếng Việt nói chung và dạy chính tả nói riêng chúng tôi thấy có mấy trở ngại như sau:
- Thứ nhất: sự ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương quá lớn trong một lớp học, đưa đến nhiều lỗi sai khác nhau khi viết chính tả.
- Thứ hai: giáo viên cũng đến đây từ nhiều miền quê, ngay từ giọng nói giữa cô và trò cũng có một khoảng cách, có khi giọng cô giảng trò vẫn không nghe. Mặc dù mỗi giáo viên đều đã cố gắng khắc phục, hạn chế âm sắc địa phương (nhất là của tiếng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định) nhưng khó đạt đến trình độ chuẩn mực. Đây là trở ngại tác động vào chất lượng viết chính tả của học sinh, nhất là khi nghe – viết.
Và những trở ngại này đã tác động trực tiếp vào những bài chính tả của học sinh mà qua khảo sát của tôi đã thu được.
2. Kết quả nghiên cứu
Thống kê kết quả khảo sát chúng tôi có số liệu như sau:
	Tổng số bài: 100.
	Số phạm lỗi: 68 bài (chiếm tỷ lệ 68%).
	Số bài không phạm lỗi: 32 bài (chiếm tỷ lệ 32%).
TT
Tên bài
Tổng số bài
Số bài không bị phạm lỗi
Số bài phạm lỗi
Số tiếng trong bài
Số tiếng viết sai
Tần số xuất hiện
1
Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
10
3
7
104
10
24
2
Cánh cam lạc mẹ
10
4
6
80
7
16
3
Trí dũng song toàn
10
4
6
95
11
24
4
Hà Nội
10
3
7
60
11
19
5
Cao Bằng
10
4
6
80
9
21
6
Núi non hùng vĩ
10
2
8
60
8
21
7
Ai là thuỷ tổ loài người
10
4
6
72
10
13
8
Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động
10
2
8
98
6
24
9
Cửa sông
10
3
7
96
7
21
10
Đất nước
10
3
7
84
9
22
3. Lỗi chính tả của học sinh
Từ thực tế giảng dạy chúng tôi thấy rằng lỗi trong bài viết chính tả của học sinh hết sức phức tạp, trong đó có lỗi phổ biến sau:
- Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn.
- Lỗi do sai qui tắc chính tả hiện hành.
3.1. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn:
Như chúng ta đã thấy, tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ nên bên cạnh tính thống nhất nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, dùng từ giữa các vùng mà theo như các nhà nghiên cứu đã chia tách đó là có 3 vùng tương ứng: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ.
Như vậy mỗi vùng phương ngữ có những biến thể tiếng Việt khác nhau và đương nhiên nó có phần khác so với phát âm chuẩn của ngôn ngữ toàn dân. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của HS.
Bên cạnh đó lỗi sai so với phát âm chuẩn còn do học sinh không hình thành được một cách rõ ràng biểu tượng âm thanh thính giác và chưa nắm vững qui tắc ghép chữ cái ghi âm tiết. Ngoài ra còn có thể kể đến việc một số em (chủ yếu là học 
sinh nam, học sinh dân tộc) có tính tuỳ tiện, cẩu thả, không tập trung khi viết, chọn phụ âm theo cảm tính.
Cụ thể của từng bài đã xuất hiện các lỗi như sau:
Nhà yêu nước Nguyễn Trung trực
Trung trực/Chung Chực/trung trực, Long An/nong An, Tây Nam Bộ/tây nam bộ, vang dội/vang rội, giặc/dặc/rặc, hành hình/hằn hìn.
Cánh cam lạc mẹ
lạc mẹ/nạc mẹ, gai góc/ghai ghóc, kêu ran/ cêu ran, trắng/chắng/trắn, giã gạo/dã gạo/giã ghạo.
trí dũng song toàn
Việt Nam/việt nam/việt lam, Nam Hán/nam hán, Nguyên/Nghuyên, Bạch Đằng/bạch đằng/Bặt Đằng, Giang Văn Minh/Dang Dăn Minh, sống/xống, chết/trết.
Hà nội
Tháp Bút/tháp bút/Thát Bút, quay/qoay, nổi/lổi, gió/dó, Ba Đình/ba đình/Ba Đìn, giặc/giặt/dặc, chong chóng/trong tróng, xa/sa.
Cao bằng
Đèo Gió/Đoè Gió/Đèo dó, Cao Bắc/Cao Bắt, rồi/dồi, dịu dàng/rịu ràng/diệu dàng, yêu/iêu, sâu sắc/xâu xắc/sâu sắt.
Núi non hùng vĩ
Tam Đường/tam đường, chín mươi chín/chính mươi chính, Hoàng Liên Sơn/Hoàng Niên Xơn, Phan – xi – păng/Phan – si – phăng.
Ai là thuỷ tổ loài người
Chúa Trời/Trúa Chời, Trung Quốc/trung quốc, Sác – lơ Đác – uyn/Xác – lơ đác - uynh, nghiên cứu/ngiên cứu/nghiên cíu, truyền thuyết/chuyền thuết.
lịch sử ngày quốc tế lao động
Chi – ca – gô/Chi – ka – ghô, Mĩ/mỉ, làm việc/làm việt, xả súng/sả xúng.
Cửa sông
nông/lông, sâu/xâu, lưỡi/nưỡi, giã/dã, xuống/suống/xuốn, núi non/lúi lon/nuối nong.
đất nước
rừng tre/dừng che, nghe/nge, núi rừng/nuối rừng, bát ngát/bác ngác, rì rầm/dì dầm, khuất/khất
3.2. Lỗi do sai qui tắc chính tả hiện hành.
Có thể phân ra làm hai loại:
a) Lỗi do học sinh viết ẩu, cẩu thả, lẫn lộn giữa chữ viết in và viết thường, chữ viết hoa và chữ không viết hoa.
Có thể thấy lỗi sai này xuất phát từ:
- Học sinh không nhớ hết các qui tắc khi nào cần viết hoa trong tiếng Việt, nhiều em nhớ viết hoa tên riêng của người còn về địa danh hoặc tên một số tổ chức nào đó thì quên, thậm chí không còn nhớ là có những yêu cầu đó.
Ví dụ: Hoàng Liên Sơn/hoàng liên sơn, Bạch Đằng/bạch đằng, Tây Nam Bộ/tây nam bộ, Miền Nam/miền nam/Miền nam.
- Do thói quen cẩu thả, có em viết nhưng không chú tâm đến việc viết đúng hay sai, vì thế cũng không quan tâm đến việc lúc nào cần hoặc không cần viết hoa trong bài chính tả của mình.
b) Lỗi do bất hợp lý về chữ viết, viết lẫn trộn phụ âm đầu.
Ví dụ: C/k/q, gi/d, y/l, ng/ngh (quốc/cuốc, gió/dó, quý/quí, nghĩ/ngĩ...) x/s, tr/ch (xít/sít, xôi/sôi, xong/song, sông/xông, sắt/xắt, sáo/xáo, tre/che, trong/chong, trưa/chưa, chắc/trắc, chao/trao...)
Điều này xảy ra khi học sinh không thuộc được các tiếng trong tiếng Việt dễ nhầm lẫn vì một số tiếng phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau như dao/giao, quí/quý, quốc/cuốc...hoặc có trường hợp phụ âm dầu đọc gần như nhau.
3.3. Lỗi do ảnh hưởng của phát âm địa phương.
Nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do ảnh hưởng của việc “nói sao viết vậy”. Vì giọng nói, cách phát âm của một số địa phương lệch so với chuẩn ngôn ngữ nên cùng một tiếng có nhiều sự phát âm khác nhau như: nước/lước, nội/lội, xa/sa, núi/nuối.
Ta có thể chia ra các loại viết sai với lần xuất hiện trên tần số và tỷ lệ theo bảng thống kê sau:
Sai cả tiếng
Sai phần đầu
Sai phần vần
Sai thanh điệu
Tần số
xuất hiện
tỉ lệ
Tần số
xuất hiện
Tỉ lệ
Tần số
xuất hiện
Tỉ lệ
Tần số
xuất hiện
Tỉ lệ
8
3,9%
114
55,5%
80
39
3
1,16%
a) Lỗi sai cả tiếng
Nguyên nhân của lỗi sai này là do học sinh không chú ý nghe giáo viên đọc, không nhớ chữ cần viết dẫn đến viết theo sự suy luận hoặc nhớ nhầm.
Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp cá biệt, rất ít khi xảy ra vì các giờ viết chính tả cũng như các tiết học khác đều tổ chức nghiêm túc, có tính kỹ luật cao, hầu như các em đều tập trung cho việc viết bài.
b) Lỗi sai phụ âm
Đây là trường hợp sai nhiều nhất mà chủ yếu là do sự ảnh hưởng của tiếng địa phương, từ phát âm sai chuẩn đưa đến viết sai lỗi phụ âm đầu, trong đó sai nhiều ở các phụ âm: l/n, x/s, tr/ch, d/r, gi/tr.
Lỗi này có thể thống kê theo bài như sau:
Nhà yêu nước nguyễn trung trực
Trung Trực/Chung Chực, long/nong, dội/rội, giặc/dặc/rặc.
Cánh cam lạc mẹ
lạc/nạc, trắng/chắng.
trí dũng song toàn
Nam/Lam, sống/xống, chết/trết.
Hà nội
nổi/lổi, chong chóng/trong tróng, xa/sa.
Cao bằng
rồi/dồi, dịu dàng/rịu ràng, sâu sắc/xâu xắc.
lịch sử ngày quốc tế lao động
làm/nàm, xả súng/sả xúng
cửa sông
nông/lông, sâu/xâu, lưỡi/nưỡi, xuống/suống, núi non/lúi lon.
đất nước
rừng tre/dừng che, rì rầm/dì dầm.
c) Lỗi về phần vần
Học sinh hay viết lẫn lộn giữa vần mang nguyên âm đôi như iê và ê. i; uô và u;ô, ươ và ư;ơ, oa với ao, oe với eo, ương với ươn.
Hoặc viết sai các vần chứa các cặp phụ âm cuối như n/ng/ngh; t/c; ch/nh; m/n.
Thống kê theo bài như sau:
Nhà yêu nước nguyễn trung trực
hành hình/hằn hìn.
trí dũng song toàn
việt/vệt, Bạch/Bặt, Đằng/Đằn.
Hà nội
Tháp/Thát, quay/qoay, Ba Đình/Ba Đìn.
lịch sử ngày quốc tế lao động
việc/việt, đặc biệt/đặt bệt
cửa sông
xuống/xuốn, núi/nuối
đất nước
bát ngát/bác ngác, khuất/khất
d) Lỗi về thanh điệu
ở học sinh tiểu học, tình trạng lẫn lộn về thanh điệu vần có khá nhiều nhất là ở thanh ngã và thanh hỏi, thanh huyền và thanh sắc. Lỗi này chủ yếu do cách phát âm của một số vùng tiếng có thanh hỏi, thanh ngã hoặc thanh huyền, thanh sắc tương đối gần nhau, khó phân biệt, từ đó dẫn đến viết sai về thanh điệu nhiều.
Điểm lại một số bài chính tả của lớp 5A kì II có hững lỗi về thanh điệu như: lãnh/lảnh, ngũ/ngủ, nữa/nửa, bỗng/bổng, vẫn/vẩn, ghẽ/ghẻ, vút/vụt, rẽ/rẻ, bãi/bải, ngẫm/ngẩm, nghĩ/nghỉ, bỡ ngỡ/bở ngỡ, giữ/giử, sự/sử, lẽ/lẻ, chẻ/chẽ, sẫm/sẩm.
4. Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh
Từ sự phân tích ở trên chúng ta có thể tổng hợp lại các nguyên nhân phạm lỗi chính tả của học sinh như sau:
- Một: phát âm sai so với chuẩn của ngôn ngữ toàn dân đưa đến việc sai lỗi chính tả do “nói sao viết vậy”.
- Hai: học sinh chưa nắm vững hoặc sai một số qui tắc chính tả hiện hành (lẫn lộn chữ viết in và chữ viết thường, giữa các phụ âm, giữa các vần mang nguyên âm đôi..).
- Ba: do một số học sinh có thói quen cẩu thả, không chú tâm đến bài viết.
- Bốn: một số giáo viên đọc chưa theo giọng chuẩn vì ảnh hưởng của tiếng địa phương nên dẫn đến học sinh không nghe rõ, nhầm lẫn, nhất là giữa các thanh điệu.
Với 4 nguyên nhân chủ yếu đó, theo tôi nguyên nhân thứ 3 là dễ khắc phục hơn cả bởi nó phụ thuộc vào ý thức học tập của học sinh. Do đặc trưng của lứa tuổi, tâm lí ở đối tượng học sinh này nếu được giáo viên chú trọng hướng dẫn, rèn luyện cho các em có được thói quen tốt, cẩn thận, tập trung học tập thì sẽ thành công.
Ba nguyên nhân còn lại đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài thường xuyên liên tục và phải thực hiện ngay từ gốc ban đầu (từ lớp 1, lớp 2).
Chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp khắc phục như sau:
4.1. Giáo viên cần luyện đọc, phát âm theo đúng chuẩn:
Vói học sinh tiểu học, thầy cô là “khuôn vàng thước ngọc”. Trong thực tế ta thấy sự ảnh hưởng của giáo viên đến từng em là rất lớn, các em học và bắt chước từng cử chỉ đến từng lời ăn tiếng nói. Vì thế để rèn luyện học sinh viết đẹp, viết đúng không có cách nào khác là mỗi nhà giáo phải tự học, tự rèn để nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Yếu tố đầu tiên cần quan tâm đó là đọc rõ ràng, phát âm chuẩn, hạn chế sự ảnh hưởng của âm sắc địa phương, nhờ đó sẽ phần nào giảm bớt sai sót về phụ âm, thanh điệu giúp cho học sinh có giọng đúng. 
Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng đây là việc làm không dễ thực hiện, nó đồi hỏi phải có sự kiên trì, nhất là với những giáo viên đã lớn tuổi thì càng khó khăn hơn.
4.2. Cần chú ý nhắc nhở học sinh phân biệt chữ viết thường và chữ viết hoa. Cụ thể hướng dẫn một số qui tắc:
- Viết hoa ở chữ cái đầu đoạn, sau dấu chấm, chấm than, chấm hỏi.
- Viết hoa tên riêng của người, chỉ địa danh (đất nước, tỉnh, thành phố, tên đất, tên sông...) chỉ về một số tổ chức, đoàn thể.
4.3. Hạn chế lỗi viết sai phụ âm đầu
Khi dạy giáo viên cần chú ý sử dụng các phương pháp dạy học chính tả so sánh, phân tích kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không ý thức, giúp học sinh rút ra cái đúng, cái sai trên cơ sở hiểu ý nghĩa của các từ để khắc phục tình trạng viết sai phụ âm đầu. Trong đó chú ý tình trạng khắc phục lẫn lộn giữa các cặp phụ âm đầu: l/n, s/x, r/d, tr/ch.
Ví dụ; phân biệt ch/tr giáo viên đưa ra những nhận xét để học sinh dễ nhớ, số tiếng khởi đầu bằng “ch” chỉ tên các vật dụng trong nhà như: chăn, chiếu, chảo, chén, chày..., các tiếng khởi đầu bằng “tr” như: tranh, tráp...
Chúng ta đã thấy đây là một ảnh hưởng không nhỏ đến việc viết chính tả của học sinh. Vì vậy cần coi trọng luyện đọc, luyện phát âm, hướng dẫn học sinh đọc đúng thì viết mới đúng. Thế nhưng ta cũng có thể hình dung làm được điều này không dễ.
Khi bắt đầu tập nói, một số em đã chịu ảnh hưởng của âm sắc từng địa phương qua cách nói năng giao tiếp, qua sự hướng dẫn của những người thân trong gia đình. Từ đó hình thành nên thói quen trong giao tiếp và khi trở thành thói quen rồi thì việc sửa chữa, uốn nắn trở nên khó khăn.
Đó là chưa kể đến một số học sinh có giọng nói khác với bạn bè trong lớp, bị trêu chọc nên mặc cảm, rụt rè ít giao tiếp, không dám phát biểu, ngại nói, ngại đọc. Cũng từ đó dẫn đế giáo viên ít gọi đọc bài, ít cho tham gia phát biểu và cơ hội sửa chữa lỗi phát âm lại càng ít hơn.
Để khắc phục điều này, khi trong lớp có học sinh như vậy chúng ta cần dành cho các em sự quan tâm riêng, tăng cường cho các em nói năng, hoạt động trước tập thể để uốn nắn, sửa chữa dần.
Đồng ta cũng phải chú ý hướng dẫn học sinh trong lớp biết giữ phép lịch sự, tôn trọng bạn mình, không nhại theo giọng nói.
ở một số tiếng hay bị sai trong phát âm nên cho học sinh luyện đi, luyện lại nhiều lần và có sự so sánh với những tiếng có liên quan, nói đọc gần giống nhau để biết phân biệt rút ra qui tắc.
5. Một số kiến nghị
Từ việc điều tra đánh giá kết quả của học sinh lớp 5A và dựa vào mục đích, yêu cầu nội dung phương pháp dạy học chính tả cho học sinh tiểu học nói chung của học sinh lớp 5 nói riêng tôi xin phép nêu ra một số kiến nghị như sau:
a) Đối với giáo viên dạy bậc tiểu học
Trước hết cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp khi hướng dẫn học sinh viết chính tả:
- Đối với loại bài chính tả tập chép nên cho học sinh luyện đọc nhiều lần để các em nhớ từ, câu để viết tránh phải nhìn chữ từng nét dễ viết thừa, thiếu.
- Với bài chính tả nghe đọc: khi đọc cần đọc rõ ràng phát âm chuẩn xác, tốc đọ vừa phải đúng theo yêu cầu của Bộ giáo dục (90 chữ/15 phút). Muốn đúng tốc độ này giáo viên cũng phải luyện thử trước qua kết hợp luyện đọc và viết. Qua đó cũng phát hiện ra những chữ học sinh hay viết sai viết nhầm để lưu ý.
- Cần vận dụng các biện pháp và phương pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả viết chính tả như thường xuyên ôn lại các cấu tạo về âm tiết, các phụ âm, vần đã học ở lớp dưới cho học sinh nắm vững. Trong đó cần chú ý đến tính cá biệt hoá với mỗi đối tượng với những yêu càu khác nhau. Với học sinh yếu kém cần thường xuyên theo dõi, động viên, giáo viên cần dành thêm thời gian cho học sinh viết theo tiến trình từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó. Nếu cần thiết có thể cho những học sinh này xem lại bài chính tả trước khi viết và giáo viên lưu ý trước những từ khó để từng em ghi nhớ. Cùng việc rèn luyện, ta cần cố tạo sự tự tin, niềm hứng thú cho các em, tránh sự mặc cảm, chán nản; khuyến khích, khen ngợi kịp thời khi có dấu hiệu tiến bộ.
- Để giúp học sinh viết tốt hơn ta nên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ trong đó có những tiếng viết sai, cho các em phát hiện lỗi theo hướng loại bỏ sai, tìm cái đúng.
- nắm bắt được tâm lý của học sinh là thích được “học mà chơi”, ta còn có thể lồng ghép việc rèn viết chính tả cho học sinh qua các cuộc thi, trò chơi nhỏ như: chọn từ điền vào chổ trống, tìm phụ âm, vần; đọc diễn cảm, viết chữ đúng, viết chữ đẹp. 
- Bên cạnh đó chúng ta cũng không quên trang bị đầy đủ kiến thức ngôn ngữ học, từ vựng học, tích luỹ kinh nghiệm, tổng hợp được các từ hay viết sai để có sự lưu ý, tăng cường luyện tập liên quan đến những từ đó ở các lớp sau.
- Giáo viên cũng nên thường xuyên phối hợp với gia đình, cùng phụ huynh hướng dẫn học sinh biết phát âm đúng, viết đẹp.
b) Đối với nhà trường
- Lồng ghép trong các hoạt động của chuyên môn, đội thiếu niên, các hoạt động vui chơi bổ ích như: thi viết chữ đẹp, đọc diễn cảm, thi viết nói, tìm từ phụ âm như l/n, ch/tr, s/x...
- ngoài thi giữa trò có thể thi cả các cô như: đọc, viết, dạy một tiết chính tả, tổ chức chuyên đề...
- Tổ chức điều tra lỗi chính tả của học sinh của các khối lớp, qua đó thống kê các từ sai, tần số sai sót và việc làm này phải được tổ chức thường xuyên liên tục để có hệ thống đánh giá, so sánh, cung cấp tư liệu cho trường, tổ chuyên môn, từng giáo 
viên để giúp họ định hướng tốt hơn trong việc dạy chính tả, hạn chế lỗi sai trong bài của học sinh.
- Thư viện nhà trường cần bổ sung các tư liệu, tài liệu, cẩm nang phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy từng bộ môn.
c) Đối với các cấp quản lí giáo dục
Chúng tôi có mấy đề xuất như sau:
- Cần có sự qui định thật cụ thể trong việc dạy một số âm mà còn tồn tại ở những cách viết khác nhau như i/y, ng/ngh, gi/d (kĩ thuật/ kỹ thuật, vật lí/vật lý, giao/dao...).
- Nếu tổ chức một số chuyên đề về hướng dẫn học sinh viết chính tả, trong đó cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết thực cho giáo viên, nhằm giúp mỗi người nâng cao hơn về cơ sở lý luận và kỹ năng.
- bên cạnh đó các tập san của nghành, Báo Giáo dục thời đại cũng nên có chuyên mục riêng về tiếng Việt, trong đó có cả nội dung các nhà giáo trao đổi với nhau về kinh nghiệm giảng dạy và có những điều gay cấn cần tháo gỡ.
- Trong biên soạn sách giáo khoa cần có một hệ thống bài tập kết hợp giữa tập đọc – tập viết – chính tả - tập làm văn – luyện từ, câu; chú ý giúp cho học sinh thường xuyên ôn luyện các qui tắc chính tả để các em lưu ý và nhớ lâu.
- Trong các trường sư phạm khi đào tạo giáo viên trẻ tương lai cần chú ý trang bị phương pháp dạy từng môn, phân môn, trong đó có cả phương pháp dạy học chính tả, yêu cầu sinh viên phải nắm vững kiến thức lẫn kĩ năng.
6. Kết luận
Tiểu luận của chúng tôi thực hiện là sự kết hợp giữa những cơ sở lý luận, yêu cầu đặt ra của việc dạy chính tả và những điều đã rút ra được qua thực tế giảng dạy. Mục đích chủ yếu của tiểu luận này là muốn tìm được tiếng nói chung, cùng đồng nghiệp chia sẽ những suy nghĩ, đánh giá kinh nghiệm đang dạy một phân môn quan trọng của môn tiếng Việt.
Trong đây chúng tôi đã trình bày một số biện pháp cần thiết góp phần hạn chế lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 và hầu như các biện pháp đã nêu trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã chú ý vận dụng. Mặc dù hiệu quả chưa thật trọn vẹn nhưng qua một năm học cũng đã mang lại hiệu quả khả quan. Từ chỗ còn khá nhiều em viết sai thì biểu đồ ngày càng giảm. Số học sinh viết sai, viết xấu đã hạn chế nhiều, thay vào đó có nhiều em viết không những đúng mà còn viết đẹp.
Cùng với năng lực chính tả được cải thiện, một số em đọc tiến bộ rõ rệt, hạn chế được ảnh hưởng của âm sắc địa phương. Các em hoà đồng, gắn bó hơn với bạn bè trong lớp.
Như vậy, những lỗi của học sinh trong bài chính tả, chúng ta có thể sửa được, tuy nhiên đòi hỏi giáo viên phải kiên trì luyện cho trò và luyện cho mình.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã đề xuất một số kiến nghị cho từng giáo viên, nhà trường và cho nghành giáo dục. Có thể nó còn mang tính phiến diện, chủ quan, 
có thể đôi điều chưa phù hợp với thực tiễn nhưng ít ra qua đó thêm một lần nữa định hướng cho tôi những việc nên làm và có sự đầu tư đúng mức.
Bước đầu nghiên cứu, khảo sát, thống kê, bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp quí báu của thầy cô, đồng nghiệp. Những góp ý đó sẽ giúp tôi rất nhiều trong quá trình giảng dạy của mình.
Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp. Sự giàu có, phong phú đó thể hiện rất sinh động trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày, qua văn chương và qua cả những lời viết của học sinh. Trách nhiệm của mỗi người là góp phần để giữ cho tiếng Việt luôn giữ được sự giàu có, vẻ đẹp của mìn

Tài liệu đính kèm:

  • docLOI CHINH TA LOP 5.doc