Bài soạn Tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần 29 - Trường TH Châu Hưng

I. Mục tiêu:

 Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

 Hiểu được nội dung bài: Vẽ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.

 Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 26 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần 29 - Trường TH Châu Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho học sinh làm vở và nêu kết quả. 
Nhận xét 
Củng cố:
Hỏi tên bài.
Nhận xét – dặn dò: 
Làm lại các bài tập 
Chuẩn bị tiết sau. 
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hs giải.
Giải:
Sợi dây còn lại dài là:
10 – 3 = 7 (cm)
Đáp số : 7 cm.
Hs nhắc lại 
Học sinh lấy 35 que tính viết bảng con và nêu: Có 3 bó, viết 3 ở cột chục. Có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị.
Học sinh lấy 24 que tính viết bảng con và nêu: Có 2 bó, viết 2 ở cột chục. Có 4 que tính rời viết 4 ở cột đơn vị.
3 bó và 2 bó là 5 bó, viết 5 ở cột chục. 5 que tính và 4 que tính là 9 que tính, viết 9 ở cột đơn vị.
Học sinh thực hành ở bảng con.
Đọc: 35 + 24 = 59
Nhắc lại: 35 + 24 = 59
Học sinh thực hành ở bảng con. 
+ 35	5 cộng 0 bằng 5, viết 5
	 20	3 cộng 2 bằng 5, viết 5
	 55
Đọc: 35 + 20 = 55
Nhắc lại: 35 + 20 = 55
Học sinh thực hành ở bảng con.
Đọc: 35 + 2 = 37
Nhắc lại: 35 + 2 = 37
Tính 
Hs làm rồi chữa bài tập trên bảng lớp. 
+ 52
+ 82
+ 43
+ 76
+ 63
+ 9
 36
 14
 15
 10
 5
 10
88
96
58
86
68
19
Hs: Đặt tính rồi tính 
Hs nêu cách làm và làm vào vở.
+ 35
+ 41
+ 60
+ 22
+ 6
+ 54
 12
 34
 38
 40
 43
 2
47
75
98
62
49
56
Học sinh đọc đề và tìm hiểu bài toán: 
Tóm tắt
Lớp 1 A : 35 cây
Lớp 2 A: 50 cây
Cả hai lớp:  cây?
Giải 
Số cây cả hai lớp trồng là::
35 + 50 = 85 (cây)
Đáp số : 85 cây
Nêu tên bài và các bước thực hiện phép cộng (đặt tính, viết dấu cộng, gạch ngang, cộng từ phải sang trái).
___________________________________________ 
Môn: Tập viết
BÀI: TÔ CHỮ HOA L, M, N
I. Mục tiêu: 
Tô được các chữ hoa : L , M , N 
Viết đúng các vần en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1 tập hai (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần) 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
Chữ hoa: M đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra bài viết ở nhà của hs, chấm điểm 4 hs. Gọi 2 hs lên bảng viết các từ: hiếu thảo, yêu mến , ngoan ngoãn, đoạt giải
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài: 
Trong tiết tập viết hôm nay chúng ta sẽ tập tô các chữ hoa L, M, N và các vần en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong trong các bài tập đọc đã học. 
Gv ghi bảng.
Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh. 
Chữ hoa L gồm những nét nào? 
Viết nửa trên của chữ c hoa, kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang 1 tạo nét thắt nằm ngang trên đường kẻ ngang này, tiếp tục đưa bút sang phải đến gần đường kẻ dọc 5 thì đưa bút hướng lên. Điểm dừng bút là giao điểm của đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5. 
Gv viết chữ hoa L và cho hs viết bảng con. 
Chữ hoa M gồm những nét nào? 
Viết nét móc ngược trái có đầu móc tròn. Từ giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4 kéo thẳng xuống đường kẻ ngang 1, viết tiếp nét xiên lên sang phải cho đến đường kẻ ngang 6 và quãng giữa hai đường kẻ dọc 5, 6 viết tiếp nét móc ngược phải. kết thúc chữ ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường ker dọc 7. 
Chữ hoa N: Viết nét móc ngược trái, Từ giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4 kéo thẳng xuống đường kẻ ngang 1. tiếp theo viết nét cong xuôi phải. Điểm kết thúc là giao điểm đường kẻ ngang 5 và đường kẻ dọc 6. 
Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Gv cho học sinh đọc các vần, từ ngữ: en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong. 
Cho hs phân tích tiếng có vần en, oen, ong, oong
Gv viết, Cho hs viết bảng con 
Thực hành :
Gv nhắc nhở tư thế, cách cầm bút 
Cho HS viết bài vào vở.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết.
Gv thu vở chấm và nhận xét. 
Củng cố:
Hỏi lại nội bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ H, I, K. 
Nhận xét tuyên dương.
Nhận xét – dặn dò: 
Nhận xét 
Viết bài ở nhà, xem bài mới. 
Hát 
Hs mang vở cho giáo viên kiểm tra.
2 học sinh viết trên bảng các từ: hiếu thảo, yêu mến , ngoan ngoãn, đoạt giải. 
Học sinh nêu.
Học sinh quan sát chữ hoa L, M, N trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Gồm nét cong trái, nét thắt. 
Hs theo dõi 
Hs quan sát gv tô trên khung chữ mẫu và viết bảng con 
Gồm nét móc ngược trái, nét thẳng, nét xiên và nét móc ngược phải. 
Hs thực hiện 
Hs đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: en, oen, ong, oong; các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong. 
Hs phân tích tiếng 
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên vào vở.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
_________________________________________ 
Môn : TNXH
BÀI 29: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT
I. Mục tiêu :Giúp học sinh:
Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật .
II. Đồ dùng dạy học:
Một số tranh ảnh trong bài 29 SGK.
HS sưu tầm tranh ảnh về thực vật và động vật mang đến lớp.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ổn định :
Kiểm tra: 
Kể tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
Con muỗi là con vật có lợi hay có hại ?
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Trò chơi: Nhớ đặc điểm con vật. 
Con vịt, con vịt. 
Con chó, con chó. 
Con gà, con gà. 
Bài học hôm nay giúp chúng ta nhận biết về cây cối và con vật. (Gv ghi bảng). 
Hoạt động: 
Hoạt động 1: Quan sát các mẫu vật và tranh ảnh. (thực vật). 
Chia lớp thành 4 nhóm 
Gv phân cho mỗi nhóm một góc lớp, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và hướng dẫn các em làm việc: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát vào tranh ảnh và trình bày. 
GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. 
Quan sát hình SGK: Hãy chỉ và nói cây nào là: 
Cây rau 
Cây hoa 
Cây gỗ 
Giáo viên kết luận: Có nhiều loại cây như cây khác nhau, cây thì cho hoa (Cây hoa), cây thì làm thức ăn (Cây rau), cây thì lấy gỗ để làm nhà, đóng bàn ghế(cây gỗ). Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước... Nhưng chúng đều có thân, rễ, lá và hoa. 
Hoạt động 2: Quan sát các mẫu vật và tranh ảnh. (động vật) 
Chia lớp thành 4 nhóm 
Gv phân cho mỗi nhóm một góc lớp, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và hướng dẫn các em làm việc: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát vào tranh ảnh và trình bày. 
GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. 
Hãy chỉ và nói tên các con vật có ích? 
Hãy chỉ và nói tên các con vật có hại? 
Giáo viên kết luận: Có nhiều động vật khác nhau về hình dạng, kích cỡ, nơi sống Nhưng chúng đều giống nhau là đầu, mình và cơ quan di chuyển. .
Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn cây gì, con gì?”
HS được thực hành kỹ năng đặt câu hỏi
GV hướng dẫn học sinh cách chơi.
 +Một HS được GV đeo cho một tấm bìa có hình vẽ một cây rau (hoặc một con cá...)ở sau lưng, em đó không biết đó là cây gì hoặc con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.
 + HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi (đúng / sai) để đoán xem đó là gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
Củng cố:
Gọi HS nhắc lại nội dung bài học. 
Nhận xét – dặn dò: 
Về ôn lại các kiến thức đã học. 
Nhận xét 
Hát 
2 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Biết bơi, biết bơi. 
Trông nhà, trông nhà. 
Gọi người thức dậy. 
Học sinh nhắc lại.
HS bày các vật mẫu các em mang đến để lên bàn. 
Dán các tranh ảnh vào giấy khổ to. Sau đó treo lên tường của lớp học.
Học sinh chỉ và nói tên từng cây, từng con mà nhóm đã sưu tầm được với các bạn. Mô tả chúng, tìm ra sự giống và khác nhau giữa các cây và các con vật. 
Học sinh nhắc lại.
HS bày các vật mẫu các em mang đến để lên bàn. 
Dán các tranh ảnh vào giấy khổ to. Sau đó treo lên tường của lớp học.
Học sinh chỉ và nói tên từng cây, từng con mà nhóm đã sưu tầm được với các bạn. Mô tả chúng, tìm ra sự giống và khác nhau giữa các cây và các con vật. 
Học sinh nhắc lại.
Chẳng hạn:
+ Cây đó có thân gỗ phải không?
+ Đó là ccây rau phải không?
+ ....
+ Con đó có bốn chân phải không?
+ Con đó có cánh phải không?
+ Con đó kêu meo meo phải không?
+ ...
HS tiến hành chơi, 
2 hs nhắc 
_____________________________________ 
Thứ tư ngày 07 tháng 04 năm 2010 
Môn : Tập đọc
BÀI: MỜI VÀO
I. Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ có tiếng vùng phương ngữ dễ phát âm sai. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ .
Hiểu nội dung bài : Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi .
Trả lời câu hỏi 1,2 ( SGK )
Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu .
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ổn định: 
Kiểm tra: 
Gọi 2 học sinh đọc bài: “Đầm sen” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. 
Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào? 
Cả lớp viết bảng con: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại.. 
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hôm nay chúng ta học bài thơ “Mời vào” kể về ngôi nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Chúng ta hãy xem người bạn tốt ấy là ai ? Họ rủ nhau cùng làm những công việc gì nhé!. (Gv ghi bảng).
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng vui, tinh nghịch hợp với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đọan đối thoại; trải dài hơn ở 10 dòng thơ cuối). 
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ đã nêu.
Kiễng chân: ( iêng ¹ iên), 
soạn sửa: (s ¹ x), 
buồm thuyền: (uôn ¹ uông)
Hs luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu thế nào là kiễng chân? 
Soạn sửa nghĩa là gì?
Luyện đọc câu:
Gọi Hs đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 4 khổ thơ)
Đọc nối tiếp từng khổ thơ.
Thi đọc cả bài thơ.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ. 
Đọc đồng thanh cả bài.
Ôn các vần ong, oong.
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần ong ? 
Cho hs phân tích và đọc 
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần ong, oong ? 
Hs tìm 
Nhận xét 
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
Củng cố tiết 1:
Tiết 2
Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học. 
Gv đọc lần 2 
Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà ?
Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì ?
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn. 
HTL cả bài thơ: Tổ chức cho các em thi đọc HTL theo bàn, nhóm 
Luyện nói: Nói về những con vật em yêu thích
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về những con vật em yêu thích.
Gọi 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK. 
Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai.
Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
Nhận xét dặn dò: 
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, 
Xem bài mới: Chú công 
Nhận xét
Hát 
Hs đọc bài và trả lời các câu hỏi. 
Hs trả lời 
Viết bảng con: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại.
Nhắc lại.
Lắng nghe.
Hs tìm từ ngữ khó đọc: Kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền,  
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Kiễng chân: Nhấc chân cao lên.
Soạn sửa: Chuẩn bị (ở đây ý nói chuẩn bị mọi điều kiện để đón trăng lên )
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc. 
Đọc nối tiếp 4 Hs, thi đọc khổ thơ giữa các nhóm. 
2 Hs đọc, lớp đồng thanh.
Trong.
Đọc từ mẫu trong bài:
chong chóng, xoong canh.
Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm.
Ong: bong bóng, còng, cái chõng, võng,
Oong: boong tàu, cải xoong, ba toong, 
2 Hs đọc.
Mời vào.
Hs đọc 
Thỏ, Nai, Gió.
Soạn sửa đón trăng lên, quạt mát thêm hơi biển cả, reo hoa lá, đẩy thuyền buồm, đi khắp nơi làm việc tốt.
Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Hs học thuộc lòng 
Lắng nghe.
Hs luyện nói theo hướng dẫn của Gv.
Ví dụ:
Tôi có nuôi một con sáo. Tôi rất yêu nó vì nó hót rất hay. Tôi thường bắt châu chấu cho nó ăn.
Nhiều học sinh khác luyện nói.. 
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
_________________________________ 
Môn : Toán 
Tiết 114: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu : 
	Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 100 , tập đặt tính rồi tính ; biết tính nhẩm .
Bài 1, 2, 3, 4 SGK 
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ổn định: 
Kiểm tra: Hỏi tên bài cũ.
Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
	30 + 5	 	55 + 23 60 + 29 
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hôm trước chúng ta đã học về phép cộng trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ). Hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập để củng cố về các phép cộng đó. Gv ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện tâp thưc hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Gv cho học sinh tự vào vở rồi nêu kết quả.
Cho hs lên bảng sửa, nhận xét 
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài: 
Hs làm vào vở và nêu kết quả. 
Nhận xét 
Chỉ 2 phép tính 52 + 6 = 58 và 6 + 52 = 58 hãy nhận xét các số trong 2 phép tính này? 
Vị trí các số trong 2 phép tính có gì khác nhau? Kết quả 2 phép tính ra sao? 
Gv: Khi ta thay đổi vị trí của các số trong phép cộng thì kết quả không đổi. 
Bài 3: Gọi hs đọc bài toán: 
Gv hướng dẫn Hs tóm tắt và giải vào vở: 
Nhận xét 
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng. 
Cho Hs dùng thước kẻ, bút chì vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm. 
Nhận xét 
Củng cố:
Hỏi tên bài.
Nhận xét – dặn dò: 
Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. 
Nhận xét tiết học
Hát 
Hs đặt tính và tính. Ghi vào bảng con
+ 30
+ 55
+ 60
 5
 23
 29
35
78
89
Học sinh nhắc lại.
Hs: Đặt tính và rồi tính, 
3 Hs sửa bài bảng lớp 
47 + 22 = 69 40 + 20 = 60 12 + 4 = 16 
51 + 35 = 86 80 + 9 = 89 8 + 31 = 39 
+ 52
+ 82
+ 43
+ 76
+ 63
+ 9
 36
 14
 15
 10
 5
 10
88
96
58
86
68
19
Tính nhẩm:
Hs làm vào vở, 4 Hs sửa bài bảng lớp. 
30 + 6 = 36 60 + 9 = 69 52 + 6 = 58 
40 + 5 = 45 70 + 2 = 72 6 + 52 = 58 
82 + 3 = 85 
3 + 82 = 85 
Các số trong 2 phép tính này giống nhau. 
Đổi chỗ cho nhau. Kết quả giống nhau đều bằng 58. 
Hs nhắc lại. 
Lớp em có 21 bạn gái và 14 bạn trai. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu bạn ? 
Hs tóm tắt và giải vào vở, 1 hs lên bảng sửa. 
Tóm tắt
Bạn gái : 21 bạn 
Bạn trai : 14 bạn
Có tất cả:  bạn?
Giải 
Lớp em có tất cả là:
21 + 14 = 35 (bạn)
Đáp số : 35 bạn 
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm. 
Hs nhắc 
Hs vẽ, sửa bài 
Nhắc lại tên bài học.
Nêu lại các bước giải toán có văn.
____________________________________ 
Môn : Thủ công
BÀI: CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC (Tiết 2)
I. Mục tiêu:	
	Biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác 
Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng
II. Đồ dùng dạy học: 
-Chuẩn bị 1 hình tam giác dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô.
-1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn.
	-Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán  .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Kiểm tra: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Tiết thu công hôm nay chúng ta học cắt dán hình tam giác. (tiếp theo ) 
Giáo viên nhắc qua các cách kẻ, cắt hình chữ nhật theo 2 cách.
Nhắc Hs thực hành theo các bước: Kẻ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô và cạnh ngắn 7 ô, sau đó kẻ hình tam giác như hình mẫu (theo 2 cách)
Khuyến khích các em khá kẻ theo 2 cách.
Cho học sinh thực hành kẻ, cắt và dán cân đối, miết hình thật phẳng.
Theo dõi, giúp đỡ những em yều hoàn thành sản phẩm tại lớp.
Gv thu một số sản phẩm chấm, nhận xét 
Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng..
Củng cố: 
Cho Hs nhắc cách cắt dán hình tam giác. 
Nhận xét, dặn dò:
Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán 
Nhận xét 
Hát.
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra.
Vài HS nêu lại 
Hs nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình tam giác. 
Hs cắt và dán hình tam giác theo 2 cách
A
B
C
Hình 1 (cách 1)
A
Hình 2 (cách 2) 
Hs nhắc lại cách kẻ, cắt, dán tam giác
___________________________________________ 
Thứ năm ngày 08 tháng 04 năm 2010
Môn : Tập đọc
BÀI: CHÚ CÔNG
I. Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
Hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng thành .
Trả lời câu hỏi 1, 2 ( SGK )
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ổn định: 
Kiểm tra: Hỏi bài trước.
Gọi 2 học sinh đọc bài: “Mời vào” và trả lời các câu hỏi SGK. 
Những ai đã gõ cửa ngôi nhà? 
Gió được mời vào trong nhà bằng cách nào? Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì? 
Gọi 3 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền.
GV nhận.
Bài mới:
Giới thiệu bài 
Cho hs xem tranh và hỏi: Đây là con gì? 
Công là con vật nổi tiếng vì có bộ lông đuôi sặc sỡ sắc màu. Bài hôm nay Chú công sẽ giới thiệu với các em về công và vẽ đẹp của đuôi công. Gv ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả vẽ đẹp độc đáo của đuôi công)
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho Hs tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ đã nêu.
Nâu gạch: (n ¹ l), 
rẻ quạt (rẻ ¹ rẽ)
Rực rỡ: (ưt ¹ ưc, rỡ ¹ rở), 
lóng lánh (âm l, vần ong, anh)
Hs luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là nâu gạch?
Rực rỡ có nghĩa thế nào?
Luyện đọc câu:
Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.
Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.
Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh)
Đoạn 1: Từ đầu đến “Rẻ quạt”
Đoạn 2: Phần còn lại.
Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. 
Giáo viên đọc diễn cảm lại cả bài.
Đọc đồng thanh cả bài.
Luyện tập: Ôn các vần oc, ooc:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần oc ? 
Hs phân tích và đọc 
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ooc ? 
Cho Hs thi nhau tìm nhận xét. 
Giáo viên nêu tranh bài tập 3:
Nói câu chứa tiếng có mang vần oc hoặc ooc. 
Hs đọc câu mẫu và nói câu 
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
Củng cố tiết 1:
Tiết 2
Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học. 
Gv đọc bài 
Gọi Hs đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Lúc mới chào đời chú công xó bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì? 
Đọc những câu văn tả vẽ đẹp của đuôi công trống sau hai, ba năm.
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn.
Luyện nói: Hát bài hát về con công.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hát bài hát : Tập tầm vông con công hay múa  . Hát tập thể nhóm và lớp.
Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài. 
Nhận xét - dặn dò: 
Về nhà đọc lại bài nhiều lần 
Xem bài mới. 
Nhận xét 
Hát 
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Thỏ - Nai – Gió 
Hs trả lời 
Học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền.
Con công 
HS nhắc lại.
Lắng nghe.
Hs tìm từ ngữ khó đọc: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. 
5, 6 Hs đọc các từ trên bảng.
Nâu gạch: Màu lông nâu như màu gạch.
Rực rỡ: Màu sắc nỗi bật, rất đẹp mắt.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất.
1 học sinh đọc lại bài, lớp đọc đồng thanh cả bài.
Ngọc. 
Thi đua theo nhóm tìm và ghi vào bảng. 
Oc: bóc, bọc, cóc, lọc, .
Ooc: Rơ – moóc, quần soóc
Đọc mẫu câu trong bài.
Con cóc là câu ông trời.
Bé mặc quần soóc.
Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét.
2 Hs đọc lại bài.
Con công. 
Hs lắng nghe 
Hs đọc và trả lời câu hỏi 
Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu tơ màu nâu gạch, sau vài giờ chú đã biết làm động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt. 
Đuôi lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu, mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẩm được tô điểm bằng những đốm tròn đủ màu, khi giương rộng đuôi xoè rộng như một chiếc quạt lớn đính hàng trăm viên ngọc. 
Học sinh đọc lại bài văn.
Quan sát tranh và hát bài hát : Tập tầm vông con công hay múa.
Nhóm hát, lớp hát.
Nêu tên bài.
1 học sinh đọc lại bài.
__________________________________ 
Môn : Toán 
Tiết 115: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu : 
	Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 100; biết tính nhẩm vận dụng để cộng các số đo độ dài .
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ổn định: 
Kiểm tra: Hỏi tên bài cũ.
Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính: 
30 + 5 	 	55 + 23 46 + 31 
20 + 56 97 + 2 54 + 13 
Nhận xét.
Bài mới :
Giới thiệu bài: 
Hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập để củng cố về các phép cộng trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ). Gv ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện tâp thưc hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Gv cho hs làm vào vở rồi nêu kết quả. 
Nhận xét 
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu:
20 cm + 10 cm, lấy 20 + 10 = 30 rồi viết cm vào kết quả 
Cách làm tính: 20 + 10 = 30 cm
Các phần còn lại học sinh tự làm và nêu kết quả.
Nhận xét 
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh đề bài toán. Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải. 
Nhận xét 
Củng cố:
Hỏi tên bài.
Nhận xét – dặn dò: 
Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. 
Nhận xét tiết học
Hát 
Học sinh đặt tính và tính kết quả. Ghi vào bảng con, 3 Hs làm trên bảng lớp. 
+ 30
+ 20
+ 55
+ 97
+ 46
+ 54
 5
 56
 23
 2
 31
 13
35
76
78
99
77
67
Học sinh nhắc lại.
Học sinh tính kết quả, nêu kết quả cho gv và lớp nghe. 
+ 53
+ 35
+ 55
+ 44
+ 17
+ 42
 14
 22
 23
 33
 71
 53
67
57
78
77
88
95

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(75).doc