Câu 1: Nêu ví dụ về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, nhờ được cung cấp năng lượng.
- Muốn đưa cặp sách lên cao, ta có thể dùng tay nhấc cặp. Năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển.
- Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
- Khi lắp pin và bật công tắc của ôtô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
Như vậy, muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng.
Câu 2: Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó?
- Người nông dân cày, cấy: nguồn năng lượng là thức ăn.
- Các bạn học sinh đá bóng, học bài: thức ăn.
- Chim bay: thức ăn.
- Máy cày: xăng.
Trong mọi hoạt động của con người, động vật, máy móc, đều có sự biến đổi. Vì vậy, bất kì hoạt động nào cũng cần dùng năng lượng.
Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như cày, cấy, trồng trọt, học tập, con người phải ăn, uống và hít thở. Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người.
năng lượng mặt trời
Sự chuyển thể của chất. Câu 1: Các chất có thể tồn tại ở những thể nào? Nêu tính chất của các thể đó? - Các chất có thể tồn tại ở 3 thể: thể lỏng, thể rắn, thể khí. Khi nhiệt độ thay đổi, một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. - Tính chất: + Thể rắn: có hình dạng nhất định. + Thể lỏng: Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chữa nó, nhìn thấy được. + Thể khí: Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được. Câu 2: Nêu một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày? Ví dụ: Sáp, thuỷ tinh, kim loại ở nhiệt độ cao thích hợp thì chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Khí nitơ được làm lạnh thì trở thành khí nitơ lỏng. Sự chuyển thể của chất là một dạng biến đổi lí học. hỗn hợp Câu 1: Hỗn hợp là gì? Nêu cách tạo ra một hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp mà em biết? - Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. - Muốn tạo ra một hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau. - Một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan; Câu 2: Nêu một số cách tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp? Cho ví dụ. - Để tách một số chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể sử dụng một trong các cách như: Sàng, sảy; lọc; làm lắng; - Ví dụ: Tách cát trắng (hoặc chất rắn bất kì) ra khỏi hỗn hợp cùng với nước ta dùng cách lọc.. Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước ta có thể sử dụng cách làm lắng. Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn, ta có thể dùng cách đãi sạn. dung dịch - Ví dụ: dung dịch nước và xà phòng; giấm và đường; giấm và muối; nước và đường; nước và muối; Câu 2: Nêu cách tách các chất trong dung dịch. Cho ví dụ minh hoạ. - Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết. - Ví dụ: Đun nóng dung dịch muối, nước sẽ bốc hơi. Hơi nước được dẫn qua ống làm lạnh. Gặp lạnh, hơi nước đọng lại thành nước. Còn muối thì ở lại nồi đun. Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối. sự biến đổi hoá học Câu 1: Nêu định nghĩa về sự biến đổi hoá học? Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học? Cho ví dụ? - Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. - Sự biến đổi lí học là sự biến đổi mà trong đó tính chất của các chất không thay đổi. - Ví dụ: + Sự biến đổi hoá học: * Cho vôi sống vào nước: Vôi sống khi thả vào nước đã không còn giữ được tính chất của nó nữa, nó bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự toả nhiệt. * Xi măng trộn cát và nước: Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành một hợp chất mới gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là xi măng, cát và nước. * Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ: Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn với tính chất của đinh mới. + Sự biến đổi lí học: * Xé giấy thành những mảnh vụn: Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác. * Xi măng trộn cát: Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và xi măng vẫn giữ nguyên không thay đổi. * Thuỷ tinh ở thể lỏng sau khi thổi thành các chai, lọ thành thuỷ tinh ở thể rắn vẫn giữ nguyên các tính chất của thuỷ tinh. Câu 2: Nêu vai trò của nhiệt trong sự biến đổi hoá học? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt và ánh sáng. năng lượng Câu 1: Nêu ví dụ về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, nhờ được cung cấp năng lượng. - Muốn đưa cặp sách lên cao, ta có thể dùng tay nhấc cặp. Năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển. - Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt. - Khi lắp pin và bật công tắc của ôtô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Như vậy, muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng. Câu 2: Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó? - Người nông dân cày, cấy: nguồn năng lượng là thức ăn. - Các bạn học sinh đá bóng, học bài: thức ăn. - Chim bay: thức ăn. - Máy cày: xăng. Trong mọi hoạt động của con người, động vật, máy móc, đều có sự biến đổi. Vì vậy, bất kì hoạt động nào cũng cần dùng năng lượng. Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như cày, cấy, trồng trọt, học tập, con người phải ăn, uống và hít thở. Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người. năng lượng mặt trời Câu 1: Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. - Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở dạng ánh sáng và nhiệt. - Năng lượng mặt trời có vai trò quan trong đối với sự sống, thời tiết và khí hậu. Cụ thể là: + Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, đun nấu, làm khô, phát điện, + Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm cho muôn loài, giúp cho cây xanh tốt, người và động vật khoẻ mạnh. Cây xanh hấp thụ năng lượng mặt trời để sinhtrưởng và phát triển. Cây là thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp của động vật. Cây còn cung cấp củi đun. Than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng được hình thành do năng lượng mặt trời. + Nămg lượng mặt trời còn gây ra nắng, mưa, gió, bão, trên trái đất. Câu 2: Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động, của con người sử dụng năng lượng mặt trời. - Phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm như: lúa, ngô, cà phê, sắn, - Máy tính bỏ túi, bình nước nóng, hoạt động bằng năng lượng mặt trời. - .... sử dụng năng lượng chất đốt Câu 1: Kể tên của một số loại chất đốt. Có một số chất đốt ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. Cụ thể là: - Thể rắn: củi, rơm, rạ, tre, - Thể lỏng: dầu mỏ, - Thể khí: khí đốt tự nhiên, khí đốt sinh học. Câu 2: Kể tên, nêu công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt. * Chất đốt rắn: - Kể tên: củi, tre, rơm, rạ, than đá, - Công dụng: dùng làm chất đốt. Ngoài ra: Than đá được sử dụng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ; dùng trong sinh hoạt: đun nấu, sưởi. * Chất đốt lỏng: - Kể tên: dầu mỏ. - Công dụng: Ngoài việc dùng làm chất đốt, từ dầu mỏ người ta có thể tách ra xăng, dầu hoả, dầu đi-ê-zen, dầu nhờn. Có thể chế ra nước hoa, tơ sợi nhân tạo, nhiều loại chất dẻo, từ dầu mỏ. * Chất đốt khí: - Kể tên: khí sinh học, khí tự nhiên. - Công dụng: dùng làm chất đốt. Câu 3: Nêu tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và những biện pháp để làm giảm những tác hại đó? Vì sao các chất đốt khi cháy có thể ảnh hưởng đến môi trường? - Các chất đốt khi cháy đều sinh ra nhiều loại khí độc, thải vào môi trường sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường không khí. Để giảm những tác hại đó, các chất thải, chất đốt cần được xử lí trước khi thải ra môi trường, làm ống khói dẫn khí bay lên cao - Tại vì: Tất cả các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí các-bô-níc cùng nhiều loại khí và các chất độc khác làm ô nhiễm không khí, có hại cho người, động vật, thực vật; làm han gỉ các đồ dùng, máy móc bằng kim loại. Vì vậy, cần có những ống khói để dẫn chúng lên cao, hoặc có các biện pháp để làm sạch, khử độc các chất thải trong khói nhà máy. Câu 4: Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than? Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không? Kể tên một số nguồn năng lượng có thể thay thế chúng? - Tại vì chặt cây bừa bãi để lấy củi đun và làm chất đốt sẽ gây ảnh hưởngtới tài nguyên rừng, tới môi trường. - Than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Đây không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người. - Để thay thế nguồn năng lượng này, con người đã và đang tìm cách khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng nước chảy, Phát triển khí sinh học, sản xuất khí đốt là con đường thiết thực giải quyết sự thiếu hụt chất đốt và cải thiện môi trường ở nông thôn. Câu 5: Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt? Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt? - Nếu sử dụng chất đốt không cẩn thận có thể gây ra cháy dụng cụ nấu, cháy nổ nghiêm trọng. - Khi đun nấu phải tập chung chú ý; đun nấu với thời gian hợp lý, khi không đun nấu nữa, tránh để lửa gần chất đốt.. Câu 6: Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Nêu các việc nên làm để để tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng? Tại sao cần sử dụng, chống lãng phí chất đốt? - Đun nấu không chú ý, đun quá thời gian cần thiết làm lãng phí chất đốt; xe ôtô, xe máy bị tắc đường gây lãng phí xăng dầu.. - Để tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng cần dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói và tiết kiệm chất đốt; đun nấu với thời gian hợp lý; Xây hầm chứa phân trâu, bò, lợn, để làm khí đốt (bi-ô-ga) - Phải sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt vì chất đốt khi bị đốt cháy sẽ cung cấp năng lượng để đun nóng, thắp sáng, chạy máy, sản xuất ra điện, đó không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Do vậy, cần tránh lãng phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt. sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy Câu 1: Con người sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong những việc gì? - Năng lượng gió dùng để: đẩy thuyền buồm, giúp cho thuyền buồm đi lại dễ dàng; quay tua bin của máy phát điện; quạt thóc, ở địa phương em dùng năng lượng gió để chạy thuyền buồm - Năng lượng nước chảy dùng để: chuyên chở hàng hoá xuôi theo dòng nước; làm quay bánh xe nước, đưa nước lên cao vào đồng ruộng để tưới cây; làm quay tua bin của nhà máy phát điện, tạo ra điện sử dụng trong sinh hoạt; , ở địa phương em dùng năng lượng nước chảy để chạy tua bin máy phát điện trong một số hộ gia đình ở miền núi sử dụng năng lượng điện Câu 1: Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dung điện? Trong đó loại nào dùng năng lượng điện để: thắp sáng, đốt nóng, chạy máy? - Một số đồ dùng sử dụng điện như: đèn pin, quạt điện, tivi, tủ lạnh, bàn là, nồi cơm điện, máy sấy tóc, đài cát-sét, máy tính, máy bơm nước, - Trong đó: + Dùng năng lượng điện để thắp sáng: đèn điện, đèn pin, + Dùng năng lượng điện để đốt nóng: nồi cơm điện + Dùng năng lượng điện để chạy máy: tủ lạnh, máy bơm nước, quạt điện,.. + Dùng năng lượng điện để truyền tin: điện thoại, vệ tinh Lắp mạch điện đơn giản Câu 1: Sử dụng bóng đén, pin, dây điện hãy tìm cách thắp sáng bóng đèn? Câu 2: Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng? Pin là nguồn cung cấp năng lượng làm cho đèn sáng. Mỗi pin có hai cực, một cực dương (+) và một cực âm (-); Bên trong bóng đèn là một dây tóc được nối ra bên ngoài. Dòng điện chạy qua dây tóc của bóng đèn làm cho dây tóc bị nóng tới mức phát ra ánh sáng. Đèn sáng nếu có một dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin. an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện Câu 1: Bạn cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật? Tại sao? - Điện lấy từ ổ điện, điện ở đường dây tải điện hoặc ở trạm biến thế rất nguy hiểm. Điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy cần nhớ: - Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của dường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện. Không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện. - Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo ngay cho người lớn biết, - Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện bằng mọi cách như ngắt cầu dao, cầu chì hoặc dùng vật khô không dẫn điện như gậy gỗ, gậy tre, que nhựa, gạt dây điện ra khỏi người bị nạn. Câu 2: Bạn cần làm gì để tránh lãng phí điện? Ta cần sử dụng điện một cách hợp lí, tránh lãng phí. Để tránh lãng phí điện cần chú ý: - Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi - Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là (ủi) quần áo (vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện). cơ quan sinh sản của thực vật có hoa Câu 1: Kể tên một số loài hoa có cả nhị và nhuỵ; một số loài hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhuỵ (hoa cái). - Một số hoa có cả nhị và nhuỵ như: hoa hồng, hoa lan, hoa đào, hoa cúc, hoa rong riềng, hoa phượng, - Một số loài có hoa đực và hoa cái riêng như: hoa bí, hoa mướp, Câu 2: Nêu từng bộ phận của nhị và nhuỵ? - Nhị (hoa đực) gồm: bao phấn (chứa các hật phấn), chỉ nhị. - Nhuỵ (hoa cái) gồm: đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ, noãn. Câu 3: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì? Hoa là cơ quan sinh sản của những thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. ở đa số các cây khác, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ. sự sinh sản của thực vật có hoa Câu 1: Thế nào là sự thụ phấn? - Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là sự thụ phấn.. Câu 2: Nêu cách phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió? Kể tên một vài loài hoa. - Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ và hoặc hương thơm, mật ngọt hấp dẫn côn trùng. Ví dụ: hoa lan, hoa huệ, hoa hồng, hoa thược dược, hoa hướng dương, - Các loài hoa thụ phấn nhờ gió không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có. Ví dụ: các loại cây cỏ, lúa, ngô,lau Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ Câu 1: Kể tên một số cây mọc ra từ bộ phận của cây mẹ? - Cây mía, trầu không, hoa hồng, có chồi mọc ra từ nách lá. - Trên củ khoai tây, củ gừng có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm vào đó có một chồi. - Phía trên đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên. - Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá. sự sinh sản của động vật Câu 1: Kể tên một số loài đẻ trứng, một số loài đẻ con. Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. - Các con vật được nở ra từ trứng như: sâu, thạch sùng, gà, vịt, ngan, ngỗng, nòng nọc, - Các con vật vừa đẻ ra đã thành con: voi, chó, lợn, trâu, bò, sư tử, hổ, sự sinh sản của côn trùng. - Chu trình sinh sản: Trứng ruồi nở ra dòi (ấu trùng). Dòi hoá nhộng, nhộng nở ra ruồi. - Chu trình sinh sản: Gián đẻ trứng, trứng nở thành con mà không qua các giai sự sinh sản của ếch Câu 1: Nêu chu trình sinh sản của ếch (vẽ sơ đồ hoặc viết) ếch cái đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Trứng ếch đã được thụ tinh nở ra nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch. đời sống trên cạn (giai đoạn nòng nọc chỉ sống ở dưới nước). sự nuôi và dạy con của một số loài thú Câu 1: Trình bày sự sinh sản và nuôi con của hổ. - Hổ là loài thú ăn thịt, sống đơn độc, chỉ sống thành đôi vào mùa sinh sản đó là mùa xuân và mùa hạ. - Hổ đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Hổ con lúc mới sinh rất yếu ớt nên hổ mự phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu. - Khi hổ con được hai tháng tuổi, hổ mẹ dạy chúng săn mồi. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập. Câu 2: Trình bày sự sinh sản và nuôi con của hươu. - Hươu là loài thú ăn cỏ, lá cây, sống theo bầy, đàn. - Hươu thường đẻ mỗi lứa một con. Hươu con vừa mới sinh ra đã biết đi và bú mẹ. Hươu mẹ chăm sóc và bảo vệ con rất chu đáo. Khi hươu con được khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ dạy con tập chạy . Môi trường Câu 1: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,..). Câu 2: Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống? - HS tự kể: VD: làng quê có: nhà ở, trường học, làng mạc, rừng cây, sông ngòi, cánh đồng, ao, hồ, đất đai, ánh sáng, nhiệt độ, sinh vật, khí quyển.. Tài nguyên thiên nhiên Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người Câu 1: Môi trường đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì? * Môi trường cung cấp cho con người: - Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, - Các nguyên liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước..) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn. * Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm. Tác động của con người đến môi trường rừng Câu1: Nêu các nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá + Do con người đốt rừng làm nương rẫy; + Lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường + Những vụ cháy rừng. Câu 2: Nêu hậu quả (tác hại) của việc phá rừng: - Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. - Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. - Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Tác động của con người đến môi trường đất Câu 1: Những nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hep và suy thoái: - Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy người ta tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Những việc làm đó khiến môi trường đất nước bị ô nhiễm. - Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. Tác động của con người đến môi trường không khí và nước Câu 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước: - Sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất. - Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra. - Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: + Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, phân bón hoá học chảy ra sông, biển.. + Sự đi lại của tàu thuyền trên sông, biển, thỉa ra khí độc, dầu nhớt, nước, khién cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết. Câu 2: Tác hại của việc ô nhiễm môi trường không khí và nước: Làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và điều kiện sinh hoạt ăn ở của con người; ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật. Một số biện pháp bảo vệ môi trường Câu 1: Các biện pháp bảo vệ môi rtường: - luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. - xử lí nước thải - đắp ruộng bậc thang. - sử dụng biện pháp sinh học gop phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng sinh thái trên đồng ruộng. - có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
Tài liệu đính kèm: