I. Xác định năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Âm nhạc cấp Trung học cơ sở
Việc nhìn nhận, đánh giá chung về thực trạng, tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Âm nhạc ở trường THCS nhất là đối với những vùng khó khăn nhất là mục tiêu quan trọng của bộ môn và cũng nhằm góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông là quá trình sư phạm tương đối phức tạp. Qúa trình đó là tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành như mục tiêu, nội dung, chương trình , SGK, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, hoạt động của thầy và trò, môi trường dạy học, kiểm tra đánh giá Mỗi yếu tố đó có vị trí, vai trò nhất định đối với quá trình dạy học âm nhạc ở trường phổ thông. Chất lượng dạy học âm nhạc ở trường phổ thông chỉ có thể thay đổi căn bản khi chúng ta làm thay đổi các yếu tố đó theo hướng tích cực.
I. Xác định năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Âm nhạc cấp Trung học cơ sở Việc nhìn nhận, đánh giá chung về thực trạng, tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Âm nhạc ở trường THCS nhất là đối với những vùng khó khăn nhất là mục tiêu quan trọng của bộ môn và cũng nhằm góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Dạy học âm nhạc ở trường phổ thông là quá trình sư phạm tương đối phức tạp. Qúa trình đó là tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành như mục tiêu, nội dung, chương trình , SGK, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, hoạt động của thầy và trò, môi trường dạy học, kiểm tra đánh giáMỗi yếu tố đó có vị trí, vai trò nhất định đối với quá trình dạy học âm nhạc ở trường phổ thông. Chất lượng dạy học âm nhạc ở trường phổ thông chỉ có thể thay đổi căn bản khi chúng ta làm thay đổi các yếu tố đó theo hướng tích cực. Một yếu tố nào đó lạc hậu sẽ ảnh hưởng tác động ngay đến chất lượng dạy học. a. Ưu điểm: Trong những năm gần đây, cùng với các bộ môn khác, bộ môn Âm nhạc cũng dã chú trọng vào đổi mới PPDH. Bởi chỉ có đổi mới căn bản PPDH thì chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Về mặt tích cực, hầu hết chúng ta đều nhận thấy có rất nhiều GV âm nhạc ở trường phổ thông là những người yêu nghề, say sưa với công tác giảng dạy có đầu tư cho chuyên môn, tìm mọi biện pháp để có giờ dạy tốt, học tốt. Nhiều giáo viên đã cố gằng vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, trong đời sống, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học , đổi mới PPDH theo hướng tích cực, tìm cách truyền cho HS những cảm hứng trong giờ học. b. Hạn chề: Nhìn nhận một cách khách quan nhất, qua kiểm tra, dự giờ nhìn chung PPDHAN vẫn chưa thực sự được đổi mới đồng đều, rộng rãi, nhất là trong những nơi khó khăn nhất Bức tranh chung của việc đổi mới PPDHAN vẫn là một sự chậm chạp đi theo “ lối mòn ‘’. Thực trạng đó là do còn tồn tại các nguyên nhân chính sau: - Một bộ phận GV, nhất là các vùng sâu, vùng xa, ít được cập nhật thông tin khoa học kịp thời, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn mạng Internet chưa có. - Do quan niệm sai lệch về ‘’môn chính ‘’và ‘’môn phụ’’, coi trọng các môn tự nhiên, xem nhẹ các môn không chấm điểm . Do một bộ phận HS hiện nay chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, ý nghĩa , tác dụng của môn Âm nhạc trong nhà trường. Chương trình và nội dung SGK còn nhiều vấn đề chưa thực sự thỏa mãn đáp ứng cho người dạy và người học. 2/ Khó khăn và thuận lợi: * Khó khăn: - Trình độ GV âm nhạc hiện nay chưa đồng đều, còn thiếu. - Cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng được cho giảng dạy bộ môn. - Thay đổi đánh giá kết quả học tập của học sinh: Việc thay đổi đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét Đạt và Chưa đạt theo Thông tư 58 của Bộ GDĐT đã làm giảm áp lực đối với học sinh trong học tập, tuy nhiên nó lại đặt ra cho GV là phải thay đổi cách dạy như thế nào để thu hút HS. Mặt khác, theo cách đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc hiện nay bằng nhận xét 2 mức Đạt và Chưa Đạt đã nảy sinh những khó khăn nhất định cho GV, đồng thời không ít HS tỏ thái độ xem nhẹ môn học, thiếu tính thi đua cạnh tranh giữa các em. Thuận lợi: - Trang thiết bị phục vụ cho bộ môn đã tương đối trải rộng, kịp thời, hỗ trợ tương đối hiệu quả trong giảng dạy cho môn Âm nhạc. - Đội ngũ GV đang lớn mạnh dần cả về chất và lượng. - Sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu chuyên sâu về sư phạm âm nhạc vẫn không ngừng tìm tòi xuất bản nhiều tài liệu quý giá, giúp GV có những cách lựa chọn trong việc giảng dạy phù hợp cho bộ môn theo từng địa phương 3. Xác định các năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Âm nhạc cấp THCS. Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm , ý chí, của cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một bối cảnh nhất định. 4. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực cho học sinh. a/ Về phương pháp dạy học cho môn Âm nhạc Phương pháp dạy học là hệ thống những cách thức hoạt động ( bao gồm các hành động và thao tác) của GV và HS nhằm thực hiện tốt mục đích dạy và học. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học. Hai phương pháp này không tồn tại độc lập, tách rời nhau mà nó có liên quan và phụ thuộc nhau, vừa là mục đích vừa là nguyên nhân tồn tại của nhau. Phương pháp dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS bao gồm những yếu tố như: - Những định hướng đổi mới của phương pháp dạy học - Mục tiêu môn học - Nội dung các bài học - Thời lượng dạy học - Thiết bị dạy học - Đặc trưng môn học - Phương pháp kiểm tra, đánh giá - Các điều kiện dạy học - Kinh nghiệm và khả năng dạy học của giáo viên. b/ Những định hướng chính về đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc Phát huy cao độ tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức. Kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau ( truyền thống và hiện đại) đảm bảo vừa đạt mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của từng trường. - Phát triển khả năng tự học của HS -Tăng cường rèn luyện kỹ năng âm nhạc thực hành qua tổ, nhóm, cá nhân. - Ke6t21 hợp nhiều nội dung âm nhạc trong mỗi bài học. - Qua thực hành để giải thích lí thuyết, chú trọng sử dụng trực quan bằng âm thanh qua tiếng đàn hoặc tiếng hát của GV. -Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa về âm nhạc ( hoạt động biểu diễn âm nhạc, nghe nói chuyện về âm nhạc). -Kết hợp chặt chẽ việc sử dụng các hình thức, phương tiện dạy học như: nhạc cụ, máy nghe, băng, đĩa nhạc, hình ảnh tranh vẽ, bảng và các nốt nhạc có nam châm - Đổi mới cách thiết kế bài dạy, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học. - Đổi mới qua đánh giá kết quả học tập của HS. c/ Một số phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc 1. Thuyết trình Giáo viên dùng lời, diễn giảng, giảng thuật, đặt các câu hỏi hướng dẫn học sinh nắm vững được nội dung, yêu cầu của bài học. 2. Thực hành Giúp HS thực hành luyện tập, thực hành hát, tập đọc nhạc, gõ phách, gõ nhịp, đánh nhịp, thực hiện các trò chơi, các động tác vận động, nghe nhạcđể nâng cao năng lực và cảm thụ âm nhạc của mình. 3. Trực quan Giáo viên sử dụng nhạc cụ, các loại máy nghe, băng, đĩa nhạc, các nhạc cụ gõ, tranh ảnh và các phương tiện dạy học khácđể hướng dẫn HS tiếp thu bài học. 4. Trình bày tác phẩm Đó là phương pháp dạy HS biết cách trình bày tác phẩm, biểu diễn các tác phẩm âm nhạc dưới các hình thức như: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, đồng ca d/ Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc Phương pháp dạy học âm nhạc ở trường phổ thông tuy đang trên bước đường xây dựng và định hình nhưng vẫn không nằm ngoài mục tiêu của đổi mới PPDH. Vậy đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH môn Âm nhạc nói riêng như thế nào? Cần xác định rõ rằng ở trường phổ thông, dạy âm nhạc là dạy 3 phân môn gồm: Học hát, Nhạc lí- Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức. Đây là nội dung chủ đạo xuyên suốt trong nhà trường phổ thông. Dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông tức là dạy đại trà cho tất cả học sinh. Bất kể mọi học sinh nào khi ngồi trên ghế của trường phổ thông đều phải được học âm nhạc, dù em đó có năng khiếu hay không có năng khiếu, có thích hay không thích học âm nhạc. 1. Dạy học theo hướng tích hợp Khi giảng dạy, ngoài việc thuyết trình, diễn giảng, học sinh phải được thực hành liên tục theo sự hướng dẫn của GV. Ví dụ khi dạy hát, ngoài việc GV giới thiệu bài ( tác giả, tác phẩm, nội dung, đặc điểm âm nhạc) học sinh phải liên tục thực hành những câu hát mẫu do giáo viên hướng dẫn. Về tập đọc nhạc, học sinh không chỉ nghe giáo viên hướng dẫn, giải thích để nhận biết và hiểu các kí hiệu âm nhạc mà phải trực tiếp thực hành, trực tiếp đọc nhằm thực hiện bản nhạc bằng chính giọng hát của mình. 1. Dạy học theo hướng tích hợp (tt) Khi học âm nhạc ở trường phổ thông người ta nghĩ tới nghe- hát- đọc– ghi và cảm thụ âm nhạc. Dạy học âm nhạc theo hướng tích hợp chính là sự phối hợp các hoạt động trong mỗi tiết học, mỗi bài học từ nội dung đến phương pháp giảng dạy, từ cách truyền thụ của thầy đến cách tiếp thu của trò. 2. Tăng cường trực quan trong dạy học Trực quan trong dạy học Âm nhạc là tiếng hát, tiếng đàn( nói chung là âm thanh âm nhạc). Ngoài ra trực quan còn thể hiện ở những tranh, ảnh liên quan đến bài hát, những nhạc cụ, những động tác phụ họa cho bài hát, những điệu múa, điệu nhảy liên quan đến tiết tấu và giai điệu âm nhạcBiết kết hợp và sử dụng những dụng cụ trực quan sẽ đem lại hiệu quả cao trong giờ học âm nhạc. 3/ Phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc(tt Cần phải cho các em được nghe âm nhạc, được hoạt động theo âm nhạc và được bày tỏ sự cảm nhận âm nhạc bằng trực giác. Không nên dạy những bài tập chỉ đơn thuần về kỹ thuật ( ngay cả trong các bài tập đọc nhạc) mà nên dùng những bài hát ngắn, đơn giản hoặc những trích đoạn âm nhạc ở các tác phẩm hay của Việt Nam và thế giới nhằm cung cấp những giai điệu hay, để nâng cao thẩm mĩ âm nhạc cho các em. Phần II. Thiết kế kế hoạch HĐGD nên theo cấu trúc như sau: Tên/ chủ đề hoạt động. ( Thời lượng) I. Mục tiêu Mục tiêu cần xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần đạt được sau các hoạt động trong toàn bộ chủ đề. II. Nội dung Ghi những tiêu đề chủ yếu trong chủ đề. III. Chuẩn bị Ghi những tài liệu, phương tiện cần thiết của GV và HS phục vụ cho việc các nội dung của chủ đề. IV. Tiến trình hoạt động: Quy trình này được vận dụng vào mỗi tiết hoặc một chủ đề. Nếu chủ đề có nhiều tiết nhưng chia ra nhiều thời điểm thực hiện nối tiếp cũng vẫn cần vận dụng quy trình này. Tiến trình hoạt động theo mô hình bao gồm các bước sau: A. Hoạt động khởi động Hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Giáo viên nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS đưa ra ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề. A. Hoạt động khởi động(tt) Cần hướng dẫn quá trình hoạt động khởi động của HS thông qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong HS. Việc trao đổi với GV có thể thực hiện sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động này giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề. Có thể đặt các loại câu hỏi để HS tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếp đến các nội dung trong chủ đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chủ đề. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới(tt) Cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động học sinh phải trình bày kết quả thảo luận với GV. C. Hoạt động thực hành Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở bước 2( B ) để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào. Đây là những hoạt động như trình bày, luyện tập bài thực hànhgiúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kỹ năng. C.Hoạt động thực hành(tt) Hoạt động thực hành có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm, để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. D. Hoạt động ứng dụng Hoạt động ứng dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Với hoạt động này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, gia đình hoặc xã hội. Có những trường hợp hoạt động ứng dụng được thực hiện ngay ở lớp học hay trong nhà trường E. Hoạt động bổ sung Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, để HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi khám phá. GV giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn các em tìm những nguồn tài liệu trên mạng để các em tự đọc thêm. E. Hoạt động bổ sung(tt Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân( hoặc theo nhóm), chủ yếu làm ở nhà, đồng thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực. Quy trình 5 bước hoạt động nêu trên không cứng nhắc mà có thể được thiết kế và thực hiện rất linh hoạt, mềm dẻo. Trong một số lĩnh vực/ trường hợp các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi một hai hoạt động tùy theo đặc trưng của từng lĩnh vực giáo dục, của từng chủ đề/ bài học, nhất là đối với một số loại hình mang tính đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thể thao. Về đánh giá năng lực học tập Việc tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau là rất quan trọng để phát huy tính tự trọng, tự tin, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phánthường thì sau khi kết thúc mỗi hoạt động có việc đánh giá, các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV sẽ là người đem ra đánh giá cuối cùng. Như vậy, đánh giá năng lực của HS không chỉ đơn thuần là đánh giá kết quả nhận thức mà phải đánh giá dựa trên năng lực đáp ứng các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học, ở trường và trong cộng đồng của mỗi em, trong đó chú ý phần thực hành và ứng dụng. Mức độ đánh giá có thể xếp thành 3 loại: Thấp,Trung bình, Cao ( tương đương với 3 mức độ chưa hoàn thành, hoàn thành, hoàn thành tốt).
Tài liệu đính kèm: