Đề tài Giải pháp về một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bảng nhân trong chương trình toán

- Vị trí và tầm quan trọng của phép nhân trong chương trình lớp 3

Trong 7 nội dung của chương trình toán lớp 3, nội dung thứ 3 học về phép nhân,phép chia, đóng một vai trò rất quan trọng và chiếm lĩnh đa số thời gian trong chương trình toán lớp 3

Chương trình Toán lớp 3 có 165 tiết, thế có hơn 100 tiết học về phép nhân, phép chia, 65 tiết còn lại ít nhiều vẫn có liên quan đến phép nhân, phép chia. Từ tiết thứ 10 trở đi hầu như phép nhân, phép chia được học xuyên suốt trong cả chương trình

Đây là hai phép tính mới được học ở lớp 3, do đó học sinh phải:

+ Hiểu được ý nghĩa của phép tính,nắm đựơc tên gọi của các thành phần trong phép tính .

+ Thuộc các bảng nhân,bảng chia,vận dụng vào tính nhẩm tính nhanh

+ Biết đặt tinh và làm đúng các phép nhân, phép chia trong phạm vi 100

+ Nắm và vận dụng được một số tính chất và quy tăc của phép nhân, phép chia để thực hiện tính nhanh

+ Nắm đựơc cách tìm các thành phần trong phép nhân, phép chia.

 

doc 6 trang Người đăng honganh Lượt xem 6581Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giải pháp về một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bảng nhân trong chương trình toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP VỀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT CÁC BẢNG NHÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN
I ÑAËT VAÁN ÑEÀ:
Vị trí và tầm quan trọng của phép nhân trong chương trình lớp 3 
Trong 7 nội dung của chương trình toán lớp 3, nội dung thứ 3 học về phép nhân,phép chia, đóng một vai trò rất quan trọng và chiếm lĩnh đa số thời gian trong chương trình toán lớp 3
Chương trình Toán lớp 3 có 165 tiết, thế có hơn 100 tiết học về phép nhân, phép chia, 65 tiết còn lại ít nhiều vẫn có liên quan đến phép nhân, phép chia. Từ tiết thứ 10 trở đi hầu như phép nhân, phép chia được học xuyên suốt trong cả chương trình
Đây là hai phép tính mới được học ở lớp 3, do đó học sinh phải:
+ Hiểu được ý nghĩa của phép tính,nắm đựơc tên gọi của các thành phần trong phép tính .
+ Thuộc các bảng nhân,bảng chia,vận dụng vào tính nhẩm tính nhanh
+ Biết đặt tinh và làm đúng các phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 
+ Nắm và vận dụng được một số tính chất và quy tăc của phép nhân, phép chia để thực hiện tính nhanh
+ Nắm đựơc cách tìm các thành phần trong phép nhân, phép chia.
* Từ đó ta thấy : Hai phép tính nhân và tính chia có mối liên quan rất chặt chẽ với nhau. Phép tính chia là phép tính ngược lại của phép tính nhân. Phép tính nhân là cơ sở để học phép tính chia. 
Khi hoc sinh học phép tính chia ta dựa vào bảng nhân để dạy cho họpc sinh suy ra bảng chia, mà các bảng chia là nền tảng để các em học sinh học được các kiến thức tiếp theo của phép chia. Do đó học sinh nếu không nắm vững các bảng nhân, bảng chia thì không học tốt các kiến thức có liên quan đến phép nhân, phép chia
Khi học về phép nhân, sau khi học xong các phép nhân trong bảng, học sinh lớp 3 sẽ đựoc học phép nhân ngoài bảng , phép nhân có thừa số tròn chục, nhân một số có hai chữ số, ba chữ số vốn số có một chữ số trong phạm vi 1000. Nếu học sinh không nắm vững các phép nhân trong bảng , không thuộc các bảng nhân thì làm sao hgọc tốt đựoc các phần tiếp theo của chương trình. Chính vì lẽ đó tôi đã chọ đề tai này để giúp các em làm nền tảng học tốt các phần còn lại trong chương trình
II/ THỰC TRẠNG
Có một số học sinh lơp 3, do không nắm chắc các phép nhân trong bảng, không thuộc các bảng nhân nên khi họcdđến phép chia ngoài bảng nhân các em khoong thể tìm được thương số mặc dù vẫn biết cách thực hiện phép tính chia. Nếu khi đã học đến giai đoạn phép chia ngoài bảng rồi mà không thuộc bảng nhân thì sẽ rất khó khăn cho cả giáo viên và học sinh, vì không thể có đủ thời gian vừa học lại bảng nhân vừa có kiến thức mới .
Vì vậy những học sinh này sẽ không nắm vững phần nhân, chia ngòai bảng, do đó lên lớp 4 sẽ ảnh hưởng rất nhiều vì chương trình lớp 4 đòi hỏi học sinh phải nắm vững cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 1000 thì mới học tốt các nội dung tiếp theo được.
Muốn học sinh đươc lên lơp 100 % theo yêu cầu của ngành đòi hỏi giáo viên phải tìm mọi phương pháp giảng dạy giúp cho tất cả học sinh lớp mình học tốt chương trình Toán lớp 3
Qau khảo sát chất lượng đàu năm sau 6 tuần dạy về bảng nhân từ 2 tới 6. chất lượng khảo sát như sau:
Tổng số học sinh
 Thuộc
 Đọc còn lộn xộn
 Chưa thuộc
 40
 16
 13
 11
III/ GIẢI PHÁP 
Nhận được tầm quan trọng của chương trình Toán lớp 3, của các bảng nhân trong chương trình Toán lớp 3 là như thế , bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để tìm ra một số biện pháp giúp các em học sinh của mình học tốt phần này.
Đối với giáo viên
Ngay đầu năm học qua khảo sát chất lượng đầu năm phải phân loại nắm bắt tình hình học tập của học sinh lớp mình. Từ đó đề ra kế hoạch giảng dạy cho phù hơpự với tùng đối tựơng học sinh 
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung, yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng chương trình toán lớp 3, mối quan hệ giữa chương trình toán lớp 3 với toán lớp 2, lớp 4 tù đó định ra kế hoạch dạy toán lớp 3 của mình sao cho phù hợp .
Dù ở bất cứ lớp nào kíên thức trong chương trình Toán đều có liên quan chạt chẽ với nhau. Từng tiết học đêu có vị trí rất quan trọng ,do đó từng tiết học cần phải đầu tư soạn giảng tốt. Sao cho ghcọ sinh học xong tiết nào thì phải nắm vững nội dung kiến thức tiết Toán đó.
Đối với đội ngũ cán bộ lớp và học sinh giỏi trong lớp 
Khi đưa ra một giải pháp nào thì giáo viên cũng là người chủ đạo hướng dẫn để thực hiện, nhưng bên cạnh đó cũng có sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh và đội ngũ cán bộ lớp, các học sinh giỏi trong lớp .
Giáo viên phải phân công cụ thể các tổ trưởng làm gì? lớp trưởng ,lớp phó làm gì để giúp đỡ cả lớp ôn bài
Đội ngũ cán bộ lớp không trông chờ, ỷ lại giáo viên mà phải tự giác đầu giờ học vào lớp là phải hướng dẫn cả lớp cùng ôn lại bảng nhân đã học ngày hôm trước 
Các học sinh giỏi được phân công giúp các bạn yếu thì giáo viên phải phân tích để các học sinh này phải khiêm tốn, nhiệt tình giúp đỡ bạn, hoà đồng cùng học với bạn để bạn không mặc cảm, có vậy mới giúp bạn cùng tiến bộ được 
Đối với phụ huynh 
Với phụ huynh những em học sinh yếu, khi gặp gỡ trao đổi về tình hình học tập, mức dộ tiếp thu của con em họ thì giáo viên cũng không nên nói gay gắt. Nên nhẹ nhàng phân tích để họ thấy được tầm quan trọng của bảng nhân trong chương trình Toán lớp 3 và các lớp trên.
Đồng thời hướng dẫn cụ thể cho họ cách kiểm tra để họ hướng dẫn con em học ở nhà.Có thực hiện được bước này tốt thì vấn đề giao việc học ở nhà cho học sinh yéu của giáo viên mới có kết quả 
IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Khi dạy đến các phép nhân trong bảng tôi đã cố gắng đưa ra nhiều hìnht hức để giúp học sinh nắm chắc phần này ngay trong từng tiết học, từng phần
Ví dụ: Ở phần lập bảng nhân khi học xong bảng nhân 1, 2,3 mà phải nhân dần lên đến bảng nhân 4,5,6,7,8,9,10 thì giáo viên chỉ gợi ý bằng cách ôn lại kiến thức. Như bất cứ số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Hoặc 3 x 7 cũng là 7 x 3, từ đó học sinh sẽ thành lập đựoc phép tính mơí và ôn luôn được kíên thức cũ.
	Ví dụ : Bảng nhân 2 thì 2 x 9 =18
	Bảng nhân 9 thì 9 x 2 = 18
Giáo viên còn gợi cho học sinh thấy được 
	Ví dụ: bảng nhân 4, thừa số thứ nhất của các phép tính đều là 4 không thay đổi, còn thừa số thứ 2 thì cứ ở phép tính liền kề sau sẽ tăng 1 đơn vị so với phepd tính liền kề trước, khi thừa số thứ 2 tăng lên 1 đơn vị tức là tăng 1 lần thì tích sẽ tăng lên 4 đơn vị: 4 x 1 = 4, 4x 2 = 8.( thừa số thứ 2 tăng 1 lần, tích 4 + 4)
	Từ bảng nhân 2 đến bảng nhân 9 tôi đều cho học sinh tự thành lập bảng nhân bằng sự gợi ý như vậy nên học sinh tự mình lập đựơc các phép tính còn lại, giừo học toán bỗng sôi nổi hẳn lên, ngay cả những học sinh yếu cũng sung phong xin lập phép tính mới.
Mỗi lần như vậy tôi không quên khen ngợi động viên khích lệ. Vì vậy các em càng cố gắng tập trung hơn với phương pháp này thời gian để thành lập bảng nhân được rút ngắn bớt, tăng thời gian luyện tập lên nhiều hơn, các em sẽ khắc sâu kiến thức hơn 
* Rèn kỹ năng học thuộc bảng nhân , tôi cũng giúp học thuộc băng nhiều hình thức:
- Nhìn bảng đọc cá nhân, đồng thanh.
- Xoa kết quả, xen kẽ hoăc thừa số thứ 2
- Đọc tiếp sức ( hình thức trò chơi thi đua, giữa cá nhân tổ.)
- Nhờ vậy đa số các em thuộc ngay tại lớp 
	* Phần luyện tập: Nhiều hình thức như, miệng, bảng con, nhóm, vở,.
Đa số học sinh làm được nhờ thuộc bảng nhân và nắm vững cách làm còn lại các em yếu là chưa thuộc nên làm sai mà các em cũng không biết là mình làm sai.
Ở bước này giáo viên lại phải giúp các em yếu phát hiện mình làm bài có sai hay không bằng cách thử lại
 Ví dụ: x : 2 = 8
	x = 8 x 2 
	x = 14 ( sai )
Giáo viên hứơng dẫn học sinh thay 14 vào x ta có 14 : 2 có bằng 8 không? từ đó học sinh sẽ phát hiện cái sai của mình và thế là các em lại thuộc thêm 1 phép nhân nữa. 
* Phần củng cố:
Ngoài phương pháp đàm thoại để củng cố lại các phép tính đã học, giáo viên có thể đưa ra các trò chơi như:
Cho các số và dấu để học sinh các tổ thi đua lập phếp tính đúng
Ví dụ: Học bảng nhân 3 giáo viên cho các số 3,5,7,15,21 và các dấu nhân, dấu bằng, yêu cầu học sinh sẽ lập phép tính đúng là 3 x 5 = 15, 5 x 3 = 15
3 x 7 =21, 7 x 3 = 21.
Các em khá giỏi còn có thể nêu 15 = 3 x 5, hay 15 = 5 x 3.
Cho thi đua nhận dạng phép tính đúng hay sai.
Ví dụ: 4 x 3 = 12, 4 x 3 = 11, 4 x 3 = 15.
Các phép tính trên phép tính nào đúng, phép tính nào sai
Thi đua diền nhanh số vào ô trống 
Ví dụ: 3 x 7 =
6 x 3 = 	x 2 = 18 4 x = 36
	6 x 3 = x 6 7 x = 7 x 5
* Phần dặn dò:
Giáo viên không quên dặn học sinh về nhà học thuộc bảng nhân vừa học, ôn lại bảng nhân đã học trước. Hôm sau vào 15 phút đầu giờ cán bộ lớp cho cả lớp ôn lại các bảnh nhân đã học sau đó mời một số em chưa thuộc bài tại lớp hôm trước đọc lại và phát hiện nấty em nào chưa thuộc và hỏi lý do tại sao chưa thuộc sau đó cho học lại vào giờ ra chơi ( hình thức phạt).
Giao việc cụ thể về nhà học lại cô giáo sẽ kiểm tra vào đầu giờ hôm sau.
Việc kiểm tra bảng nhânc ủa học sinh rất quan trọng. Vì vậy giáo viên cần phải phối kết hợp với phụ huynh, cán sự lớp, các em học giỏi. Có như thế mới giúp học sinh học tốt phần kiến thức này.
Sau khi học xong 10 bảng nhân, gioá viên có thể dùng 1 tiết luyện tập cho học sinh dưới hình thức “ hái hoa kiến thức” khi tổ chức hình thức này giáo viên phải chú ý đến các đối tượng, cá câu hỏi phải được phân loại theo 4 dạng.
Giỏi , khá , trung bình, yếu 
Khi học sinh giỏi lên yêu cầu hái hoa màu đỏ. 
Học sinh khá yêu cầu hái hoa màu vàng
Học sinh trung bình, yếu lên yêu cầu hái hoa màu xanh, tím.
Có như thế thì tất cả mọi đối tượng học sinh đều đựơc tham gia trò chơi, qua đó giáo viên giúp các em nắm chắc kiến thức và phát hịên những học sinh chưa nắm kiến thức để có kế hoạch phụ đạo ngay 
V/ KẾT LUẬN 
Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện để giúp học sinh học tốt các phép nhân trong bảng. Khi thực hiện những biện pháp này tôi thấy có hiệu quả rõ rệt số học sinh không thuộc bảng nhân giảm đi rất nhiều. Không còn tình trạng học sinh biết cách thực hiện phép tính mà không làm được bài. Gìơ học cũng sôi nổi hẳn lên, các em ham thích học Toán hơn như mục tiêu đã đề ra. 
Kết quả: Điểm môn Toán của học sinh đạt khá cao so với đầu năm. Tuy nhiên đây có lẽ vẫn chưa là giải pháp tối ưu nhất. Bản thân tôi coøn hoïc hoûi thật nhiều qua kinh nghiệm của đồng nghiệp của tổ khối. Sự góp ý nhiệt tình của ban gíam hiệu , để kinh nghiêm của tôi ngày càng được nâng cao hơn . 
Rất mong được sự góp ý chân thành
 NGÖÔØIVIEÁT 
	ÑOÃ THÒ THAÛ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai phap huu ich.doc