Đề kiểm tra định kỳ Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017

 Câu 1. M1(0,5 điểm) Đoạn văn miêu tả cảnh Chử Đồng Tử đang làm gì ?

 A. Đang mò cá dưới sông. B. Đang đi du thuyền. C. Đang câu cá.

 Câu 2. M1(0,5 điểm) Khi người cha mất Chử đồng tử đã làm gì?

 A . Mua đồ áo mới mặc cho cha. B. Nhờ người chôn cất cha. C. Quấn khổ chôn cha.

 Câu 3. M2(0,5 điểm) Tiên Dung kết hôn với Chử Đồng Tử vì:

 A. Chàng đẹp trai.

 B. Cảm động trước hoàn cảnh của chàng.

 C. Chàng mò cá giỏi.

 Câu 4. M3(1 điểm) Ý của câu “Khi cha mất chàng thương cha nên đã quấn khổ chôn cha còn mình đành ở không" nói lên điều gì?

 A. Chử Đồng Tử là một người con có hiếu .

 B. Chử Đồng Tử sợ cha rét.

 C. Chử Đồng Tử không muốn cha buồn .

 

doc 4 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ Giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
I. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra Tiếng Việt giữa học kì II lớp 3 
Mạch kiến thức, 
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
Đọc hiểu
Số câu
2
1
1
1
3
2
Số điểm
1
0,5
1
1
1,5
2
Từ và câu
Số câu
1
1
1
1
2
Số điểm
0,5
1
1
1
1,5
Tổng
Số câu
2
1
2
1
1
1
4
4
 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC: 2016 - 2017.
 Môn Tiếng Việt 3 ( Thời gian làm bài viết: 40 phút)
 Họ và tên: ............................................... Lớp: 3........ Trường TH ..................................
Điểm bài thi: .................. Bằng chữ:................................................................
 Bài kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
II. Đọc hiểu, từ và câu: (6 điểm) 
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
 Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chứ Xã bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm,hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khổ chôn cha, còn mình đành ở không.
 Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng, đang du ngoạn. Chàng hốt hoảng, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phú lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước dội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.
 Theo Hoàng Lê
Đọc thầm đoạn văn sau và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu dưới đây: 
 Câu 1. M1(0,5 điểm) Đoạn văn miêu tả cảnh Chử Đồng Tử đang làm gì ? 
 A. Đang mò cá dưới sông. B. Đang đi du thuyền. C. Đang câu cá.
 Câu 2. M1(0,5 điểm) Khi người cha mất Chử đồng tử đã làm gì? 
 A . Mua đồ áo mới mặc cho cha. B. Nhờ người chôn cất cha. C. Quấn khổ chôn cha.
 Câu 3. M2(0,5 điểm) Tiên Dung kết hôn với Chử Đồng Tử vì: 
 A. Chàng đẹp trai. 
 B. Cảm động trước hoàn cảnh của chàng. 
 C. Chàng mò cá giỏi.
 Câu 4. M3(1 điểm) Ý của câu “Khi cha mất chàng thương cha nên đã quấn khổ chôn cha còn mình đành ở không" nói lên điều gì?
 A. Chử Đồng Tử là một người con có hiếu . 
 B. Chử Đồng Tử sợ cha rét. 
 C. Chử Đồng Tử không muốn cha buồn . 
 Câu 5. M4( 1điểm) Vì sao biết Chử Đồng Tử nhà nghèo và mồ côi cả cha và mẹ nhưng công chúa vẫn kết hôn? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm: 
..................................................................................................................................................
 Câu 6. M2(1 điểm) Bộ phận in đậm của câu " Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nẵm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. " trả lời cho câu hỏi nào? 
 A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? 
 Câu 7. M2(1 điểm) Gạch dưới các sự vật so sánh với nhau có trong câu sau: 
 a. Mặt nước hồ trong tựa như mặt gương soi.
 b. Trăng tròn như quả bóng
 Câu 8. M1(0,5 điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây. 
 Trong lớp Bá Sinh luôn chăm chú nghe giảng.
B. Phần kiểm tra viết chính tả, viết văn : (10 điểm)
 1. Chính tả: (4 điểm) - Giáo viên đọc cho học sinh bài “Rước đèn ông sao” - Đoạn 1 " Tết Trung thu .... nom rất vui mắt." – SGK Tiếng Việt 3, tập 2 - Trang 71. 
2. Tập làm văn (6 điểm) Em hãy kể về một lễ hội mà em biết (hoặc) đã từng tham gia ?
 HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 3 GIỮA KỲ II
NĂM HỌC: 2016 - 2017
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: (1 điểm)
- Đọc đúng nội dung bài, dấu thanh, âm vần: (1 điểm)
- Ngắt nghỉ đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm).
- Trả lời đúng, rõ ràng nội dung câu hỏi do GV đưa ra: (1 điểm).
II. Đọc hiểu, từ và câu: (6 điểm)
 Câu 1. Khoanh đúng ý A (0,5 điểm). 
 Câu 2. Khoanh đúng ý C (0,5 điểm).
 Câu 3. Khoanh đúng ý B (0,5 điểm). 
 Câu 4. Khoanh đúng ý A (1 điểm).
 Câu 5. Vì công chúa cho là duyên trời sắp đặt ( 1 điểm)
 Câu 6. Khoanh đúng ý B (1 điểm).
 Câu 7. a. Mặt nước hồ trong tựa như mặt gương soi. (0,5 điểm)
 b. Trăng tròn như quả bóng. (0,5 điểm)
 Câu 8. Trong lớp, Bá Sinh luôn chăm chú nghe giảng. (0,5 điểm)
III. Kiểm tra viết. 
Chính tả: (4 điểm). 
- Tốc độ đạt yêu cầu: (1 điểm).
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: (1 điểm).
- Viết đúng chính tả, ( không măc quá nhiều lỗi): (1 điểm).
- Trình bày đúng quy định viết đoạn văn, viết sạch , đẹp: (1 điểm).
Tập làm văn (6 điểm).
- Viết được một đoạn vă ngắn kể về một lễ hội theo gợi ý của đề bài : (3 điểm).
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng: (1 điểm).
- Chữ viết rõ ràng, không mắc nhiều lỗi chính tả; trình bày bài viết sạch sẽ: (1 điểm).
- Nêu cảm nghĩ của người viết về lễ hội đó, ... (1 điểm).
* (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, lỗi chính tả, cách trình bày có thể cho các mức điểm thấp hơn).

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_CK_THEO_TT22_MON_TV_LOP_3_MOI.doc