Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH20: Kiến thức, kĩ năng tin học cơ bản - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi

Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và quá trình xử lí thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật, mà chủ yếu là máy tính điện tử.

Một trong những ứng dụng của tin học vào giáo dục là ứng dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word. Đây là một chương trình soạn thảo văn bản đa năng cung cấp một lượng lớn các tính năng độc đáo và đa dạng. Các công việc có thể làm trong phạm vi của Word bao gồm từ việc soạn thảo các tài liệu đơn giản như thư từ, văn bản đến việc tạo ra các ấn phấm chuyên nghiệp như sách, báo, tạp chí, giáo án, bài giảng.

 

docx 4 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH20: Kiến thức, kĩ năng tin học cơ bản - Năm học 2016-2017 - Võ Thị Cầm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ ĐUN 20: KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TIN HỌC CƠ BẢN
Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và quá trình xử lí thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật, mà chủ yếu là máy tính điện tử.
Một trong những ứng dụng của tin học vào giáo dục là ứng dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word. Đây là một chương trình soạn thảo văn bản đa năng cung cấp một lượng lớn các tính năng độc đáo và đa dạng. Các công việc có thể làm trong phạm vi của Word bao gồm từ việc soạn thảo các tài liệu đơn giản như thư từ, văn bản đến việc tạo ra các ấn phấm chuyên nghiệp như sách, báo, tạp chí, giáo án, bài giảng...
1. Khái niệm thông tin và tin học
a) Thông tin
Ngày nay, thuật ngữ thông tin được sử dụng khá phổ biến. Người ta có nhu cầu đọc báo, xem truyền hình, giao tiếp với người khác,... để có thông tin. Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn, đúng hơn về những đối tượng trong tự nhiên, xã hội,...
Thông tin có thể được phát sinh và được lưu lại trong một giá mang tin nào đó. Thông tin có thể được truyền từ một giá mang tin này sang một giá mang tin khác. Như vậy, thông tin có thể được nhân bản và khi nhân bản thì ý nghĩa của thông tin không hề suy giảm.
Thông tin theo nghĩa thông thường là cơ sở để hiểu biết về một đối tượng. Trong đời sống con người, nhu cầu thông tin là một nhu cầu rất cơ bản, và không ngừng tăng theo sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội.
Tuy nhiên, thông tin cũng là một khái niệm trừu tượng, tồn tại khách quan và có liên quan chặt chẽ đến khái niệm về độ bất định. Mỗi đối tượng chưa xác định hoàn toàn đều có một độ bất định nào đó. Tính bất định này chưa cho phép nhận diện chính xác và đầy đủ về đối tượng đó. Độ bất định của một đối tượng sẽ giảm đi khi có thêm thông tin bổ sung.
Dữ liệu (data) là hình thức thể hiện của thông tin trong mục đích lưu trữ và xử lí nhất định. Thuật ngữ “dữ liệu” chúng ta dùng hiện nay có nguồn gốc từ chữ Hán – Việt với ý nghĩa là cái đã cho. Về mặt lịch sử, khái niệm dữ liệu xuất hiện cùng lúc với việc xử lí thông tin bằng máy tính. Vì thế, trong nhiều tài liệu người ta định nghĩa dữ liệu là đối tượng xử lí của máy tính. Thông tin luôn mang một ý nghĩa xác định nhưng hình thức thể hiện của thông tin rõ ràng mang tính quy ước.
Tri thức có ý nghĩa khái quát hơn thông tin. Những nhận thức thu nhận được từ nhiều thông tin trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, có tính hướng mục đích mới trở thành tri thức. Như vậy, tri thức là mục đích của nhận thức trên cơ sở tiếp nhận thông tin. Quá trình tiếp nhận thông tin chính là quá trình nhận thức để có tri thức.
Ta có thể nhận ra thông tin nhờ giác quan của mình hoặc phương tiện máy móc. Ta có thể hiểu nghĩa thông tin nhờ khả năng giải thích và suy luận. Ta có thể lưu trữ thông tin trong não, giấy tờ, băng từ,
b) Tin học
Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và quá trình xử lí thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật mà chủ yếu hiện nay là máy tính điện tử. Như vậy, khía cạnh khoa học của tin học chính là phương pháp. Còn khía cạnh kĩ thuật của tin học chính là công nghệ chế tạo máy tính điện tử cũng như sản xuất các chương trình (phần mềm) hệ thống, tiện ích và ứng dụng.
Hiện nay người ta dùng thuật ngữ Công nghệ thông tin có tính bao quát hơn. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số. Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
Cũng như các ngành khoa học kĩ thuật khác, tin học cũng nhàm mục tiêu tạo ra giá trị cho xã hội. Tin học thực hiện việc này bằng hai cách:
Cách gián tiếp: Tin học được ứng dụng vào các ngành sản xuất và kinh tế hiện có làm tăng hiệu quả của các ngành này. Phần tăng thêm đó là giá trị mà tin học tạo nên cho xã hội. Bất cứ nước nào cũng có những vấn đề cần ứng dụng tin học để giải quyết: đó là các vấn đề về tổ chức và quản lí, kinh tế, xã hội như tính toán kế hoạch, tổ chức dịch vụ và kinh doanh. Vấn đề có hay không có thông tin, khai thác tốt hay không tốt nguồn tin có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước. Thông tin là của cải và tin học giúp con người khai thác nguồn của cải đó, làm thay đổi cơ cấu hợp thành của các phần giá trị do các khu vực khác nhau tạo ra trong một nền kinh tế, phần giá trị do tin học đưa lại ngày càng chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng thu nhập quốc dân.
Cách trực tiếp: Tin học với tư cách là một ngành công nghiệp cũng sản xuất ra các sản phẩm của mình tức là máy tính điện tử và những chương trình giúp máy hoạt động. Như vậy, tin học đem lại cho ta những phần giá trị bằng cách ứng dụng ngành khoa học này vào sản xuất và kinh tế bởi chính sản phẩm của ngành công nghiệp tin học.
2. Vai trò của thông tin và tin học
Thông tin cần thiết cho mọi hoạt động và nó có các vai trò sau:
Thứ nhất: Thông tin góp phần làm tăng sự hiểu biết 
Sự gia tăng hiểu biết của con người, sự gia tăng lượng thông tin cho máy được thực hiện nhờ việc truyền tin giữa người với người, người với máy, máy với người hoặc máy với máy. 
Thứ hai: Thông tin là căn cứ cho mọi quyết định
Thứ ba: Thông tin góp phần ổn định trật tự xã hội
3. Quá trình xử lí thông tin
Trong hoạt động thực tiễn hằng ngày, con người luôn phải xử lí thông tin để đi đến những quyết định hợp lí, phù hợp với mục đích sử dụng. Ngoài những việc nhận và xuất thông tin, con người phải thực hiện những hoạt động với thông tin mà ta gọi là xử lí thông tin. Hoạt động xử lí thông tin diễn ra hằng ngày, ngay cả khi thực hiện những việc đơn giản.
Một quá trình xử lí thông tin được biểu diễn bởi sơ đồ sau:
Đưa tin vào
Đưa tin ra
Xử lí tin: 
- Biến đổi tin. 
- Điều khiển. 
- Ghi nhớ tin.
Năm chức năng của quá trình xử thông tin như trên có thể do con người tự mình thưc hiện hoàn toàn hoặc với sự trợ giúp của phương tiện máy móc. Trong xã hội hiện đạu, mối quan hệ giữa các sự vật ngày càng trở nên phức tạp. Một khi sự phức tạp đã vượt quá khả năng bao quát của bộ óc con người thì nhu cầu sử dụng máy móc tự động hỗ trợ cho hoạt động xử lí thông tin ngày càng trở nên cần thiết. 
Máy tính điện tử ra đời chính là để đáp ứng nhu cầu đó. Nhưng không một máy nào có thể thực hiện đầy đủ tất cả năm chức năng kể trên nếu không có sự gia công chuẩn bị trước của con người. Muốn chuyển việc xử lí thông tin cho máy, con người phải phân tích quá trình điều khiển thành những bước nhỏ, thành từng thao tác theo một trình tự nhất định sao cho máy có thể theo đó mà thực hiện. 
Nói cách khác, con người phải xây dựng chương trình điều khiển, những việc còn lại thì có thể chuyển giao cho những phương tiện kĩ thuật. Vị trí của máy tính điện tử chính là ở chỗ này. Với chương trình điều khiển do con người lập nên, máy tính điện tử có thể thực hiện toàn bộ phần việc còn lại của quá trình xử lí thông tin một cách tự động. Những thông tin và quá trình xử lí thông tin tự động bằng máy tính điện tử là đối tượng của ngành khoa học gọi là tin học.
Một số hệ đếm thường được sử dụng trong tin học để biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử như: hệ nhị phân, hệ thập phân, hệ cơ số 8, hệ cơ số 16.
4. Nguyên tắc hoạt động của máy tính điện tử
Điều khiển bằng chương trình: Máy tính điện tử hoạt đông dựa trên nguyên tắc làm việc theo chương trình. Công việc của máy tính điện tử là thực hiện từng dãy thao tác xác định bởi bộ xử lí trung ương. Việc thực hiện này được điều khiển bởi chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ. Chương trình gồm những lệnh riêng lẻ quy định cho bộ xử lí trung ương phải thực hiện những thao tác trên những thông tin ghi trong bộ nhớ.
Truy nhập theo địa chỉ: Dữ liệu theo nghĩa rộng (dữ liệu vào, kết quả trung gian, kết quả cuối cùng, chương trình, ) được lưu trữ trong RAM tại những vùng nhớ được định vị bằng các số thứ tự xác định được gọi là địa chỉ. Dữ liệu được chỉ định hoặc truy cập theo địa chỉ ô nhớ của chúng.
Hai nội dung trên là cơ sở cho việc điều khiển hoạt động được thực hiện ngay trong máy, đảm bảo cho máy tính điện tử thực hiện được chức năng xử lí thông tin một cách tự động.
Máy tính điện tử hoạt động dựa vào hai phần: phần cứng, phần mềm.
Phần cứng: Là toàn bộ các thiết bị vật lí, kĩ thuật của máy tính điện tử như màn hình, bộ trung tâm, bàn phím, ổ đọc đĩa, máy in,... Thay đổi phần cứng là thay đổi kết cấu. Người dùng không nhất thiết phải biết phần cứng hoạt động như thế nào.
Phần mềm: Là các chương trình chạy trên máy tính, bao gồm hệ điều hành, các chương trình ứng dụng, các chương trình tiện ích,... Chúng được gọi là phần mềm vì các chương trình này có thể được cài đặt, thay đổi hay gỡ bỏ dễ dàng mà không làm ảnh hưởng đến các thiết bị vật lí.
--------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxMODULE_TH_20_THI_THI.docx