CÁC BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HỌC SINH LỚP MỘT
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Tiếng Việt là môn học chiếm nhiều thời gian trong chương trình học của bậc Tiểu học nói chung và lớp Một nói riêng. Môn học này coi trọng đồng thời cả 4 kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết. Học tốt môn Tiếng Việt sẽ là phương tiện giúp các em học sinh học tốt các môn học khác. Mục tiêu của môn học này là khi học xong chương trình lớp Một, các em phải đọc thông viết thạo nhưng trong thực tế hiện nay còn một bộ phận học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng còn mắc rất nhiều lỗi khi phát âm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh phát âm sai và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Đó là những câu hỏi thiết thực cần sớm có lời giải đáp, và cũng là mối quan tâm của các nhà làm công tác giáo dục và những ai tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
* Xuất phát từ vị trí của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học: Môn Tiếng Việt là con đường để giúp học sinh tiếp cận với thế giới bao la vô tận của tri thức khoa học và của con người. Nếu không am hiểu và vận dụng đúng thì học sinh sẽ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng hào quang của thế giới tri thức đó. Việc đọc và phát âm chuẩn các âm, tiếng, các từ ngữ sẽ giúp các em không hiểu sai, không hiểu lệch lạc vấn đề. Cho nên việc phát âm của học sinh Tiểu học thực sự quan trọng, nhất là đối với học sinh lớp Một
và tập đọc, nếu học sinh phát âm sai nhiều sẽ dẫn đến chất lượng giờ học không đạt yêu cầu. Bởi vậy nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học là phải cung cấp cho học sinh các quy tắc phát âm và rèn luyện thường xuyên, có hệ thống để các em có kỹ năng nói và thói quen phát âm đúng. Đối với học sinh Tiểu học, các em có phát âm chuẩn thì mới nói đúng, nói hay, khi viết mới chuẩn chính tả và mới có thể tiến tới đọc diễn cảm đạt hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn. Thực tế hiện nay, trong giao tiếp còn rất nhiều trường hợp người nói phát âm sai như: Ví dụ: - Đã đến giờ nàm (làm) việc. - Tôi xin lói (nói) với các đồng chí Hay có học sinh lên tới trung học rồi còn nói: - Xin phép cô cho em đi mua vợ. (vở) - . Ngay tại thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Lý Nhân và ở trường tôi đang giảng dạy, tình trạng học sinh phát âm sai còn khá phổ biến. Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, học sinh phần lớn phát âm sai ở các trường hợp sau: sai ở các phụ âm đầu l/n; phát âm sai ở các vần ưu - iu, ươu - iêu, phát âm sai các vần có kết thúc là nh và ng. Ngoài ra các em còn phát âm sai, lẫn lộn giữa các thanh hỏi - nặng, ngã - hỏi, ngã - nặng, ngã - sắc, đặc biệt có một vài em lại phát âm sai phụ âm kh thành h .Ví dụ : số không thì các em phát âm thành số hông, quả khế - quả hế - Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp Một, tôi thấy học sinh lớp Một của trường tôi còn rất nhiều em phát âm sai ở các lỗi mà tôi vừa liệt kê ở trên. Kết thúc năm học 2010-2011, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng phát âm của Học sinh lớp 1C do tôi chủ nhiệm và lớp 1A, 1B lần một qua ba bài tập đọc (Bài 56, 42, 58 – Sách Tiếng Việt lớp Một tập 1) Bài 1 : Nắng đã lên. Lúa trên nương đã chín. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. Bài 2 : Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi. Bài 3: Cái gì cao lớn lênh khênh Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra? Cho thấy kết quả như sau: Lớp Sĩ số Lỗi n- l kh-h ưu-iu ươu-iêu thanh(hỏi-nặng, ngã-hỏi-sắc) 1A 25 8 = 32% 3 = 12% 9 = 36% 9 = 36% 5 = 20% 1B 27 8 = 29,6% 2 = 25,9% 10 = 37% 10 = 37 % 6 = 22,2% 1C 25 7 = 28% 2 = 8% 7 = 28% 7 = 28% 6 = 24% * Nhận xét: Qua khảo sát 3 bài tập đọc trên đây tôi nhận thấy còn nhiều học sinh phát âm sai như sau: * Cặp n - l: “ nắng ” đọc thành “ lắng” “ nương ” đọc thành “ lương” “ nó ” đọc thành “ ló” “ nai ” đọc thành “ lai ” * Âm kh - h: “ khênh ” đọc thành “ hênh ” “ không ” đọc thành “ hông” * Vần ưu - iu; ươu - iêu: “ cừu ” đọc thành “ cìu ” “ hươu ” đọc thành “ hiêu ” * Thanh, tiếng: “ Buổi ” đọc thành “ buội ” “ đã ” đọc thành “ đá ” “ ngã ” đọc thành “ ngá ” “ bản ” đọc thành “ bạn ” Để đảm bảo độ chính xác và để kiểm tra xem tình trạng phát âm sai có ảnh hưởng gì đến việc viết chính tả hay không, tôi đã tiến hành kiểm tra viết chính tả nghe đọc qua các bài và tôi nhận thấy đa phần học sinh khi đọc cũng như trong khi viết còn nhầm lẫn giữa các cặp âm: l - n; các vần ưu – iu, ươu – iêu, tr - ch; s - x; gi – r – d, các thanh hỏi - nặng, ngã - hỏi, ngã - nặng, ngã - sắc, âm kh - h . Cụ thể tôi đã kiểm tra hai bài chính tả: Bài 1: Dù ai nói ngả, nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Bài 2: Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng. Trên trời bướm bay lượn từng đàn. Bài 3: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông? Không có lá có cành Sao gọi là ngọn sóng? * Nhận xét: Qua ba bài chính tả nghe đọc, tôi nhận thấy phần lớn các em phát âm sai thì dẫn đến viết sai. Tuy nhiên có một số em phát âm sai nhưng viết lại đúng hoặc viết sai nhưng phát âm lại đúng (nguyên nhân này chỉ có thể do các em trong khi giáo viên đọc các em chưa chú ý lắng nghe.) Sau khi khảo sát tình hình về năng lực phát âm của học sinh, tôi đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và thấy: 1/ Do ảnh hưởng của tiếng địa phương: Như chúng ta đã biết, tâm lý học sinh Tiểu học ở lứa tuổi rất hay bắt chước việc làm, lời nói của người lớn. Các em còn nhỏ nên chưa phân biệt được đúng, sai. Mà địa phương tôi đang giảng dạy, nhân dân thường nói ( phát âm) phần lớn là sai ở các trường hợp sau: sai ở các âm phụ âm đầu l/n; phát âm sai ở các vần ưu - iu, ươu - iêu Ngay từ khi còn nhỏ các em được nghe bà, mẹ hát ru; được người thân dạy nói. Lớn lên các em tiếp xúc và giao tiếp với mọi người xung quanh. Mọi người phát âm sai các em sẽ bắt chước học theo, dẫn đến trở thành thói quen trong giao tiếp. Sự quan tâm của gia đình đến việc học hành của con cái còn ít hoặc là không quan tâm, phó mặc cho nhà trường. Cha mẹ các em do bận công việc, lo làm ăn không thường xuyên kiển tra con em mình học tập như thế nào, năng lực phát âm chưa cao mặc dù một số em nhận thức rất tốt. 2/ Về phía giáo viên: - Bản thân giáo viên là người địa phương nên có thể giáo viên còn phát âm chưa chuẩn. Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh Mầm non, Tiểu học là lứa tuổi hay bắt chước, tin yêu thầy cô giáo. Các em luôn coi thầy cô giáo là tấm gương sáng mẫu mực trong mọi hành vi cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ và thường bắt chước và làm theo. Chính vì vậy, muốn cho học sinh phát âm chính xác thì yêu cầu giáo viên giảng dạy ngay từ bậc Mầm non cần phải phát âm chuẩn (không chỉ trong giờ dạy mà trong cả giao tiếp hằng ngày). - Khi học sinh phát âm sai, giáo viên chưa xây dựng ý thức, thói quen cho học sinh luyện tập và tự sửa sai cho nhau. Mặt khác trong các tiết học vần và tập đọc vì thời gian không nhiều, số lượng học sinh đông nên giáo viên chưa luyện triệt để các lỗi phát âm sai cho học sinh. - Giáo viên chưa chú ý đến quan điểm dạy học tích hợp. Vì vậy ngoài những giờ học âm, vần và tập đọc giáo viên chưa chú trọng rèn cách phát âm cho học sinh trong các môn học khác. Ví dụ: Trong tiết toán, khi cho học sinh đọc đề bài toán thì yêu cầu học sinh cũng phải phát âm đúng, có phát âm đúng từ ngữ thì mới hiểu nội dung bài toán. 3/ Về phía học sinh - ở lớp: Một số học sinh trong giờ học Tiếng Việt hay trong các giờ học khác không tập trung nghe cô giáo phát âm mẫu những âm, tiếng, từ ngữ khó và hay nhầm lẫn. Tư tưởng của các em bị phân tán nên các em không xác định được cách phát âm của các cặp phụ âm: l/n; các vần ưu - iu, ươu - iêu. Ngoài ra các em còn phát âm sai, lẫn lộn giữa các thanh hỏi - nặng, ngã - hỏi, ngã - nặng, ngã - sắc, đặc biệt có một vài em lại phát âm sai phụ âm kh thành h, phát âm sai các vần có kết thúc là nh và ng .Ví dụ : số không thì các em phát âm thành số hông, quả khế - quả hế, chạy nhanh - chạy nhăng - ở nhà: Các em chưa chú ý luyện đọc, trong giao tiếp với người thân khi phát âm sai cũng không chú ý sửa, hoặc biết người lớn và bản thân phát âm sai cũng không sửa mà cứ nói theo thế cho dễ nói. Như vậy bản thân các em không có ý thức hoặc thiếu ý thức sửa sai khi phát âm. Các em còn coi nhẹ việc phát âm mà không biết tầm quan trọng của nó. Ngoài ra còn một vài em nói ngọng từ nhỏ phát âm không rõ ở một số âm đầu và vần. 3. Lý do chọn đề tài : Nội dung chương trình sách giáo khoa được đổi mới nên đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với chương trình ở tất cả các môn học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng để đem lại hiệu quả cao nhất đến với mỗi học sinh. Đặc biệt, mục tiêu của môn Tiếng Việt trong chương trình học của bậc Tiểu học là phải coi trọng đồng thời cả 4 kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết. Yêu cầu tối thiểu của một học sinh đã hoàn thành bậc Tiểu học là phải đọc thông viết thạo. Nhưng đọc thông viết thạo không có nghĩa là chỉ cần đọc được, viết được mà phải đạt được những yêu cầu tối thiểu của Tiếng Việt đó là: - Phát âm chuẩn - Không nói ngọng hay đọc sai, lẫn phụ âm đầu. Nếu học sinh đã đạt được những yêu cầu trên thì học sinh mới học tốt các môn học khác và tiếp tục học tốt lên các lớp trên. Có đọc đúng thì mới viết đúng. Có phát âm chuẩn thì người nghe mới hiểu mình nói gì và không gây cười ở những cuộc họp hay những lúc cần nghiêm túc. Vì vậy đọc đúng và phát âm chuẩn ở bậc Tiểu học nhất là lớp Một là một điều quan trọng bậc nhất khi các em đến trường. Do tình hình thực tiễn học sinh ở địa phương tôi còn mắc nhiều lỗi phát âm. Điều này đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều là làm sao để giảm tỷ lệ học sinh đọc sai, phát âm không chuẩn tới mức độ tối thiểu. Bởi vậy tôi đã lên kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng một số biện pháp nhằm “Sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp Một”. phần II: Nội dung sáng kiến I/ Những nội dung được đề cập trong sáng kiến - Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, lý do chọn đề tài. - Các biện pháp thực hiện - Kết quả và bài học kinh nghiệm. - Những kiến nghị và đề xuất. II/ các giải pháp thực hiện Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở khối lớp Một, tôi nhận thấy việc sửa chữa và uốn nắn để nâng cao năng lực phát âm cho học sinh là một điều kiện hết sức quan trọng và cấp thiết đối với những người làm công tác giáo dục. Muốn hình thành được thói quen luyện phát âm ở học sinh Tiểu học, giúp các em phát âm chuẩn thì giáo viên phải có chương trình, kế hoạch cụ thể để uốn nắn sửa chữa cho các em. Hiểu được tâm lý học sinh đây lầ lứa tuổi để uốn nắn, dễ hình thành thói quen, tiếp thu nhanh, nếu khắc phục được các nguyên nhân trên đây thì các em sẽ phát huy tốt hơn, chuẩn xác hơn. Bởi vậy trong thời gian qua, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ từng bước giúp học sinh nâng cao dần năng lực phát âm tạo điều kiện để các em học lên các lớp trên tốt hơn. Giải pháp 1: Giáo viên tự nâng cao năng lực phát âm của bản thân. Trong quá trình dạy học, bản thân tôi tự nhận thấy có những khi đọc nhanh, ít chú ý tôi cũng hay phát âm sai các vần ưu, ươu như rượu thành riệu, hươu thành hiêu, quả lựu thành quả lịu....... Chính vì vậy, tôi luôn có ý thức luyện cách đọc, cách phát âm thật chuẩn xác. Vì vậy, đối với giáo viên theo thói quen địa phương hay phát âm sai thì phải có ý thức thường xuyên tự sửa lỗi phát âm cho mình, có như vậy mới hướng dẫn cho học sinh phát âm chuẩn được. Vì vậy, trước khi lên lớp, tôi phải nghiên cứu trước các văn bản, đánh dấu các âm, vần, tiếng, từ ngữ mà nhân dân ở địa phương và học sinh của lớp mình hay phát âm sai trong bài học đó để có kế hoạch sửa cho từng học sinh. Đồng thời, tôi lựa chọn những lỗi phát âm sai điển hình của học sinh trong lớp đẻ luyện cho học sinh trong từng tiết học. Sau đó tôi tiến hành nghiên cứu cơ chế phát âm của các âm, vần cần luyện cho học sinh. Tôi thường đứng trước gương tập phát âm để nhìn khẩu hình của miệng mình làm căn cứ để sửa cho học khi phát âm. Bên cạnh đó, tôi tìm hiểu qua các đồng nghiệp đã giảng dạy lâu năm để học hỏi thêm kinh nghiệm về rèn phát âm cho học sinh đạt hiệu quả cao. Giải pháp 2: Khảo sát và phân loại đối tượng học sinh: Việc phân loại đối tượng học sinh có vai trò quan trọng trong việc dạy học phân loại theo đối tượng. Đối với việc sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp Một là vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, sau một thời gian giảng dạy và giao tiếp với học sinh, tôi tiến hành theo dõi, phát hiện, và phân loại từng đối tượng các em học sinh để từ đó có thể giúp giáo viên nắm bắt rõ có bao nhiêu học sinh bị mắc các lỗi phát âm phổ biến và cá biệt. Từ đó giáo viên sẽ đề ra kế hoạch rèn lỗi phát am cho từng em qua từng giai đoạn. Giải pháp 3: Cách khắc phục những lỗi phát âm sai: a/Với cặp phụ âm n/l: Như chúng ta đã biết, khi phát âm âm l: Lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phái hai bên rìa lưỡi, xát nhẹ. Với cách phát âm âm n: Đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi. Vì vậy, để dạy học sinh phát âm chuẩn, ngay từ khi dạy các bài học về âm tôI đã chú trọng việc rèn cách phát âm cho học sinh như sau: Giáo viên phát âm mẫu nhiều lần, hướng dẫn kỹ học sinh muốn phát âm chuẩn âm l/n thì phải đặt đầu lưỡi ở đâu, yêu cầu học sinh quan sát kĩ khẩu hình khi giáo viên phát âm mẫu, sau đó cho học sinh luyện phát âm nhiều lần. Cụ thể: - Khi dạy bài âm L (Bài số 8- Tiếng Việt Một, tập Một) tôi đã rất chú ý dạy học sinh cách phát âm âm l. Cách thực hiện như sau: + Giáo viên yêu cầu học sinh lấy trong bộ chữ học vần Tiếng Việt âm l. + Giáo viên phát âm mẫu âm l - lờ (Lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phiá hai bên rìa lưỡi, xát nhẹ). Yêu cầu học sinh phải chú ý nghe và theo dõi khẩu hình phát âm của giáo viên. + Cho học sinh phát âm lại theo các hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp. + Giáo viên yêu cầu học sinh ghép tiếng lê vào bảng cài. + Cho học sinh phân tích tiếng lê (âm l đứng trước, âm ê đứng sau). + Giáo viên hướng dẫn cách đánh vần: lờ- ê- lê.Yêu cầu học sinh chú ý quan sát khẩu hình và lắng nghe khi giáo viên phát âm. + Gọi học sinh đánh vần theo hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp . + Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh. Với những học sinh phát âm sai giáo viên cần xuống tận nơi để phát âm lại cho học sinh nghe và quan sát rõ khẩu hình phát âm của giáo viên, luyện trực tiếp cho học sinh đó để giúp học sinh sửa lỗi phát âm sai của mình. - Khi dạy bài 13 âm n , để giúp học sinh phát âm chuẩn âm n và phân biệt được cách phát âm n với l đã học ở bài 8, tôi thực hiện cách dạy như bài dạy âm l, nhưng trong quá trình dạy tôi đã chú trọng phân biệt cách phát âm hai phụ âm l/n cho học sinh : + Cách phát âm âm l: Lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phái hai bên rìa lưỡi, xát nhẹ; + Cách phát âm âm n : Đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi. Cuối tiết dạy tôi liệt kê các tiếng chứa âm l/n lên bảng như lo/no; lá /ná; lê/ nê; lô/nô... Cho học sinh luyện đọc. Để giúp các em phát âm đúng, bên cạnh việc hướng dẫn các em phát âm, tôi còn kết hợp giải nghĩa các cặp từ có chứa phụ âm đầu l/n cho học sinh hiểu nghĩa để từ đó đã giúp các em phát hiện ra việc mình phát âm sai . Trong quá trình giảng dạy tôi còn có mẹo để giúp học sinh tự nhận biết xem mình đã phát âm đúng hai phụ âm l/n hay chưa bằng cách cho học sinh đặt tay lên mũi của mình: khi đọc phụ âm n thì mũi của con phải rung vì hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi, đối với phụ âm l khi đọc mà con thấy mũi rung lên là con đọc sai. Từ đó học sinh lớp tôi tự nhận biết được mình đã phát âm đúng hay sai để có ý thức sửa lỗi. b/Với cặp vần ưu/ươu: Trong quá trình dạy học sinh phát âm, tôi phát âm mẫu chậm và yêu cầu học sinh quan sát kĩ khẩu hình phát âm của giáo viên. Sau đó tôi chọn các em học sinh bị mắc lỗi phát âm này để luyện phát âm cho các em theo các hình thức cá nhân. Riêng đối với vần ươu, tôi hướng dẫn học sinh khi phát âm phải chú ý ươ là một nguyên âm đôi nên ta phải đọc nhanh hơn: ươ - u - ươu. - Ngoài việc luyện phát âm cho học sinh, tôi còn hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nghĩa của các tiếng, từ có chứa vần ươu và ưu với những tiếng có chứa vần iu và iêu. Ví dụ: rượu/ riệu thì rượu là một chất lỏng được nấu tư gạo và men dùng để uống. Còn riệu thì không có nghĩa. * Đối với một số trường hợp học sinh phát âm sai cá biệt. + Với trường hợp học sinh trong lớp phát âm sai vần anh thành ăng hoặc anh thành ăn: Trường hợp này trong lớp chỉ có một vài học sinh phát âm sai nên khi dạy tôi sẽ chọn các vần, tiếng, từ ngữ có chứa vần anh để luyện. Trước hết tôI cho gọi các em học sinh bị mắc lỗi phát âm sai phân tích kĩ cấu tạo của các vần anh và ăng, ăn. Sau đó, tôi tiến hành luyện phát âm cho các em theo hình thức cá nhân trong từng tiết học và trong các hoạt động giao tiếp hằng ngày. + Đối với trường hợp học sinh phát âm sai kh thành h. Ví dụ : số không đọc thành số hông, quả khế thành quả hế, khéo léo thành héo léo: Đây là trường hợp học sinh phát âm phụ âm kh nhưng bị mất âm k đứng trước. Trường họp này thường là cá biệt nên tôI áp dụng biện pháp dạy học cá nhân. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, tôi đến tận chỗ học sinh phát âm mẫu thất chậm và vừa phát âm vừa hướng dẫn học sinh cách phát âm như sau: gốc lưỡi lui về phía vòm mềm tạo nên khe hẹp, thoát ra tiếng xát nhẹ , không có tiếng thanh. Đồng thời yêu cầu học sinh chú ý nghe và quan sát khẩu hình phát âm của giáo viên rồi luyện cho học sinh đó phát âm nhiều lần. Với những học sinh phát âm sai ngoài luyện đọc như trên ở lớp, tôi còn viết cho các em một bảng những từ có chứa âm kh để về luyện tập thêm ở nhà. c/ Với các cặp thanh dễ nhầm lẫn. Việc phát âm lẫn lộn giữa các cập dấu thanh là hiện tượng mà ta quen gọi là nói ngọng và xuất phát từ khi trẻ mới bắt đầu tập nói. Với các hiện tượng này, có khi chính các em cũng nhận ra nhưng thông thường các em hay bị bạn bè hoặc người lớn chế nhạo nên có những phản ứng tiêu cực. Để luyện phát âm cho các em tôi làm như sau: - Trong các giờ học, tôi phát âm mẫu chuẩn, cho học sinh nhìn khẩu hình phát âm rồi phát âm theo, tăng lần luyện phát âm cho những cá nhân phát âm sai. - Có thể tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của các tiếng, từ đó để các em biết khi nói sai sẽ gây hiểu nhầm cho người khác, vì vậy các em thấy được sự cần thiết của việc tự sửa lỗi cho mình. Ví dụ: vở là đồ dùng học sinh sử dụng để viết hằng ngày còn vợ là từ chỉ người; vó là tên gọi đồ vật dùng để đánh bắt cá còn võ là tên một môn thể thao; bản thân là chỉ về mình nhưng bạn thân lại không chỉ về mình - Trong lớp học tôi luôn tạo không khí thân ái, không để xảy ra hiện tượng chế nhạo nhau mà bạn bè luôn nhắc nhở nhau khi phát âm sai để giúp nhau sửa lỗi phát âm. Giải pháp 4: Tổ chức các trò chơi học tập. Để tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học nhằm củng cố cách phát âm cho học sinh, vào cuối mỗi tiết học, tôi chọn những cặp từ mà từng đối tượng học sinh của lớp hay nhầm lẫn. Tôi tiến hành chia học sinh vào các nhóm, mỗi nhóm đều có các em phát âm chuẩn và các em hay mắc các lỗi phát âm sai. Sau đó tôi tổ chức cho từng nhóm (theo đối tượng đã phân loại) luyện phát âm. Như vậy các em trong từng nhóm sẽ tự sửa lỗi phát âm cho nhau. Sau đó tổ chức thi giữa các nhóm. Những em nào khắc phục sửa được lỗi thì tôi sẽ động viên khen ngợi trước lớp hoặc thưởng điểm cho em đó để học sinh càng thêm phấn khởi từ đó việc sửa lỗi phát âm của học sinh càng đạt hiệu quả cao. Giải pháp 5: áp dụng quan điểm tích hợp trong dạy sửa lỗi phát âm cho học sinh. Đối với các em học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp Một nói riêng, việc rèn luyện thường xuyên trong dạy học sẽ đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi thường xuyên áp dụng việc dạy học tích hợp trong sửa lỗi phát âm cho học sinh. Khi dạy các phân môn khác của môn Tiếng Việt lớp Một như kể chuyện, Tập viết và các môn học khác như Toán, Đạo Đức, Tự nhiên và Xã hội, tôi luôn luôn chú ý đến các lỗi mà học sinh thường mắc phảI để sửa cho các em. Khi gặp các lỗi đó tôi dừng lại cho những học sinh phát âm sai luyện phát âm để giúp các em mau chóng tiến bộ. Giải pháp 6: Rèn luyện thói quen hàng ngày trong giao tiếp và giao bài tập về nhà. Từ đặc điểm của môn Tiếng Việt là phục vụ việc giao tiếp, tôi phân công những học sinh thường hay phát âm các lỗi sai ngồi cạnh học sinh phát âm chuẩn và giao nhiệm vụ cho những học sinh này kèm cặp giúp đỡ bạn, sửa lỗi phát âm sai cho bạn trong khi giao tiếp nói chuyện với bạn, trong những lúc đọc bài theo nhóm, trong những lúc vui chơi. Nhờ đó, hiệu quả của việc bạn bè sửa lỗi phát âm sai cho nhau là rất cao. Bên cạnh đó, tôi tiến hành giao cho các em học sinh hay mắc các lỗi phát âm sai bài tập về nhà bằng cách luyện đọc các cặp từ có phụ âm đầu, vần, thành dễ lẫn đã nêu ở trên để về nhà các em tự luyện phát âm. Ví dụ trong lớp có 7 học sinh phát âm sai thì tôi sẽ viết cho mỗi em một bảng từ ( tuỳ theo lỗi sai của từng em) để các em kết hợp rèn các lỗi phát âm sai một cách thường xuyên ngay ở gia đình. Giải pháp 7: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục: Từ việc khảo sát thực tế các lỗi phát âm sai của học sinh vào đầu năm học nên ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu tiên, tôi thông báo những lỗi phát âm sai của từng em, sự cần thiết phải sửa lỗi phát âm cho học sinh để phụ huynh biết và có biện pháp kèm cặp con em ở nhà. Đồng thời, nếu có cơ hội gặp gỡ phụ huynh những khi đưa đón học sinh vào đầu hoặc cuối các buổi học tôi trao đổi và nêu một số biện pháp để giúp cho phụ huynh nắm được cách sửa lỗi cho con em và phụ huynh có thể tự sửa nếu như họ phát âm sai. Bên cạnh đó, tôi tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền tới các ngành, đoàn thể của xã, các ông bà Bí thư, Trưởng xóm trong các buổi họp để họ là những kênh tuyên truyền hiệu quả cho toàn thể nhân dân trên địa bàn xã cùng sửa lỗi phát âm sai ở các âm phụ âm đầu l/n; phát âm sai ở các vần ưu - iu, ươu - iêu để không làm ảnh hưởng xấu đến học sinh, đến con em của chính họ. III/ Kết quả của việc thực hiện các biện pháp , giải pháp Sau khi thực hiện 7 giải pháp trên tôi nhận thấy về mặt chuyên môn tôi hiểu biết thêm nhiều và tự tin, không còn thấy ngại trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh. Tôi càng vui hơn khi thấy học sinh của mình tiến bộ nhiều trong việc đọc, viết, trong giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế chất lượng các môn tập đọc và chính tả đã được nâng lên một cách rõ rệt. Cụ thể : cuối năm học 2011- 2012 vừa qua, tôi tiến hành khảo sát chất lượng phát âm của lớp 1C do tôi chủ nhiệm lần 2 và khảo sát chất lượng phát âm tại lớp 1A và 1B. Tôi cho học sinh 3 lớp đọc 3 bài: Bài 55- TV lớp Một tập 1 Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Bài 77 – TV lớp Một tập 1 Những đàn chim ngói Mặc áo màu nâu Đeo cườm ở cổ Chân đất hồng hồng Như nung qua lửa Bài 42 – TV lớp Một tập 1 Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi. (Những chữ gạch chân là những lỗi mà học sinh lớp tôi mắc phải qua lần khảo sát thứ nhất) Số liệu thống kê như sau: Lớp Sĩ số Lỗi n- l kh-h ưu-iu ươu-iêu thanh(hỏi-nặng, ngã-hỏi-sắc) 1A 25 6 = 24% 3 = 12% 7 = 28% 7 = 28% 3 = 12% 1B 27 7 = 25,9% 2 = 7,4% 8= 29,6% 8 = 29,6 % 5 = 18,5% 1C 25 2 = 8 % 1 = 4 % 3 = 12% 3 = 12 % 1 = 4 % So với 2 lớp kia, kết quả của lớp tôi dạy khả quan hơn hẳn. Điều đó chứng tỏ những biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp Một của tôi đã có hiệu quả tích cực. Phần III :Kết luận và bài học kinh nghiệm 1- Kết luận : Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng việt và các phân môn khác ở lớp Một, giáo viên phải luôn luôn quan tâm, chú trọng sửa lỗi phát âm sai cho học sinh để học sinh lên c
Tài liệu đính kèm: