Nhằm đáp ứng được những yêu câu đổi mới phương pháp dạy toán 1 đạt hiệu quả, dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi lớp 1, lứa tuổi "học mà chơi - chơi mà học"
Qua thực tiễn dự giờ thăm lớp, giờ học toán vẫn còn khô khan, chưa sinh động, nhiều học sinh còn rụt rè, ít hoạt động thiếu tự tin, nếu giáo viên không chịu khó tìm tòi, thì dễ dạy theo kiểu rập khuôn, khó kích thích sự hứng thú học tập cho học sinh. Do đó việc nghiên cứu tìm tòi tổ chức các trò chơi và bài tập đố vui để giúp các em học tốt môn toán là yêu cầu rất cần thiết đối với giáo viên giảng dạy trên lớp. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi nghiên cứu sách giáo khoa và lập kế hoạch triển khai chuyên đề về phương pháp dạy toán 1. Ngay đầu năm học nhằm góp một phần nhỏ về phương pháp, để giáo viên khối lớp 1 thực hiện tốt phương pháp dạy toán qua việc sử dụng bài tập đố vui và trò chơi trong dạy toán 1
giúp học sinh học tốt môn toán 1 qua các bài tập đố vui và trò chơi I/đặt vấn đề: Nhằm đáp ứng được những yêu câu đổi mới phương pháp dạy toán 1 đạt hiệu quả, dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi lớp 1, lứa tuổi "học mà chơi - chơi mà học" Qua thực tiễn dự giờ thăm lớp, giờ học toán vẫn còn khô khan, chưa sinh động, nhiều học sinh còn rụt rè, ít hoạt động thiếu tự tin, nếu giáo viên không chịu khó tìm tòi, thì dễ dạy theo kiểu rập khuôn, khó kích thích sự hứng thú học tập cho học sinh. Do đó việc nghiên cứu tìm tòi tổ chức các trò chơi và bài tập đố vui để giúp các em học tốt môn toán là yêu cầu rất cần thiết đối với giáo viên giảng dạy trên lớp. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi nghiên cứu sách giáo khoa và lập kế hoạch triển khai chuyên đề về phương pháp dạy toán 1. ngay đầu năm học nhằm góp một phần nhỏ về phương pháp, để giáo viên khối lớp 1 thực hiện tốt phương pháp dạy toán qua việc sử dụng bài tập đố vui và trò chơi trong dạy toán 1 II/ Giải quyết vấn đề : 1/Mục đích vai trò và chức năng của bài tập đố vui và trò chơi học tập: a) Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng vui chơi là thành tố quan trọng trong hoạt động của học sinh vì vậy : bài tập đố vui và trò chơi học tập có một số tác dụng sau : * Giúp học sinh thay đổi hoạt động học và chống mệt mõi trong học tập. * Tăng cường khả năng luyện tập thực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học . * Củng cố kiến thức và khắc sâu kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng thoải mái tránh sự căn thẳng tạo cho các em ham học, ham tìm hiểu qua những câu đố vui, những trò chơi hấp dẫn Việc sử dụng các bài tập đố vui và trò chơi học tập dạy học toán lớp 1 nhằm thu hút các em tham gia vào hoạt động học một cách tích cực, tự nhiên, thoải mái, tạo tiết học vui, nhẹ nhàng, hoạt động học tập có hiệu quả hơn. Tạo điệu kiện cho các em "học mà vui - vui mà học ", Tổ chức mang tính sắc thái tình cảm đi kèm cảm giác thoả mãn khi đã được tham gia vào trò chơi nhất là những em học sinh yếu, ít hoạt động trong học tập qua đó : - Kích thích lòng say mê toán học. rèn luyện tính chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và hứng thú trong giờ học toán. - Khơi dậy trong trẻ óc tưởng tượng, khả năng phán đoán tính hài hước, vui tươi, dí dảm cần thiết trong học tập và trong cuộc sống, bước đầu hoà đồng với tập thể và giao tiếp với bạn và người xung quanh. 2. Một số yêu cầu khi lựa chọn các bài tập đố vui và thiết kế các trò chơi học tập: * Việc lựa chọn các bài tập đố vui và trò chơi học tập phái đáp ứng những yêu cầu và mục đích dạy học : Mỗi tiết học có đặc trưng riêng, tuỳ nội dung, tuỳ vào khả năng của học sinh mà giáo viên nghiên cứu bài tập đố vui và trò chơi theo từng thời điểm thích hợp khi đưa ra bài tập đố vui và trò chơi học tập cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi đảm bảo tính vừa sức tính khoa học, có như vậy mới cuống hút các em được : ví dụ sau khi hoàn thành một bài học, cách này có ưu thế kích thích được hứng thú học tập của học sinh , hoặc sau khi học sinh học xong một chủ đề nhằm giảm bớt sự căn thẳng của học sinh trong quá trình ngồi học. - Qua trò chơi nhàm tập cho học sinh sử dụng ngôn ngữ toán học , rèn luyện thao tác trên vật mẫu mô hình và chỉ có trò chơi là hình thức thu hút sự chú ý của học sinh nhiều nhất với đặc điểm đó việc tổ chức cho các em "chơi mà học " "chơi để nắm được kiến thức" , "chơi để rèn luyện kỹ năng", ngoài còn rèn luyện các em tính nhanh nhẹn , tính chính xác , tính đồng đội, ý thức tổ chức kỷ luật vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi nội dung trò chơi cho phù hợp với bài dạy trước khi đến lớp + Trò chơi xếp đúng theo thứ tự ai nhanh hơn : Ví dụ: khi học các số 1, 2, 3, 4, 5, - Giáo viên cho học trò chơi "thi đua nhận biết thứ tự các số" - Giáo viên làm các bìa , trên bìa ghi sẵn số 1, 2, 3, 4, 5, các bìa đặt theo thứ tự tuỳ ý - Giáo viên chon đội 5 em lên, mỗi em lấy một tờ bìa đó rồi các em sắp theo thứ tự từ bé đến lớn (1, 2, 3, 4, 5) hoặc từ lớn đến bé( 5, 4, 3, 2, 1) Cả lớp theo dõi và vỗ tay các em xếp đúng. - ở các tiết học só từ số 6 đến số 10 giáo viên cũng cho học sinh chơi tương tự như vậy (đối với học sinh chậm , học yếu thì giáo viên có thể hỏi thêm như sau : Đố em đứng trước bạn số 2 là bạn số mấy? đứng trước bạn số 3 là bạn số mấy ? hoặc sau bạn số 4 là bạn số mấy ?......từ đó giúp học sinh mạnh dạn, và hứng thú, tự tin nắm chắc chắn kiến thức đã học + Trò chơi điền số ai nhanh : Ví dụ : "các phép tính cộng , trừ trong phạm vi 10"giáo viên có thể đưa ra bài tập đố vui sau: Chỉ dùng các số 2 và 3 để điền vào ô trống cho phù hợp với kết quả : -Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi - học sinh thực hiện + + = 6 + + = 7 + + = 8 Hoặc trò chơi : "Tìm bạn" được tổ chức cho học sinh lớp 1 như sau : Mục đích: rèn kỹ năng làm các phép tính cộng, phép tính trừ trong phạm vi 10 Chuẩn bị : giáo viên cắt dán các mũ hình con thỏ, mèo, gấu .trên các mũ đó viết các phép tính (chẳng hạn 8 + 1) và chiếc mũ khác viết kết quả của phép tính đó (chẳng hạn 9) Cách chơi : cả tổ hoặc nhiều tổ học sinh cùng chơi, mỗi học sinh chọn một chiếc mũ và đội lên đầu - Giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu học sinh cầm tay nhau thành vòng tròn và hát múa đồng thời quan sát các phép tính cũng như kết quả của chúng ghi trên các mũ - Giáo viên yêu cầu dừng lại học sinh phải lần lượt tự tìm đến nhau :chẳng hạn em đội mũ ghi 8 + 1 tìm đến em đội mũ có ghi số 9 trò chơi cứ tiếp tục hình thành như trên - Trò chơi truyền điện : Ôn tập củng cố kiến đã học Hình thức : GV hỏi ----->HS trả lời ---->HS hỏi ----->HS trả lời cứ thế tiếp tục : Ví dụ : GV hỏi : 6 + 3 = ? HS trả lời : 6 + 3 = 9 HS hỏi : 3 + 7 = ? HS trả lời : 3 + 7 = 10 HS hỏi : 6 + 2 = ? HS trả lời : 6 + 2 = 8 Cứ thế tiếp tục đến hết nội dung cần ôn. Trò chơi mở rộng đẻ phát triển học sinh nhận biết dạng hình học : + đếm hình ai nhanh hơn 1) Số hình tam giác ở hình bên? (a) (a) (b) 2) Số hình vuông ở hình bên ? Ví dụ: khi dạy các bài tròn chục cộng trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ) GV chuẩn bị các tấm bìa đã ghi sẵn các số và dấu : +, -, =, .. GV chia 2 đội mỗi đội 5 em thực hiện lập phép tính đúng : Đội A(5 em) Đội B(5 em) 30 40 = 70 = 60 30 + 90 = Lập phép tính đúng Lập phép tính đúng 40 + 30 = 70 60 + 30 = 90 II/Kết luận : + Qua thời gian thực hiện chuyên đề tiến hành dự giờ giáo viên trên lớp cho thấy bước đầu đã gây sự hấp dẫn của các em trong học tập , giúp học sinh tập trung sự chú ý trong bài học, ham học toán và giải toán, với biện pháp dạy học theo hình thức tổ chức trò chơi học tập cho học sinh sau thời gian khảo sát định kỳ hầu hết học sinh khối lớp 1 đã biết cộng trừ các số, đặt phép tính tính theo cột dọc thẳng cột chính xác biết cộng trừ các số tròn chục, nhận biết được các hình ,biết tính nhẩm và so sánh các phép tính, đặc biệt những em yếu kém dã hoà mình hẳn vào hoạt động học tập của lớp, tinh thần thi đua cá nhân với cá nhân, nhóm với nhóm được diễn ra liên tục tạo ra không khí lớp học sôi nỗi, cac em đến lớp với lòng say mê thật sự, mỗi em đều có một sự chờ đợi được tham gia "chơi mà học" Nhìn chung đa số các em biêt vận dụng những kiến thức đã được học để làm bài nhânh chóng, chính xác và nắm vững kiến thức Quá trình diễn biến, kết quả môn toán trong thời gian từ đầu năm đến nay như sau : Thời gian TS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL Giữa kỳ I 52 12 23.8% 10 19.2% 24 46.2% 6 11.5% Cuối kỳ I 52 30 57.7% 12 23.1% 8 15.4% 2 3.9% Giữa kỳ II 52 31 69.6% 14 27% 6 11.6% 1 3.9% + Tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh để học tốt môn toán là một trong những biện pháp cần thiết góp phần nâng cao chất lượng môn toán và để tạo điều kiện học tốt các môn học khác IV/ Bài học kinh nghiệm : Qua thực tiễn dự giơ khảo sát chất lượng học tập của khối lớp 1 việc tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 1 tôi rút ra bài học kinh nghiệm : 1/ giáo viên nghiêm cứu kỹ nội dung bài dạy, phân tích cấu trúc chương trình giảng dạy, để có cơ sở tìm tòi sáng tạo những trò chơi cho phù hợp với điều kiện của lớp học và nội dung bài dạy - Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho trò chơi nếu cần - hướng dẫn và phổ biến nội dung cụ thể, để học sinh nắm bắt trước khi tổ chức chơi 2/ Tổ chức trò chơi phải phục vụ đúng yêu cầu mục đích bài dạy,và chuẩn bị chu đáo các dụng cụ trực quan, phân đối tượng , quy định luật chơi, đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, tận tuỵ, và thường xuyên thay đổi hình thức chơi tạo hứng thú, gây sự say mê cho học sinh ./.
Tài liệu đính kèm: