Đề tài Hướng dẫn học sinh nắm chắc âm ở giai đoạn đầu

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Đầu năm học 2011 – 2012, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp Một 1, lớp có 35 học sinh (nữ: 22), cõ những thuận lợi và khó khăn như sau:

 1. Thuận lợi

- Đa số các em học sinh nhà ở gần trường học nên việc đi lại dễ dàng, học sinh đi học đều và đúng giờ.

- Phần đông phụ huynh có ý thức quan tâm đến việc học của con em.

- Một số em đã được học qua lớp mẫu giáo.

- Học sinh được trang bị dụng cụ học tập khá đầy đủ.

- Cơ sở vật chất, phòng học được xây dựng khá tốt.

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu và sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp trong nhà trường.

 2. Khó khăn

- Phần đông học sinh thuộc dạng gia đình nghèo, khó khăn về kinh tế và một số em nhà xa nên phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em.

- Còn một số em chưa qua lớp mẫu giáo nên việc đọc, viết đầu năm rất khó khăn, vì các em còn bỡ ngỡ, xa lạ so với các em đã học qua lớp mẫu giáo.

- Một số học sinh chưa được trang bị

- Đầy đủ dụng cụ học tập: sách giáo khoa, bảng con, in ấn dòng kẻ chưa thống nhất với nhau gây khó khăn khi hướng dẫn các em tập viết theo mẫu chữ mới.

- Đa số phụ huynh chưa nắm được phương pháp mới để dạy con em mình đọc viết khi ở nhà.

Qua thời gian tiếp xúc với lớp, cùng với những mặt thuận lợi và khó khăn nêu trên, bằng kinh nghiệm của mình, qua kiểm tra thức tế, tôi đã phân ra được hai đối tượng:

o 25 em đọc viết được

o 10 em đọc viết yếu.

 

doc 6 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh nắm chắc âm ở giai đoạn đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MỸ TÚ
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HƯƠNG “A”
Đề tài: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH NẮM CHẮC ÂM 
 Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU
 Giáo viên: Trần Việt Hải
Dạy lớp: Một1
Năm học 2011 - 2012
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Đầu năm học 2011 – 2012, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp Một 1, lớp có 35 học sinh (nữ: 22), cõ những thuận lợi và khó khăn như sau:
 1. Thuận lợi 
Đa số các em học sinh nhà ở gần trường học nên việc đi lại dễ dàng, học sinh đi học đều và đúng giờ.
Phần đông phụ huynh có ý thức quan tâm đến việc học của con em.
Một số em đã được học qua lớp mẫu giáo.
Học sinh được trang bị dụng cụ học tập khá đầy đủ.
Cơ sở vật chất, phòng học được xây dựng khá tốt.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu và sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp trong nhà trường.
 2. Khó khăn 
Phần đông học sinh thuộc dạng gia đình nghèo, khó khăn về kinh tế và một số em nhà xa nên phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em.
Còn một số em chưa qua lớp mẫu giáo nên việc đọc, viết đầu năm rất khó khăn, vì các em còn bỡ ngỡ, xa lạ so với các em đã học qua lớp mẫu giáo.
Một số học sinh chưa được trang bị
 Đầy đủ dụng cụ học tập: sách giáo khoa, bảng con, in ấn dòng kẻ chưa thống nhất với nhau gây khó khăn khi hướng dẫn các em tập viết theo mẫu chữ mới.
Đa số phụ huynh chưa nắm được phương pháp mới để dạy con em mình đọc viết khi ở nhà.
Qua thời gian tiếp xúc với lớp, cùng với những mặt thuận lợi và khó khăn nêu trên, bằng kinh nghiệm của mình, qua kiểm tra thức tế, tôi đã phân ra được hai đối tượng: 
25 em đọc viết được 
10 em đọc viết yếu.
Từ thực trạng ban đầu của lớp, với trách nhiệm là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi phải cố gắng tìm ra biện pháp làm sao để giúp các em đến cuối năm học sinh lớp tôi phải đọc được, viết được, viết đúng và viết đẹp.
III. NHẬN THỨC
	Ở bậc Tiểu học, việc rèn luyện kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết là vị trí rất quan trọng và đó là nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học.
	Âm chính là kiến thức cơ bản nhất. Học sinh nắm chắc âm là cơ sở vững chắc để đọc được tất cả các tiếng. Vì thế, việc dạy cho học sinh nắm chắc âm ở giai đoạn đầu vô cùng quan trọng.
	Phát xuất từ nhận thức đó, tôi đã tìm mọi biện pháp để dạy học sinh nắm âm thật tốt.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Đánh giá trình độ nhận thức của học sinh: Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi tiến hành đánh giá trình dộ của các em.
Ví dụ: Hỏi những khái niệm ban đầu của các môn học, chữ cái,
Bởi vì những học sinh chưa hề qua mẫu giáo thì trình độ nhận thức của các em sẽ chênh lệch nhau.
Nắm chắc các đặc điểm: Đầu năm đại hội Phụ huynh học sinh, sinh hoạt những yêu cầu cần biết cách dạy môn học vần cho học sinh ở nhà. Phụ huynh cần xác định lớp Một là lớp khó nhất ở bậc tiểu học, đồng thời tìm hiểu về điều kiện học tập, sức khoẻ, 
Tôi ghi nhận cụ thể vào sổ theo dõi riêng, chú ý đến những em có hoàn cảnh khó khăn để tìm biẹn pháp giúp đỡ về mọi mặt.
Lập sổ theo dõi riêng: lập sổ theo dõi từng ngày, âm nào các em đọc chưa được, chữ viết bào còn yếu, tiếng nào em đọc sai hay đớt,. Tôi ghi chú ngay cột tên em đó để tiện việc theo dõi.
Luôn đổi mới phương pháp dạy học: Tôi luân học hỏi, nghiên cứu phương pháp mới để dạy cho phù hợp tâm sinh lý của các em.
Dùng tranh ảnh, vật thật nhằm giúp học sinh nhớ nhanh âm vừa học.
Ví dụ: Dạy âm i cho học sinh xem vật thật “hòn bi”, âm a xem tranh ‘con cá”.
Như vậy sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh, hứng thú và nhớ lâu.
Tư liệu của học sinh: Mỗi học sinh đều có bộ đồ dùng học Tiếng Việt (do phụ huynh mua). Học xong bài đến phần luyện tập, học sinh sử dụng bộ chữ cái để ghép âm thành tiếng. Việc làm này giúp các em nhớ lâu hơn; 
Ví dụ: dayï âm l, đến phần luyện tập tìm tiếng mới, học sinh sẽ ghép được li, la, lê, bằng bộ chữ cái của chính mình.
Dùng phương pháp dạy trẻ với trẻ: 
Ví dụ: Truy bài 15 phút đầu giờ, tôi tổ chức hai bạn ngồi gần kiểm bài nhau; trò chơi củng cố âm vừa học: hai bạn thi đua.
Phương pháp luyện tập: Năm nào lớp cũng có học sinh kém, cá biệt. Để đạt được chất lượng cao đối với những em học sinh yếu kém, tôi dùng phương pháp luyện tập thật nhiều.
Ví dụ: Ở phần luyện đọc âm, tôi gọi học sinh đọc nhiều lần, đến cũng cố vẫn gọi em đó, ghi những âm vào vở dặn học thuộc và kiểm tra chặt chẽ; 
Đối với học sinh kém trí nhớ, tôi luôn dùng những hình ảnh gần gũic để các em dễ tiếp thu.
Ví dụ: Dạy âm ng, ngh - để em nhớ và phân biệt được ng, ngh thì âm ng em nhớ tiếng “ngủ”, ngh thì nhớ tiếng “nghe” hoặc ‘con nghé”
Tuỳ theo ý thích của các em mà tôi cũng cố âm (em hay quên) rất có hiệu quả.
Để các em dễ nhớ và nhớ một cách chắc chắn hơn, cứ dạy âm đó, miệng đọc tay viết, luyện tập rất nhiều lần.
Giao việc về nhà: Đến giai đoạn ôn âm, nếu có học sinh nào quen một số âm, tôi ghi chú kỹ, em nào quên bao nhiêu và những âm đó tôi đặt thành từ, câu đơn giản dặn em về nhà đọc thêm.
Ví dụ: Có em sau khi ôn âm một con chữ, em quên 3 âm b, h , m; Tôi đặt câu: Mẹ bế bé hà. Dặn em về nhà đọc nhiều lần. Hôm sau tôi kiểm tra lại.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
	Qua quá trình tiếp xúc với lớp, phân loại theo từng đối tượng, kiểm tra đọc viết thường xuyên. Hiện nay lớp tôi đạt được như sau:
TSHS
Nữ
Thời điểm
Đọc viết được
Đọc viết yếu
35
22
Đầu năm
25
10
Giữa học kỳ I
30
5
Cuối học kỳ I
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Là một giáo viên dạy lớp đầu cấp bậc Tiểu học, tôi mong muốn sao cho các em học sinh của tôi đọc được, viết được, viết đúng, viết đẹp là một bước quan trọng trong cách thể hiện khả năng viết của các em cho những năm tiếp theo.
Với lòng quyết tâm của thầy và trò cùng phối hợp nhịp nhàng, tôi đã rút ra được kinh nghiệm là: Học sinh yếu ở điểm nào, bồi dưỡng ngay điểm đó”
Trên đây là một số biện pháp cụ thể mà tôi đã áp dụng trong năm học này và nhận thấy đã đem lại kết quả ban đầu rất tốt trong việc hướng dẫn học sinh nắm chắc âm ở giai đoạn đầu. Rất mong được học hỏi thêm những kinh nghiệm quý báo của bạn bè và đồng nghiệp để kinh nghiệm giảng dạy của tôi ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Mỹ Hương, ngày . tháng . năm 2011
Người viết
Trần Việt Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem lop 1(5).doc