Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH11: Giáo dục hòa nhập học sinh khiếm thính, học sinh khuyết tật về vận động - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Tuyến

I. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

- Nắm được các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật (trẻ có khó khăn về nghe, về vận động ).

- Nắm được nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật (trẻ có khó khăn về nghe, về vận động).

 

doc 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Module TH11: Giáo dục hòa nhập học sinh khiếm thính, học sinh khuyết tật về vận động - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MDULL TH11
GIÁO DỤC HOÀ NHẬP HỌC SINH KHIẾM THÍNH, 
HỌC SINH KHUYẾT TẬT VỀ VẬN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG
- Nắm được các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật (trẻ có khó khăn về nghe, về vận động ).
- Nắm được nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật (trẻ có khó khăn về nghe, về vận động).
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật
a. Trẻ có khó khăn về nghe (khiếm thính): Là những trẻ mắc vấn đề về thính giác. 
- Nặng (điếc): Không nghe được tiếng động to như tiếng sấm, tiếng trống (cách tai khoảng 30-50cm), không nghe được tiếng thét ngay gần sát tai, không nói được (câm).
- Nhẹ (nghễnh ngãng): Điếc 1 tai, nặng (lãng) tai, không nghe được tiếng nói bình thường. Nếu gọi to có thể nghe được trong khoảng cách 30cm. 
b. Trẻ có khó khăn về vận động: Là những trẻ bị khuyết tật tay, chân, khó khăn trong việc đi đứng, học tập và sinh hoạt.
2. Nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật 
2.1/. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về nghe:
- Luyện tập với các âm thanh ngoài tiếng nói: Luyện tập với âm thanh ngoài tiếng nói là cơ sở để luyện tập với âm thanh tiếng nói. Nội dung luyện tập này cần được thực hiện ngay cả trong điều kiện trẻ chưa đeo máy trợ thính.
- Phát hiện âm thanh: Mặc dù trẻ khiếm thính còn sức nghe nhưng trẻ chưa thể “nghe” được. Do đó, nội dung đầu tiên và đơn giản là huấn luyện cho trẻ khiếm thính nhận thấy trẻ còn có khả năng nghe được, còn phát hiện được âm thanh. Đây là cơ sở để hình thành những âm thanh.
- Đếm số lượng âm thanh: Sau khi đã có phản ứng với âm thanh, trẻ khiếm thính cần phân biệt số lượng âm thanh. Nội dung luyện tập này nhằm tạo cho trẻ khả năng phân biệt âm thanh tinh tế hơn.
- Phân biệt tính chất âm thanh: Trẻ khiếm thính cần được luyện tập để phân biệt được các tính chất của âm thanh (cường độ: to - nhỏ, trường độ: dài - ngắn và tính chất: liên tục -
ngắt quãng).
- Phân biệt khu trú nguồn âm thanh: Đây là nội dung khó, đòi hỏi trẻ phải phân biệt được
các hướng của nguồn âm: bên phải - bên trái; phía trước - phía sau.
- Phân biệt âm sắc: Là một nội dung khó đối với trẻ khiếm thính, đặc biệt là trẻ điếc ở mức độ nặng và sâu. Khả năng này phụ thuộc vào độ mất thính lực, khả năng phân tích, tổng hợp âm thanh khi tiếp nhận chất lượng và độ khuyếch đại của máy trợ thính mà trẻ đang đeo. Trong chương trình luyện nghe, GV giúp trẻ khiếm thính luyện tập để phân biệt âm sắc của 4 loại âm thanh sau:
+ Âm thanh do vật phát ra: còi tàu hoả, còi ô tô, còi cảnh sát, tiếng trống,
+ Âm thanh thiên nhiên: tiếng sấm, tiếng sóng biển, tiếng gió gào thét,
+ Tiếng kêu của động vật: tiếng chó sủa, gà gáy, chim hót, bò kêu,
+ Âm nhạc: hợp xướng, đơn ca, nhịp điệu,
- Luyện tập với âm thanh tiếng nói: Luyện tập với tiếng nói bao gồm những bài tập nhằm trang bị kiến thức cho trẻ khiếm thính biết cách sử dụng máy trợ thính như một phương tiện cùng đọc hình miệng để tiếp nhận tiếng nói, hình thành và sửa tật phát âm. 
Ngoài việc thường xuyên sử dụng máy trong học tập và sinh hoạt, trẻ còn được luyện tập các nội dung sau:
- Xác định tính chất tiếng nói: tiếng nói to - nhỏ, nhanh - chậm, liên tục - ngắt quãng, dài - ngắn,
- Xác định số lượng tiếng trong câu, số lượng câu trong đoạn, bài,
- Phân biệt ngữ điệu và tốc độ nói
2.2/. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về vận động:
a/. Đặc điểm và nguyên nhân của trẻ có khó khăn về vận động: 
 Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ do các nguyên nhân khác nhau, gây ra sự tổn thất các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt và học tập Trẻ khuyết tật vận động gồm có hai dạng: 
 - Trẻ khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm què cụt, khoèo, liệt chân tay
 - Trẻ khuyết tật vận động do tổn thương trung khu vận động não bộ.
 Đối với dạng thứ nhất thì những trẻ này vẫn có một bộ máy sinh học bình thường làm cơ sở vật chất thực hiện hoạt động nhận thức. Nói cách khác, khi trẻ có khiếm khuyết đơn thuần về vận động thì trẻ hoàn toàn có khả năng nhận thức như những trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, sự phát triển hoạt động nhận thức của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tham gia các hoạt động trong môi trường xung quanh. Trẻ khuyết tật vận động khó đạt được trình độ nhận thức cũng như những trải nghiệm như mọi trẻ bình thường khác. Chẳng hạn, trẻ không thể có cảm giác mỏi chân nếu trẻ bại liệt đôi chân không thể đi được, không thể leo trèo được thì khó có cảm giác về độ cao và kĩ năng lấy thăng bằng của cơ thể, không có cảm giác về sức đẩy của nước nếu không được ngâm mình trong nước
 Đối với dạng thứ hai thì sự tổn thương về não bộ gây rất nhiều cản trở cho hoạt động nhận thức của trẻ, thậm chí là trình độ nhận thức ở mức độ nặng. Hoạt động nhận thức của loại trẻ này cũng có những hạn chế tương tự như trẻ chậm phát triển trí tuệ và còn bị ảnh hưởng thêm của khuyết tật vận động. Song cũng cần lưu ý những trường hợp khuyết tật vận động do bại não gây nên thì hoạt động nhận thức của trẻ hầu như không bị ảnh hưởng song trẻ khó có thể biểu đạt được suy nghĩ, hành động, lời nói một cách bình thường do sự cản trở của khuyết tật vận động.
b/. Các biện pháp giáo dục :
- Hội nhập về thể chất: Cho trẻ lành và khuyết tật được giao lưu với nhau hay cùng chơi với nhau trong một địa điểm, một thời gian nhất định.
- Hội nhập về chức năng: Trẻ lành và khuyết tật được tham gia cùng nhau trong một số hoạt động như thể thao, vẽ vv...
- Hội nhập xã hội: Trẻ cùng học với nhau trong một trường nhưng theo các chương trình khác nhau, có giờ học chung và học riêng tuỳ theo môn học và khả năng học của trẻ.
- Hội nhập hoàn toàn: Trẻ học như trẻ lành theo một chương trình cứng bắt buộc.
- Cần chăm sóc và yêu thương trẻ, điều đó sẽ giúp trẻ vượt qua được những lo lắng, căng thẳng và thích nghi được với môi trường. Hiện nay, với khả năng phát hiện sớm có khi ngay từ lúc mới sinh, việc giáo dục phục hồi chức năng cho trẻ giúp nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ và làm giảm nhẹ các nguy cơ rối nhiễu tâm lý của trẻ xuống mức thấp nhất.
III. KẾT LUẬN
Trên đây là những vấn đề cơ bản mà tôi đã tìm hiểu và báo cáo về tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về học, về vận động. Để các nội dung và phương pháp giáo dục trên đạt hiệu quả thì phải nói đến đội ngũ GV vì GV là người trực tiếp giảng dạy, trực tiếp theo dõi, nắm bắt các thông tin về trẻ khuyết tật, có vai trò quyết định hiệu quả của giáo dục hoà nhập. GV phải biết xây dựng mục tiêu phù hợp với từng trẻ khuyết tật, có biện pháp phối hợp các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục trẻ khuyết tật. 

Tài liệu đính kèm:

  • docMODULL_TH11_FILE_WORD.doc