1. Tên sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung”.
2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu):
Môn Thể dục bậc Tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kĩ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho học sinh.
Nội dung cơ bản của kiến thức và kỹ năng môn thể dục ở tiểu học bao gồm: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, các trò chơi vận động. Những nội dung này xuyên suốt trong chương trình, được bố trí xen kẽ theo dạng “xoáy chôn ốc”, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho việc rèn luyện thể lực hình thành các tư thế cơ bản đúng và trang bị cho học sinh những kỹ năng vận động cơ bản nhất, chuẩn bị tốt cho các hoạt động sau này.
giáo dục tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cho tiết dạy. Sân bãi phục vụ cho công tác dạy và học chưa đảm bảo. Các loại sách tham khảo phục vụ cho bộ môn thể dục ít nên còn ảnh hưởng nhiều đến công tác nghiên cứu, tìm tòi của giáo viên. Vẫn còn tồn tại trong số ít phụ huynh học sinh xem thể dục là môn phụ nên thiếu sự quan tâm, dạy bảo học sinh tập luyện ở nhà. Qua nhiều năm giảng dạy thể dục cũng như theo dõi qua các tiết dạy và làm khảo sát ở học sinh khối lớp 3, bản thân tôi thấy các em tập chưa tốt bài thể dục phát triển chung là do một số nguyên nhân như sau: Một bộ phận học sinh còn xem nhẹ môn học vì tính chất là môn phụ. Học sinh chưa hiểu rõ vị trí, tầm quan trong của việc tập luyện bài thể dục. Mất tập trung trong giờ học dẫn tới việc tập chưa đúng ở một số động tác. Sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Một số học sinh do tập thể dục không thường xuyên hoặc tập chưa đúng động tác nên gây ra sự mệt mỏi ở các cơ bắp từ đó không còn hứng thú với bài thể dục. Thiếu sự quan tâm, chỉ bảo của phụ huynh học sinh, từ đó học sinh chưa hình thành được thói quen tập thể dục hàng ngày. Vậy học sinh tập chưa tốt bài thể dục phát triển chung có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, sự phát triển các tố chất cũng như việc dạy và học của giáo viên và học sinh? Theo tôi thấy, nếu học sinh tập chưa đúng bài thể dục phát triển chung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiết dạy của giáo viên, lớp học từ đó sẽ mất trật tự do một số học sinh không còn hứng thú với môn học. Học sinh tập không đúng bài thể dục phát triển chung còn ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể, gây nên sự uể oải về mặt tâm lí cũng như mặt thể chất. Từ đó học sinh không rèn luyện được thói quen tập thể dục hàng ngày. Thực tế trong giảng dạy tôi nhận thấy học sinh còn mắc phải một số lỗi như sau: Không thực hiện đúng phương hướng, biên độ động tác,các động tác giơ cao các em không giơ hết biên độ hoặc giơ tay cúi đầu.Không thực hiện động tác hít vào và thở ra hoặc nhịp hô quá nhanh các em không thực hiện kịp.Không biết chuyển trọng tâm ở động tác toàn thân.Không thẳng chân khi gập bụng hoặc đá chân.Vậy điều đó ảnh hưởng như thế nào? Học sinh học không tốt bài thể dục phát triển chung sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy của giáo viên, làm mất nhiều thời gian để hướng dẫn lại cho học sinh, dẫn tới dạy quá nhiều thời gian quy định. Học sinh tập không tốt bài thể dục phát triển chung các em không còn hứng thú với việc học thể dục dẫn tới thiếu tập trung trong tiết học,học sinh không hứng thú học nên tiết học thiếu sinh động, mất trật tự Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động giáo dục khác(đạo đức, thẩm mĩ..), góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông. Mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể,môi trường, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động, tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm,Thông qua giảng dạy thể dục bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo “Năm điều Bác Hồ dạy”như: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào- Đoàn kết tốt- Khiêm tốn thật thà dũng cảm và làm cho học sinh biết vận dụng những điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông còn góp phần bồi dưõng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.Vậy để học sinh yêu thích và học tốt bài thể dục phát triển chung với vai trò là người giáo viên chuyên thể dục tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý nhất để giảng dạy giúp cho các em học tốt hơn bài tập thể dục phát triển chung. Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung”. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. Mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng hình thức tích cực hóa học sinh bằng các phương pháp trò chơi và tích cực tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá. Để đổi mới phương pháp dạy học giáo viên phải có sự chuẩn bị trước bài dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học kể cả việc tập trước các động tác kĩ thuật mới đạt được kết quả mong muốn.. Trong quá trình giảng dạy qua những lần thành công và thất bại tôi đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp sau: 1. Sử dụng tốt phương pháp giảng dạy của môn Thể dục: Người giáo viên thể dục phải nắm chắc quy trình, phương pháp giảng dạy , có đầy đủ các phương tiện phục vụ cho tiết dạy. Ngoài ra cần phải quan sát, uốn nắn kịp thời những tình huống xảy ra. Khi dạy một động tác mới giáo viên cần: + Nêu tên động tác (giới thiệu tên động tác). + Giáo viên làm mẫu hoàn chỉnh động tác, hoặc treo tranh cho HS quan sát. + Cho HS tự hình dung cách tập động tác, có thể gọi 2-3 em lên tập thử. + Sau đó vừa làm mẫu vừa phân tích từng nhịp của động tác. + Gọi 2 học sinh tập tốt lên tập mẫu cho lớp quan sát sau đó giáo viên nhận xét và cho cả lớp tập luyện. Cũng có thể giáo viên vừa làm mẫu , vừa phân tích từng nhịp của động tác kết hợp cho học sinh tập luyện. - Đối với động tác có cử động đơn giản thì giáo viên đứng quay mặt về phía học sinh để phân tích và hướng dẫn cho học sinh tập luyện - Đối với động tác có cử động phức tạp thì giáo viên đứng quay lưng về phía học sinh (tập cùng chiều với học sinh) vừa làm mẫu vừa phân tích để học sinh tập theo sau đó quay mặt về phía học sinh. - Khi giảng dạy từ 2 động tác trở lên trước hết giáo viên dạy cho học sinh tập động tác thứ nhất, rồi đến động tác thứ 2 sau đó ghép 2 động tác đó với nhau cho tới khi tương đối thuần thục Tiến hành theo các bước sau: - Nêu tên động tác để học sinh nắm được - Giúp HS tự khám phá động tác mới - Hướng dẫn HS tập động tác mới - Tập liên hoàn các động tác đã học - Giáo viên hay cán sự điều khiển lớp tập luyện từ 1- 2 lần - Tổ chức cho học sinh tập theo nhóm, tổ. - Giáo viên quan sát nhắc nhở và sửa sai cho học sinh. - Tổ chức cho học sinh thi đua biểu diền các động tác đã học. 2. Tạo cho học sinh sự yêu thích, nắm vững nội dung môn học: Trong chương trình thể dục lớp 3 gồm 70 bài dạy trong 35 tuần. Nội dung gồm 2 phần chính. Phần quy định gốm có: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện tư thế và kỷ năng vận động cơ bản, nhảy dây, trò chơi vận động. Từ cách phân chia cụ thể thành các phần, vậy nên khi dạy đến phần nào thì người giáo viên cần cho học nắm và hiểu được vị trí, tầm quan trọng , sự cần thiết cần phải học các phần đó. Thế nên, khi dạy tới phần Bài thể dục phát triển chung, bản thân tôi dành một ít thời gian giải thích cho học sinh hiểu được sự cần thiết phải tập luyện bài thể dục này để làm gì? Lợi ích và tác dụng cụ thể của nó? Đó là nhờ tập luyện bài thể dục phát triển chung mà các em hình thành được nhân cách chuẩn mực, nâng cao được các hoạt động của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kĩ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Tập luyện thể dục thường xuyên, đúng phương pháp, khoa học sẽ làm cho cơ thể phát triển thể hiện ở sức nhanh, sức bền, độ đàn hồi và linh hoạt của cơ thể tăng lên. Bên cạnh đó, nếu tập thể dục thường xuyên sẽ là cho tim khoẻ lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch dễ dàng hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và thải cặn bã kịp thời hơn, cơ thể trở nên khoẻ cường tráng, ăn ngủ, học tập và lao động tốt hơn. Cũng nhờ tập luyện thể dục thường xuyên mà cơ xương tiếp thu được máu đầy đủ, các tế bào xương phát triển nhanh, xương dày lên, cứng và dáng đi khoẻ mạnh. Ví dụ: Giáo viên giải thích rõ cho học sinh khi tập động tác " vươn thở" thì sẽ tác động đến các cơ, phổi và lồng ngực nở ra, tăng độ đàn hồi, tăng lượng khí trao đổi trong nhịp thở. Từ đó hệ hô hấp hoạt động nhịp nhàng và khoẻ mạnh hơn. Động tác "tay" thì giúp hệ cơ của tay phát triển, xương dày lên, cứng và dẻo dai hơn. 3.Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học hợp lý. Như chúng ta đã biết, mỗi bài học người giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp và hình thức dạy học mà phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy. Do đó tuỳ theo từng bài dạy cụ thể mà người giáo viên lựa chọn ra những phương pháp và hình thức dạy học tối ưu nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho tiết dạy. Đối với phân môn Thể dục cũng vậy, để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, nắm bắt nhanh kỹ thuật động tác thì ở từng bài dạy, từng động tác đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những phương pháp và hình thức dạy học tối ưu, đúng đặc trưng của môn học nhằm gây được hứng thú tập luyện của học sinh, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh nắm vững được kiến thức của bài dạy. Chẳng hạn: khi dạy động tác " Vươn thở" tôi sử dụng các phương pháp như: giải thích, trực quan, làm mẫu, thực hành. Hình thức: tập cả lớp, theo nhóm. Còn khi dạy động tác "Toàn thân" tôi sử dụng các phương pháp như: giải thích, trực quan, làm mẫu, thực hành, thi đua. Hình thức: tập cả lớp, cá nhân, nhóm và tổ. 4.Giải thích rõ kỹ thuật động tác. Đối với phân môn thể dục cấp Tiểu học nói chung và bài thể dục phát triển chung lớp 3 nói riêng thì khi giảng dạy là không thể thiếu giải thích kỹ thuật động tác. Đây là phương pháp giúp học sinh có mục đích, hiểu và nắm được kỹ thuật từng nhịp cũng như toàn bộ động tác. Là cơ sở tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập một cách chính xác, nhanh nhất về mặt kỹ thuật, đồng thời giúp học sinh nhớ và khắc sâu để từ đó hình thành biểu tượng chung của động tác. Song song với việc giải thích kỹ thuật thì giáo viên cũng nên kết hợp với làm mẫu để giúp học sinh tiếp thu một cách nhanh và hiệu quả nhất. Ví dụ: Dạy động tác "Tay" trước hết giáo viên nêu tên động tác, sau đó giải thích cặn kẽ từng nhịp nhưng không quá dài dòng như: Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay song song trước ngực, bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng. Giáo viên vừa nói vừa làm mẫu. Các nhịp còn tôi cũng vừa giải thích kỹ thuật động tác vừa làm mẫu. Khi giải thích kỹ thuật động tác, giáo viên cần nói ngắn gọn, chính xác nhưng dễ hiểu, tránh giải thích dài dòng gây nên sự nhàm chán ở học sinh cũng như mất thời gian để học sinh thực hành luyện tập. Việc giải thích cần chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học. Qua đó củng cố được kỷ thuật luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Trong khi giải thích kỹ thuật động tác giáo viên phải chọn vị trí đứng sao cho hợp lí để lời nói của mình vừa được tất cả học sinh trong lớp nghe, giáo viên vừa quan sát được tất cả các em trong lớp. Tránh đứng quá gần hoặc quá xa, đứng lệch sang một bên. Chẳng hạn: khi đứng giải thích kỹ thuật động tác vị trí đứng của giáo viên như sau: 5.Thực hiện "làm mẫu" chính xác. Khi dạy động tác mới thì việc làm mẫu là một trong những biện pháp rất cần thiết. Trước hết giáo viên củng nêu tên động tác, sau đó tiến hành làm mẫu. Khi làm mẫu, giáo viên phải thể hiện đúng yếu lĩnh của động tác và làm mẫu hoàn chỉnh động tác. Đối với những động tác khó, phức tạp, có sự phối hợp của nhiều bộ phận, giáo viên nên làm mẫu chậm từng nhịp hoặc có thể dừng lại ở những cử động khó để học sinh làm theo và giáo viên giám sát xem học sinh tập có đúng hay không. Ví dụ: Khi dạy động tác "Toàn thân". Giáo viên tổ chức làm mẫu từng nhịp của động tác và cho học sinh cùng làm. Sau lần làm mẫu đầu giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh minh hoạ. Khi xem tranh giáo viên chỉ cần nhấn mạnh những điểm cơ bản của động tác, giúp học sinh nắm chắc các cử động kỹ thuật. Tiếp đó giáo viên có thể làm mẫu một lần nữa nếu như thấy vẫn còn một số học sinh chưa thực sự nắm chắc kỹ thuật động tác. Đối với lần làm mẫu này giáo viên cũng thực hiện với một mức độ bình thường, đối với những cử động khó giáo viên có thể vừa làm vừa nhắc nhở sự chú ý tập trung của học sinh. Như tôi đã nêu ở trên, làm mẫu củng phải kết hợp với giải thích kỷ thuật động tác, đồng thời nhắc nhở học sinh quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh những điểm then chốt của động tác để kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập. Khi giáo viên làm mẫu phải cho học sinh đứng xen kẻ nhau để sao cho tất cả các em đều quan sát được giáo viên làm mẫu động tác. Bên cạnh đó giáo viên cần sử dụng hình thức làm mẫu theo kiểu "soi gương" để vừa thực hiện vừa quan sát được sự tập trung của học sinh. Ví dụ: khi dạy học sinh thực hiện nhịp 1 của động tác "Tay": "Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai,đồng thời hai tay song song trước ngực bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng" thì giáo viên làm ngược lại "Bước chân phải sang ngang rộng bằng vai,đồng thời hai tay song song trước ngực bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng". 5.Sử dụng "băng đĩa nhạc có lời hô" vào trong tiết dạy. Phần bài thể dục phát chung ở lớp 3 gồm có 8 động tác, thế nhưng khi giảng dạy không phải động tác nào cũng có nhịp hô như nhau mà tuỳ thuộc vào từng động tác, có những động tác cần nhịp hô hơi chậm và kéo dài để học sinh tập kịp kết hợp phối hợp các bộ phận của cơ thể như: động tác vươn thở, điều hoà; nhưng cũng có những động tác cần hô hơi nhanh, có động tác cần nhịp hô vừa. Vậy nên khi cho học sinh tập cả lớp giáo viên nên sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô để giúp học sinh thực hiện động tác đúng biên độ. Bên cạnh đó giáo viên có thêm thời gian để quan sát và uốn nắn, sửa sai kịp thời cho từng học sinh đối với những động tác mà các em tập chưa đúng. Đồng thời khi sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô vào mỗi tiết dạy còn làm cho tiết học thêm phong phú, sinh động, học sinh có hứng thú hơn với tiết học. 6.Tổ chức luyện tập theo "nhóm đôi". Cũng giống như một số môn học khác, sử dụng học tập theo nhóm đôi nhằm giúp cho học sinh có điều kiện phát huy tính mạnh dạn, tự tin và có điều kiện cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập. Đối với phân môn thể dục cũng thế, sau khi giáo viên đã hướng dẫn xong kỹ thuật động tác và tổ chức cho học sinh luyện tập theo lớp một số lần kết hợp với quan sát, uốn nắn, sửa sai tại chỗ. Nhưng cứ tập theo đội hình cả lớp như vậy thì sẽ gây nên sự nhàm chán, đơn điệu, mỗi lần giáo viên dừng lại sửa sai cho một em nào đó thì cả lớp cũng phải ngưng tập gây lãng phí thời gian của tiết học. Vậy nên sau một vài lần tập theo đội hình cả lớp thì giáo viên sẽ chia lớp thành các nhóm đôi, phân công vị trí cũng như giao nhiệm vụ cho các nhóm tập luyện. Lợi thế của hình thức tập luyện này là học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, chỉ bảo cho nhau những kiến thức mà mình đã lĩnh hội được, từ đó giúp các em khắc sâu thêm kiến thức, khơi dậy cho các em tinh thần đoàn kết . Hơn thế nữa, khi tập các động tác khó cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận trên cơ thể thì tập theo nhóm đôi sẽ giúp học sinh tự sửa sai cho nhau, cùng giúp dỡ nhau thực hiện đúng động tác, đồng thời khi dạy theo hình thức này thì giáo viên có nhiều thời gian để quan sát và sửa sai cho học sinh mà không gây ảnh hưởng tới các học sinh khác. Ví dụ: khi học động tác "Toàn thân" đối với những cử động khó như gập thân, duỗi chân ra sau, hai tay dang ngang,... học sinh A có thể chỉ cho học sinh B thấy được những cử động tập chưa chính xác, từ đó chỉnh sửa cho đúng với yêu cầu kỹ thuật động tác và ngược lại. 7. Dùng phương pháp "thi đua" vào tiết dạy một cách hợp lý. Đối với phân môn thể dục nói chung và bài thể dục phát triển chung nói riêng thì khối lượng vận động của mỗi tiết học không nhiều, những bài tập thường đơn điệu, các động tác lặp lại nhiều lần nên dễ gây cảm giác nhàm chán trong học sinh. Vậy nên phương pháp học tập này đóng vai trò khá quan trọng trong việc đem lại hiệu quả cho một tiết học. Cụ thể, thông qua hình thức học tập này học sinh sẽ phát huy hết khả năng của mình, từ đó kích thích những học sinh khác có tinh thần tự giác tập luyện, sự hưng phấn trong học tập được nhân lên nhiều lần, giảm bớt được sự uể oải, thiếu tập trung ở một số bộ phận học sinh. Ví dụ: Những tiết ôn tập, học sinh tiêu biểu dễ bị nhàm chán do kiến thức, thực hành lặp lại nhiều lần. Vậy để đảm bảo cho các đối tượng học sinh hưng phấn tập luyện, tiếp thu tốt kiến thức thì giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua tập luyện theo nhóm nhỏ, sau đó tuyên dương động viên những em tập tốt. 8. Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để giúp các em có ý thức tự tập luyện tốt bài thể dục. Đối với giáo viên bộ môn ở cấp tiểu học thường không làm công tác chủ nhiệm một lớp nào, vậy nên trong quá trình giảng dạy cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm giúp cho quá trình giảng dạy thu được hiệu quả cao. Thông qua sự phối hợp này, giáo viên bộ môn sẽ nắm dược cá tính , tâm lí, sở thích cũng như trạng thái sức khoẻ của từng học học sinh để từ đó đề ra được các biện pháp giáo dục cho các đối tượng học sinh một cách hợp lí. Đối với học sinh cấp tiểu học, giáo viên chủ nhiệm được xem như người cha, người mẹ ở trường nên học sinh rất vâng lời giáo viên, hay biểu lộ cảm xúc vui, buồn, thích hay không thích cho thầy, cô chủ nhiệm của lớp nên khi xảy ra trường hợp học sinh của lớp nào có biểu hiện chây lười trong việc tập luyện thể dục, ít vâng lời giáo viên bộ môn thì lúc này công tác phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp đó trong việc giáo dục những học sinh trên là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thì vai trò của phụ huynh học sinh cũng có vai trò không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên thể dục. Bởi vì thực tế học sinh chỉ tham gia vào quá trình học tập ở trường với lượng thời gian khá ít, còn lại là tự học tập ở nhà, thế nên để tất cả học sinh đều có ý thức tự tập luyện, hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày đều phải cần đến sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ các em, cũng nhờ sự phối hợp này giáo viên thể dục còn nắm rõ hơn về tình trạng sức khoẻ, tâm sinh lí của từng em để từ đó đưa ra các biện pháp và phân bố thời gian dạy học được hợp lý. III., TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG: Tính hiệu quả và khả thi: Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên vào việc giảng dạy bài thể dục phát triển chung cho học sinh lớp 3, sau một thời gian khảo sát vào hai thời điểm : Từ tháng 10/2014 đến cuối tháng 1/ 2015bản thân tôi thu được kết quả như sau: Giáo viên cảm thấy tự tin và chủ động hơn, tiết dạy trở nên sôi nổi, học sinh tích cực học tập và nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện, tinh thần giúp đỡ nhau trong học tậpvà tập luyện ngày càng cao. Chất lượng chung của học sinh lớp 3 có sự chuyển biến rõ rệt về mặt ý thức cũng như luyện tập thực hành. Học sinh nắm được tầm quan trọng, cũng như ý nghĩa của việc tập luyện thể dục. Từ đó các em có thói quen tập thể dục buổi sáng, tự giác rèn luyện nhằm nâng cao sức khoẻ thông việc học tập ở lớp. Tạo tiền đề cho các em có sức khỏe tốt để tham gia học tập và tham gia vào các môn thể thao thi đấu các giải trong xã, huyện, tỉnh.... Phạm vi áp dụng: Sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung Lớp 3 thông qua kiểu bài thể dục” được áp dụng có hiệu quả ở khối lớp 3 năm học 2014 -2015, chia sẻ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp bộ môn thể dục và đang được áp dụng ở khối lớp 3năm học: 2015 -2016 Trường Tiểu học Kim Đồng . IV. KẾT LUẬN: Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi cảm thấy tự tin và chủ động hơn khi giảng dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện. Đối với học sinh khá, giỏi tinh thần tập luyện cao hơn, chuẩn xác hơn. Với những học sinh yếu, mất tập trung trong giờ học đều hưng phấn tham gia vào tập luyện và có sự tiến bộ rõ rệt, ý thức tự giác ngày càng cao. Đa số học sinh tập đúng bài thể dục từ đó kích thích được tính sáng tạo và hăng say tập luyện thể dục. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP Đỗ Hải Đăng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc Khánh Hội, ngày 09 tháng 01 năm 2016 BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung. - Họ và tên: Đỗ Hải Đăng. - Thời gian triển khai thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2014 đến ngày 01 tháng 1 năm 2015. 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Sáng kiến này tôi thực hiện trong phạm vi các trường tiểu học.Bởi vì tất cả các khối lớp đều học bài thể dục phát triển chung, từ khối lớp 1 đến khối lớp 5. Vì thế mà tôi đã chọn sáng kiến này. 2.Mô tả sáng kiến: Sáng kiến này tôi thực hiện trong phạm vi các trường tiểu học.Bởi vì tất cả các khối lớp đều học bài thể dục phát triển chung, khối lớp 3. Vì thế mà tôi đã chọn sáng kiến này. 3. Mô tả sáng kiến: Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động giáo dục khác(đạo đức, thẩm mĩ..), góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông.Mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể,môi trường,...hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động,..tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm, a/ Một số lỗi sai thường mắc phải khi tập bài thể dục phát triển chung. Không thực hiện đúng phương hướng, biên độ động tác.. b/ Học sinh học chưa tốt bài thể dục phát triển chung có ảnh hưởng gì ? Học sinh học không tốt bài thể dục phát triển chung sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy của giáo viên, làm mất nhiều thời gian để hướng dẫn lại cho học sinh c/ Những biện pháp:Mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng hình thức tích cực hóa học sinh bằng các phương pháp trò chơi và tích cực tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá. +Biện pháp thứ nhất:” Giải thích kĩ thuật” Trong giải thích kĩ thuật thể dục thể thao việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, hiểu nắm được kĩ thuậ
Tài liệu đính kèm: