Chuyên đề giảng dạy Phân môn Tập viết Lớp 1 - Năm học 2016-2017

B. Mục tiêu của tổ chức chuyên đề :

 1. Đối với giáo viên :

 - Mở chuyên đề phân môn dạy tập viết để tất cả các giáo viên trong tổ nắm rõ được cách trình bày bảng nội dung hai bài tập viết phần nào cần thực hiện ở lớp, phần nào thực hiện ở nhà. Giáo viên cần nắm rõ được phương pháp dạy học sinh tập tô, tập viết vần, từ hay câu ứng dụng, nắm được tiết trình tiết dạy theo thứ tự, phải phát huy được tính tích cực của học sinh.

 - Mở chuyên đề để giáo viên thấy được tầm quan trọng của phân môn tập viết đối với học sinh Tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp 1 nói riêng, từ đó dạy cho học sinh viết đẹp hơn, nhanh hơn.

 2. Đối với học sinh :

 - Về tri thức : Học sinh nắm được những khái niệm cơ bản về đương kẻ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo các chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, khái niệm liên kết chữ cái Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ cảu chữ viết thường, chữ viết hoa.

 - Về kỹ năng : Dạy học sinh các thao tác viết chữ thường, chữ hoa, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Giúp học sinh xác định được khoảng cách vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li Biết viết hoa, viết thường cỡ vừa và nhỏ, đúng mẫu, đúng khoảng cách Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của tư thế ngồi viết , cách cầm bút, cách trình bày bài viết.

 - Về thái độ : Hình thành tính cẩn thận, tự tin vào khả năng cảu bản thân. Giáo dục cho học sinh tính thẩm mĩ của chữ viết, Sự phong phú của chữ Việt.

 

doc 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề giảng dạy Phân môn Tập viết Lớp 1 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ GIẢNG DẠY 
PHÂN MÔN TẬP VIẾT - LỚP 1
Năm học: 2016-2017
	A. Lí do tổ chức chuyên đề:
	- Do nội dung dạy Tập viết trong các tiết học thường không đảm bảo thời gian nên các giáo viên trong tổ đều thống nhất mở chuyên đề để cùng nhau xây dựng tiết dạy cho phù hợp với mục tiêu bài học, phù hợp với thời gian.
	B. Mục tiêu của tổ chức chuyên đề :
	1. Đối với giáo viên :
	- Mở chuyên đề phân môn dạy tập viết để tất cả các giáo viên trong tổ nắm rõ được cách trình bày bảng nội dung hai bài tập viết phần nào cần thực hiện ở lớp, phần nào thực hiện ở nhà. Giáo viên cần nắm rõ được phương pháp dạy học sinh tập tô, tập viết vần, từ hay câu ứng dụng, nắm được tiết trình tiết dạy theo thứ tự, phải phát huy được tính tích cực của học sinh.
	- Mở chuyên đề để giáo viên thấy được tầm quan trọng của phân môn tập viết đối với học sinh Tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp 1 nói riêng, từ đó dạy cho học sinh viết đẹp hơn, nhanh hơn.
	2. Đối với học sinh :
	- Về tri thức : Học sinh nắm được những khái niệm cơ bản về đương kẻ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo các chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, khái niệm liên kết chữ cáiTừ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ cảu chữ viết thường, chữ viết hoa.
	- Về kỹ năng : Dạy học sinh các thao tác viết chữ thường, chữ hoa, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Giúp học sinh xác định được khoảng cách vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li Biết viết hoa, viết thường cỡ vừa và nhỏ, đúng mẫu, đúng khoảng cáchGiúp học sinh thấy được tầm quan trọng của tư thế ngồi viết , cách cầm bút, cách trình bày bài viết. 
	- Về thái độ : Hình thành tính cẩn thận, tự tin vào khả năng cảu bản thân. Giáo dục cho học sinh tính thẩm mĩ của chữ viết, Sự phong phú của chữ Việt.
	C. Phương pháp dạy tập viết :
          Để đạt được mục đích yêu cầu dạy Tập viết cho học sinh lớp 1, khắc phục được nhược điểm đã nêu, giáo viên đề ra những biên pháp sau:
          1 – Giáo viên nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định để dạy học sinh.
          Trước hết, giáo viên phải nắm chắc cấu tạo, quy trình chữ viết theo đúng mẫu chữ viết trong trường Tiểu học.
          Cụ thể:  Về mẫu chữ - mẫu chữ cái viết thường.
          - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
          - Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: d, đ, q, p.
- Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị: t.
- Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
          - Các chữ cái còn lại được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
          - Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
          - Mẫu chữ cái viết hoa: Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị là: Y, G.
          - Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.
          Ngoài nắm vững mẫu chữ giáo viên còn phải viết đúng, viết đẹp. Bởi học sinh Tiểu học, nhất là lớp 1 thường hay bắt trước giáo viên. Vì thế, giáo viên phải thường xuyên tự luyện chữ của mình sao cho đúng, đẹp. Mỗi năm học giáo viên đều có vở tập viết của mình viết sẵn, vừa để luyện chữ vừa thuận tiện cho việc hướng dẫn, làm mẫu cho học sinh tập viết. Giáo viên còn sưu tầm những bài viết, vở viết sạch đẹp của những năm trước của chính học sinh trong lớp để giới thiệu cho học sinh học tập.
          2 – Dạy học sinh có cách cầm bút và tư thế ngồi viết đung.
           Để học sinh có thể tránh được cái gọi là “Bệnh học trò” (tức là bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị) thì giáo viên phải luyện cho học sinh có được một tư thế ngồi thật đúng, thật thoải mái. Muốn vậy, người giáo viên cũng phải có tư thế ngồi thật đúng để học sinh bắt trước. Ngay mỗi giờ đầu tập viết giáo viên đều cho học sinh ngồi đúng tư thế, lưng thẳng, ngực không áp vào bàn, hai chân đặt song song, vuông góc với mặt đất, tay phải cầm bút, tay trái giữ mép vở, vai ngang bằng, đầu hơi cúi để cách mắt với vở khoảng 20 – 30cm (giáo viên cho học sinh chống cùi chỏ tay trên mặt bàn, ngửa bàn tay ra, áp trán vào sát lòng bàn tay để ước lượng khoảng cách mặt với vở). Cách cầm bút giáo viên cũng làm mẫu và hướng dẫn tỉ mỉ: Ngón cái và ngón trỏ đặt ở phái trên, ngón giữa ở phía dưới đỡ đầu bút cách đầu bút khoảng 1đốt ngón tay, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay; khi viết đưa bút khoảng 1 đốt ngón tay, nhẹ nhàng không ấn mạnh. Khi học sinh nắm các cách cầm bút, cách ngồi thì trước lúc viết giáo viên thường cho học sinh nhắc lại và thực hiện theo đúng quy định: “Tay phải cầm bút bằng 3 ngón tay, tay trái giữ mép vở, lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn”. Trong quá trình học sinh viết rất hay quên, thay đổi tư thế ngồi đúng, lúc đó giáo viên lại phải kiên nhẫn chỉnh sửa cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần, các em cũng dần dần ngồi đúng, cầm bút đúng. Để viết dễ, chữ đẹp giáo viên còn hướng dẫn các em cách để vở hơi chếch bên trái, khi viết xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên  mặt bàn làm điểm tựa khi viết.
          3- Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp.
           Ngay từ đầu, Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm chắc, viết tốt các nét cơ bản của chữ viết về tên gọi, điểm đặt bút, điểm dừng bút.
          Giáo viên cho học sinh nắm được các thuật ngữ: “Dòng kẻ ngang 1, dòng kẻ ngang 2, . dòng kẻ ngang 5;  Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc 2,  dòng kẻ dọc 5”.
          Học sinh nắm chắc cách viết các nét sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái và việc nối chữ cái thành chữ sẽ dễ dàng hơn.
          Để học sinh viết không bị rời rạc, đứt nét phải nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nối chữ nhất là chỗ rê bút, nhắc các em viết liền mạch đến đâu mới được nhấc bút, ở phần đầu học chữ ghi âm, học âm nào học sinh nắm chắc độ cao, độ rộng, từng nét từng chữ. Khi dạy sang phần vần tuy không cần hướng dẫn quy trình viết từng chữ song giáo viên vẫn thường xuyên cho học sinh nhắc lại độ cao các chữ cái, những chữ cái nào có độ cao bằng nhau, khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ, giữa chữ với chữ.
          4- Khắc sâu những chi tiết học sinh thường gặp khó khăn.
           Đó là, giáo viên cần nhấn mạnh chỗ ghi dấu thanh với vần, từng loại vần, cái khó với học sinh là không biết ghi dấu thanh ở vị trí nào nhất là những chữ có từ 2,3 chữ cái trở lên. Khi dạy mỗi vần mới, cuối cùng giáo viên đều cho học sinh nhận xét chốt lại những chữ ghi vần đó thì viết dấu thanh ở chữ cái ghi âm gì. Đặc biệt ở bài ôn tập mỗi loại vần giáo viên đều khắc sâu vị trí ghi dấu thanh.Với chữ có dấu phụ là dấu mũ như ô, ơ, ê, thì thanh sắc, huyền, hỏi phải ghi ở bên phải dấu mũ còn thanh ngã thì ghi ở giữa, phía trên của dấu mũ, các dấu thanh phải ngay ngắn, cân đối nằm đúng dòng li quy định và không được chạm vào chữ cái hay dấu phụ.
          5- Xây dựng chương trình và phương pháp dạy học cụ thể cho mỗi phần học, mỗi tiết học tập viết cũng như mỗi phần luyện tập.
           Với mỗi giờ Tập viết, giáo viên đều thực hiện đầy đủ các bước hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét; giáo viên viết mẫu; học sinh tập viết bảng con, bảng lớp; hướng dẫn học sinh viết vào vở đến bước chấm bài và chữa bài.
          Khi hướng dẫn học sinh thực hành luyện viết giáo viên luôn quan tâm theo dõi hoạt động viết chữ của học sinh để kịp thời nhắc nhở và uốn nắn, giúp đỡ để học sinh viết đúng hoặc biểu dương những học sinh viết đẹp; giúp học sinh thấy rõ thành công hay hạn chế trong bài tập viết của các em. Trong quá trình dạy viết, giáo viên còn để học sinh tự nhận xét chữ viết, tự sửa chữa cho nhau khi cần thiết. Những em viết yếu, ngoài sự kèm cặp của cô giáo còn được sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm, trong lớp.
          Tốc độ viết cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chữ viết. Thời gian đầu giáo viên cho các em viết chậm. Khi viết đẹp giáo viên mới cho tăng dẫn tốc độ viết, tạo cho các em thói quen khi viết song mỗi chữ, mỗi từ, phải nhẩm lại kiểm tra độ chính xác
          Một phương pháp không thể thiếu khi rèn chữ viết là phương pháp luyện tập, mỗi học sinh ngoài vở tập viết bắt buộc ra giáo viên còn cho các em chuẩn bị 2 loại vở nữa là vở ô li (loại giấy đẹp) và vở thực hành luyện viết để hướng dẫn tập viết ở nhà và luyện tập vào giờ học tăng (buổi chiều). Mỗi loại vở giáo viên đều thường xuyên chấm điểm, nêu ưu khuyết điểm cho từng em. Việc luyện viết theo nhóm nét giáo viên thấy rất hiệu quả để các em viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Giáo viên chia chữ viết thành các nhóm để rèn luyện như sau:
          - Nhóm nét cong gồm các chữ: o, ô, ơ, c, x.
          - Nhóm nét móc gồm: m, n, u, ư, i, t, v.
          - Nhóm nét khuyết gồm: b, l, h, k, g, y.
          - Nhóm nét thắt gồm: r, s, e, ê.
          - Nhóm nét cong và nét móc gồm: a, ă, â, d, đ.
          - Nhóm nét cong và nét sổ gồm: p, q.
          Khi dạy học sinh cỡ chữ nhỏ giáo viên cũng thường xuyên luyện theo cách đó giúp các em nhớ lâu viết đều nét, đúng độ cao các chữ cái.
          6 - Chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho dạy – học Tập viết.
          Ở lớp ngoài sự trang bị sẵn có như bàn, ghế đúng quy cách, các bóng điện phục vụ ánh sáng đầy đủ, tủ đụng đồ dạy – học; giáo viên còn treo thêm mẫu chữ viết và sổ quy định trong trường Tiểu học, kẻ bảng lớp để thuận tiện cho việc dạy tập viết như: có bảng kẻ các dòng li phóng to như vở Tập viết để viết mẫu và hướng dẫn viết vở.
          Giáo viên thương xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh của lớp để giúp đỡ các em. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm giáo viên đã bàn bạc, thống nhất về sự chuẩn bị và cách dạy kèm cặp các cháu ở nhà. Giáo viên đề nghị cha mẹ học sinh chuẩn bị cho các em bàn học, góc học tập đủ ánh sáng, vở 48 trang có bìa bọc, bảng kẻ ô vuông 1 mặt, ô li 1 mặt, phấn không bụi, hộp đựng giẻ lau, bút chì mềm, bút máy mực đen, thước kẻ, giấy thấm mực. Sau 8 tuần viết bút chì, học sinh bắt đầu viết bút mực. Để tránh bẩn giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ cách lấy mực, cầm bút , viết xong lắp bút, thấm mực, mỗi cuốn vở viết cho các em kèm một miếng giấy ăn để thấm mực.
          7 – Tổ chức các trò chơi và phong trào thi đua “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”
          Để dạy – học tập viết thành công phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, từng li, từng tí của giáo viên. Mặt khác, giáo viên còn phải hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh. Không nên cho các em ngồi viết liền trong một thời gian dài dễ gây mỏi tay và chán. Cần thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết chữ đẹp trong mỗi tiết học,. Tổ chức thi “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” Trong từng tháng. Động viên khen ngợi kịp thời những tổ hay cá nhân thực hiện tốt, đặc biệt những tổ hay cá nhân có tiến bộ tạo cho học sinh sự hứng khởi hăng hái thị đua rèn luyện.
	- Giáo viên cần chú ý đến các hình thức cơ bản sau:
	+ Tập viết trên bảng lớp
	+ Tập viết chữ vào bảng con của học sinh.
	+ Tập viết trong vở tập viết.
	D. Quy trình soạn - giảng bài tập viết - Tô chữ hoa.
	Môn : tập viết
	Tên bài : Tô chữ hoa 
	I. Mục tiêu bài học
	a. Về kiến thức: 
	b. Về kỹ năng : 
	II. Đồ dùng dạy học :
	a. Giáo viên
	- Chữ hoa trong bộ chữ tập viết
	- Bảng ô li viết sẵn nội dung 2 bài tập viết.
	b. Học sinh :
	- Bảng con, vở tập viết
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
	1. Kiểm ta bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra nội dung bài tuần trước : Tô chữ hoa đúng quy trình, viết bảng con ( bảng lớp ), vần, từ bài trước, kiểm tra vở viết bài ở nhà của học sinh.
	2. Dạy bài mới :
	a. Giới thiệu bài : Giáo viên nêu rõ mục đích yêu cầu của tiết học, cho học sinh đọc to.
	b. Hướng dẫn học sinh tô chữ hoa :
	- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ hoa.
	- Giáo viên treo chữ hoa thứ nhất cho học sinh nhận xét về độ cao, số lượng nét, và kiểu nét của chữ hoa.
	- Giáo viên nêu quy trình viết ( vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ, cho học sinh lên bảng chỉ vào chữ hoa và tô theo quy trình. Học sinh tô bằng tay trên không, trên mặt bàn.
	- Giáo viên giới thiệu chữ hoa của bài thứ hai ( tương tự như bài 1 )
	c. Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng :
	- Cho học sinh đọc vần, từ ngữ ứng dụng của bài một.
	- Cho học sinh tập viết bảng con 1 vần và từ ngữ ứng dụng của bài 1. Giáo viên nhận xét.
	- Cho học sinh đọc vần và từ ngữ ứng dụng của bài 2. vào viết bảng con. Giáo viên nhận xét.
	d. Hướng dẫn viết vào vở :
	- Cho học sinh tô chữ hoa và viết 1 vần, 1 từ ngữ ứng dụng của bài thứ nhất và thứ hai ( tương tự )
	- Giáo viên quan sát hướng dẫn cho từng em biết cáh cầm bút cho đúng, tư thế ngồi đúng.
	- Giáo viên nhận xét 1/3 số vở của lớp và nhận xét.
	3. Củng cố - dặn dò :
	- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
	E. PHÂN CÔNG MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ:
Tiết 1:
	-GV:.. Lớp:.
	-Tên bài dạy:
 -Tiết: Ngày dạy:..
Tiết 2:
	-GV:.. Lớp:.
	-Tên bài dạy:
	-Tiết: Ngày dạy:..
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY Ở CẤP TIỂU HỌC
(Kèm theo công văn số: 10358/BGDĐT ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Họ và tên người dạy: 
Tên bài dạy:.....................................Môn:.Toán
Lớp: Trường tiểu học Long Trạch 2, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An.
Các lĩnh vực
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
I. KIẾN THỨC
(5 điểm)
1.1. Xác định được vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy.
1.2. Giảng dạy kiến thức cơ bản chính xác, có hệ thống.
1.3. Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục toàn diện (về thái độ, tình cảm, thẩm mĩ).
1.4. Nội dung dạy học phù hợp tâm lí lứa tuổi, tác động tới các đối tượng, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh lớp ghép (nếu có).
1.5. Khai thác nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh.
1.6. Nội dung dạy học cập nhật những vấn đề xã hội, nhân văn gắn với thực tế, đời sống xung quanh của học sinh.
1
1
0.5
1
1
0.5
II. KĨ NĂNG SƯ PHẠM
(7 điểm)
2.1. Dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lí thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập...).
2.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh.
2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và theo hướng đổi mới.
2.4. Xử lí các tình huống sư phạm phù hợp đối tượng và có tác dụng giáo dục.
2.5. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả ĐDDH tự làm thiết thực, có hiệu quả.
2.6. Lời giảng mạch lạc, truyền cảm; chữ viết đúng, đẹp; trình bày bảng hợp lí.
2.7. Phân bố thời gian đảm bảo tiến trình tiết dạy, đạt mục tiêu của bài dạy và phù hợp với thực tế của lớp học.
1
2
1
0.5
1
0.5
1
III. THÁI ĐỘ SƯ PHẠM
(3 điểm)
3.1. Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, ân cần với học sinh.
3.2. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh.
3.3. Kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập, động viên để mỗi học sinh đều được phát triển năng lực học tập.
1
1
1
IV. HIỆU QUẢ
(5 điểm)
4.1. Tiến trình dạy học hợp lí, nhẹ nhàng: các hoạt động học tập diễn ra tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.
4.2. Học sinh tích cực chủ động tiếp thu bài học, có tình cảm, thái độ đúng.
4.3. Học sinh vận dụng được kiến thức vào bài kiểm tra vận dụng sau tiết học.
1
1
3
Cộng
20
XẾP LOẠI TIẾT DẠY:
..
Loại Tốt: 18 đến 20 điểm (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bị điểm 0)
Loại Khá: 14 đến 17,5 điểm (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bị điểm 0) 
Loạị Trung bình: 10 đến 13,5 điểm (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bị điểm 0) 
Loại Chưa đạt: dưới 10 điểm (Hoặc một trong các tiêu chí: 1.2, 2.1, 3.2, 4.3 bị điểm 0)
Ghi chú:
- Thang điểm của từng tiêu chí là: 0; 0,5; 1.(Riêng tiêu chí 2.2 là: 0; 0,5; 1; 1,5; 2. Tiêu chí 4.3 là: 0, 1, 2, 3).
- Điểm về hiệu quả tiết dạy(tiêu chí 4.3) có thể đánh giá bằng kết quả khảo sau tiết dạy:
Đạt yêu cầu từ 90% trở lên (3 điểm); Đạt yêu cầu từ 70% trở lên (2 điểm).
Đạt yêu cầu từ 50% trở lên (1 điểm); Đạt yêu cầu dưới 50% (0 điểm).
-Khi chấm điểm cần căn cứ vào đặc thù của bộ môn và từng bài dạy cụ thể để cho điểm các tiêu chí một cách linh hoạt, tránh máy móc, cứng nhắc. Một lĩnh vực vẫn có thể đạt điểm tối đa mặc dù có tiêu chí trong lĩnh vực đó không cho điểm, khi đó cần giải thích rõ và phần điểm của tiêu chí này được cộng thêm vào tiêu chí mà giáo viên đạt xuất sắc trong cùng lĩnh vực.
GHI CHÉP HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THEO TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
GHI CHÚ
Nhận xét chung về tiết dạy (ưu điểm, khuyết điểm chính)
Họ tên người dự giờ:........................................ Long Trạch, ngày..... tháng .... năm 201...
....	 (Kí ghi rõ họ tên)
............................................................
...........................................................
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY Ở CẤP TIỂU HỌC
(Kèm theo công văn số: 10358/BGDĐT ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Họ và tên người dạy: 
Tên bài dạy:.....................................Môn:.Toán
Lớp: Trường tiểu học Long Trạch 2, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An.
Các lĩnh vực
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
I. KIẾN THỨC
(5 điểm)
1.1. Xác định được vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy.
1.2. Giảng dạy kiến thức cơ bản chính xác, có hệ thống.
1.3. Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục toàn diện (về thái độ, tình cảm, thẩm mĩ).
1.4. Nội dung dạy học phù hợp tâm lí lứa tuổi, tác động tới các đối tượng, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh lớp ghép (nếu có).
1.5. Khai thác nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh.
1.6. Nội dung dạy học cập nhật những vấn đề xã hội, nhân văn gắn với thực tế, đời sống xung quanh của học sinh.
1
1
0.5
1
1
0.5
II. KĨ NĂNG SƯ PHẠM
(7 điểm)
2.1. Dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lí thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập...).
2.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh.
2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và theo hướng đổi mới.
2.4. Xử lí các tình huống sư phạm phù hợp đối tượng và có tác dụng giáo dục.
2.5. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả ĐDDH tự làm thiết thực, có hiệu quả.
2.6. Lời giảng mạch lạc, truyền cảm; chữ viết đúng, đẹp; trình bày bảng hợp lí.
2.7. Phân bố thời gian đảm bảo tiến trình tiết dạy, đạt mục tiêu của bài dạy và phù hợp với thực tế của lớp học.
1
2
1
0.5
1
0.5
1
III. THÁI ĐỘ SƯ PHẠM
(3 điểm)
3.1. Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, ân cần với học sinh.
3.2. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh.
3.3. Kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập, động viên để mỗi học sinh đều được phát triển năng lực học tập.
1
1
1
IV. HIỆU QUẢ
(5 điểm)
4.1. Tiến trình dạy học hợp lí, nhẹ nhàng: các hoạt động học tập diễn ra tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.
4.2. Học sinh tích cực chủ động tiếp thu bài học, có tình cảm, thái độ đúng.
4.3. Học sinh vận dụng được kiến thức vào bài kiểm tra vận dụng sau tiết học.
1
1
3
Cộng
20
XẾP LOẠI TIẾT DẠY:
..
Loại Tốt: 18 đến 20 điểm (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bị điểm 0)
Loại Khá: 14 đến 17,5 điểm (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bị điểm 0) 
Loạị Trung bình: 10 đến 13,5 điểm (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2 và 4.3 không bị điểm 0) 
Loại Chưa đạt: dưới 10 điểm (Hoặc một trong các tiêu chí: 1.2, 2.1, 3.2, 4.3 bị điểm 0)
Ghi chú:
- Thang điểm của từng tiêu chí là: 0; 0,5; 1.(Riêng tiêu chí 2.2 là: 0; 0,5; 1; 1,5; 2. Tiêu chí 4.3 là: 0, 1, 2, 3).
- Điểm về hiệu quả tiết dạy(tiêu chí 4.3) có thể đánh giá bằng kết quả khảo sau tiết dạy:
Đạt yêu cầu từ 90% trở lên (3 điểm); Đạt yêu cầu từ 70% trở lên (2 điểm).
Đạt yêu cầu từ 50% trở lên (1 điểm); Đạt yêu cầu dưới 50% (0 điểm).
-Khi chấm điểm cần căn cứ vào đặc thù của bộ môn và từng bài dạy cụ thể để cho điểm các tiêu chí một cách linh hoạt, tránh máy móc, cứng nhắc. Một lĩnh vực vẫn có thể đạt điểm tối đa mặc dù có tiêu chí trong lĩnh vực đó không cho điểm, khi đó cần giải thích rõ và phần điểm của tiêu chí này được cộng thêm vào tiêu chí mà giáo viên đạt xuất sắc trong cùng lĩnh vực.
GHI CHÉP HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THEO TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
GHI CHÚ
Nhận xét chung về tiết dạy (ưu điểm, khuyết điểm chính)
Họ tên người dự giờ:........................................ Long Trạch, ngày..... tháng .... năm 201...
....	 (Kí ghi rõ họ tên)
............................................................
..........................................................
V- KẾT LUẬN:
	I. Ưu điểm :
	- Qua dự giờ 2 tiết tập viết. nhìn chung các giáo viên đã xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp với mục tiêu của bài, phù hợp với khả năng của học sinh. Nắm được quy trình giảng dạy theo chuyên đề đã thống nhất của tổ và nhớ được quy trình viết chữ hoa.
	- Việc trình bày bảng thực hiện tốt, khoa học, đảm bảo nội dung.
	- Chuẩn bị chũ hoa mẫu và bảng phụ đầy đủ.
	II. Tồn tại :
	- GV chưa có bảng phụ dạy tập viết
	c. Biện pháp khắc phục:
	- Nhắc nhở GV trong tổ mỗi gv nên có 1 bảng phụ có kẻ ô li sẵn để viết nội dung dạy tập viết, để khỏi mất nhiều thời gian kẻ bảng, vì sắp tơi HS còn viết cỡ chữ nhỏ trong các bài tập viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_TAP_VIET.doc