Báo cáo kết quả tự học Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phú hội

Nội dung 2: Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương (4 chuyên đề bồi dưỡng trong hè 2016).

Chuyên đề 1: Hình thành và phát triển năng lực nói, viết cho học sinh Tiểu học.

Chuyên đề 2: Tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh qua dạy học môn Tiếng Việt cấp tiểu học.

Chuyên đề 3: Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Chuyên đề 4:Dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học theo phương pháp tích cực.

 

doc 16 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo kết quả tự học Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phú hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cứu bài học:
	- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học.
	- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
	- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trưởng.
	- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên; giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh; giữa học sinh với học sinh. Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
b) Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề:
- Mục tiêu của việc đẩy mạnh công tác sinh hoạt chuyên đề trong tổ chuyên môn là hướng tới việc hình thành một đội ngũ GV có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, sáng tạo, biết chia sẻ và hợp tác là tấm gương trong việc rèn đức, luyện tài. 
- Sinh hoạt chuyên môn giúp cho GV nâng cao được trình độ tác nghiệp của bản thân, hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, xây dựng môi trường học tập và tự học suốt đời. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Giúp giáo viên chia sẻ, trao đổi thông tin để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình; tạo động lực làm việc cho giáo viên, phát huy vai trò tự chủ của giáo trong chuyên môn.
-Phát huy tốt vai trò của tổ trưởng chuyên môn, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi giáo viên trong tổ; tăng cường khả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các thành viên trong tổ.
-Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng; động viên, khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến. Đặc biệt coi trọng và đề cao những năng lực riêng biệt của giáo viên trong giảng dạy, giáo dục.
2. Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục:
a) Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
- Mọi CBQL và GV trong nhà trường đều phải cùng được tham gia và phải thực hiện đúng kỹ thuật SHCM. Sự tham gia của tất cả mọi người trong nhà trường, trong đó có cả phụ huynh HS là đặc biệt cần thiết, nó sẽ biến mỗi nhà trường thành một "cộng đồng học tập". Quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng và thực hiện đúng kỹ thuật SHCM mới cho mọi GV trong trường hiểu rõ, tin tưởng là vô cùng cần thiết (đặc biệt trong giai đoạn đầu thực hiện đổi mới SHCM). Nếu hiểu và làm đúng, buổi SHCM có thể kéo dài 2-3 giờ nhưng mọi người tham gia vẫn thấy hào hứng. CBQL trường học và GV cốt cán cần được tập huấn và quán triệt tầm nhìn, triết lý của SHCM. Việc hướng dẫn kỹ thuật tổ chức thực hiện SHCM rất quan trọng, nếu không làm đúng, chúng ta sẽ quay trở lại cách SHCM truyền thống, không đảm bảo hiệu quả. 
- Tổng thời gian mỗi buổi SHCM cần ít nhất 2-3 giờ, trong đó bao gồm cả thời gian dự giờ một bài học nghiên cứu và thời gian suy ngẫm, thảo luận. Nên huy động tất cả cán bộ quản lý và GV cùng dự. 
Bản thân đã tập trung nghiên cứu bài học theo chu trình 4 bước của nghiên cứu bài học.
Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu. 
Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một giáo viên sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. 
Người dự giờ không ngồi phía sau lớp học mà ở hai bên lớp học hoặc đứng ở phía trước lớp học.
Việc dự giờ dạy minh họa không đánh giá, xếp loại giáo viên mà cùng với người dạy phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết.
Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ.
Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một giáo viên sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. 
Người dự giờ không ngồi phía sau lớp học mà ở hai bên lớp học hoặc đứng ở phía trước lớp học.
Việc dự giờ dạy minh họa không đánh giá, xếp loại giáo viên mà cùng với người dạy phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết.
Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu.
Suy ngẫm, thảo luận vào việc nhận xét các hoạt động học tập của HS: Hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Câu hỏi nào hay? Tình huống học tập nào đáng lưu ý? HS nào, nhóm nào hoạt động hiệu quả, lí do? HS nào chưa tập trung chú ý vào việc học, vì sao?... Người dự không nhận xét, đánh giá các hoạt động của người dạy.
Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.
	Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả cùng suy ngẫm xem có cần tiếp tục thực hiện NCBH này nữa hay không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu, nếu vậy thì cần phải thay đổi hay chỉnh sửa ở những nội dung nào, chỗ nào được, chỗ nào chưa được. Chưa được thì phải thay đổi như thế nào để thực hiện ở lớp học tiếp theo. Tất cả những câu hỏi đó các GV phải cùng nhau xem xét để tiết dạy ở các lớp sau hoàn thiện hơn. Từ các ý kiến đóng góp thu được sau cuộc thảo luận, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục chỉnh sửa lại cho phù hợp với đối tượng lớp tiếp theo. Những điểm được sửa có thể là cách nêu vấn đề, câu hỏi, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức lớp học, hoạt động của HS v.v 
b) Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề:
b1) Xây dựng các chuyên đề sinh hoạt ở tổ chuyên môn:
Lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề:
- Nội dung sinh hoạt chuyên đề ở trường tiểu học gồm những vấn đề gì?
- Lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề tổ chuyên môn như thế nào?
Nguyên tắc lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn:
- Nội dung chuyên đề phải được bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó hoặc các vấn đề mới phát sinh trong thực tế giảng dạy; 
- Nội dung sinh hoạt chuyên đề cần bám sát vào định hướng đổi mới PPDH và KTĐG hiện nay;
- Nội dung phải mang tính phổ biến và khả thi; 
- Đảm bảo nguồn nhân lực và các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện sinh hoạt chuyên đề.
b2) Quy trình nghiên cứu chuyên đề ở tổ chuyên môn:
Giai đoạn 1. Lập kế hoạch:
- Xác định tên chuyên đề.
- Mô tả hành động.
- Cơ sở đặt vấn đề.
- Phác thảo các câu hỏi nghiên cứu.
- Lập kế hoạch thu thập tài liệu; phương pháp thu thập. 
- Xác định thời gian thực hiện; phân công chuẩn bị.
Giai đoạn 2. Triển khai kế hoạch:
- Thực hiện từng hành động.
- Ghép các hành động đã thực hiện.
- Quan sát và thu thập thông tin về kết quả.
Giai đoạn 3. Phân tích và chiêm nghiệm:
- Phân tích số liệu.
- Chiêm nghiệm kết quả và quá trình.
- Trình bày các câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
- Đặt ra các câu hỏi mới.
b3) Quy trình triển khai sinh hoạt chuyên đề tại tổ chuyên môn:
Bước 1: Công tác chuẩn bị. 
- Các buổi sinh hoạt chuyên đề cần có công tác chuẩn bị và phân công rõ ràng công việc cho các thành viên trong tổ chuyên môn: 
+ Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.
+ Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động.
+ Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành là bao lâu.
 - Bản thân tổ trưởng sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực các thành viên trong tổ/nhóm. Để làm được việc này đòi hỏi mỗi GV và tổ trưởng chuyên môn phải có kĩ năng làm việc nhóm.
Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề. 
- Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn.
- Tổ trưởng điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc; biết khêu gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp: mời GV cũ phát biểu trước, GV mới phát biểu sau; Biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu.
- Các thành viên được phân công viết các chuyên đề báo cáo nội dung.
Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề.
- Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề phải đưa ra được các kết luận cần thiết, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chuyên đề trong thực tế giảng dạy, trường hợp chưa thống nhất cần đến buổi sinh hoạt khác cũng nêu rõ và bố trí buổi sinh hoạt kế tiếp để thực hiện. 
Chuyên đề 4: dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học theo phương pháp tích cực. 
- Quy trình giải bài toán có lời văn:
+ Đọc kĩ đề bài.
+ Liệt kê những sự vật, hình vẽ được cho trong đề bài.
+ Xác định xem cần tìm gì, hay cần tính toán gì? Đọc lại đề bài nếu cần.Kiểm lại các “manh mối”.
+ Quyết định các phương pháp có thể áp dung.
+ Thực hiện các phép toán.
+ Viết lời giải.
+ Kiểm tra tính hợp lí của đáp số.
- Các quan điểm dạy học tích cực:
+ Quan điểm thứ nhất: dựa trên khái niệm “tính tích cực học tập của HS”.
- Tính tích cực bắt chước, tái hiện : HS theo mô hình mẫu của GV
- Tính tích cực tìm tòi: HS độc lập giải quyết vấn đề, có tính tự giác, có động cơ, nhu cầu, hứng thú, ý chí.
- Tính tích cực sáng tạo: HS tìm ra phương thức hành động riêng.
+ Quan điểm thứ hai: Tư tưởng giống quan điểm 1 nhưng thay vì dùng thuật ngữ “PPDH tích cực” lại khái quát bằng thuật ngữ “PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS”.
+ Quan điểm thứ ba: Dùng thuật ngữ “PPDH tích cực” theo nghĩa chặt, có đủ 3 đặc trưng. Một trong những điều kiện cần : Kiến thức phải được kiến tạo bởi chính HS qua quá trình hoạt động giải quyết các vấn đề của chính họ (có thể có sự giúp đỡ ít nhiều của GV)
- Một số phương pháp dạy học đặc trưng:
+ Suy luận diễn dịch: Là một phép suy luận theo những quy tắc tổng quát. Bằng những quy tắc này và từ những tiền đề đúng ta rút ra kết luận chắc chắn đúng.
+ Suy luận quy nạp:Là một phép suy luận từ các tập hợp riêng biệt ta rút ra được kết luận chung. Có hai loại:
Quy nạp hoàn toàn: xét tất cả các trường hợp và kết luận chung cho tất cả các trường hợp đó.
Quy nạp không hoàn toàn. 
+ Suy luận tương tự: Là loại suy luận mà theo đó từ một số trường hợp a, b, c cùng đúng với hai đối tượng, và có trường hợp a đúng với đối tượng này, ta rút ra kết luận a cũng đúng với đối tượng kia.
- Một số dấu hiệu chọn phép tính: 
+ Phép cộng: thể hiện xu hướng gộp: tìm tất cả, tổng cộng, cả thảy, “và”, cả hai, tổng
+ Phép trừ: thể hiện xu hướng tách tìm phần còn lại, hơn, kém, thêm, bớt
+ Phép nhân: thể hiện xu hướng một nhóm nào đó được lấy nhiều lần (lấy nhiều lần cái không thay đổi).
+ Phép chia: thể hiện xu hướng chia đều, hoặc chia theo nhóm.
- Dạy học giải toán có lời văn:
+ Bài toán có lời văn: bao gồm hai bộ phận: 
Phần số; Phần hỏi (Thường ngăn cách với nhau bởi chữ “Hỏi”)
+ Dạy học Giải toán có lời văn: thực hiện 3 nhiệm vụ: 
Viết lời giải.
Viết phép tính phù hợp.
Viết đáp số.
- Tiến trình giải bài toán đơn:
Bước 1: Đọc đề.
Bước 2: Học sinh trình bày bài giải.
Bước 3: Giáo viên hỏi học sinh :“Vì sao lựa chọn phép tính ấy?”
 Không cần tập trung vào :
+ Phép tính trước khi có bài giải 
+ Kết quả của phép tính sau khi có bài giải
 Cần quan tâm : 
+ Khả năng tư duy, suy luận.
 + Phân tích qua việc lựa chọn phép tính thích hợp (không phải thực hiện phép tính cho kết quả đúng hay sai (nhiệm vụ của việc dạy phép tính, số học : trước đó!)
- Tiến trình giải bài toán hợp:
Bước 1: Yêu cầu đọc đề.
Bước 2: Yêu cầu tóm tắt đề (ưu tiên sơ đồ đoạn thẳng : có tính trực quan)
Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm cách giải :
+ Phân tích bài toán
 + Đặt những câu hỏi vừa sức học sinh, không quá dễ, không gợi ý những phép tính, giải toán đơn (trong bài toán hợp đó)
Bước 4: Yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
 Bước 5: Yêu cầu học sinh đánh giá kết quả lời giải (Không chỉ đơn thuần là kiểm tra kết quả phép tính, đáp số, đánh giá mà nên nhắm đến phát triển tư duy của trẻ )
Điểm tự chấm : 4/5 điểm.
Phú hội, ngày 4 tháng 3 năm 2017.
Người báo cáo
Nguyễn Thị Cẩm Mi
* Tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh qua dạy học môn Tiếng Việt cấp tiểu học.
Tập đọc
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT 
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê ). Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. 
- HTT: Trả lời được 3 (giải thích lí do).
- GDĐĐ: Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, tiết kiệm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Bài mới:
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV cho HS xem tranh.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Cho HS tìm đoạn trong bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Gọi HS đọc từng đoạn, GV hướng dẫn HS luyện đọc và hiểu nghĩa các từ ngữ.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc cả bài. 
b) Tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. 
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.
- GV gợi ý HS nêu nội dung bài.
- GDĐĐ: Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, tiết kiệm.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Cả lớp đọc thầm.
- 3 đoạn.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc từng đoạn và luyện đọc các từ phát âm sai, hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- HS đọc.
- Cả lớp nghe. 
- HS đọc và trả lời.
- Tìm việc làm ở Sài Gòn.
+ Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưnganh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
+ Vì anh với tôichúng ta là công dân nước Việt).
- Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau:
+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
+ HTT: Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:
Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sông hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
- Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
* Phát triển kĩ năng nói viết Tiếng Việt cho HS tiểu học.
	- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn tả người, khi học sinh làm xong giáo viên yêu cầu các em trình bày miệng trước lớp.
	- Đối với tiết Tập làm văn Thuyết trình tranh luận, giáo viên yêu cầu học sinh làm nhóm 4 sau đó các em sẽ tập nói trước lớp.
	- Đối với những tiết dựng đoạn mở bài, kết bài giáo viên yêu cầu học sinh làm cá nhân, sau đó các em trình bày trước lớp.
	- Đối với tiết kể chuyện theo tranh, giáo viên kể xong câu chuyện học sinh thảo luận và sau đó kể lại trước lớp.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
(Dựng đoạn mở bài)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1).
- Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2. 
- HTT: Viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Bài mới:
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài tập 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT và làm bài theo các bước:
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài - chọn đề nói về đối tượng mà HS yêu thích, có tình cảm và hiểu biết về người đó.
+ Suy nghĩ để hình thành các ý cho đoạn mở bài. HS cần trả lời các câu hỏi: Người định tả là ai, tên là gì? Có quan hệ với người ấy thế nào? Gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào? Ở đâu? Kính trọng, yêu quý, ngưỡng mộ,người ấy thế nào?
+ Viết 2 đoạn mở bài cho đề văn đã chọn theo kiểu trực tiếp và gián tiếp.
- GV yêu cầu 5 - 7 HS nói tên đề bài đã chọn.
- GV cho HS viết các đoạn mở bài. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 2 - 3 HS.
- GV gọi một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết và nói rõ đoạn mở bài của mình viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm đoạn viết hay.
- GV mời những HS làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. Cả lớp và GV cùng phân tích để hoàn thiện các đoạn mở bài.
- HS chú ý nghe.
- HS đọc.
- 5 - 7 HS nêu tên đề bài mình chọn.
- HS viết.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- HS trình bày trước lớp.
* Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
1. Tổ trưởng chuyên môn :
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu thành phần tham dự.
- Thông qua chương trình của buổi họp.
2. Sinh hoạt chuyên môn theo Nghiên cứu bài học :
2.1. Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ :
Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ tại phòng học lớp 5C
2.2. Suy ngẫm, thảo luận về bài dạy minh họa :cô Nhung : Môn : Toán – Bài: “Tỉ số phần trăm”; Tiết75/ Tuần 15.
a) Ưu điểm:
- Giáo viên giảng dạy đúng theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng, giảng dạy có hệ thống.
- Vận dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, tiến trình tiết dạy nhẹ nhàng hợp lí.
- Học sinh hoàn thành tốt yêu cầu giáo viên, tích cực tham gia học tập.
- Vận dụng tốt ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
b) Tồn tại:
- Hoạt động nhóm chưa mang hiệu quả cao.
- Khi sửa sai học sinh giáo viên cần dùng phấn màu sửa và gạch bỏ đi phần sai của học sinh.
c) Giáo viên chia sẻ ý kiến về bài dạy:
* Học tập từ đồng nghiệp:
- Qua tiết dạy tôi thấy giáo viên nói chuyện nhẹ nhàng, truyền cảm tạo không khí thoải mái cho các em.
- Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
* Ý kiến chia sẻ với đồng nghiệp:
- GV năng nổ hơn trong quá trình dạy học tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- GV nên tạo hiệu ứng khi hướng dẫn học sinh cách tính tỉ số phần trăm ở phần kiến thức mới nhằm giúp học sinh khắc sâu và ghi nhớ lâu hơn.
d) Bài học kinh nghiệm:
* Những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện bài dạy:
- Bản thân tôi còn lúng túng trong các bước hướng dẫn học sinh tìm tỷ số phần trăm.
* Những kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
- Khi sử dụng đồ dùng dạy học cần thể hiện rõ tính trực quan, dễ nhìn, nhìn rõ và đặt vào vị trí mà tất cả học sinh có thể quan sát được.
- Mất khá nhiều thời gian cho bài tập 3 khi tổ chức hoạt động nhóm 4. Hầu như các nhóm gặp khó khăn về lời giải ở dạng toán này.
* Những kinh nghiệm trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh:
- Giáo viên nên hướng dẫn cụ thể cách đặt lời giải cho dạng toán này bằng cách yêu cầu học sinh dùng viết chì gạch chân những dữ kiện quan trọng, đặc biệt là ở câu hỏi.
- Khi nhận xét đánh giá bài làm nên chỉ rõ chỗ sai của học sinh từ đó đề ra biện pháp kịp thời giúp học nắm vững dạng toán này.
- Đánh giá trên tinh thần khuyến khích, động viên đặc biệt là đối với học sinh chưa hoàn thành từ đó giúp các em tích cực tham gia học tập hơn.
Trên đây là báo cáo áp dụng thực tiễn thông qua việc học tập, chia sẻ tiết dạy SHCM theo nghiên cứu bài học cá nhân.
3. Sơ kết hoạt động của tổ trong 02 tuần qua :
3.1. Về phía học sinh :
a. Ưu điểm :
- Học sinh đi học đều, đầy đủ, nghỉ học có xin phép.
- Thực hiện tốt truy bài 15 phút đầu giờ. Xếp hàng ra vào lớp tốt.
- Tham tốt giải toán Violympic. Đa số các em tích cực tham gia học tập.
- Ăn uống bỏ rác đúng nơi quy định. Học sinh nghỉ giữa kì và trở lại lớp đúng theo thời gian quy định.
b. Hạn chế :
- Có thực hiện truy bài 15 phút đầu giờ nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. 
- Một số học sinh lớp 5D chưa tích cực tham gia vệ sinh sân trường theo phân công TPT đội.
c. Ý kiến đóng góp của các thành viên :
- Cần hỗ trợ thêm tài liệu bồi dưỡng Violympic nhằm mang hiệu quả cao.
3.2. Về phía giáo viên :
a. Ưu điểm :
- Thực hiện giảng dạy theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng, lên lớp có giáo án đầy đủ. Hoàn thành tốt thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. 
- Tham gia tập huấn đầy đủ và tốt nội dung Thông tư 22, tự chủ chuyên môn trong dạy học.
- Thực hiện tốt ngày công lao động, lên lớp đúng giờ, không đi trễ về sớm.
- Giáo án, soạn giảng đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, có phân hóa từng đối tượng học sinh.
- Lên kế hoạch dạy học hàng tuần đúng theo quy định của Ban giám hiệu.
- Thường xuyên nhắc nhở học sinh đi học đều đầy đủ, vệ sinh lớp sạch đẹp, ăn uống bỏ rác đúng nới quy định.
b. Hạn chế :
- Kế hoạch bài soạn nội dung phân hóa chưa thể hiện cụ thể trong tiết dạy, đa số chỉ thể hiện ở phần nội mục tiêu bài.
c. Ý kiến đóng góp của các thành viên :
- Giáo viên cần soạn cụ thể nội dung phân hóa vào tiết dạy, thay vì chỉ thể hiện ở mục tiêu bài dạy.
- Phân công giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ tiếp Violympic toán.
4. Những mặt tồn tại chưa làm được trong 02 tuần qua :
4.1. Học sinh :
- Thực hiện truy bài 15 phút đầu giờ chưa mang lại hiệu quả cao. Một số học sinh còn chuẩn bị tốt đồ dùng học tập.
4.2. Giáo viên :
- Kế hoạch bài soạn nội dung phân hóa chưa thể hiện cụ thể trong tiết dạy, đa số chỉ thể hiện ở phần nội mục tiêu bài.
5. Phương hướng 02 tuần tới :
- Tập huấn chuyên đề tự chủ trong môn Tiếng Việt ngày 2/12/2016. (Giáo viên tự nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi trước).
- Nộp sáng kiến cải tiến kĩ thuật vào ngày 5/12/2016.
- Nộp đồ dùng dạy học vào ngày 7/1/2017.
- Nộp kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên vào ngày 5/12/2016.
- Nộp kế hoạch báo cáo các chuyên đề vào ngày 10/12/2016 (khối trưởng thực hiện).
- Hoàn thành báo cáo BDTX nội dung 1 vào ngày 21/12/2016.
6. Ý kiến phát biểu của các thành viên :
- Nhờ BGH hướng dẫn cụ thể làm bài báo cáo bồi dưỡng thường xuyên.
7. Ý kiến chỉ đạo của Ban Giám hiệu :
- Hoàn thành kế hoạch BDTX theo quy định, nộp SK cải tiến kĩ thuật theo thời gian quy định.
* Dạy học giải toán có lời văn ở Tiểu học theo phương pháp tích cực. 
Toaùn 
Luyeän taäp veà tính dieän tích ( Tieáp theo)
I- Muïc tieâu :
 -Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
* HSHTT làm bài 2.
* HSCHT làm bài 1 và cùng tham gia nhóm làm bài 2.
II-Ñoà duøng daïy hoïc:
GV: SGK, phieáu hoïc nhoùm.
HS: SGK.
III- Caùc hoaït ñoäng daïy - hoïc: 
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
1. Kieåm tra baøi cuõ:
-Nhaän xeùt, ñaùnh giaù.
2. Giôùi thieäu baøi:
GV neâu muïc ñích, yeâu caàu tieát hoïc.
ó Giôùi thieäu caùch tính.
-Yeâu caàu HS ñoïc ví duï trong SGK.
-Chia

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi_duong_thuong_xuyen_2017_Noi_dung_2.doc