Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của hội đồng tự quản cho học sinh lớp 3

 1. Thuận lợi:

- Mô hình VNEN khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của ngành và của chính quyền địa phương.

- Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để chúng tôi hoàn thành tốt công việc của mình đúng theo tinh thần VNEN.

 - Cơ sở trường lớp tương đối khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, máy quạt, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện.

- Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình VNEN tại Đắk Lắk.

- Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát về và tài liệu có tranh ảnh rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập.

- Phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh, quan tâm giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp.

- Đa số học sinh ngoan, chăm học nên trong quá trình học các em đều rất nhiệt tình.

 2. Khó khăn:

 *Về phía giáo viên:

 - Đây là năm học đầu tiên, giáo viên được trự tiếp tham gia giảng dạy thí điểm mô hình trường học kiểu mới, cho nên giáo viên cũng chưa quen, còn bỡ ngỡ với phương pháp giảng dạy mới.

 - Giáo viên vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nên nhiều lúc còn lúng túng, chưa biết làm thế nào để lựa chọn và xây dựng ban HĐTQ của lớp được tốt.

* Về phía học sinh:

- Đây là năm đầu tiên học sinh được tiếp cận với phương pháp học mới nên các em vẫn còn lúng túng, chưa biết cách học mới là như thế nào.

- Học sinh hiếu động, chưa biết hợp tác trong khi học nhóm. Một số em còn thụ động nhút nhát và ngại làm việc, làm việc chậm.

- Hội đồng tự quản học sinh chưa biết cách điều hành chung cả lớp.

Từ những thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại, cụ thể như sau:

 

doc 12 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của hội đồng tự quản cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược những em trong ban HĐTQ nhanh nhẹn, mạnh dạn có thể bao quát lớp, có thể điều khiển lớp, điều khiển nhóm được tốt?  Với những khó
khăn  nói trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và xây dựng giải pháp : “Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của hội đồng tự quản cho học sinh lớp 3”.
 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
           1. Thuận lợi:
- Mô hình VNEN khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của ngành và của chính quyền địa phương.
- Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để chúng tôi hoàn thành tốt công việc của mình đúng theo tinh thần VNEN.
      - Cơ sở trường lớp tương đối khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, máy quạt, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện.
- Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình VNEN tại Đắk Lắk.
- Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát về và tài liệu có tranh ảnh rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập.
- Phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh, quan tâm giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp.
- Đa số học sinh ngoan, chăm học nên trong quá trình học các em đều rất nhiệt tình.
            2. Khó khăn:
           *Về phía giáo viên:  
           - Đây là năm học đầu tiên, giáo viên được trự tiếp tham gia giảng dạy thí điểm mô hình trường học kiểu mới, cho nên giáo viên cũng chưa quen, còn bỡ ngỡ với phương pháp giảng dạy mới.
           - Giáo viên vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nên nhiều lúc còn lúng túng, chưa biết làm thế nào để lựa chọn và xây dựng ban HĐTQ của lớp được tốt.
* Về phía học sinh:
- Đây là năm đầu tiên học sinh được tiếp cận với phương pháp học mới nên các em vẫn còn lúng túng, chưa biết cách học mới là như thế nào.
- Học sinh hiếu động, chưa biết hợp tác trong khi học nhóm. Một số em còn thụ động nhút nhát và ngại làm việc, làm việc chậm.
- Hội đồng tự quản học sinh chưa biết cách điều hành chung cả lớp.
Từ những thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại, cụ thể như sau:
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Người giáo viên phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là như thế nào?
                Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm vừa là giá đỡ, vừa là trụ cột chi phối các hoạt động sư phạm trong nhà trường VNEN. Tổ chức lớp học không chỉ phù hợp với phương pháp của VNEN mà còn tạo ra môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, hợp tác giữa các thành viên trong trường và với cộng đồng. Mô hình VNEN sẽ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy tốt nhất các năng lực cá nhân và giá trị đích thực của các em.
Kiểu cấu trúc bài học được khuyến khích sử dụng trong mô hình VNEN, đó là tổ chức dạy học thông qua trải nghiệm, gồm 5 bước như sau:
Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người giáo viên phải tự thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập để giúp HS tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến thức và sử dụng kiến thức.
Chẳng hạn: Bước 1: Tạo hứng thú cho học sinh
Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học. Thì giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu để lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tình huống, tổ chức trò chơi hoặc sử dụng các hình thức khác..
Ví dụ :
Bài 5: Ôn tập các bảng nhân và bảng chia ( tài liệu toán lớp 3 trang 15)
Trước khi vào tiết học, GV tổ chức HS chơi trò chơi “Kết bạn”. Các em sẽ biết nếu “kết 4” mà lớp mình có 36 bạn thì sẽ thành lập được 9 nhóm, nếu “kết 5” thì lớp mình sẽ thành lập được 7 nhóm còn dư 1 bạn ( bạn bị dư sẽ bị phạt) Thông qua trò chơi, HS sẽ cảm thấy trò chơi mà mình vừa được tham gia rất gần gũi với bản thân, không chỉ thế trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú trong học tập giúp các em muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới.
 Nghiên cứu kĩ bài học, hiểu rõ quá trình hình thành kiến thức để tổ chức lớp học, chuẩn bị đồ dùng dạy học, điều chỉnh nội dung yêu cầu bài học cho phù hợp với đối tượng học sinh và dự kiến các tình huống khó khăn mà học sinh dễ mắc phải trong quá trình hình thành kiến thức để có những giải pháp xử lý kịp thời.
 1.Cách chia nhóm và giao nhiệm vụ:
 Chia nhóm học sinh theo năng lực và trình độ học tập tùy theo nội dung bài học, không phải lúc nào cũng chia đều các đối tượng về một nhóm nếu mỗi nhóm chia đều các đối tượng học sinh thì giáo viên không kiểm soát được các em, không hỗ trợ học sinh yếu kịp thời, học sinh yếu lại ỷ lại không chịu làm việc và đôi khi còn quay cóp bài bạn, các em rất dễ học vẹt, giáo viên tốn nhiều thời gian để hỗ trợ tất cả các nhóm.
 Khi chia nhóm giáo viên nên chia đều học sinh giỏi, khá và học sinh trung bình vào các nhóm, để các em khá giỏi có thể hỗ trợ được học sinh trung bình, đối với học sinh yếu giáo viên đưa về một nhóm để giáo viên kịp thời hỗ trợ các em, thời gian đầu giáo viên là người đóng vai trò nhóm trưởng của nhóm học sinh yếu để điều hành hướng dẫn các hoạt động của các em, sau thời gian các em đã có sự tiến bộ, giáo viên động viên khuyến khích các em trong nhóm tham gia làm nhóm trưởng, luân phiên nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm tạo cho các em có cơ hội rèn kĩ năng giao tiếp,kĩ năng điều hành. 
 Giao việc phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, ví dụ: khi dạy tập đọc, học sinh khá giỏi đọc nhiều hơn, chẳng hạn các em đọc nối tiếp từng đoạn, nối tiếp cả bài, còn học sinh yếu các em đọc nối tiếp 1 đến 2 câu, hoặc 1 đoạn ngắn nối tiếp nhau tùy theo mức độ yếu của từng em, sau đó tăng dần theo sự tiến bộ của học sinh như vậy tất cả các nhóm sẽ hoạt động đều tay, tránh được tình trạng lãng phí thời gian em này chờ em kia, nhóm này chờ nhóm kia mặt khác giáo viên dễ kiểm soát học sinh yếu, có nhiều thời gian để giúp đỡ học sinh yếu, các em sẽ tích cực tham gia hơn.
1.1. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên:
Tuy GV không soạn bài nhưng phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu để đổi mới phương pháp dạy học và tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu kỹ tài liệu là vì:
+ Bản chất của tài liệu là một bản thiết kế “3 trong 1” dùng cho HS và dùng cho cả GV trong trường Tiểu học thực hiện theo mô hình trường học mới EN. Với HS, đây là tài liệu hướng dẫn các em tự học để đạt mục tiêu của từng bài, tiến tới đạt mục tiêu của năm học. Với GV, đây là một bản thiết kế để GV dựa vào đó biết cách tổ chức các hoạt động học tập cho HS, biết cách kiểm tra, biết cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, biết tự kiểm soát việc dạy học của chính mình.
+ Giáo viên phải nghiên cứu kĩ  bài để  lường trước những tình huống phát sinh nhằm giúp các em tìm tòi, khám phá bài học.
 + Thông qua tài liệu, căn cứ vào trình độ học sinh của lớp mình, căn cứ vào điều kiện đồ dùng dạy học, lớp học và độ khó của từng yêu cầu bài tập. GV chủ động thay thế, bổ sung hoặc điều chỉnh số lượng bài tập, thay đổi câu hỏi sao cho ngắn gọn, đơn giản hơn. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải nắm được trình độ cụ thể của học sinh, hiểu được các yêu cầu, chỉ dẫn hoạt động của tài liệu để kịp thời có những thay đổi điều chình phù hợp.
Ví dụ:  Bài 4B: Người mẹ ( tài liệu tiếng việt 3 trang 49) ở HĐ3: Chơi điền chữ- giải câu đố ( logo nhóm 6)
GV có thể thay thế hình thức khác như: chia lớp thành 3 đội chơi trò chơi “Tiếp sức” ghi nhanh chữ d hay r vào chỗ trống.
Để dạy học theo mô hình VNEN đạt hiệu quả thì GV phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường như: trang trí lớp theo tinh thần VNEN, trong mỗi hoạt động dạy đều có phần dành cho HS học tại cộng đồng, đó là những hoạt động HS học hỏi ông bà, người thân trong gia đình, những người sống cùng thôn xóm để vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học ở trường vào cuộc sống của chính các em.
Ngoài ra, bản thân mỗi GV phải có quyển sổ dự kiến kế hoạch dạy học ghi lại những thành công hoặc những khó khăn vướng mắc khi thực hiện các bước dạy học trên lớp.
   -   GV tự học, tự bồi dưỡng, tự chủ, linh hoạt trong phương pháp dạy học. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các hoạt động chuyên đề của tổ của trường để học tập về đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần VNEN.
   -   Trong sinh hoạt tổ chuyên môn kịp thời đưa ra những khó khăn, vướng mắc như: biện pháp để học sinh học nhóm tốt, biện pháp để giúp em nhóm trưởng có thể điều khiển tốt các hoạt động học tập của nhóm, hoặc biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học của một hoạt động nào đó ở một bài dạy cụ thể..trong tổ sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
   -  Thường xuyên tự học hỏi qua sách báo, thông tin đại chúng, qua đồng nghiệp thông qua các tiết học tốt, chuyên đề, thao giảng,  tự tìm kiếm những thông tin trên mạng nhằm nâng cao tay nghề, tìm ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.       
 -   Hàng năm, bản thân đều đăng kí một định hướng đổi mới trong năm học có thể nhân rộng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.
 Ví dụ: Khi dạy viết chính tả đối với học yếu khả năng nghe viết rất hạn chế nếu giáo viên dạy theo cách đại trà thì chắc chắn các em không thể viết bài được mà chỉ nhìn bài bạn hoặc bỏ trắng giấy ngồi chơi như vậy chúng ta không rèn được cho các em khả năng ghi nhớ và làm việc một cách độc lập do vậy giáo viên cần tách rời hoc sinh trong lớp thành hai nhóm đối tượng, nhóm học sinh có khả năng nghe viết tốt, nhóm học sinh chưa có khă năng nghe viết, mỗi tiết chính tả giáo viên giao việc cho các nhóm phù hợp với năng lực của các em, đối với học sinh yếu các em viết bài ít hơn, làm những bài tập đơn giản hơn, những tuần học đầu, giáo viên đọc cho nhóm học sinh có trình độ trung bình trở lên cho các em nghe viết, còn học sinh yếu cho các em nhìn sách chép để các em nhớ chữ, khi những học sinh yếu đã nghe viết chính tả được, giáo viên đọc chậm cho cả lớp viết, có thể vừa đọc vừa đánh vần từng tiếng để các em yếu viết đúng, những em khá, giỏi thì yêu cầu viết đẹp hơn.
2. Một số giải pháp giúp HS làm tốt vai trò của Hội đồng tự quản của lớp.
2.1. Thành lập ban hội đồng tự quản:
Nhà trường thông báo tới GV, HS, PHHS               Lấy ý kiến tư vấn của HS, GV, PHHS        Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng            Đăng ký danh sách ứng cử, đề cử             Ứng cử viên trình bày đề xuất HĐ           GV, HS tổ chức bầu cử            Chủ tịch và phó chủ tịch được bầu           thành lập các ban của hội đồng
Trong quá trình thành lập HĐTQ, giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được tự tranh cửvào các vị trí chủ tịch và phó chủ tịch, đây là một trong những bước phát hiện HS mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 3 tháng thử nghiệm. Việc lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch là vô cùng quan trọng, đây chính là những người giúp GV rất nhiều trong việc quản tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Sau đó, HĐTQ tự mời các thành viên tham gia vào các ban do HĐTQ điều hành. Nhưng muốn làm được điều này, đầu năm học sau khi nhận danh sách lớp, GV trao đổi ngay với GVCN năm ngoái để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của lớp mình như: số lượng học sinh giỏi, hs năng khiếu, học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói toSau khi tìm hiểu xong, GV phải đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong ban HĐTQ thật chính xác như:
-         Phải nhanh nhẹn, năng nỗ
-         Mạnh dạn, tự tin
-         Có năng khiếu
-         Có năng lực học tập tốt
2.2. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong ban hội đồng tự quản:
Sau khi đã thành lập được HĐTQ, tôi đã tổ chức tập huấn cho HĐTQ học sinh về nhiệm vụ cụ thể của từng ban và cách thức làm việc. 
 Đối với học sinh lớp 3 các em còn nhỏ để bồi dưỡng cho các em tổ chức điều hành các hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục thì trước tiên người giáo viên cần xác định việc làm này cần phải có thời gian và cả một quá trình học tập chứ không chỉ một vài lần, một vài ngày mà các em thành thạo được.
 Học sinh lớp 3 kĩ năng diễn đạt còn hạn chế các em rất lúng túng khi tham gia điều hành và thể hiện trước tập thể, vì vậy giáo viên cần chú ý:
 Lập kế hoạch của một buổi học trình tự từng bước đối với chủ tịch, phó chủ tịch ,các trưởng ban ,trưởng nhóm cần thực hiện như thế nào ? 
 Ví dụ: Giáo viên lên “Kịch bản” về điều hành lớp học
 Chủ tịch HĐTQ: Tổ chức, quản lí lớp học: Khi có khách đến thăm lớp chủ tịch giới thiệu chung và điều hành các ban lên làm việc. 
 PCTHĐTQ (Đối ngoại): GT lớp với khách, tên lớp, Sĩ số HS, tên GVCN, tên và chức danh các ban, nhóm trong hội đồng tự quản.
 PCTHĐTQ (Ban học tập): Kiểm tra Bài tập ứng dụng ở nhà của học sinh, hỗ trợ giáo viên kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm, giúp đỡ học sinh yếu.
 Ban Văn nghệ: Tổ chức văn nghệ, trò chơi, khởi động đầu tiết, tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
Ví dụ: Sau khi học xong Bài 8 ( tài liệu Tiếng việt 3a): Ban văn nghệ có thể tổ chức cho các bạn chơi trò chơi Tìm từ nhanh để tìm từ chỉ hoạt động hoặc có thể chơi các trò chơi khác do các em sáng tạo hay nhờ sự tư vấn của phụ huynh.
Tôi luôn hướng dẫn và động viên các em trong ban văn nghệ vào những lúc rãnh rổi xuống phòng Tin học của trường để cùng nhau lên mạng tìm kiếm những bài hát, những trò chơi tập thể như: cái trống, đếm sao, cá bơi, giành ghế số 1, tôi là vua, tôi bảo..vừa phù hợp với chủ điểm vừa tạo không khí vui vẻ, vừa tạo hứng thú cho HS trước khi vào tiết học, cũng như giải tỏa sự căng thẳng mệt mỏi của các em sau mỗi tiết học.
* Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng lên nhận tài liệu và đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ, bài tập ứng dụng của các bạn, báo cáo với cô giáo vào đầu giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của mình phải quan sát bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp.
Ngoài ra, tùy từng bài mà đặc biệt là ở hoạt động làm việc cả lớp, giáo viên có thể để ban học tập thay cô giáo kiểm tra lại kiến thức mà các nhóm vừa thảo luận xong. Muốn làm được tốt công việc đó, cuối mỗi buổi học, tôi thường mời ban học tập ở lại để giao nhiệm vụ trước cho các em.
Ví dụ:  Bài 17 B: Những người dân nông thôn ( Tài liệu tiếng việt 3A)
HĐ1 ( làm việc cả lớp): Chơi đóng vai thể hiện lại đoạn 2 và 3 trong câu chuyện Mồ Côi xử kiện.
- Giáo viên mời Ban học tập lên điểu khiển lớp chơi.
- Ban học tập sẽ bước lên trước lớp và tự mời các bạn lên tham gia đóng vai : Ông lão, ông chủ quán và vai Mồ Côi.
- Sau đó, ban học tập tự mời các bạn dưới lớp nhận xét và bạn trong ban học tập  là người nhận xét cuối cùng.
Thông thường trong mỗi tiết học, tôi luôn tạo điều kiện cho các em trong ban học tập phát huy hết năng lực của mình bằng cách. Tôi hướng dẫn cho các em cứ tới hoạt động đó là ban học tập sẽ lên điều khiển lớp. Cụ thể: Thi đọc giữa các nhóm, sửa bài tập.
*Ban lao động: Có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Đầu mỗi buổi học phải phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm nào chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải kiểm tra lại xem nhóm nào thực hiện vệ sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn thực hiện tốt.
* Ban thể dục: Có nhiệm vụ theo dõi phần tập thể dục giữa giờ và các tiết học thể dục xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt.
* Ban sức khỏe: Theo dõi về sức khỏe nếu trong lớp bạn nào có vấn đề về sức khỏe thì đưa bạn lên phòng y tế của trường hoặc chạy đi báo với cô y tế.
* Ban thư viện: Ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện và sắp xếp thư viện gọn gàng ngăn nắp.
* Ban ngoại giao: Có nhiệm vụ nếu lớp có khách đến thăm thì ra mời khách vào và biết  giới thiệu về trường, lớp các góc học tập, cô giáo, các bạn. 
            - Sau mỗi buổi học, HĐTQ ở lại về sau các bạn 5 phút để gặp giáo viên báo cáo những việc đã làm được những việc chưa làm được còn gặp khó khăn để giáo viên kịp thời tư vấn giúp đỡ và giao nhiệm vụ ngày mai cho các bạn.
2.3. Phát huy vai trò của một nhóm trưởng:
Học theo mô hình VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho HS ngồi đối diện nhau. HS tự thảo luận, tự tìm khúc mắc và tự đưa ra phương án giải quyết. Mỗi nhóm có 6 học sinh, ngồi quây tròn, mỗi bạn đều được đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời.
 Những tuần học đầu giáo viên đóng vai trò nhóm trưởng cùng tham gia điều hành các hoạt động của nhóm, nhằm giúp các em nắm được vai trò, nhiệm vụ của nhóm trưởng và các thành viên trong các hoạt động cần phải làm gì? 
 Ví dụ: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm đôi nhóm trưởng biết nêu yêu cầu, phân công nhiệm vụ để các bạn làm bài và kiểm tra kết quả lẫn nhau, nhóm trưởng báo cáo kết quả với giáo viên, đối với hoạt động nhóm lớn, nhóm trưởng biết nêu yêu cầu của hoạt động, biết hỏi ý kiến, lắng nghe ý kiến và thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 
 Trong quá trình SHCM khối, nhất là những tuần đầu năm học, tôi còn nhờ những GV đi dự giờ tham gia đóng vai nhóm trưởng, GV sẽ điều hành nhóm trong một vài hoạt động, học sinh trong nhóm quan sát cả về cách giao nhiệm vụ cho thành viên trong nhóm, cả về lời nói của nhóm trưởng vì nếu không làm để các em “bắt chước” thì sẽ không biết bắt đầu nhiệm vụ như thế nào bởi đây là đối tượng học sinh lớp 3.
 Và ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét trong học nhóm theo mô hình VNEN, tất cả HS trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do GV yêu cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi chơi.
 Tuy nhiên để tiết học dạy theo mô hình VNEN thành công hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Và công việc chính của nhóm trưởng đó là:  Thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các thành viên trong nhóm.
 Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm.
 Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và quản lí công việc. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc.
Vậy làm thế nào để có các nhóm trưởng làm được điều này. Qua trải nghiệm, tôi đã tự rút ra được một số biện pháp như sau:
Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể  từng bước một.
Ví dụ:  Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục tiêu:
- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào đọc xong thì giơ tay lên)
-         Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất
-         Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai.
(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để GV biết đến kiểm tra).
Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng. Vì vậy, người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không phải vai trò là một người giáo viên.
Ví dụ:  Bài “Ôn tập bảng nhân và bảng chia”  ( tài liệu toán lớp 3  trang 15)
 Bài tập 1: Ôn tập bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5        
Câu a:Yêu cầu trong tài liệu là : Em đố bạn đọc bảng nhân, chẳng hạn bảng nhân 2, em nghe bạn đọc và sửa lỗi nếu có cho bạn.
-         Nhóm trưởng ( tức giáo viên làm mẫu) làm việc như sau:
+ Mời các bạn thảo luận theo nhóm 2: Bạn A với bạn B là một nhóm, bạn C với bạn D là một nhóm.
+ Các nhóm hãy tự đố nhau đọc bảng nhân, chẳng hạn bảng nhân 2, nghe bạn đọc và sửa lỗi nếu có cho bạn.
+ Sau khi các nhóm làm xong, nhóm trưởng điều khiến đặt câu hỏi và đố bạn trong nhóm trả lời, sau đó  mời bạn khác nhận xét và cuối cùng đi đến ý kiến thống nhất chung cả nhóm . Giơ thẻ hoàn thành báo để cô giáo viên kiểm tra. Hoặc trong các bài khác ngoài nội dung câu hỏi sách giáo khoa khi đã hoàn thành nhóm trưởng phải biết nêu thêm một số câu hỏi để kiểm tra xem các thành viên trong nhóm có nắm được kiến thức hay không.     
Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đã biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm mỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm.
            Cách 4:  Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. GV cũng không quên động viên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt .
- Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm thảo luận cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên đi xung quanh bốn bức tường của lớp vì vừa có thể bao quát các nhóm, vừa đánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ hoàn thành lên trước hay lên sau hay nhóm nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp đỡ.
3, Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, hòa đồng trong giờ giải lao:
 Như Bác Hồ đã nói: “Đoàn kết , đoàn kết, đại đoàn kết
                                   Thành công, thành công, đại thành công”.
 Muốn xây dựng được mối đoàn kết giữa các bạn trong lớp với nhau, thì vai trò của hội đồng tự quản cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là ban văn nghệ của lớp. Ban văn nghệ dưới sự hướng dẫn của GV, vào giờ ra chơi ban văn nghệ tự tổ chức, tự khởi xướng ra các hoạt động, các trò chơi và tôi cũng cùng tham gia chơi với học sinh. Trước khi chơi, GV thường đưa ra những giải thưởng thú vị, giải nhất có thể là gói bánh, gói kẹo, hộp phấn. để kích thích tinh thần chơi của các em.
Ví dụ: Trò chơi “Kéo co” không chỉ đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo mà còn đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao. Nếu như không có sự hợp tác - đoàn kết cao thì chắ

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de.doc