Báo cáo tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm - Giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt nội dung giải toán có lời văn - Năm học 2016-2017

2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng

2.1. Tên sáng kiến

Giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt nội dung giải toán có lời văn

2.2. Lĩnh vực áp dụng

Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1

3. Nội dung của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)

Để dạy đạt hiệu quả cao phần giải toán có lời văn ở lớp 1, tôi xin nêu ra một số biện pháp sau đây, đồng thời cũng có thể xem đây là các bước cơ bản để dạy tốt nội dung giải toán có lời văn ở lớp 1.

3.1. Giáo viên phải nắm vững chương trình

 Là GV dạy lớp 1 thì cần phải nghiên cứu thật kĩ để nắm vững cấu trúc chương trình của phần giải toán có lời văn. Nội dung giải toán có lời văn ở lớp 1 chia thành 2 giai đoạn:

 - Giai đoạn 1: “Chuẩn bị” học giải toán có lời văn (Học kì I, lớp 1). HS làm quen với các “tình huống” qua tranh vẽ. Từ đó nêu thành bài toán (nêu miệng) và bước đầu có hướng giải quyết (viết phép tính thích hợp).

 

doc 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm - Giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt nội dung giải toán có lời văn - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2016 – 2017
Mã số
05
I. Sơ lược bản thân
Họ và tên: ĐẶNG HOÀI HẬN. Năm sinh: 1983
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành Giáo dục tiểu học
Nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp
Đơn vị: Trường TH – THSC An Lạc
II. Nội dung
1. Thực trạng, nguyên nhân 
1.1. Thực trạng 
Trong quá trình giảng dạy lớp 1, qua các tiết dự giờ hội giảng khối 1 ở trường và qua trao đổi trực tiếp với những giáo viên (GV) dạy lớp 1, tôi thấy hầu hết các GV nào cũng phàn nàn là gặp rất nhiều khó khăn khi dạy đến phần giải toán có lời văn. Học sinh (HS) thì rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Có rất ít HS biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại cảm thấy khó khăn, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi thầy, cô hỏi lại không biết trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. GV phải mất rất nhiều công sức và thời gian khi dạy đến phần này. Tôi cũng gặp tình trạng tương tự.
Bảng 1. Thống kê thực trạng giải toán có lời văn năm học 2014-2015
Lớp/ Khối
Tổng số HS
Số bài làm đúng bài giải toán có lời văn(*)
Tỉ lệ (%)
Ghi chú
1A
25
14
56,00
1B
27
17
62,96
1C
26
15
57,69
Khối 1
78
46
58,97
(*) Dựa theo bài kiểm tra cuối năm
Dựa vào bảng thống kê trên cho thấy tỉ lệ học sinh giải được toán có lời văn chỉ chiếm 58,97%. Trong khi đó tỉ lệ học sinh chưa giải được toán có lời văn chiếm đến 41,03% con số này tương đối cao. Là một giáo viên dạy lớp 1, lúc nào tôi cũng suy ngẫm làm sao để HS mình đọc, viết và làm toán tốt. Tuy nhiên, qua vài năm dạy lớp 1 có một điều làm tôi luôn băn khoăn, trăn trở là phần lớn học sinh của tôi không làm tốt bài tập về giải toán có lời văn trong lần kiểm tra cuối năm. Chính vì vậy, từ đầu năm học 2015 – 2016, tôi quyết tâm tìm ra những biện pháp để dạy tốt mạch kiến thức giải toán có lời văn. Từ đó, tôi tự nghiên cứu học tập từ nhiều tài liệu khác nhau, từ mạng Internet; học tập kinh nghiệm ở đồng nghiệp, bạn bè. Nhờ vậy trong năm học này, toàn khối 1 trường tôi dạy đạt hiệu quả tương đối cao phần giải toán có lời văn. Từ đó, tôi đã tổng hợp lại và viết thành sáng kiến kinh nghiệm: “Giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt nội dung giải toán có lời văn”.
1.2. Nguyên nhân
2.1. Từ phía giáo viên:
 	GV chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước đó. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như HS đều làm được nên GV tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy khả năng đặt tính, tính toán của HS mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước chuẩn bị của dạng toán có lời văn sau này. Riêng bản thân tôi thì trong năm học này tôi đặc biệt chú ý đến những dạng toán này và triển khai cho GV cả khối cùng thực hiện. 
2.2. Từ phía học sinh:
	Do HS mới bắt đầu làm quen với dạng toán giải toán có lời văn, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác, giai đoạn này một số em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Vì vậy HS không làm đúng cũng là điều bình thường. 
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
2.1. Tên sáng kiến
Giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt nội dung giải toán có lời văn
2.2. Lĩnh vực áp dụng
Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1
3. Nội dung của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)
Để dạy đạt hiệu quả cao phần giải toán có lời văn ở lớp 1, tôi xin nêu ra một số biện pháp sau đây, đồng thời cũng có thể xem đây là các bước cơ bản để dạy tốt nội dung giải toán có lời văn ở lớp 1.
3.1. Giáo viên phải nắm vững chương trình
	Là GV dạy lớp 1 thì cần phải nghiên cứu thật kĩ để nắm vững cấu trúc chương trình của phần giải toán có lời văn. Nội dung giải toán có lời văn ở lớp 1 chia thành 2 giai đoạn:
	- Giai đoạn 1: “Chuẩn bị” học giải toán có lời văn (Học kì I, lớp 1). HS làm quen với các “tình huống” qua tranh vẽ. Từ đó nêu thành bài toán (nêu miệng) và bước đầu có hướng giải quyết (viết phép tính thích hợp).
Ví dụ: Bài tập 5.b) – trang 50
	- Giai đoạn 2: “Chính thức” học giải toán có lời văn (Học kì II, lớp 1). HS được biết thế nào là bài toán có lời văn, biết cách giải và trình bày bài toán có lời văn.
	Ví dụ: Bài tập 2 – trang 115
Bài toán: Có  con thỏ, thêm  con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ?
Ngoài ra, giải toán có lời văn còn được dạy xen kẽ với các mạch kiến thức khác. Chẳng hạn, dạng bài tập sau đây là ba dạng toán có lời văn được xen kẽ với mạch kiến thức về số học; đo lường đại lượng và các yếu tố hình học. 
Ví dụ 1: Hình thành kiến thức mới (phép trừ trong phạm vi 5 – Toán 1, trang 58)
Ví dụ 2: Giải toán có lời văn có liên quan đến các yếu tố hình học (Bài tập 3, Toán 1, trang 121)
Ví dụ 3: Giải toán có lời văn có liên quan đến đại lượng và đo lường đại lượng (Bài tập 2, Toán 1, trang 123)
3.2. Xem trọng giai đoạn “Chuẩn bị”
	Đây là giai đoạn mà HS bắt đầu làm quen với giải toán có lời văn nên rất quan trọng, là nền tảng để HS học tốt ở giai đoạn chính thức. Đối với giai đoạn này giáo viên cần dạy theo các bước sau:
	- Đọc yêu cầu và quan sát tranh vẽ.
	- Nêu bài toán (nêu miệng).
	- Viết phép tính.
	Ví dụ: Bài tập 5.b) – trang 46. GV có thể hướng dẫn theo quy trình sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu (Viết phép tính thích hợp).
- Yêu cầu HS quan sát tranh nêu bài toán (Có một con thỏ, rồi một con thỏ nữa chạy đến. Hỏi có tất cả mấy con thỏ ?)
- Gọi vài HS nêu lại bài toán (HS nêu miệng)
- Cho HS thảo luận, trao đổi ý kiến tìm ra phép tính.
- Gọi HS viết phép tính (1 + 1 = 2)
- GV hướng dẫn thêm để HS thấy được mối quan hệ giữa phép tính và tranh vẽ.
3.3. Dạy thật kĩ và có trọng tâm giai đoạn “Chính thức”
	Ở giai đoạn này HS đã chính thức học giải toán có lời văn nên những bài khi bắt đầu là rất quan trọng, cụ thể là hai bài (bài “Bài toán có lời văn” và bài “Giải toán có lời văn”). Qua hai bài này GV cần phải làm sao để HS hiểu thế nào là bài toán có lời văn; cấu trúc của bài toán có lời văn; các bước giải và cách trình bày bài giải toán có lời văn. Sau đây tôi xin nêu cách dạy của hai bài này như sau:
3.3.1. Bài toán có lời văn (SGK Toán 1, trang 115)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
- Gọi HS đọc yêu cầu (HS đọc).
- Yêu cầu HS quan sát tranh rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm (HS viết).
- Gọi HS nêu đầy đủ bài toán (HS nêu).
- Hỏi HS Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? Theo câu hỏi thì ta cần phải làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm vào SGK bằng bút chì rồi tổ chức sửa bài.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
	(Tiến hành tương tự bài 1)
Bài 3: Nêu tiếp câu hỏi bằng lời để có bài toán
- Gọi HS đọc yêu cầu (HS đọc).
- Bài toán còn thiếu gì ? (Câu hỏi).
- Gọi HS nêu câu hỏi (HS nêu).
- GV gọi HS nhận xét, sau đó GV chốt lại.
Bài 4: Nhìn tranh vẽ nêu số thích hợp và câu hỏi bằng lời để có bài toán:
	(GV hướng dẫn bài 4 là sự kết hợp của bài 1 và bài 3)
* Củng cố: Qua bốn bài tập giúp HS biết được bài toán có lời văn gồm có:
- Các số liệu (gắn với các thông tin đã biết).
- Câu hỏi (chỉ thông tin cần tìm).
3.3.2. Giải toán có lời văn (SGK toán 1, trang 117)
	a. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải
- Đính tranh rồi yêu cầu HS đọc đề bài toán (HS đọc)
- Bài toán cho biết những gì ? (Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa).
- Bài toán hỏi gì ? (Nhà An có tất cả mấy con gà).
- GV ghi tóm tắt lên bảng, gọi HS đọc lại (HS đọc).
- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà, ta làm thế nào ? (Ta phải làm tính cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9).
- GV tiến hành hướng dẫn HS trình bày bài giải, GV làm mẫu:
+ Viết từ “Bài giải”
+ Viết câu lời giải (cách viết câu lời giải từ câu hỏi của bài toán).
+ Viết phép tính (lưu ý HS viết đơn vị trong ngoặc đơn).
+ Viết đáp số (viết đáp số từ kết quả của phép tính, nhưng đơn vị không có ngoặc đơn).
- Gọi HS đọc lại bài giải; nêu lại các bước giải.
Bài giải
Nhà An có tất cả là:
 	5 + 4 = 9 (con gà)
 Đáp số : 9 con gà
b. Thực hành
 	 Học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào luyện tập, thực hành theo trình tự sau:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài toán.
- Học sinh tự làm bài.
- Trình bày, nhận xét sửa chữa.
- Nêu lại các bước giải toán có lời văn (viết câu lời giải, phép tính, đáp số).
	Ngoài ra khi HS đã được làm quen nhiều với bài toán có lời văn, GV cần hướng dẫn để HS nắm vững thêm cách giải toán có lời văn gồm 4 bước:
	- Bước 1: Tóm tắt đề toán.
	- Bước 2: Lựa chọn phép tính thích hợp cho bài toán, tìm phép tính thích hợp để giải bài toán.
	- Bước 3: Thực hiện phép tính.
	- Bước 4: Trình bày lời giải của bài toán.
3.4. Nhận xét, sửa chữa từng lỗi sai chung và hướng dẫn cho từng cá nhân
GV lựa chọn những lỗi sai cơ bản, phổ biến ở nhiều học sinh khi giải toán có lời văn, đưa ra cả lớp nhận xét và tìm cách khắc phục, sửa chữa những lỗi sai đó. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn, tránh giảng giải quá nhiều hay áp đặt học sinh vì như sẽ không phát huy tính tích cực học tập của các em, không mang lại hiệu quả cao. Đối với những trường hợp mà chỉ có một vài HS mắc lỗi sai thì GV nhẹ nhàng sửa riêng cho những cá nhân HS đó, không tổ chức sửa chung cả lớp. Có như vậy mới giúp HS khắc sâu được kiến thức và làm bài tốt hơn.
4. Hiệu quả
Khi áp dụng các biện pháp này vào giảng dạy, tôi nhận thấy chất lượng dạy học giải toán có lời văn lớp mình dạy và cả khối 1 của trường mình có sự tiến bộ rõ rệt hơn so với những năm học trước. Cụ thể là năm học 2015 – 2016 lớp tôi có 30 HS nhưng đến kiểm tra cuối năm lớp tôi có 23 HS (tức là có đến 76,67% HS) làm đúng hoàn toàn bài tập về giải toán có lời văn. Trong khi năm học 2014 – 2015 đến cuối năm mà chỉ có 56,00% HS làm đúng bài tập về giải toán có lời văn trong bài kiểm tra. Sau đây tôi xin đưa ra bảng thống kê chất lượng giải toán có lời văn của khối 1 năm học 2015 – 2016.
Bảng 2. Thống kê chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở khối 1 năm học 2015-2016
Lớp/ Khối
Tổng số HS
Số bài làm đúng bài giải toán có lời văn(*)
Tỉ lệ (%)
Ghi chú
1A
30
23
76,67
1B
30
24
80,00
1C
30
21
70,00
Khối 1
90
68
75,56
(*) Dựa theo bài kiểm tra cuối năm
5. Khả năng vận dụng
Các giải pháp mà tôi nêu ra trong đề tài có tính khả thi rất cao. Không cần phải vận dụng công nghệ thông tin nhiều cũng như không cần trang bị thêm cơ sở vật chất gì nhiều. Chỉ cần GV chịu khó, tích cực nghiên cứu thật kĩ chương trình và dạy học phù hợp ở từng giai đoạn. Còn về thiết bị dạy học thì GV và cả HS chỉ cần có đầy đủ sách giáo khoa là được. Chính vì vậy, theo tôi thì đề tài này có thể áp dụng được rộng rãi vì nó phù hợp với tất cả các trường (kể cả trường vùng sâu hay biên giới).
	Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp dạy Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 của tôi đã được vận dụng và có hiệu quả cao đối với lớp 1A, và khối 1 của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc. Cụ thể là chất lượng dạy học giải toán có lời văn của lớp 1A nâng lên rõ rệt (26,67%) còn của khối 1 nâng lên (16,59%). Do phạm vi áp dụng còn hạn hẹp, chỉ có khối lớp 1 của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Lạc nên khả năng áp dụng còn khiêm tốn. Tôi dự định trong năm học 2016 – 2017, sẽ xin ý kiến Ban giám hiệu của 2 trường tiểu học (Trường Tiểu học An Lạc và Trường Tiểu học An Lạc 1) để triển khai áp dụng tất cả các lớp 1 của cả ba trường trên địa bàn của phường An Lạc. Nếu đề tài này áp dụng trên địa bàn phường có hiệu quả cao thì tôi sẽ xin được triển khai rộng rãi hơn nữa.
	Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi rút ra được qua quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực có hạn chắc hẳn sẽ có những thiếu sót. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!
An Lạc, ngày ..... tháng ..........năm 2017
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
Người viết
 Đặng Hoài Hận

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_hoc_tot_noi_dung_giai_toan_co_loi_van.doc