Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt - Khối lớp 3

A- KIỂM TRA ĐỌC:

 Đọc thầm và làm bài tập (4đ)

Yêu cầu HS đọc thầm bài “Lễ hội Chử Đồng Tử” sách Tiếng Việt 3 tập 2, trang 65, 66 và trả lời câu hỏi sau:

I -Trắc nghiệm: Dựa vào nội dung bài tập đọc, hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

1- Hoàn cảnh gia đình Chử Đồng Tử như thế nào?

a- Đầy đủ b- Nghèo khó c- Neo đơn d- Sung sướng

2- Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử trong hoàn cảnh nào?

a- Gặp Chử Đồng Tử đang mò cá.

b- Gặp Chử Đồng Tử trên bờ sông.

c- Gặp Chử Đồng Tử khi nàng đang tắm.

d- Gặp Chử Đồng Tử trên thuyền của Tiên Dung.

 

doc 4 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 865Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt - Khối lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường :. Họ và tên: 
Lớp :.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II 
MÔN TIẾNG VIỆT - KHỐI 3 
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
- Người coi kiểm tra:
- Người chấm:
A- KIỂM TRA ĐỌC:
 Đọc thầm và làm bài tập (4đ)
Yêu cầu HS đọc thầm bài “Lễ hội Chử Đồng Tử” sách Tiếng Việt 3 tập 2, trang 65, 66 và trả lời câu hỏi sau:
I -Trắc nghiệm: Dựa vào nội dung bài tập đọc, hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1- Hoàn cảnh gia đình Chử Đồng Tử như thế nào?
a- Đầy đủ	 b- Nghèo khó	c- Neo đơn d- Sung sướng
2- Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử trong hoàn cảnh nào?	
a- Gặp Chử Đồng Tử đang mò cá.
b- Gặp Chử Đồng Tử trên bờ sông.
c- Gặp Chử Đồng Tử khi nàng đang tắm.
d- Gặp Chử Đồng Tử trên thuyền của Tiên Dung.
II- Tự luận:
1- Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
..
.
.
2- Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
.
.
.
3- Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:
Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải.
B- KIỂM TRA VIẾT (10đ)
I- Chính tả (5đ)
GV đọc cho HS viết bài “Cái cầu”. Đoạn viết: Khổ 1 + khổ 2 trang 34, SGK –TV3, tập 2.
.
.
.
II- Tập làm văn (5đ)
Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Dựa theo gợi ý sau:
Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì? kịch, ca nhạc, múa, xiếc,
Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
Em cùng đi xem với những ai?
Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM
II- Đọc thầm và làm bài tập (4đ)
A- Trắc nghiệm (1đ)
Câu 1: b	(0,5đ)
Câu 2: c	(0,5đ)
B- Tự luận (3đ)
1- Công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử vì công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử và nàng cho rằng đây là duyên trời sắp đặt trước. (1đ)
2- Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông. (1đ).
3- Điền dấu phẩy trong câu như sau:
Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.	(1đ)
II- KIỂM TRA VIẾT:
1- Chính tả: (5đ)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp các dòng thơ: 5đ.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5đ.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1đ toàn bài.
2- Tập làm văn (5đ)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 đ
- Viết được 1 đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 câu) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 
Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt hoặc chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - Năm học 2008 - 2009
MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - KHỐI 3 
I- Đọc thành tiếng : (6đ)
Giáo viên ghi ra giấy tên các bài tập đọc sau:
Hai Bà Trưng (4)
Ở lại với chiến khu (13)
Ông tổ nghề thêu (22)
Nhà bác học và bà cụ (31)
Cái cầu (34)
Nhà ảo thuật (40)
7) Đối đáp với vua (49)
8) Tiếng đàn (54)
9) Hội vật (58)
10) Hội đua voi ở Tây Nguyên (60)
11) Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (65)
Cho học sinh bốc thăm chọn 1 trong số 11 bài tập đọc trên, đọc 1 đoạn bất kì và trả lời câu hỏi nằm trong đoạn văn vừa đọc.
- Nếu HS đọc đúng tiếng, đúng từ: 3đ (đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5đ; đọc sai 3 hoặc 4 tiếng: 2đ; đọc sai 5 hoặc 6 tiếng: 1,5đ; đọc sai 7 hoặc 8 tiếng: 1đ; đọc sai 9 hoặc 10 tiếng: 0,5đ; đọc sai trên 10 tiếng: 0đ).
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt, nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ): 1đ.
(không ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa: 0,5đ; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0đ).
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ
(đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5đ; đọc quá 2 phút, đánh vần nhầm: 0đ).
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1đ
(trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5đ; không trả lời được hoặc trả lời lời sai ý: 0đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HK II Tieng Viet 3.doc