Chuyên Đề Lịch Sử Hướng Về Đại Lễ 1000 Năm Thăng Long – Hà Nội “Một Số Công Trình Ở Hà Nội Xưa Và Nay”

Hà Nội nghìn năm văn hiến – nơi ghi dấu biết bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc là biểu tượng của nước ta và là niềm tự hào của biết bao thế hệ người Việt Nam. Ở nơi đó có những công trình kiến trúc – không chỉ là những “nhân chứng lịch sử” mà còn tô đẹp thêm cho Kinh đô nghìn năm. Trong chương trình lịch sử THCS, HS cũng được tiếp xúc với một số công trình tiêu biểu của Thủ đô nhưng không phải tất cả và đặc biệt không có thời gian để thầy cô giới thiệu rõ với các em về những công trình này. Hướng về đại lễ 1000 năm Thăng Long và giúp các em hiểu rõ hơn về một số công trình kiến trúc ở Hà Nội, qua đó, các em phần nào thấy được sự phát thay đổi, phát triển mạnh mẽ của Thủ đô, hôm nay, thầy sẽ giới thiệu tới các em một số công trình tiêu biểu của Kinh đô nghìn năm.

doc 6 trang Người đăng honganh Lượt xem 1409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên Đề Lịch Sử Hướng Về Đại Lễ 1000 Năm Thăng Long – Hà Nội “Một Số Công Trình Ở Hà Nội Xưa Và Nay”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT TX Buôn Hồ	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	Trường THCS Trần Phú	Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
	cdócd	cdócd
CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 
HƯỚNG VỀ ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG – HÀ NỘI
“MỘT SỐ CÔNG TRÌNH Ở HÀ NỘI XƯA VÀ NAY”
Người báo cáo: Hoàng Mạnh Đức.
Tổ: Ngoại ngữ - Sử - Mỹ thuật.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hà Nội nghìn năm văn hiến – nơi ghi dấu biết bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc là biểu tượng của nước ta và là niềm tự hào của biết bao thế hệ người Việt Nam. Ở nơi đó có những công trình kiến trúc – không chỉ là những “nhân chứng lịch sử” mà còn tô đẹp thêm cho Kinh đô nghìn năm. Trong chương trình lịch sử THCS, HS cũng được tiếp xúc với một số công trình tiêu biểu của Thủ đô nhưng không phải tất cả và đặc biệt không có thời gian để thầy cô giới thiệu rõ với các em về những công trình này. Hướng về đại lễ 1000 năm Thăng Long và giúp các em hiểu rõ hơn về một số công trình kiến trúc ở Hà Nội, qua đó, các em phần nào thấy được sự phát thay đổi, phát triển mạnh mẽ của Thủ đô, hôm nay, thầy sẽ giới thiệu tới các em một số công trình tiêu biểu của Kinh đô nghìn năm.
II/ NỘI DUNG: GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU (Chủ yếu qua hình ảnh)
	1. Hoàng thành Thăng Long:
- Hoàng thành Thăng Long được công nhận di sản văn hoá thế giới.
- Kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban di sản thế giới của UNESCO họp tại Brasilia, thủ đô của Brasil, đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới.
- Nghị quyết này được Ủy ban thông qua vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam.
	 Hoàng thành xưa	 Hoàng thành nay
2. Thăng Long Tứ trấn: long mạch đất kinh kỳ
2.1/ Đền Bạch Mã
- Đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số nhà 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long, trấn giữ hướng Đông. Ngài là vị thần thiêng, được chúng dân thời xưa ở Thăng Long rất tôn sùng, kính phục.
- Truyền thuyết kể rằng: Khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long (năm 1010), xây thành mà cứ bị sụt lở, nhà Vua tới đây cầu lễ và lạ thay, một buổi sáng chợt thấy có vị ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, chạy đến đâu để dấu chân đến đấy rồi trở lại Đền và vụt biến mất. Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây, thành không lở nữa.
- Từ đó thành được đắp cao lên, rất vững chắc. Thành xây xong, nhà Vua xuống chiếu cho chúng dân Thăng Long phong thần Long Đỗ làm thành Hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đấy Ngựa trắng là một biểu tượng thiêng liêng của Đền. Hội Đền hằng năm mở ngày 12 và 13-2 âm lịch hàng năm.
	Đền Bạch mã	 Chiếc chuông cổ đặt tại điện thờ thần Bạch mã
2.1/ Đền Voi Phục
- Đền còn có tên là Thủ Lệ hay Linh Lang do thờ thần Linh Lang Đại Vương. Đền nằm phía Tây kinh thành Thăng Long cũ, tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội, ẩn dưới hàng cây cổ thụ rợp bóng quanh năm.
- Truyền thuyết ghi lại rằng thần vốn là một Thiên sứ đầu thai làm con nàng phi thứ bảy của vua Lý Thái Tông, được vua cha yêu quý đặt tên là Linh Lang. Tương tự như người anh hùng làng Gióng, khi đất nước có giặc ngoại xâm, Hoàng tử nhỏ vươn mình trở thành một dũng sĩ cưỡi voi xung trận, diệt tan quân xâm lược. Sau chiến thắng, bỗng nhiên hoàng tử lâm bệnh, vua cha đến thăm, chàng cho biết mình không phải là người trần rồi biến thành con giao long trườn xuống hồ Dâm Đàm và biến mất. Vua cho lập đền thờ, phong là “Thượng đẳng thần”.
- Đền thờ Linh Lang được xây dựng vào năm 1065, đời vua Lý Thánh Tông. Cửa đền có đắp hai vị voi quỳ. Trong đền còn lưu giữ tảng đá có vết lõm, tương truyền đó là dấu vết hoàng tử nằm gối đầu lên rồi hóa thành giao long và trườn xuống hồ. Trải qua những biến cố của lịch sử, chiến tranh, và nhiều lần trùng tu, nay Đền không còn hình dáng cũ. Lễ hội Đền Voi Phục mở từ ngày 9 đến 11/2 âm lịch hàng năm.
	 Đền voi phục	 Tượng voi quỳ
2.3/ Đền Kim Liên:
- Đền trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đền thờ thần Cao Sơn.
- Tương truyền Thần đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh và sau này lại giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Do đó vua Lê cho xây đền, dựng bia để hương khói phụng thờ
- Chịu tác động của thăng trầm lịch sử, đến nay ngôi Đền không còn nguyên dạng (Toàn bộ Nhà Bái đường đã bị tàn phá), chỉ còn lại Nhà Hậu đường ba gian, tam quan, cổng gạch và hai giải vũ.
- Tam quan và Đền xây trên gò đất cao, từ sân bước lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai sấu đá niên đại thời Lê. Tam quan xây thành nhà hoàn chỉnh, kiểu tường hồi bít đốc. Bốn góc tường hồi có bốn cột trụ, bốn bộ vì đỡ mái làm theo kiểu chồng giường, giá chiêng, cột trốn.
- Các con rồng chạm nổi hình mây cuốn, câu đầu và hai bẩy hai vì ngoài chạm bong kênh và chạm lộng nhiều lớp hình tứ linh. Trong đền vẫn còn long ngai thờ thần Cao Sơn và hai nữ thần phối hưởng: Thuỷ Tinh đệ Tam Tôn nữ và Huệ Minh phu nhân. Lễ hội đền Kim Liên mở vào ngày 16-3 âm lịch hàng năm.
Đền Kim Liên
2.4/ Đền Quán Thánh:
Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành. Đời Lê, đền thuộc phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây, nay ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội.
Sự tích cho rằng: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng chung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán.
Theo tư liệu cũ, ngôi Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Năm 1823, Vua Minh Mạng lên ngôi đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay.
Đền Quán Thánh ngày nay 
3. Cột cờ HN xưa - nay
4. Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Trường đại học cổ nhất Việt Nam, nơi hội tụ nguyên khí quốc gia 
	 Bia tiến sĩ
	5. Hà Nội từng có phiên bản bức tượng Nữ thần Tự do hay còn gọi là tượng Đầm xòe(bằng 1/16 bức tượng ở Mỹ) đặt trên nóc tháp Rùa giữa hồ Gươm. 
6. Hồ Gươm xưa – nay:
7. Danh thắng bậc nhất kinh kỳ: Chùa Trấn Quốc
- Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Nam của Hồ Tây, là một trong những danh thắng bậc nhất ở kinh thành Thăng Long đời nhà Lê, nay thuộc quận Ba Đình (Hà Nội).
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây từ thời Lý Nam Đế (541-547) ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được dời vào vị trí ngày nay. Chùa có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Chùa là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
- Theo Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
8. Nhà đấu xảo (trung tâm thương mại một thời), nay là Cung văn hóa Hữu nghị:
 9. Cầu Long Biên không chỉ là nhân chứng lịch sử cho “màu” thời gian mà còn là nét đẹp biểu trưng của kỹ thuật – công nghệ xây dựng những năm đầu thế kỉ 20 và sự khởi động những yếu tố đô thị hiện đại. Việc xây cầu Long Biên năm 1898 (tên gọi khi đó là Paul Doumer) khánh  thành năm 1902, đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát  triển đô thị của Hà Nội – giai đoạn chuyển hóa từ một đô thị truyền thống sang đô thị tiền hiện đại để đi đến hiện đại theo trào lưu của thế giới.
III/ KẾT LUẬN:
	Chuyên đề này không tham vọng mang đến cho các em học sinh cái nhìn toàn diện về Hà Nội mà chỉ cung cấp một số nét cơ bản giúp các em có thêm hiểu biết về Kinh đô nghìn năm. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các em.
	Đoàn Kết, ngày 12 tháng 10 năm 2010
	 Người báo cáo
	Hoàng Mạnh Đức

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyên đề 10-11.doc