Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng – Nhà nước hoạch định chiến lược
1. Trước hết phải nói về cơ sở lý luận: Ai cũng biết, cơ sở bao trùm, chủ đạo là Chủ nghĩa Mac Lê- nin và tư tưởng HCM (Không nói Mác – Lê nin – Hoặc HCM nói gì). Bởi vì:
- Nói đến CN Mác Lê-nin và tư tưởng HCM là nói đến học thuyết, tư tưởng khoa học và cách mạng (là sự phát triển cách mạng độc lập, có sự kế thừa và chọn lọc cao).
- Kinh tế và quốc phòng, an ninh (QPAN) là 2 lĩnh vực hoạt động cơ bản trong quá trình thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Ngày nay, trong điều kiện đất hội nhập quốc tế sâu rộng – Vai trò của các hoạt động đối ngoại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng – Nó đem lại cho sự thành công trong phát triển kinh tế- xã hội; nó tạo ra môi trường tốt và bổ trợ lớn cho các hoạt động quốc phòng- an ninh.
Ví dụ (trao đổi miệng): Về vai trò ngoại gia trong các diễn biến quốc tế gần; và 1 vài phát hiện từ xa của ta.
- Chúng ta cần lưu ý: Nói đến Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới, là nói đến con người. Con người luôn giữ vai trò quyết định. Cho nên QPAN phải xây dựng cho được nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, nhất thiết phải xây dựng cho được thế trận lòng dân
ểm được thể hiện ở chỗ lần đầu tiên, cùng với chỉ rõ sự kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại, Đảng ta nhấn mạnh việc “tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh” và xem đó là một trong những giải pháp cơ bản, tạo đột phá nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, thông qua sự kết hợp đó trong điều kiện mới. - Điều đó không chỉ khẳng định vị trí, tầm quan trọng của công tác đối ngoại trong thời kỳ hội nhập và phát triển, mà còn phản ánh quan hệ biện chứng, không tách rời, thúc đẩy lẫn nhau giữa các thành tố của sự kết hợp này. Trong đó, quốc phòng, an ninh vừa có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là cơ sở, mục tiêu cho hoạt động đối ngoại. - Đến lượt nó, hoạt động đối ngoại có tác động mạnh mẽ nhằm nâng cao tiềm lực và hiệu quả hoạt động của quốc phòng, an ninh. Đặc biệt hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, tại thời điểm và hoàn cảnh cụ thể, mặt trận đối ngoại còn trở thành mũi đột phá, quyết định tới thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. (sự phát hiện từ xa và sự ủng hộ quốc tế cực kỳ quan trọng) - Như vậy có thể thấy, nội hàm của sự kết hợp trên rất rộng, có tính đan cài nhau, với nhiều nhiệm vụ và chức năng đặc thù, nhưng đều chung mục đích là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia; tăng cường vị thế của đất nước; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để nước ta phát triển nhanh, bền vững. 4. Thời gian tới: - Dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, dự báo tình hình thế giới, khu vực sẽ có những thay đổi nhanh, diễn biến phức tạp và hàm chứa những nguy cơ mất ổn định, khó lường. Các vấn đề về tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở Biển Đông, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, dịch bệnh, tiếp tục gia tăng và không loại trừ có đột biến mới. (Nói thêm vài nét về biển Đông, biển đảo Việt Nam) - Ở trong nước, các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. (Bọn đội lốt và cực đoan trong tôn giáo; bọn sâu mọt; cơ hội, bất mãn trong nước cấu kết với bọn nước ngoại kích động tính hiếu kỳ, gây bất ổn, tạo cớ để kêu gọi) - Vì thế, tăng cường kết hợp quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc phải được quán triệt đầy đủ, nghiêm túc từ Trung ương đến các địa phương; trên cơ sở đó, triển khai đồng bộ các giải pháp; tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: Một là, tăng cường phối hợp trong nghiên cứu, đánh giá, dự báo tình hình liên quan và tác động trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. - Đây là nội dung quan trọng hàng đầu trong kết hợp quốc phòng, an ninh và đối ngoại, bởi kết quả nghiên cứu, dự báo trên các lĩnh vực này đều là những vấn đề hệ trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và quan trọng hơn là liên quan trực tiếp đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc. - Hơn nữa, những thông tin tình hình trên các lĩnh vực đó thường đa dạng, phức tạp và được “ngụy trang” bằng nhiều chiêu thức tinh vi, rất khó nhận biết về bản chất. Vì thế, đòi hỏi phải có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các cấp, các lực lượng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao, nhằm thu thập, nghiên cứu, đánh giá để đưa ra các dự báo chính xác, kịp thời phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. - Theo đó, những vấn đề bên ngoài, như: Các chiến lược, chính sách, thậm chí thái độ, động thái, của các nước có quan hệ trực tiếp, gián tiếp với Việt Nam cũng như các trào lưu, xu hướng của khu vực và thế giới là nội dung quan trọng cần tập trung phối hợp nghiên cứu, đánh giá một cách thấu đáo. Bên cạnh đó, các nhân tố bên trong, cả chủ quan và khách quan đã, đang tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, sự ổn định về chính trị, xã hội, cùng những mục đích thực chất của các dự án kinh tế nước ngoài trên từng khu vực, địa bàn với cả hai chiều thuận, nghịch cần được thu thập, nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, khoa học. - Hiện nay, cùng với quá trình hội nhập và phát triển, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cũng là vấn đề nổi cộm, cần được phối hợp nghiên cứu, đánh giá, làm rõ những căn nguyên sâu xa cùng các phương thức tác động chủ yếu, cả từ bên trong và bên ngoài để có giải pháp ngăn chặn hiệu quả. Quá trình phối hợp phải chặt chẽ ở tất cả các nội dung, khâu, bước; từ xác định chủ đề, nội hàm chủ yếu của vấn đề nghiên cứu, dự báo; cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin; hoạt động tư vấn, chuyên gia, hội thảo, đến phối hợp tổ chức thực hiện trên từng nội dung, nhất là các vấn đề có tính chiến lược. Hai là, nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước trong việc xác định chủ trương, sách lược giải quyết đúng đắn các vấn đề về đối nội và đối ngoại, không để xảy ra bị động, bất ngờ về chiến lược. - Đây là công việc hệ trọng, phức tạp và khó khăn mà một cơ quan, một lực lượng khó lòng thực hiện và khó tránh khỏi cách nhìn phiến diện, nên rất cần sự phối hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại với phát triển kinh tế- xã hội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự báo, các lực lượng, nhất là lực lượng chuyên trách thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cần chủ động phối hợp trong đánh giá, kết luận tình hình để tham mưu cho Đảng, Nhà nước theo hướng: nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nào, cơ quan đó giữ vai trò chủ trì, phối hợp; tránh tình trạng trùng lắp, thiếu tính hệ thống, gây lãng phí nhân lực, vật lực và hạn chế chất lượng tham mưu, đề xuất. - Yêu cầu phối hợp tham mưu phải bảo đảm khách quan, khoa học, đúng, trúng, kịp thời. Nội dung tham mưu phải toàn diện, nhưng cần tập trung có trọng điểm, hướng vào những vấn đề cấp bách do thực tiễn đặt ra. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng; sự tồn tại đan xen lợi ích giữa các quốc gia đang là xu thế lớn thì những vấn đề về xác định đối tác, đối tượng cùng các mối đe dọa đến sự ổn định của đất nước là những nội dung trọng tâm cần phối hợp tham mưu, đề xuất. - Để phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, các bộ, ngành nói chung, nhất là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao cần có cách nhìn biện chứng về đối tác, đối tượng, theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI). Tuy nhiên, nghiên cứu sâu Nghị quyết và từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, đối tượng có hai loại: đối tượng của cách mạng Việt Nam và đối tượng tác chiến của lực lượng vũ trang nhân dân. + Theo đó, đối tượng của cách mạng Việt Nam liên quan đến sự mất còn của chế độ xã hội chủ nghĩa. + còn đối tượng tác chiến của lực lượng vũ trang nhân dân thì chỉ khi xảy ra xung đột hoặc chiến tranh mới lộ diện và khi đó mới xác định rõ. + Vì vậy, việc kết hợp quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong xác định đối tác, đối tượng, xu thế vận động của quan hệ quốc tế, phải theo đúng quan điểm của Đảng, bảo đảm tính khách quan, toàn diện và lịch sử, nhưng cũng cần hết sức linh hoạt, tỉnh táo. + Một điều luôn ghi nhớ là: Trong mọi trường hợp, phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và vai trò lãnh đạo của Đảng lên trên hết. Đồng thời, coi đó là điểm tựa, nguyên tắc tạo sự thống nhất trong nhận định, đánh giá cả về thời cơ và nguy cơ để tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định, chỉ đạo chiến lược, chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước. Ba là, chủ động phối hợp chặt chẽ các hoạt động trong hội nhập quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. - Quốc phòng, an ninh, đối ngoại là lĩnh vực quan trọng, nòng cốt của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, nên sự kết hợp giữa các lĩnh vực đó phải bảo đảm chặt chẽ, hài hòa cả về nhận thức và hành động. - Trong tình hình phức tạp hiện nay, việc kết hợp chặt chẽ các hoạt động quốc phòng, an ninh và đối ngoại phải tạo ra sức mạnh tổng hợp và thực sự làm nòng cốt cho toàn dân đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch cùng các tình huống xâm chiếm chủ quyền, lãnh thổ ở khu vực biên giới, hải đảo của Tổ quốc. - Để làm được điều đó, trước hết, các lực lượng cần chủ động xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án phối hợp; tổ chức luyện tập, diễn tập thường xuyên để sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, cần chủ động hướng tới mở rộng việc phối hợp hoạt động giữa các lĩnh vực này ở nhiều hình thức và cấp độ khác nhau, trên nhiều địa bàn, cả ở trong và ngoài nước theo một hệ thống thống nhất, nhằm đấu tranh bảo vệ tốt hơn, toàn diện hơn lợi ích quốc gia, dân tộc. - Riêng đối với các tình huống tranh chấp trên biển, sự kết hợp giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại cần đa dạng hóa các hoạt động đấu tranh, cả trên “thực địa”, trong đất liền và trên trường quốc tế; trong đó, lấy hoạt động của quốc phòng, an ninh làm cơ sở, nền tảng, hoạt động đối ngoại là mũi nhọn trực tiếp, trên cơ sở tuân thủ luật pháp và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhằm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. - Quá trình thực hiện, phải tuân thủ đúng nguyên tắc, phương thức và quy trình, bảo đảm phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hỗ trợ kịp thời cho nhau, nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Thứ nhất, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh phải toàn diện, cơ bản lâu dài ngay từ trong chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; trên từng địa bàn lãnh thổ, trong đó có sự quan tâm đặc biệt đến các vùng, địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Đại hội XII nhấn mạnh: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với QPAN và QPAN với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và QPAN tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược...”. - Kết hợp kinh tế- xã hội với QPAN được xem xét một cách toàn diện, cơ bản lâu dài trong mối liên hệ với các yếu tố khác như văn hóa, xã hội, đối ngoại, tín ngưỡng, tôn giáo,... để bảo đảm không cản trở hoặc gây thiệt hại đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. - Việc kết hợp QPAN với kinh tế- xã hội, kinh tế- xã hội với QPAN trên các địa bàn lãnh thổ khác nhau cũng có nội dung, phương thức kết hợp cụ thể khác nhau, phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng địa bàn lãnh thổ, đồng thời bảo đảm tính liên kết vùng, trong đó cần chú trọng những vùng, địa bàn chiến lược trọng yếu về QPAN như vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Thứ hai, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong quá trình kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế- xã hội, kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận lòng dân, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân. (giải thích thêm) - Trong việc kết hợp QPAN với kinh tế, kinh tế với QPAN, phải coi trọng phát huy nội lực, tự lực, tự cường, phát huy truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước cho quá trình kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh QPAN. Đồng thời, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập, tận dụng tốt các nguồn ngoại lực cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường củng cố QPAN. - Lòng dân là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; là lòng tin của nhân dân vào các chủ trương, chính sách, thể chế chính trị của Đảng và Nhà nước. Các chính sách đúng đắn sẽ quy tụ được lòng dân, phát huy được sức mạnh của toàn dân trong giữ vững nền độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Hiện nay, xây dựng “thế trận lòng dân”để đáp ứng yêu cầu tăng cường sức mạnh QPAN, bảo vệ Tổ quốc chính là quá trình xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm cho nhân dân có ý thức tự giác về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi công dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ ba, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế- xã hội, kinh tế- xã hội với quốc phòng, an ninh phải vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, vừa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. - Mọi thành quả đạt được của quá trình phát triển kinh tế - xã hội là nhằm ngày càng đáp ứng tốt nhất cho sự tăng trưởng kinh tế và tăng cường củng cố QPAN, cũng như nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời, mọi hoạt động QPAN là nhằm tạo ra và gìn giữ được môi trường hòa bình, ổn định để đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo vệ sự phát triển kinh tế, bảo vệ cuộc sống của dân cư và tạo ra cơ sở chính trị tinh thần của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc. - Trong việc kết hợp đòi hỏi có sự liên kết, chuyển hóa chặt chẽ, hiệu quả, bảo đảm tính lưỡng dụng trong các hoạt động kinh tế và hoạt động QPAN, các hoạt động kinh tế có thể chuyển hóa sang phục vụ QPAN và ngược lại, các hoạt động QPAN có thể chuyển sang phục vụ kinh tế và dân sinh, từ đó tiết kiệm chi phí, phát huy hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế và bảo đảm QPAN. Đồng thời, qua đó, tạo điều kiện nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. - Đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp tại Điều 68 về kết hợp QPAN với kinh tế, kinh tế với QPAN, Quốc hội thể chế hóa nhiều văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là các luật: Luật Đất đai (2003), Luật Biên giới quốc gia (2003), Luật An ninh quốc gia (2004), Luật Quốc phòng (2005), Luật Dân quân tự vệ (2009), Luật Công an nhân dân (2014); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam (2014); các pháp lệnh như: Pháp lệnh Động viên công nghiệp (2003), Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng (2008), Pháp lệnh Cảnh sát môi trường (2014)...; các luật về lĩnh vực kinh tế như Luật Quy hoạch đô thị (2009), Luật Xây dựng (2014), Luật Doanh nghiệp (2014), Luật Đầu tư (2014), Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (2015), Pháp lệnh Quản lý thị trường (2016)... - Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) cụ thể hóa, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện kết hợp QPAN với kinh tế, kinh tế với QPAN như Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21-5-2014 của Chính phủ Quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển, Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21-11-2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền (thay thế Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14-3-2005 của Chính phủ), Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23-02-2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ.v.v. - Đối với từng địa bàn chiến lược, thực hiện các chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định với những định hướng dài hạn và giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm QPAN; các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm vùng, miền, dân cư; trong đó có sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng biển, đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ví dụ Quyết định số 925/2012/QĐ-TTg, ngày 29/6/2009 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam-Campuchia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định Số 276/QĐ-TTg, ngày 18-02-2014 về việc Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW ngày 24-10-2011 của BCT về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020; Quyết định Số 1194/QĐ-TTg, ngày 22-7-2014 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030; Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12-3-2013 phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020... - Các quy định trong hệ thống văn bản QPPL có liên quan về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bước đầu bảo đảm cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện nội dung kết hợp QPAN với kinh tế- xã hội, kinh tế- xã hội với QPAN và ngoại giao. Các chính sách ban hành đã phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm và tăng cường tiềm lực QPAN(1). Phần thứ ba (phần cuối): Thống nhất về nhận thức và hành động của chúng ta I. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lí nhà nước của chính quyền các cấp trong thực hiện phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại – Vai trò này phải được kết hợp và thể hiện ở chỗ : 1. Thường xuyên nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, kịp thời đề ra những quyết định lãnh đạo ngành, địa phương mình, thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh và hoạt động đối ngoại một cách đúng đắn. - Gắn chủ trương lãnh đạo với tăng cường kiểm tra việc thực hiện của chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế thực hiện chủ trương đường lối về kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại. - Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để bổ sung chủ trương và chỉ đạo thực thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở ngành, địa phương thuộc phạm vi lãnh đạo của các cấp uỷ đảng. - Từng cấp phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành ngày 11/5/2004(2). - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch kết hợp phát triển kinh tế xã hôi với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở ngành, bộ, địa phương cơ sở của mình dài hạn và hàng năm. - Đổi mới nâng cao quy trình, phương pháp quản lí, điều hành của chính quyền các cấp từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, nắm tình hình, thu thập xử lí thông tin, định hướng hoạt động, tổ chức hướng dẫn chỉ đạo cấp dưới và kiểm tra ở mọi khâu, mọi bước của quá trình thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở ngành, địa phương mình. 2. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố QP - AN cho các đối tượng: Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu và đang là đòi hỏi cấp thiết đối với cán bộ và nhân dân cả nước ta hiện nay. - Đối tượng bồi dưỡng: phải phổ cập kiến thức quốc phòng – an ninh cho toàn dân nhưng trước hết phải tập trung vào đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, các bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, cơ sở. - Nội dung bồi dưỡng : phải căn cứ vào đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để chọn lựa nội dung, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp và thiết thực nhằm nâng cao cả kiến thức, kinh nghiệm và năng lực thực tiễn sát với cương vị đảm nhiệm với từng loại đối tượng và quần chúng nhân dân. - Hình thức bồi dưỡng (chỉ nói cấp cơ sở): phải kết hợp bồi dưỡng tại chức và thông qua sinh hoạt chính trị của quần chúng, nhân dân; phải kết hợp lí thuyết với thực hành thông qua các cuộc diễn tập thực nghiệm, thực tế. 3. Thống nhất trong việc kết hợp xây dựng Nghị quyết, Quy hoạch và thực hành kiến thiết hạ tầng kinh tế- xã hội; chăm lo xây dựng thực lực quốc phòng, an ninh trong thời kì mới – Phải chú ý: - Bảo đảm tính lưỡng dụng, thống nhất giữa Nghị quyết – Quy hoạch và thực tế (giải thích thêm tính lưỡng dụng). - Bảo đảm huy động thực lực quốc phòng, an ninh cao nhất, hiệu quả cao nhất và không để các thế lực thù địch lợi dụng (gt thêm: Sự giác ngộ, đồng thuận, chấp hành của nhân dân, liên quan tới uy tín lãnh đạo). II. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới 1. Tích cực học tập, quán triệt Đường lối, Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới để từ đó tạo ra sự nhất quán từ nhận thức đến hành động. 2. Thực hiện tốt vai trò cá nhân của công dân, cán bộ trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện và tổ chức thực hiện, thực hiện – Để làm được: - Trước hết là phải có hiểu biết, tin tưởng và có ý thức cảnh giác cách mạng cao: + Đây là sự cần thiết của mỗi công dân (không phân biệt). + Khi nhận thông tin cần bình tình, suy xét để có nhận định đúng. Từ đó có sự giải thích vận động đúng (trong điều kiện thông tin phức tập). - Thực hiện tốt quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ và công dân trong phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại – Chú ý mấy điểm sau: + Là công dân của Nước Công hòa – xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có độc lập chủ quyền, tôi yêu tổ quốc, quê hương tôi (khẳng định). ((gt thêm) Hiện nay chúng ta đang thống ở thời đại nhiễu loạn thông tin nhưng tin tốt lan truyền chậm hơn thông tin xấu – Nhất thiết không để bị kích động và phải thấy nên, không nên) + Chủ động, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của theo sự phân công của xã hội. Ví dụ: Anh là quân nhân dự bị, là dân quân thì phải tham gia học tập chính trị, huấn luyện quân sự; là cán bộ thì phải tham gia hoạch định và thực hiện kế sách; là công dân thì phải đóng góp sức người sức của + (Ai?)Vận động nhân dân (tất cả mọi người) trước hết là làm tốt trách nhiệm trong phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao tinh thần cao cảnh giác, chấp hành tốt chính sách và pháp luật; tham gia giữ gìn an ninh trật tự (không để địa phương mình trở thành nơi tốt cho các thế lực thù địch lợi dụng, bản thân mình ngẫu nhiên trở thành bạn đồng hàn
Tài liệu đính kèm: