Báo cáo kết quả thực hiện Bồi dưỡng thường xuyên cá nhân - Năm học 2016-2017 - Hà Thị Oanh

 1. Một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện.

 1.1 Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát, kịp thời của lãnh đạo nhà trường. Bản thân luôn nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng thường xuyên.

- Bản thân có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, tự nghiên cứu để bồi dưỡng nâng cao trình độ, biết sử dụng Internet để tham khảo tài liệu trong việc tự bồi dưỡng.

 1.2. Khó khăn:

 - Bản thân còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nên việc vận dụng kiến thức BDTX vào công tác đôi khi vẫn còn hạn chế.

 2. Kết quả thực hiện các nội dung.

 2.1 Nội dung 1:

 - Thời gian bắt đầu thực hiện: 20/ 8 / 2016.

 - Thời gian hoàn thành: 31/ 12/ 2016.

 - Kết quả vận dụng:

 + Phần 1: Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.

Học tập chính trị hè về NQ đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết X của Tỉnh uỷ; Nghị quyết XI của Huyện uỷ và NQ V của Đảng bộ xã Thổ Châu; học tập các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn của UBND tỉnh, Bộ, Sở, Ngành về nhiệm vụ trọng tâm, khung kế hoạch thời gian năm học 2016 -2017; Nghị quyết, quyết định của chính phủ về đổi mới chương trình SGKGDPT, đề án đổi mới chương trình SGK GDPT. Nghị định 56/2015/ NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó giúp cho bản thân nắm được các nội dung cơ bản trong NQ đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết X của Tỉnh uỷ; Nghị quyết XI của Huyện uỷ và NQ V của Đảng bộ xã Thổ Châu cũng như các nhiệm vụ chính và khung thời gian thực hiện năm học 2016 - 2017. Mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nguyên tắc định hướng và lộ trình thực hiện đổi mới chương trình SGK GDPT Chỉ thị trung ương và Bộ GDĐT về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các nội dung và tiêu chí đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức, từ đó phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Qua chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2016 “ Tinh thần trách nhiệm, phong cách gương mẫu, nói đi đôi với làm của Bác”. Bản thân học tập được ở Bác tính trung thực, trách nhiệm, gương mẫu trong mọi công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đoàn kết, tương trợ với bạn bè đồng nghiệp. Sống giản dị, gần gũi, yêu thương quan tâm học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo kết quả thực hiện Bồi dưỡng thường xuyên cá nhân - Năm học 2016-2017 - Hà Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT PHÚ QUỐC
TRƯỜNG TH&THCS THỔ CHÂU
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN
Năm học: 2016-2017
1. Họ và tên: HÀ THỊ OANH Giới tính: Nữ
2. Ngày tháng năm sinh: 19/ 10/ 1972 Năm vào ngành: 1996
3. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tiểu học
4. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Căn cứ Kế hoạch số 366/KH-PGDĐT ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Phòng GD&ĐT Phú Quốc về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016- 2017;
Căn cứ Kế hoạch số 154/KH- TH&THCS ngày 23 tháng 9 năm 2016 của trường Tiểu học & THCS Thổ Châu về việc bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016- 2017. Căn cứ tình hình thực tế, năng lực của cá nhân, tôi xin báo cáo kết quả thực hiện BDTX cá nhân năm học 2016- 2017 như sau:
	1. Một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện.
	1.1 Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát, kịp thời của lãnh đạo nhà trường. Bản thân luôn nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng thường xuyên.
- Bản thân có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, tự nghiên cứu để bồi dưỡng nâng cao trình độ, biết sử dụng Internet để tham khảo tài liệu trong việc tự bồi dưỡng.
	1.2. Khó khăn:
 - Bản thân còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nên việc vận dụng kiến thức BDTX vào công tác đôi khi vẫn còn hạn chế.
	2. Kết quả thực hiện các nội dung.
	2.1 Nội dung 1:
	- Thời gian bắt đầu thực hiện: 20/ 8 / 2016.
	- Thời gian hoàn thành: 31/ 12/ 2016.
	- Kết quả vận dụng:
	+ Phần 1: Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.
Học tập chính trị hè về NQ đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết X của Tỉnh uỷ; Nghị quyết XI của Huyện uỷ và NQ V của Đảng bộ xã Thổ Châu; học tập các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn của UBND tỉnh, Bộ, Sở, Ngành về nhiệm vụ trọng tâm, khung kế hoạch thời gian năm học 2016 -2017; Nghị quyết, quyết định của chính phủ về đổi mới chương trình SGKGDPT, đề án đổi mới chương trình SGK GDPT. Nghị định 56/2015/ NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó giúp cho bản thân nắm được các nội dung cơ bản trong NQ đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết X của Tỉnh uỷ; Nghị quyết XI của Huyện uỷ và NQ V của Đảng bộ xã Thổ Châu cũng như các nhiệm vụ chính và khung thời gian thực hiện năm học 2016 - 2017. Mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nguyên tắc định hướng và lộ trình thực hiện đổi mới chương trình SGK GDPT Chỉ thị trung ương và Bộ GDĐT về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các nội dung và tiêu chí đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức, từ đó phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Qua chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2016 “ Tinh thần trách nhiệm, phong cách gương mẫu, nói đi đôi với làm của Bác”. Bản thân học tập được ở Bác tính trung thực, trách nhiệm, gương mẫu trong mọi công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đoàn kết, tương trợ với bạn bè đồng nghiệp. Sống giản dị, gần gũi, yêu thương quan tâm học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn.	
+ Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động quản lý:
	Việc tiếp thu bồi dưỡng chính trị, Nghị định, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Ngành về thực hiện nhiệm vụ năm học 2016- 2017 đã giúp cho bản thân đề ra biện pháp thực hiện đồng thời triển khai đến giáo viên thực hiện hiệu quả các mục tiêu giáo dục và đào tạo theo kế hoạch của Bộ, Sở, Ngành đã đề ra. Thực hiện tốt theo các tiêu chí đánh giá và phân loại viên chức.
	 Bản thân sống trung thực và có trách nhiệm với công việc được giao, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp để cùng thực hiện tốt kế hoạch năm học của nhà trường. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, thể hiện tốt mối quan hệ giữa thầy- trò. Gần gũi, yêu thương và tôn trọng học sinh, không gây phiền hà cho học sinh và phụ huynh học sinh. Giáo dục học sinh biết tích cực, tự giác trong học tập, đoàn kết thương yêu, chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giúp nhau cùng tiến bộ.
	2.2. Nội dung 2: 
	- Thời gian bắt đầu thực hiện: 01 / 10 / 2016.
	- Thời gian hoàn thành: 31/3 / 2017.
	- Kết quả vận dụng:
	+ Phần 1: Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng qua tập huấn chuyên môn.
Qua tập huấn thông tư 22/2016 / TT- BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016. Tập huấn Nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kì theo thông tư 22/ BGDĐT. Dạy học tích hợp ATGT và Nha học đường, dạy tích hợp giáo dục kĩ năng sống, tích hợp về biển đảo cho học sinh. Bản thân nắm được cách đánh giá, khen thưởng học sinh cũng như việc ra đề thi theo 4 mức độ, cách làm hồ sơ học sinh theo thông tư 22/ BGDĐT. Nắm được PP dạy học tích hợp kĩ năng sống, tích hợp về biển đảo, ATGT và Nha học đường trong nhà trường và vận dụng tốt vào thực tế. Qua từng môn học giúp học sinh hiểu và vận dụng được các kĩ năng trong cuộc sống hàng ngày. Nắm được PP đánh giá HS và biết vận dụng vào trong dạy học tốt. 
	+ Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động quản lý
	Bản thân đã vận dụng và triển khai kịp thời đến giáo viên cách đánh giá, nhận xét học sinh theo TT22/BGD&ĐT trong quá trình dạy học; Cách ra đề kiểm tra định kì theo 4 mức độ và thiết lập hồ sơ học sinh theo hướng dẫn; vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học để phát huy được tối đa khả năng tự học và sáng tạo của học sinh, giúp các em tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng quan sát và nghiên cứu. Góp phần hình thành tác phong và phương pháp làm việc của các em khi trưởng thành. 
	Chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy tích hợp vào các môn học như: An toàn giao thông; Kĩ năng sống; Biển đảo, NHĐ vào các bài học, kết quả là đa số các em học sinh đều nhận thức được mức độ nguy hiểm khi tham gia giao thông. Biết giữ gìn sức khỏe răng miệng, biết yêu quý quê hương đất nước và giữ gìn biển đảo. Có được một số kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống. Rèn luyện cho các em kĩ năng giao tiếp hoà nhập cuộc sống, kĩ năng trong học tập, vui chơiTạo được thói quen cho các em và nhận thức một cách đúng đắn về vấn đề an toàn giao thông, nhận thức được tầm quan trọng của biển đảo đối với con người, có ý thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.
	2.3. Nội dung 3:
	- Thời gian bắt đầu thực hiện: 01 / 11 / 2016.
	- Thời gian hoàn thành: 31/3 / 2017.
	- Kết quả vận dụng:
	+ Phần 1: Nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng qua học tập các mô đun: 
Qua học tập mô đun QLTH1: Bản thân hiểu được tầm quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và đối với cấp tiểu học; các nội dung cơ bản của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và đổi mới cấp tiểu học nói riêng theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể là: Giáo dục Việt Nam (bao gồm cả đào tạo, sau đây gọi chung là giáo dục) đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Những đổi mới giáo dục trong thời gian qua thiếu đồng bộ, còn chắp vá; nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục đã từng có hiệu quả, nay trở nên không còn phù hợpvới giai đoạn phát triển mới của đất nước, cần được điều chỉnh , bổ sung.
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Nếu không đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục.
Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân“.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một công việc hết sức trọng đại. Trung ương ban hành Nghị quyết để thống nhất nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, huy động các nguồn lực với sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội cho sự nghiệp giáo dục.
Các nội dung cơ bản của đổi mới giáo dục cấp tiểu học: Quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; Nâng chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống; Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra đánh giá học sinh. Khảo sát chất lượng đầu năm để có kế họach giảng dạy phù hợp theo từng nhóm đối tượng học sinh. Tạo mọi cơ hội cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được học tập; Nâng chất lượng dạy học ngoại ngữ theo đề án của tỉnh; Duy trì, và nâng tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ; Thực hiện có hiệu quả thời khóa biểu linh hoạt của các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày và quản lý có hiệu quả hơn hoạt động bán trú của học sinh tiểu học.
Qua học tập mô đun QLTH4: Bản thân nắm được tiến trình xây dựng kế hoạch hoạt động của trường tiểu học. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục và dạy học cả ngày. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và định hướng phát triển nhà trường theo yêu cầu đổi mới. Biết phối hợp, lồng ghép tiến trình xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch dạy học cả ngày để xây dựng trường chuẩn quốc gia theo yêu cầu đổi mới.
Qua học tập mô đun QLTH5: Bản thân nắm được tổ chức bộ máy của trường tiểu học và những nội dung cơ bản trong công tác tổ chức bộ máy của trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Nắm được các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Qua học tập mô đun QLTH7: Bản thân hiểu được những vấn đề cơ bản của việc huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học; Những biện pháp thực hiện huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học; Những biện pháp huy động và tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật. Hiểu được tầm quan trọng và những nội dung cơ bản của phổ cập giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở tiểu học.
	+ Phần 2: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động quản lý:
Bản thân vận dụng những nội dung của mô đun, xây dựng được chương trình hành động cụ thể triển khai thực hiện tại nhà trường; Đề xuất được các biện pháp thực hiện kế hoạch hoạt động và đánh giá được kết quả thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương; Đề xuất được các biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy, đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục; Đề xuất được các biện pháp phù hợp để huy động trẻ em đi học, thực hiện phổ cập giáo dục và tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật. Cụ thể là: 
- Bản thân đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn địa phương. Thực hiện đổi mới quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường thông qua việc tổ chức giao lưu giáo viên dạy giỏi, thi dạy các chủ đề tích hợp; đổi mới sinh hoạt chuyên môn, công tác dự giờ, rút kinh nghiệm và xây dựng chương trình giáo dục của nhà trường. Thường xuyên hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với các di sản văn hóa, lịch sử và thực tiễn địa phương.
- Bản thân thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học, khai thác mạng Internet để tiếp cận, chia sẻ kiến thức và nội dung bổ ích, các bài giảng hay của các giáo viên trên khắp mọi miền đất nước nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân. Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Áp dụng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) với định hướng lấy người học làm trung tâm.Thực hiện chương trình tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 quy định về dạy thêm học thêm. 
- Thường xuyên phối hợp với giáo viên và các ban ngành đoàn thể địa phương vận động học sinh đến trường đầy đủ, đảm bảo duy trì kết quả phổ cập giáo dục của đơn vị.
- Bản thân cùng giáo viên luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ khuyết tật trên địa bàn được học hòa nhập đầy đủ. 
3. Tự đánh giá: 
Sau khi thực hiện bồi dưỡng thường xuyên với những nội dung đã nêu ở trên, bản thân tôi tự đánh giá như sau:
Việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng qui định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX đạt 3/5 điểm
Vận dụng kiến thức BDTX vào các hoạt động quản lý đạt 3/5 điểm.
Tổng điểm tự đánh giá: 6/10 điểm
Tự xếp loại: Đạt yêu cầu.
 Thổ Châu, ngày 16 tháng 5 năm 2017
Xác nhận của Hiệu trưởng Người viết báo cáo 
 Hà Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_thu_hoach_BDTX.doc