Bảng tham chiếu các môn học Lớp 4

MÔN TOÁN

Nội dung chương trình

Học sinh đã học 48 tiết Toán (5 tiết/tuần). Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Toán lớp 4 tại thời điểm giữa học kì I bao gồm các nội dung sau:

-Số tự nhiên, dãy số tự nhiên

-Phép cộng, phép trừ với các số tự nhiên

- Các đơn vị đo yến, tạ, tấn; giây, thế kỉ

-Góc nhọn, góc tù, góc bẹt; Hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc

-Trung bình cộng, biểu đồ cột

- Giải toán có lời văn

Chú ý: Trong trường hợp cụ thể khi tại thời điểm giữa học kì I, lớp 4 chương trình có thể được thực hiện với độ xê lịch so các với nội dung đề cập trên đây. Trong trường hợp đó cần căn cứ cụ thể vào các nội dung đã học để thực hiện việc đánh giá.

Chuẩn kiến thức kĩ năng

-Biết đọc, viết các số đến lớp triệu

 -Biết so sánh các số có đến sáu chữ số; biết sắp xếp không quá bốn số tự nhiên (có không quá 6 chữ số) theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

 -Bước đầu nhận biết một số đặc điểm của dãy số tự nhiên: Nếu thêm 1 vào thì được số tự nhiên liền sau nó, nếu bớt 1 (trừ số 0) thì được số tự nhiên liền trước nó; Số 0 là số bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất

 - Nhận biết các hàng trong mỗi lớp, biết giá trị của mỗi chữ số trong mỗi số

 -Biết đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ các số có đến 6 chữ số, không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp

 - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên trong thực hành tính

 - Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn (dạng đơn giản)

-Nhận biết và tính được giá trị của một biểu thức chứa một, hai hoặc ba chữ (trường hợp đơn giản)

 - Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số

 - Biết đầu biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột

 - Biết (tên gọi, kí hiệu) yến, tạ, tấn là các đơn vị đo khối lượng và các quan hệ giữa các đại lượng này (đổi số đo)

 -Biết thực hiện các phép toán với các số đo khối lượng

 - Biết ước lượng khối lượng của một vật trong những trường hợp đơn giản

 -Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt

 -Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song

 -Biêt vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song (bẳng thước và compa)

 - Biết vẽ đường cao của một tam giác (trong trường hợp đơn giản)

 - Giải và trình bày bài toán có đến ba bước để tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

 

doc 54 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 832Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bảng tham chiếu các môn học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí với 27 chỉ báo) 
Xếp mức
CHT
HT
HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 4, CUỐI KÌ 1, MÔN TIẾNG VIỆT
1. Nội dung chương trình
	Các nội dung trong chương trình học môn Tiếng Việt từ tuần 10 đến tuần 18.
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
1.1. Tiếng Việt
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
- Hiểu về cấu tạo của tiếng.
- Biết cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.
1.1.2. Từ vựng
- Hiểu được nghĩa từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng từ ngữ về phẩm chất con người).
- Hiểu và biết cách sử dụng từ đơn, từ phức (từ láy và từ ghép)
1.1.3. Ngữ pháp
- Hiểu và biết cách sử dụng danh từ, động từ, tính từ.
- Hiểu câu đơn và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
- Hiểu được các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
- Hiểu và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
1.1.4. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
Hiểu và biết cách sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.
1.2. Tập làm văn
- Hiểu được kết cấu 3 phần của bài văn kể chuyện và miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài). Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả.
- Hiểu đoạn văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật).
- Hiểu được bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật). Hiểu được một số văn bản thông thường: đơn, thư, tờ khai in sẵn.
- Hiểu và sử dụng được một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận; thư, đơn.
1. 3. Văn học
- Hiểu được một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về thiên nhiên, đất nước, con người và một số vấn đề xã hội có tính thời sự.
- Hiểu được cốt truyện và nhân vật; hiểu lời kể chuyện, lời nhân vật.
Kĩ năng
2.1. Đọc
- Đọc hiểu được các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chính, báo chí (tốc độ khoảng 80 tiếng/phút).
- Biết đọc thầm-hiểu nội dung chính của bài đọc và trả lời được các câu hỏi về bài đọc.
- Biết cách đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. Nhận xét được về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ trong bài văn, bài thơ.
- Đọc thuộc được một số bài thơ, đoạn văn.
2.2. Viết
- Viết được chính tả một đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút). 
- Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật).
- Biết cách viết đoạn văn kể chuyện và miêu tả theo dàn ý.
- Biết cách viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi công việc), giấy mời, điện báo,
2.3. Nghe
- Nghe và kể được câu chuyện có nội dung đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Nhận xét được về nhân vật.
- Nghe và thuật lại được các bản tin. Nhận xét được một vài chi tiết trong bản tin.
- Nghe – viết chính tả được một đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.
- Nghe – ghi lại được một số thông tin của văn bản đã nghe.
2.4. Nói
- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại được sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết cách kể chuyện bằng lời của nhân vật.
- Biết cách bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. Đặt được câu hỏi làm rõ vấn đề trong trao đổi, thảo luận.
- Biết cách giới thiệu về con người, lịch sử, văn hoá địa phương.
3. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì 1 (lớp 4):
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng Việt, đến cuối học kì 1, lớp 4, giáo viên lượng hóa thành 3 mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);
3 = Hoàn thành tốt HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi)
Mã tham chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
 HTT
(3)
4.2.1
Kiến thức về ngữ âm chữ viết, từ vựng, ngữ pháp
4.2.1.1
Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tuc ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm Ý chí –Nghị lực, Đồ chơi, Trò chơi
4.2.1.2
Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ đã cho và một số thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm
4.2.1.3
Bước đầu nêu được tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, câu thơ; bước đầu viết được câu có dùng phép so sánh, nhân hóa
4.2.1.4
Nhận biết động từ, tính từ
4.2.1.5
Nhận biết câu hỏi và đặt được câu hỏi theo mục đích khác
4.2.1.6
Nhận biết được câu kể, vị ngữ của câu kể Ai làm gì?
4.2.2
Kiến thức về văn bản
4.2.2.1
Nhận biết được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật
4.2.3
Thực hiện được các kĩ năng đọc
4.2.3.1
Đọc rõ ràng, rành mạch, tương đối lưu loát các văn bản nghệ thuật, khoa học, báo chí (tốc độ khoảng 80 tiếng/phút), biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ
4.2.3.2
Bước đầu đọc diễn cảm phù hợp với nội dung đoạn văn, đoạn thơ
4.2.3.3
Đọc thầm – hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của toàn bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc
4.2.3.4
Biết nhận xét về nhân vật chính trong truyện; nhận biết và nêu được giá trị của một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nổi bật, có ý nghĩa trong bài văn, thơ đã đọc
4.2.3.5
Thuộc hai đoạn thơ, đoạn văn ngắn đã học
4.2.4
Thực hiện được các kĩ năng viết
4.2.4.1
Viết hoa cỡ chữ nhỡ và nhỏ
4.2.4.2
Biết viết và trình bày bài chính tả đúng thể loại (thơ, văn xuôi); chữ viết rõ ràng
4.2.4.3
Nghe – viết, nhớ - viết được bài chính tả khoảng 80 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi
4.2.4.4
Dựa vào nghĩa để viết đúng một số từ ngữ chứa phụ âm đầu, vần, thanh điệu dễ lẫn (do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương)
4.2.4.5
Viết được đoạn văn mở bài, kết bài của bài văn kể chuyện theo các cách đã học
4.2.4.6
Viết được đoạn văn, bài văn miêu tả đồ vật
4.2.5
Thực hiện được các kĩ năng nghe
4.2.5.1
Nghe và thuật lại được nội dung chính của bản tin, thông báo ngắn
4.2.5.2
Kể lại được câu chuyện đã nghe
4.2.5.3
Nghe- viết bài chính tả có độ dài 80 chữ
4.2.6
Thực hiện được các kĩ năng nói
4.2.6.1
Biết xưng hô, lựa chọn ngôn ngữ và cách diễn đạt lịch sự khi giao tiếp ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng
4.2.6.2
Biết đặt và trả lời câu hỏi trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc về một số vấn đề gần gũi
4.2.6.3
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc hay sự việc đã chứng kiến, tham gia; biết thay đổi ngôi khi kể chuyện
4.2.6.4
Phát biểu được ý kiến trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc về một số vấn đề gần gũi
4.2.6.5
Biết giới thiệu ngắn gọn về lịch sử, về hoạt động, về nhân vật tiêu biểu ở địa phương
Kết quả đánh giá (lượng hóa dựa trên 6 tiêu chí với 26 chỉ báo) 
Xếp mức
CHT
HT
HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 4, GIỮA KÌ 2, MÔN TIẾNG VIỆT
1. Nội dung chương trình
Các nội dung trong chương trình học môn Tiếng Việt từ tuần 19 đến tuần 27.
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
1.1. Tiếng Việt
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
- Hiểu về cấu tạo của tiếng.
- Biết cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.
1.1.2. Từ vựng
- Hiểu được nghĩa từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng từ ngữ về phẩm chất con người).
- Hiểu và biết cách sử dụng từ đơn, từ phức (từ láy và từ ghép)
1.1.3. Ngữ pháp
- Hiểu và biết cách sử dụng danh từ, động từ, tính từ.
- Hiểu câu đơn và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
- Hiểu được các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
- Hiểu và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
1.1.4. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
Hiểu và biết cách sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.
1.2. Tập làm văn
- Hiểu được kết cấu 3 phần của bài văn kể chuyện và miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài). Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả.
- Hiểu đoạn văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật).
- Hiểu được bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật). Hiểu được một số văn bản thông thường: đơn, thư, tờ khai in sẵn.
- Hiểu và sử dụng được một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận; thư, đơn.
1. 3. Văn học
- Hiểu được một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về thiên nhiên, đất nước, con người và một số vấn đề xã hội có tính thời sự.
- Hiểu được cốt truyện và nhân vật; hiểu lời kể chuyện, lời nhân vật.
Kĩ năng
2.1. Đọc
- Đọc hiểu được các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chính, báo chí (tốc độ khoảng 85 tiếng/phút).
- Biết đọc thầm-hiểu nội dung chính của bài đọc và trả lời được các câu hỏi về bài đọc.
- Biết cách đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. Nhận xét được về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ trong bài văn, bài thơ.
- Đọc thuộc được một số bài thơ, đoạn văn.
- Biết cách dùng từ điển học sinh hoặc các sách công cụ để tra cứu, ghi chép thông tin.
2.2. Viết
- Viết được chính tả một đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút). 
- Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật).
- Biết cách viết đoạn văn kể chuyện và miêu tả theo dàn ý.
- Biết cách viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi công việc), giấy mời, điện báo,
2.3. Nghe
- Nghe và kể được câu chuyện có nội dung đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Nhận xét được về nhân vật.
- Nghe và thuật lại được các bản tin. Nhận xét được một vài chi tiết trong bản tin.
- Nghe – viết chính tả được một đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.
- Nghe – ghi lại được một số thông tin của văn bản đã nghe.
2.4. Nói
- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại được sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết cách kể chuyện bằng lời của nhân vật.
- Biết cách bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. Đặt được câu hỏi làm rõ vấn đề trong trao đổi, thảo luận.
- Biết cách giới thiệu về con người, lịch sử, văn hoá địa phương.
3. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì 2 (lớp 4):
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng Việt, đến cuối học kì 2, lớp 4, giáo viên lượng hóa thành 3 mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);
3 = Hoàn thành tốt HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi)
Mã tham chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
 HTT
(3)
4.3.1
Kiến thức (từ vựng, ngữ pháp)
4.3.1.1
Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tuc ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm Tài năng, Sức khỏe, Cái đẹp, Dũng cảm
4.3.1.2
Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ đã cho và một số thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm
4.3.1.3
Bước đầu nêu được tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, câu thơ; bước đầu viết được câu có dùng phép so sánh, nhân hóa
4.3.1.4
Nhận biết được chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?, nhận biết được vị ngữ, chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?, Ai là gì?
4.3.1.5
Nhận biết được câu khiến và cách đặt câu khiến
4.3.2
Kiến thức về văn bản
4.3.2.1
Nhận biết được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả cây cối
4.3.3
Thực hiện được các kĩ năng đọc
4.3.3.1
Đọc rõ ràng, rành mạch, tương đối lưu loát các văn bản nghệ thuật, khoa học, báo chí (tốc độ khoảng 85 tiếng/phút), biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ
4.3.3.2
Bước đầu đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung đoạn văn, đoạn thơ
4.3.3.3
Đọc thầm – hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của toàn bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc
4.3.3.4
Biết nhận xét về nhân vật chính trong truyện; nhận biết và nêu được giá trị của một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nổi bật, có ý nghĩa trong bài văn, thơ đã đọc
4.3.3.5
Thuộc hai đoạn thơ, đoạn văn ngắn đã học
4.3.4
Thực hiện được các kĩ năng viết
4.3.4.1
Viết hoa cỡ chữ nhỡ và nhỏ
4.3.4.2
Biết viết và trình bày bài chính tả đúng thể loại (thơ, văn xuôi); chữ viết rõ ràng
4.3.4.3
Nghe – viết, nhớ - viết được bài chính tả khoảng 85 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi
4.3.4.4
Dựa vào nghĩa để viết đúng một số từ ngữ chứa phụ âm đầu, vần, thanh điệu dễ lẫn (do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương)
4.3.4.5
Viết được đoạn văn mở bài, kết bài của bài văn kể chuyện theo các cách đã học
4.3.4.6
Viết được đoạn văn, bài văn miêu tả cây cối
4.3.5
Thực hiện được các kĩ năng nghe
4.3.5.1
Nghe và thuật lại được nội dung chính của bản tin, thông báo ngắn
4.3.5.2
Kể lại được câu chuyện đã nghe
4.3.5.3
Nghe- viết bài chính tả có độ dài 85 chữ
4.3.6
Thực hiện được các kĩ năng nói
4.3.6.1
Biết xưng hô, lựa chọn ngôn ngữ và cách diễn đạt lịch sự khi giao tiếp ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng
4.3.6.2
Biết đặt và trả lời câu hỏi trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc về một số vấn đề gần gũi
4.3.6.3
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc hay sự việc đã chứng kiến, tham gia; biết thay đổi ngôi khi kể chuyện
4.3.6.4
Phát biểu được ý kiến trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc về một số vấn đề gần gũi
4.3.6.5
Biết giới thiệu ngắn gọn về lịch sử, về hoạt động, về nhân vật tiêu biểu ở địa phương
Kết quả đánh giá (lượng hóa dựa trên 6 tiêu chí với 25 chỉ báo) 
Xếp mức
CHT
HT
HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 4, CUỐI KÌ 2, MÔN TIẾNG VIỆT
1. Nội dung chương trình
Các nội dung trong chương trình học môn Tiếng Việt từ tuần 28 đến tuần 35.
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
1.1. Tiếng Việt
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
- Hiểu về cấu tạo của tiếng.
- Biết cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.
1.1.2. Từ vựng
- Hiểu được nghĩa từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng từ ngữ về phẩm chất con người).
- Hiểu và biết cách sử dụng từ đơn, từ phức (từ láy và từ ghép)
1.1.3. Ngữ pháp
- Hiểu và biết cách sử dụng danh từ, động từ, tính từ.
- Hiểu câu đơn và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
- Hiểu được các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
- Hiểu và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
1.1.4. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
Hiểu và biết cách sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.
1.2. Tập làm văn
- Hiểu được kết cấu 3 phần của bài văn kể chuyện và miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài). Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả.
- Hiểu đoạn văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật).
- Hiểu được bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật). Hiểu được một số văn bản thông thường: đơn, thư, tờ khai in sẵn.
- Hiểu và sử dụng được một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận; thư, đơn.
1. 3. Văn học
- Hiểu được một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về thiên nhiên, đất nước, con người và một số vấn đề xã hội có tính thời sự.
- Hiểu được cốt truyện và nhân vật; hiểu lời kể chuyện, lời nhân vật.
Kĩ năng
2.1. Đọc
- Đọc hiểu được các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chính, báo chí (tốc độ khoảng 90 tiếng/phút).
- Biết đọc thầm-hiểu nội dung chính của bài đọc và trả lời được các câu hỏi về bài đọc; biết cách đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. Nhận xét được về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ trong bài văn, bài thơ.
- Đọc thuộc được một số bài thơ, đoạn văn.
- Biết cách dùng từ điển học sinh hoặc các sách công cụ để tra cứu, ghi chép thông tin.
2.2. Viết
- Viết được chính tả một đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết (tốc độ viết khoảng 90 chữ/15 phút). 
- Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật).
- Biết cách viết đoạn văn kể chuyện và miêu tả theo dàn ý.
- Biết cách viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi công việc), giấy mời, điện báo,
2.3. Nghe
- Nghe và kể được câu chuyện có nội dung đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Nhận xét được về nhân vật.
- Nghe và thuật lại được các bản tin. Nhận xét được một vài chi tiết trong bản tin.
- Nghe – viết chính tả được một đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.
- Nghe – ghi lại được một số thông tin của văn bản đã nghe.
2.4. Nói
- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại được sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. Biết cách kể chuyện bằng lời của nhân vật.
- Biết cách bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. Đặt được câu hỏi làm rõ vấn đề trong trao đổi, thảo luận.
- Biết cách giới thiệu về con người, lịch sử, văn hoá địa phương.
3. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì 2 (lớp 4):
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng Việt, đến cuối học kì 2, lớp 4, giáo viên lượng hóa thành 3 mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);
3 = Hoàn thành tốt HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi)
Mã tham chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
 HTT
(3)
4.4.1
Kiến thức (từ vựng, ngữ pháp)
4.4.1.1
Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tuc ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm Du lịch -Thám hiểm, Lạc quan, yêu đời
4.4.1.2
Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ đã cho và một số thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm
4.4.1.3
Bước đầu nêu được tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, câu thơ; bước đầu viết được câu có dùng phép so sánh, nhân hóa
4.4.1.4
Nhận biết và đặt được câu khiến, câu cảm phù hợp mục đích giao tiếp, biết giữ phép lịch sự khi nêu yêu cầu, đề nghị
4.4.1.5
Nhận biết và thêm được trạng ngữ cho câu (trên các ví dụ trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện)
4.4.2
Kiến thức về văn bản
4.4.2.1
Nhận biết được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật
4.4.3
Thực hiện được các kĩ năng đọc
4.4.3.1
Đọc rõ ràng, rành mạch, tương đối lưu loát các văn bản nghệ thuật, khoa học, báo chí (tốc độ khoảng 90tiếng/phút), biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ
4.4.3.2
Bước đầu đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung đoạn văn, đoạn thơ
4.4.3.3
Đọc thầm – hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của toàn bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc
4.4.3.4
Biết nhận xét về nhân vật chính trong truyện; nhận biết và nêu được giá trị của một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nổi bật, có ý nghĩa trong bài văn, thơ đã đọc
4.4.3.5
Thuộc hai đoạn thơ, đoạn văn ngắn đã học
4.4.4
Thực hiện được các kĩ năng viết
4.4.4.1
Viết hoa cỡ chữ nhỡ và nhỏ
4.4.4.2
Biết viết và trình bày bài chính tả đúng thể loại (thơ, văn xuôi); chữ viết rõ ràng
4.4.4.3
Nghe – viết, nhớ - viết được bài chính tả khoảng 90 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi
4.4.4.4
Dựa vào nghĩa để viết đúng một số từ ngữ chứa phụ âm đầu, vần, thanh điệu dễ lẫn (do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương)
4.4.4.5
Viết được đoạn văn, bài văn miêu tả con vật
4.4.4.6
Viết được mở bài, kết bài của bài văn miêu tả con vật theo cách đã học
4.4.4.7
Biết điền vào giấy tờ in sẵn
4.4.5
Thực hiện được các kĩ năng nghe
4.4.5.1
Nghe và thuật lại được nội dung chính của bản tin, thông báo ngắn
4.4.5.2
Kể lại được câu chuyện đã nghe
4.4.5.3
Nghe- viết bài chính tả có độ dài 90 chữ
4.4.6
Thực hiện được các kĩ năng nói
4.4.6.1
Biết xưng hô, lựa chọn ngôn ngữ và cách diễn đạt lịch sự khi giao tiếp ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng
4.4.6.2
Biết đặt và trả lời câu hỏi trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc về một số vấn đề gần gũi
4.4.6.3
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc hay sự việc đã chứng kiến, tham gia
4.4.6.4
Biết thay đổi ngôi khi kể chuyện
4.4.6.5
Phát biểu được ý kiến trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc về một số vấn đề gần gũi
Kết quả đánh giá (lượng hóa dựa trên 6 tiêu chí với 26 chỉ báo) 
Xếp mức
CHT
HT
HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 4, GIỮA KÌ 1, MÔN ĐẠO ĐỨC:
Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 4 bài đạo đức sau:
- Trung thực trong học tập. 
- Vượt khó trong học tập. 
- Biết bày tỏ ý kiến. 
- Tiết kiệm tiền của.
Chuẩn kiến thức kĩ năng
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
- Biết quí trọng những bạn trung thực trong học tập; không bao che cho những hành vi không trung thực.
- Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao cần phải vượt khó trong học tập.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, cảm phục và noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
- Biết được trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện quyền bày tỏ ý kiến của mình trong gia đình, ở nhà trường; đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
- Nêu được thế nào là tiết kiệm tiền của.
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
- Biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước trong cuộc sống hằng ngày và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa kì 1 (lớp 4):
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn đạo đức, đến giữa học kì 1, giáo viên lượng hóa thành 3 mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi);
3 = Hoàn thành tốt HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mã tham chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
4.1.1
Trung thực trong học tập
4.1.1.1
Nêu lên được tác dụng và những biểu hiện của tính trung thực trong học tập. 
4.1.1.2
Bày tỏ được thái độ trung thực trong học tập.
4.1.1.3
Thực hiện được những hành vi thể hiện tính trung thực trong học tập.
4.1.2
Vượt khó trong học tập
4.1.2.1
Nêu lên đư

Tài liệu đính kèm:

  • docBANG_THAM_CHIEU_LOP_4_HUE_TO_MAU.doc