Môn Tiếng Viềt có vị trí đặc biệt quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt, học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và học tốt các môn học khác. Nắm vững kiến thức Tiếng Việt và luyện tập thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết các em suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc.
Trong nhà trường tiểu học, Tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời Tiếng Việt cũng là một môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập giao tiếp trong các môi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt. Góp phần hình thành, phát triển và biểu hiện nhân cách trong cuộc sống và trong xã hội.
Trong chương trình tiểu học mới, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phấn môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân môn tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất. Nó rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó chú trọng vào các kĩ năng nói và viết. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn tâp làm văn là xây dựng các văn bản (nói và viết), học sinh cần huy động tất cả các kiến thức Tiếng Việt tiếp thu được qua bài tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, Vì thế, nếu không được hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà, thì đến lớp khi học các em khó phát hiện ra những chi tiết mà kiểu bài yêu cầu.
* Qua thực tế giảng dạy tôi thấy:
- Bài viết của học sinh đạt chất lượng không cao.
- Học sinh thực hiện khâu tìm hiểu bài, chuẩn bị bài trong tiết Tập làm văn chưa tốt, vì các lí do sau đây:
+ Các em chưa biết cách tìm hiểu bài nhằm phục vụ tốt cho tiết Tập làm văn trên lớp.
+ Các em học sinh học rất yếu môn tập làm văn, viết văn còn sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ viết câu không đúng ngữ pháp, không sử dụng các dấu câu. Chưa biết sử dụng chính xác Tiếng Việt, tôi cảm thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm và bổn phận. Làm thế nào để học sinh học tốt môn Tập làm văn, từ đó hình thành nhân cách, thêm yêu tiếng mẹ đẻ, yêu đất nước con người Việt Nam Với sự suy nghĩ trăn trở đó, tôi quyết định đem hết khả năng, nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu của bản thân giúp đỡ các em, chỉ cho các em phương pháp, kỹ năng học tốt môn Tập làm văn.
Từ những nhận thức trên, tôi đã xác định được vai trò quan trọng của một giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt việc tìm hiểu và chuẩn bị bài cho các giờ học Tập làm văn. Để từ đó các em có điều kiện tốt khắc sâu kiến thức về bài học.Trên cơ sở đó các em vận dụng tốt kiến thức làm bài, nhằm nâng cao chất lượng bài viết cho học sinh.
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ,nâng cao chất lượng dạy trong nhà trường nói chung, học sinh lớp bốn học tốt môn tâp làm văn nói riêng, tôi chọn đề tài :Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp bốn.
tỷ lệ học sinh khá giỏi, hạn chế tỷ lệ học sinh yếu kém. 2.Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc sách và tham khảo tài liệu. - Nghiên cứu thực tế dạy học : Kinh nghiệm dạy học của bản thân qua thực tế dạy ở lớp 4. - Phương pháp phân tích: phân tích để nắm các vấn đề có tính chất lý luận như mục tiêu văn miêu tả lớp 4. - Phương pháp điều tra: Điều tra để nắm đặc điểm tình hình của lớp, thực trạng việc học văn miêu tả của các em học sinh trong lớp để từ đó đưa ra các biện pháp thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn đối với lớp mình trực tiếp giảng dạy. - Phương pháp quan sát: dự giờ, rút kinh nghiệm. 3. Giới hạn của đề tài: Trong đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 4 Phạm vi và địa điểm nghiên cứu: Lớp 4/3 Trường TH Tân Hiệp- Phú Giáo- Bình Dương Năm học: 2010-2011 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu kiểu bài văn miêu tả trong phân môn tập làm văn lớp bốn, với phạm vi nghiên cứu hẹp như vậy, tôi hy vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan hơn, chất lượng của các em được nâng cao hơn. PHẦN II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY VĂN MIÊU TẢ LỚP 4 A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Phân môn tập làm văn giúp học sinh: 1.Trang bị kiến thức kiến thức và rèn các kĩ năng làm văn. 2. Góp phần cùng các môn khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gíc, tư duy hình tượng: bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. B NỘI DUNG DẠY VÀ HỌC 1.Trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn a) Cấu trúc Chương trình Tập làm văn Chương trình tập làm văn lớp 4 được thiết kế như sau: Số tiết Loại văn bản Học kì I Học kì II Cả năm Kể chuyện 19 19 Miêu tả Khái niệm miêu tả Miêu tả đồ vật Miêu tả cây cối Miêu tả con vật 1 6 4 11 8 1 10 11 8 Các loại văn bản khác - Viết thư - Trao đổi ý kiến - Giới thiệu hoạt động - Tóm tắt tin tức - Điền vào giấy tờ in sẵn 3 2 1 1 3 3 3 2 2 3 3 Tộng cộng số tiết 32 30 62 b)Các kiến thức tập làm văn - Văn kể chuyện + Thế nào là văn kể chuyện ? + Nhân vật trong truyện. Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật. + Cốt truyện + Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Mở bài trong bài văn kể chuyện. Kết bài trong bài văm kể chuyện. - Văn miêu tả +Thế nào là văn miêu tả? + Miêu tả đồ vật + Miêu tả cây cối + Miêu tả con vật - Các loại văn bản khác + Viết thư + Trao đổi ý kiến với người thân + Giới thiệu hoạt động của địa phương + Tóm tắt tin tức + Điền vào giấy tờ in sẵn (phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng; thư chuyển tiền; giấy đặt mua báo chí) c) Các kĩ năng làm văn - Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp + Nhận diện văn bản. + Phân tích đề bài - Kĩ năng lập trương trình hoạt động giao tiếp + Xác định dàn ý của bài văn đã cho. + Tìm và sắp xếp ý trong bài văn kể chuyện. + Quan sát đối tượng tìm và sắp xếp ý, tìm và sắp xếp ý trong bài văn miêu tả. - Kĩ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp + Xây dựng đoạn văn + Liên kết các các đoạn văn thành bài văn. - Kĩ năng kiểm tra đánh giá hoạt động giao tiếp + Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thânvới mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt. + Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt c) Các loại bài học - Dạy lí thuyết - Cũng như ở phân môn luyện từ và câu, các bài dạy lí thuyết Tập làm văn (kể chuyện, viết thư) đều có cấu tạo gồm ba phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập. Các chức năng của mỗi phần cũng giống chức năng các phần tương tự ở phân môn Luyện từ và câu. - Hướng dẫn thực hành Các bài hướng dẫn thực hành nhằm mục đích rèn kĩ năng làm văn, thường gồm 2,3 bài tập nhỏ hoặc một bài văn kèm theo gợi ý luyện tập theo hai hình thức nói và viết. 2. Mở rộng vốn sống rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh Ở lớp 4 các bài làm văn thường gắn với các chủ điểm. Trong quá trình thực hiệncác kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, bài văn miêu tả, tóm tắt truyện, quan sát đối tượnggóp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoákhi miêu tả nhân vật, miêu tả đồ vật; nhờ huy động vốn sống, huy động trí tuệ để xây dựng cốt truyện. Học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đồ vật trong văn miêu tả, học sinh được nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người và vật. Các bài luyện tập viết thư, trao đổi với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, điền vào giấy tờ in sẵn cũng tạo cơ hội cho học sinh hoà nhập với cộng đồngNhững cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên với con người và việc xung quanh của trẻ làm nảy nở, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ. CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY VĂN MIÊU TẢ LỚP 4 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và hội cha mẹ học sinh - Các em được trang bị cho mình dụng cụ học tập sách giáo khoa đến lớp - Giáo viên có đủ loại sách giao khoa, đồ dùng day học, kết hợp với tranh ảnh sưu tầm, đồ dùng tự làm. - Thư viện có nhiều loại sách cho học sinh: Truyện thiếu nhi, báo nhi đồng, truyện khoa học, truyện ngắn, 2. Khó khăn: - Học sinh của trường chủ yếu sống ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn. Cha mẹ một số em chưa quan tâm đến việc học tập của con em. - Số lượng học sinh yếu môn tập làm văn nhiều, trong khi số học sinh khá giỏi môn tập làm văn lại rất ít. Chất lượng học sinh không đồng bộ, một số em nhận thức chưa cao, tiếp thu bài chậm. Những học sinh yếu rất ngại học môn tập làm văn. - Các em còn sử dụng lẫn lộn văn nói và văn viết. Vốn từ còn hạn chế. - Chưa có thói quen ham thích đọc sách để trau dồi cách diễn đạt ý và cách hành văn lưu loát. II.THỰC TRẠNG VIỆC HỌC VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH LỚP 4/3 Ngay từ bài văn miêu tả đầu tiên, tôi thấy câu văn của các em thường lủng củng, dùng từ trùng lặp, sai nghĩa, sai lỗi chính tả. Ý nghèo nàn, trùng lặp và còn mang tính liệt kê Trước thực tế đó, bản thân tôi đã điều tra phân loại học sinh, nắm chắc từng đối tượng học sinh: học sinh năng khiếu, học sinh trung bình, học sinh yếu. Nắm chắc đối tượng học sinh giáo viên sẽ đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp, sẽ có biện pháp dạy học giúp học sinh phát triển năng lực học văn, đồng thời giáo viên cũng có biện pháp phù hợp giúp học sinh yếu, biết làm văn miêu tả có thể vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh. CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Chuẩn bị của giáo viên Trước khi lên lớp tôi cần nắm vững kiến thức có phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp. Nắm vững kế hoạch bài dạy. Trong kế hoạch bài dạy tôi phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi gợi ý bài viết cho học sinh yếu. Chuẩn bị tranh ảnh để học sinh quan sát khi lập dàn bài. Thường xuyên trau dồi vốn từ của mình. Không ngừng học hỏi cấp trên, đồng nghiệp, tham khảo sách báo của ngành và đọc những bài văn hay để rút kinh nghiêm cho bản thân. 2.Chuẩn bị của học sinh Tôi yêu cầu mỗi học sinh phải có hai quyển vở, một quyển vở ở nhà và một quyển vở ở lớp. Quyển vở ở nhà ghi lại những điều quan sát được theo yêu cầu bài học được giáo viên hướng dẫn. II.Biện pháp thực hiện 1.Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh Đối với kiểu bài văn miêu tả đồ vật: quan sát theo trình tự từ xa tới gần, từ ngoài vào trong, từ tổng quát đến cụ thểGhi chép lại những điều quan sát, tổ chức học sinh quan sát theo nhiều hình thức (quan sát tranh ảnh, vật thật, mô hình). Ví dụ: Khi quan sát đồ chơi (con búp bê), cần quan sát từ tổng thể đến chi tiết. Và học sinh cần ghi lại những điều quan sát được. - To bằng em bé mới sinh - Mặc bộ váy đầm màu hồng - Nước da trắnh hồng - Mái tóc màu hạt dẻ 2.Rèn kĩ năng sắp xếp diễn đạt ý Văn miêu tả phong phú, giáo viên chú ý đặt câu hỏi yêu câu học sinh tập sử dụng các giác quan (thị giác, vị giác, khướu giác,) để thu nhận nhiều nhận xét khác nhau giúp cho phần tìm hiểu ý được sinh động mới mẻ. Đồng thời tạo cơ hội cho học sinh biết sử dụng từ tượng thanh, tượng hình từ diễn đạt cảm xúc. Chẳng hạn: Khi tả một cây ăn quả, các em cần dùng thị giác để miêu tả hình dáng của cây, quả, lá, cànhdùng tay sờ để miêu tả mặt lá, vỏ cây,Dùng thính giác để tả mùi thơm của hoa, của quả, dùng thính giác để nghe tiếng kêu, tiếng hót Dạy các tiết tập làm văn tìm ý, sau khi học sinh đã quan sát các đối tượng ở nhà, công việc của giáo viên là đặt câu hỏi gợi ý để học sinh hồi tưởng lại những gì đã quan sát được. 3.Làm giàu vốn từ cho học sinh Văn miêu tả đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là đã cung cấp cho các em một số vốn từ nhất định, trong đó bao gồm những từ phổ thông, từ địa phương, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ cùng trường nghĩa, từ hình tượng, từ giàu màu sắc biểu cảm Ví dụ: Từ phổ thông: Cha mẹ, đầu, chết, Từ địa phương: Tía, bu, bầm, mạ, chốc, mèm đéc, mô tê, Từ đồng nghĩa: Chết, toi mạng, qua đời, hi sinh, quy tiên, xuống suối vàng, về với tổ tiên, Từ hình tượng: lom khom, vắt vẻo, chênh vênh, Giáo viên đọc cho học sinh nghe những bài văn, đoạn văn tả cảnh hay trong sách những bài văn hay, báo Cho học sinh tìm từ bằng các hình nhức khác nhau: + Quan sát vật thật: cái cặp, bàn học, cây viết máy, + Quan sát tranh ảnh: nón lá, tranh cây gạo, 4.Hình thức trò chơi vui học tiếng Việt Ví dụ: Trò chơi tập làm thám tử a.Mục đích - Luyện tập kĩ năng phán đoán, nhận biết, gọi tên một đồ vật gần gũi trong cuộc sống qua việc đặt câu hỏi và nghe câu trả lời. - Trau dồi vốn từ, góp phần tìm hiểu và cảm nhận những nét nghĩa cụ thể của từ chỉ đồ vật gần gũi. b.Phổ biến luật chơi Chơi theo nhóm (từ hai người trở lên). Mỗi bạn tự tìm một vài đồ vật gần gũi nhưng được dấu kín (không để bạn khác biết). c. Cách tiến hành: Khi chơi, từng bạn đặt câu hỏi để người có đồ vật trả lời. Điều quan trọng là câu trả lòi phải ngắn gọn và có ý nghĩ rất chung chung, khiến người hỏi phải suy đoán khá thông minh mới tìm ra tên gọi đúng của đồ vật. Ai có câu hỏi để sau khi nhận được câu trả lời tự đoán đúng được tên của sự vật sẽ được tính điểm. Chú ý: Không được đặt câu hỏi bắt bưộc người trả lời phải nêu rõ tên đồ vật. A: Người đặt câu hỏi. B: Người trả lời . Ví dụ: Đặt câu hỏi để khám phá ra cây bút chì( bút máy, thước,) Câu hỏi 1: A: Khi nào bạn dùng nó? B: Tôi dùng nó nhiều lúc. Câu hỏi 2: A: Bạn dùng nó ở đâu? B: Tôi dùng nó trên giấy. Câu hỏi 3: A: Bạn dùng nó thế nào? B: Tôi dùng tay để điều khiển. Câu hỏi 4: A: Bạn dùng nó để làm gì? B: Tôi dùng nó để viết ra những ý nghĩ. Câu hỏi 5 A: Bạn có dùng tẩy để xoá chữ viết của nó được không? B: Được A:Gọi tên sự vật: Đó là cây bút chi. Các em có thể tìm những đồ vật khác như: bút mực, bút dạ,bút lông, thước kẻ,để cùng các bạn thực hiện trò chơi này. Có thể cho học sinh khá giỏi đố nhau những sự vật hiện tượng khác ngoài đồ vật như: mặt trời, mưa, gió,bão, Khi đã có vốn từ muốn dùng các từ ấy đạt yêu cầu thì các em phải chú ý các mặt sau: - Dùng từ phải chính xác: + Về mặt nghĩa: ta cần hiểu đúng nghĩa từ vựng cơ bản, các sắc thái ý nghĩa, phong cách tình cảm và ý nghĩa ngữ pháp. + Về mặt âm thanh: phát âm đúng rõ ràng khi nói. - Ở chương trình sách giáo khoa mới này không cung cấp sẵn vốn từ mới cho các em mà thông qua hệ thống bài tập học sinh phải cùng suy nghĩ và cùng nhau tìm tòi. Bổ sung và làm giàu vốn từ cho mình. Sau đó giáo viên có thể cung cấp thêm tư liệu cho học sinh. 5. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận cái hay cái đẹp của một đoạn văn . Hướng dẫn học sinh tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một đoạn văn được giáo viên tiến hành qua nhiều tiết học. Qua đó các em sẽ hình thành những cảm xúc thẩm mỹ, giúp cho việc học tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả. Để hướng dẫn tìm hiểu cái hay cái đẹp của một đoạn văn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hình thành thói quen suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu hỏi xoay quanh nội dung đoạn văn. Kết qủa học sinh đặt ra các câu hỏi như: - Đoạn văn trên miêu tả đặc điểm gì, cái gì? - Đoạn văn trên gợi cho ta nghĩ tới những hình ảnh nào? - Em có suy nghĩ gì sau khi đọc đoạn văn trên? Ví dụ: Khi học sinh đọc bài cây gạo (SGK Tiếng Việt 4 tập hai) đặt câu hỏi như trên. Các em sẽ trả lời được: đoạn văn trên miêu tả đặc điểm của cây, hoa, quả gạo. Đoạn văn gợi cho ta nghĩ tới hình ảnh trái gạo già như nồi cơm đang cười. Làm tiêu cho những đứa con về thăm quê mẹ. Mỗi năm lại trở lại với tuổi xuân. Cây gạo cũng như con người cũng có những ngày tháng ồn ào náo nhiệt. (Khi hoa nở chim chóc kéo đến), cũng có lúc trầm tư buồn bã khi mùa hoa hết. Cho học sinh tìm, sưu tầm những đoạn văn miêu tả hay, đọc trước lớp. Cả lớp thảo luận rút ra cách dùng từ của đoạn văn đó. 6.Dạy Tập làm văn qua giờ Tập đọc Trong giờ tập đọc giáo viên phải hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa một số từ cần thiết trong bài. Hiểu được nghĩa đen , nghĩa bóng của từ, điều này sẽ có ích cho học sinh khi vận dụng từ. Ví dụ: Khi dạy bài “Chị em tôi” hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ cuồng phong nghĩa đen là gió to, bão. Nghĩa trong bài: Cơn giận. Nếu học sinh chưa hiểu giáo viên cần đặt từ vào văn cảnh (Hôm nay em nói dối mẹ đi chơi. Mẹ biết, em sợ sệt chờ đợi một trận cuồng phong của mẹ.) 7. Dạy Tập làm văn qua giờ Chính tả Để viết đúng chính tả học sinh phải nắm được nghĩa của từ, phân biệt được cách viết của một số từ có cách đọc gần giống nhau. Học sinh phân biệt được nghĩa của từ để viết cho chính xác. Ví dụ: - Dì: Em gái hoặc chị gái của mẹ. (Tùy cách xưng hô của từng vùng miền. Miền Nam gọi chị gái cả mẹ là dì. Còn vùng đồng bằng Bắc bộ gọi chị của mẹ là bác hoặc bá.) - Gì: Từ dùng để hỏi về sự vật, sự việc, hiện tượng chưa rõ hoặc bất kì. 8.Dạy tập làm văn qua giờ kể chuyện Giáo viên cần cho các em nêu ra những từ ngữ các em chưa hiểu và hãy để các em đi tìm câu giải đáp cho chính mình, tất nhiên phải có sự gợi ý của giáo viên. Nếu là những từ có nghiã không rõ ràng giáo viên có thể đưa nó vào ngữ cảnh để học sinh nắm nghĩa của từ đó. Ví dụ: Khi kể câu chuyện: Con vịt xấu xí (Tiếng Việt 4 tập 2 trang 37) học sinh nêu ra các từ chưa hiểu: xuống ổ, tránh rét,học sinh giải thích (xuống ổ là từ trên ổ xuống đất. Tránh rét là đi đến nơi có khí hậu ấm áp để ở tạm một thời gian, khi nào ấm áp quay trở về). Nếu học sinh chưa hiểu, giáo viên đưa từ vào câu: Vịt mẹ đang chuẩn bị cho đàn vịt con xuống ổ. Có nghĩa là vịt mẹ ấp trứng, sắp đến ngày vịt con ra đời đi xuống đất để kiếm ăn. 9. Đặc biệt trú trọng dạy tiết làm dàn bài - Nhiệm vụ của tiết này là thông qua việc làm một đề bài cụ thể để rèn kĩ năng lập dàn bài. - Muốn lập được dàn bài học sinh phải tiến hành lựa chọn, sắp xếp thành hệ thống các ý, đưa nó vào các phần khác nhau của một dàn bài cụ thể. Giáo viên cần chuẩn bị hai hình thức sau: * Chữa các dàn bài học sinh đã làm ở nhà - Giáo viên dạy tiết này cần có một dàn bài tự tay mình xây dựng trước. Ở lớp giáo viên cho học sinh trình bày từng phần của dàn bài đã chuẩn bị để cả lớp nhận xét sửa chữa. - Điều lưu ý là cách sắp xếp của mỗi học sinh có đạt được hay không đạt được, giáo viên cũng nên tôn trọng đặc điểm đó nếu dàn ý đảm bảo thể hiện được nội dung bài, phù hợp với yêu cầu của đề. - Giáo viên nên chú ý nhận xét sửa chữa chu đáo dàn ý của học sinh từ cách đánh số đề mục đến cách diễn đạt đề mục. * Làm dàn bài ngay tại lớp. Học sinh chuẩn bị ý (tư liệu) ở nhà. Đến lớp, cả lớp cùng giáo viên xây dựng một dàn ý chung. Khi tiến hành công việc này, giáo viên có điều kiện hướng dẫn học sinh các thao tác cụ thể: lựa chọn, hệ thống hoá, diễn đạt ý, Giúp học sinh luyện viết câu theo trình độ của từng đối tượng. Trước hết mỗi học sinh phải viết được câu đúng ngữ pháp. Đây là yêu cầu cơ bản vì câu là đơn vị của lời nói. Đối với học sinh giỏi, giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu không những đúng ngữ pháp mà còn giàu hình ảnh, lột tả được sắc thái riêng của đối tượng miêu tả. Còn đối với những học sinh yếu, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt được những câu đúng, thể hiện được ý cần nói. Ví dụ: Yêu cầu giới thiệu cây bút chì Với học sinh yếu: Cái bút chì này là của em. - Với học sinh trung bình: Cái bút chì này là của mẹ mua cho em vào lúc sinh nhật em. Em rất thích cái bút chì này. - Với học sinh giỏi: Thời gian trôi đi nhanh quá! Chẳng mấy chốc đã đến sinh nhật lần thứ chín của em. Bạn Kiều Duyên có tặng em một món quà bất ngờ. Đó là một cây bút chì rất đẹp. (Bài của em Lan Trinh lớp 4/3) Giáo viên cần tập cho học sinh có thói quen lập dàn ý trước khi viết bài hoàn chỉnh. 10. Rèn cho học sinh kĩ năng nói trong tập làm văn rất quan trọng. Giáo viên cần rèn cho học sinh “tự do nói” nghĩ được điều gì thì thoải mái diễn đạt ra điều ấy, điều này giúp học sinh mạnh dạn phát biểu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì các em mang nặng tâm lí đứng lên lo sợ nói sai sẽ bị cô và các bạn chê cười. Để giải toả gánh nặng tâm lý này, nên để các em tự do đưa ra ý kiến của mình dù cho ý kiến chưa sát với câu hỏi đặt ra. Giáo viên không phủ nhận những suy nghĩ của các em mà cần khéo léo điều chỉnh, hướng vào trọng tâm đúng mục đích yêu cầu, động viên các em tự tin hơn khi phát biểu. Giáo viên thay đổi nhiều hình thức học tập để cho nhiều học sinh được tham gia trình bày ý kiến của mình. Cần lưu ý những em nhút nhát, động viên khen ngợi kịp thời để các em phấn khởi, tự tin khi trả lời. 11. Cần chấm bài thường xuyên Giáo viên cần có thái độ thương yêu tôn trọng học sinh. Dù thế nào đi chăng nữa thì bài tập làm văn là sự cố gắng, là kết quả lao động của các em. Do đó giáo viên cần có thái độ kiên trì, nhẫn nại, khách quan, công bằng. Đồng thời giúp học sinh sửa bài thật cụ thể. Giúp các em nhận biết điểm hay của bài cũng như phát hiện những điểm chưa đạt trong bài văn của mình để rút kinh nghiệm đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng nhận xét bài của bạn. Ví dụ : Bài của bạn hay vì bạn biết dùng từ liên kết câu, biết sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hoá, biết lồng cảm xúc của mình vào bài viết, - Giáo viên cần chỉ rõ những từ hay câu hay cho lớp tham khảo, đây là nguồn động viên cho các em thi đua học tập. Ví dụ: Em giữ gìn chiếc cặp này rất cẩn thận để có thể sử dụng được lâu. Vì đó là chiếc cặp ba mẹ rất vất vả làm ra những đồng tiền để mua cho em. Ngoài ra giáo viên cũng cần tế nhị khi nhận xét đối với những bài yếu, ý nghèo nàn, - Qua phần sửa bài giáo viên có thể rèn cho các em thói quen ghi chép những từ, câu, đoạn văn hay vào “sổ tay văn học” của mình là rất thiết thực. Nó còn giúp cho các em hạn chế mắc lỗi chính tả khi làm bài. Nhắc các em khi đọc sách, báo,những câu, đoạn nào hay ghi vào sổ tay văn học. Có nhiều khi ta đặt ra câu hỏi tại sao có những em viết chính tả không hề mắc lỗi nào nhưng khi viết văn lại sai nhiều lỗi như thế? Nguyên nhân chính là do khi viết văn các em không được nghe cô giáo phát âm từng tiếng như khi viết chính tả mà bản thân của các phải tự dùng vốn từ của các em. CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THỰC HIỆN Với các biện pháp đã nêu ra ở trên, tôi đã áp dụng trong học kì I và những tuần đầu của học kì II vừa qua và thường xuyên theo dõi chuyển biến của học sinh. Qua từng tháng tôi nhận thấy học sinh của mình có nhiều tiến bộ trong học môn Tập làm văn. Các em viết ít sai lỗi hơn, biết dùng từ ngữ đặt câu một các mạch lạc, gãy gọn. Viết được đoạn văn chặt chẽ thể hiện ý rõ ràng. Cho đến nay, các em đã biết trình bày bài văn hợp lí về bố cục, diễn đạt ý trọn vẹn, câu văn giàu hình ảnh. Bên cạnh đó một số em yếu cũng diễn đạt khá tốt ý của mình. Tuy vẫn còn một số bài mang tính liệt kê nhưng bước đầu các em đã viết được những câu văn sinh động hơn. Thành tích của các em đạt cao hơn, học sinh học tập tích cực hơn. Kết quả thống kê ở cuối học kì I của lớp tôi đã có chuyển biến tốt. Cụ thể như sau: TSHS Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu 24 GHKI 0 5 12 9 26 Cuối HK1 3 9 9 3 PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1.Kết luận chung Phân môn tập làm văn là một phân môn rất quan trọng. Nó tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện và cung cấp. Đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài tập làm văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phải huy động các kiến thức về tiếng Việt trong quá trình vận dụng này. Các kĩ năng và các kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Trong quá trình nghiên cứu và và thực hiện, bản thân tôi cũng rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình và cho đồng nghiệp như sau: *Đối với học sinh. - Cần học tốt phân môn luyện từ và câu, chính tả, tập đọc, kể chuyện - Tra từ điển để hiểu nghĩa từ. - Khuyến khích các em có thói quen đọc sách (thơ, văn xuôi, ruỵên cổ tích...), báo. - Có sổ tay ghi lại những câu văn hay, ý hay, đoạn hay,... *Đối với giáo viên - Có cách thức hướng dẫn tìm hiểu bài, cho học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà. Giáo viên là người hướng dẫn còn học sinh là người tự tìm hiểu khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới một cách chủ động. - Ngay từ đầu năm học phải nắm vững đặc điểm, tình hình chất lượng ở học sinh để kịp thời đưa ra biện pháp nằm nâng cao chất lượng học tập ở học sinh. - Giáo viên nghiên cứu thật sâu mục tiêu, thể loại bài dạy để lựa chọn những giải pháp tốt nhất. - Giáo viên phải kiên trì tận tâm trong giảng dạy. Luôn động viên khuyến, biểu dương sự tiến bộ của các em dù là rất nhỏ. - Rèn cho học sinh thói quen tự học, tự rèn. - Luôn tạo niềm vui trong học tập, làm cho các em luôn yêu thích khi học tập nói chung, khi học tập làm văn nói riêng. - Giáo viên sắp xếp thời gian hợp lý đầu tư nghiên cứu cho bài dạy để tìm ra hệ thống câu hỏi thật khoa học, gợi mở. - Luôn phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh tron
Tài liệu đính kèm: