Bài soạn Tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần 24 - Trường TH Châu Hưng

I. Mục tiêu:

  Học sinh đọc được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.

Đọc đúng các tiếng từ: huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.

  Học sinh viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.

  Đọc câu ứng dụng:

Chim én bận đi đâu

Hôm nay về mở hội

Lượn bay như dẫn lối

Rủ mùa xuân cùng về.

- Luyện nói từ 2 – 4 câu tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc chuyện.

II. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa

Học sinh: Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt

III. Hoạt động dạy và học:

 

doc 32 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp môn học lớp 1 - Tuần 24 - Trường TH Châu Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a.
Vậy các số 70, 50, 80 gồm mấy chục và mấy đơn vị làm tương tự như câu a các em cùng làm bài 2. 
Nhận xét 
Các số tròn chục có gì giống nhau 
Bài 3: Nêu yêu cầu bài. 
Cho hs làm vào vở, sửa bài 
Nhận xét 
Bài 4: Yêu cầu gì?
Người ta cho số ở các quả bóng con chọn số để ghi theo thứ tực từ bé đến lớn và con thỏ theo thứ tự từ lớn đến bé. 
Hs làm bài. 
Củng cố:
Cho hs đọc các số tròn chục 
Nhận xét 
Nhận xét - Dặn dò:
Nhận xét tiết học 
Tập đọc số và viết lại các số tròn chục cho thật nhiều.
Chuẩn bị: Cộng các số tròn chục.
Hát.
1 học sinh đọc. 
1 học sinh viết ở bảng lớp.
Cả lớp viết bảng con.
Hs đọc 
Nối theo mẫu.
Nối chữ với số.
Học sinh làm bài.
1 học sinh lên bảng sửa. 
Viết theo mẫu.
Hs đọc: 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
Học sinh làm bài.
3 học sinh sửa bài miệng. Vài hs đọc 
70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
50 gồm 5 chục và 0 đơn vị.
80 gồm 8 chục và 0 đơn vị.
Đều có số đơn vị là 0. 
Khoanh vào số bé nhất, số lớn nhất.
Học sinh làm bài.
Khoanh vào số bé nhất: 
70, 40, 20, 50, 30
Khoanh vào số lớn nhất: 
10, 80, 60, 90, 70. 
Đổi vở để kiểm tra.
Viết theo thứ tự.
Học sinh chọn và ghi.(vở, bảng lớp) 
20, 50, 70, 80, 90
80, 60, 40, 30, 10
Học sinh sửa bài.
Hs đọc: 10,20,30,40,50,60,70,80,90.
 90,80,70,60,50,40,30,20,10. 
__________________________________ 
Tự nhiên và xã hội 
Bài 24: Cây gỗ 
Mục tiêu:
Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây gỗ. 
Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây gỗ. 
Đồ dùng dạy – học :
Tranh minh hoạ + SGK.
Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định :
Hát 
Bài cũ :
Tiết trước các em học bài gì?	
Cây Hoa
Cây hoa có những bộ phận chính nào?
Rễ, thân, lá, hoa
Trồng hoa để làm gì?
Nhận xét 
làm cảnh, trang trí
Bài mới :
Giới thiệu bài: 
Hỏi: Bàn ghế các em ngồi học được làm bằng gì? 
Ngoài để lấy gỗ, cây gỗ còn có rất nhiều ích lợi. Để hiểu được điều đó, hôm nay mình cùng học bài Cây gỗ. (Gv ghi tựa bài) 
Làm bằng gỗ 
Hs đọc tựa bài. 
Hoạt động :
v Hoạt động 1 : Quan sát cây gỗ.
MT: HS nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt được các bộ phận chính của cây gỗ.
Cho HS đi quanh sân và yêu cầu HS chỉ đâu là cây gỗ ? 
Cây gỗ này tên là gì ? 
Hãy chỉ thân, lá, rễ.
Em có thấy rễ không ? 
GV chỉ cho HS thấy 1 số rễ trồi lên mặt đất, còn các rễ khác ở dưới lòng đất tìm hút thức ăn nuôi cây. 
Cây này cao hay thấp? 
Thân như thế nào? 
Cứng hay mềm. 
Hãy chỉ thân lá của cây.
Kết luận: Giống như các cây khác, cây gỗ có rễ, thân, lá, hoa nhưng cây gỗ có thân to cao cho ta gỗ để dùng và có nhiều lá toả bóng mát.
Cho lớp xếp 1 hàng đi ra sân trường
Hs nêu 
Có 1 số rễ trồi lên mặt đất
Cây này cao
Thân to
HS sờ thử : Cứng
HS chỉ
vHoạt động 2 : Làm việc với SGK.
HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào các hình trong SGK.
HS biết ích lợi của việc trồng cây gỗ.
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : 
Cây gỗ được trồng ở đâu? 
Kể tên 1 số cây gỗ mà bạn biết ? 
Trong lớp mình, ở nhà bạn những đồ dùng nào được làm bằng gỗ ? 
GV gọi 1 số em đại diện lên trình bày. 
GV nhận xét tuyên dương.
GV kết luận: Cây gỗ được trồng lấy gỗ làm đồ dùng, cây có nhiều tán lá để che bóng mát, chắn gió, rễ cây ăn sâu vào lòng đất phòng tránh xói mòn của đất.
Các em phải biết giữ gìn và chăm sóc cây xanh.
HS mở SGK, thảo luận nhóm đôi
1 em hỏi 1 em trả lời, sau đó đổi lại
Lớp bổ sung
Củng cố:
Vừa rồi các em học bài gì ?
Hãy nêu lại các bộ phận của cây gỗ.
Ích lợi của việc trồng cây.
GV nhận xét, tuyên dương.
Nhận xét – Dặn dò: 
Nhận xét tiết học. 
Xem trước bài Con cá 
Cây gỗ 
Thứ tư ngày 03 tháng 3 năm 2010 
Học Vần 
Bài 102: Vần uynh – uych. 
Mục tiêu:
Học sinh đọc được: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch. 
Đọc đúng các tiếng từ: luýnh quýnh, khuỳnh tay, huỳnh huỵch, uỳnh uỵch. 
Học sinh viết được: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
Đọc câu ứng dụng: 
Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về. 
Luyện nói từ 2 – 4 câu tự nhiên theo chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang. 
Chuẩn bị:
	Giáo viên: Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa
Học sinh: Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ổn định: 
Bài cũ: Vần uât, uyêt. 
Cho học sinh đọc bài SGK.
Viết: luật giao thơng, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp. 
Nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu:
Trong tiết học vần hôm nay chúng ta học hai vần mới có âm u đứng đầu, đó là vần uynh và vần uych® giáo viên ghi tựa 
Dạy vần: 
Uynh: 
Nhận diện vần
Giáo viên viết vần uynh 
Phân tích vần uynh
So sánh uynh và uy 
Lấy ghép vần uynh ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
Giáo viên đánh vần: u – y – nh – uynh. 
Giáo viên đọc trơn uynh
Khi có vần uynh muốn có tiếng huynh ta phải làm như thế nào ?
Hs ghép và đọc tiếng huynh 
Phân tích tiếng huynh 
Đánh vần: Hờ – uynh – huynh 
Giáo viên ghi bảng: huynh 
Gv cho hs quan sát và hỏi: Tranh vẽ có những ai? 
Từ khóa hôm nay chúng ta học là: phụ huynh 
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Cho hs đọc tổng hợp, nhận xét 
Uych ( quy trình tương tự uynh ) 
So sánh uych và uynh 
Cho hs đọc tổng hợp, nhận xét
Đọc từ ngữ ứng dụng
Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách đọc các từ ứng dụng, Giáo viên viết các từ ngữ 
Luýnh quýnh huỳnh huỵch 
Khuỳnh tay uỳnh uỵch 
Tìm các tiếng có vần uynh, uych. 
Giải thích các từ : 
Giáo viên chỉ bảng thứ tự và bất kỳ
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Viết 
Gv viết mẫu uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch.
uynh: viết u rê bút viết y rồi rê bút viết chữ nh. 
uych:viết u rê bút viết y rồi rê bút viết chữ ch
phụ huynh: viết tiếng phụ cách 1 con chữ o viết tiếng huynh. 
ngã huỵch: viết chữ ngã cách 1 con chữ o viết chữ huỵch. 
Giáo viên sửa sai cho học sinh 
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
Tiết 2
Giới thiệu: Chúng ta học tiết 2
Luyện đọc
Giáo viên cho học sinh đọc bài tiết 1
Giáo viên chỉnh sữa phát âm cho học sinh 
Các bạn trong tranh đang làm gì? 
Đó là một việc rất tốt, vậy ai đã giúp đỡ các bạn có cây xanh để trồng, chúng ta cùng đọc bài để biết điều đó nh. 
Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về.
Đọc mẫu
Cho hs đọc tìm tiếng có vần uynh, uych. 
Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Luyện viết
Nhắc lại tư thế ngồi viết 
Hướng dẫn viết vở
uynh: viết u rê bút viết y rồi rê bút viết chữ nh. 
uych:viết u rê bút viết y rồi rê bút viết chữ ch
phụ huynh: viết tiếng phụ cách 1 con chữ o viết tiếng huynh. 
ngã huỵch: viết chữ ngã cách 1 con chữ o viết chữ huỵch.
Nhận xét 
Luyện nói
Hãy nêu chủ đề của bài luyện nói? 
Hôm nay chúng ta sẽ luyện nói về chủ đề Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
Hãy chỉ từng loại đèn? 
Đèn nào dùng điện để thắp sáng, đèn nào dùng dầu để thắp sáng? Nhà em có những loại đèn nào? 
Ở nhà em dùng loại đèn nào để học bài? 
Cẩn thận khi dùng đèn. 
Củng cố: 
Đọc lại toàn bài học
Tìm từ có mang vần uynh, uych. 
Nhận xét
Nhận xét - Dặn dò:
Về nhà xem lại các vần đã học
Về đọc và viết bảng từ có vần uynh, uych
Chuẩn bị bài 103: ôn tập. 
Hát
Học sinh đọc bài SGK.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh nhắc lại tựa bài
Vần uynh được tạo nên bởi âm u, âm y và âm nh, âm u đứng trước âm y và cuối cùng là âm nh. 
Giống nhau uy. 
Khác: vần uynh có âm nh đứng cuối. 
Học sinh thực hiện 
Học sinh đánh vần
Học sinh đọc trơn
Học sinh nêu: 
Hs ghép 
Âm h đứng trước, vần uynh đứng sau. 
Đọc cá nhân, tổ, lớp 
Học sinh nêu: bạn hs và bố bạn. 
Học sinh đọc
Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp 
u – y – nh – uynh 
Hờ – uynh – huynh 
Phụ huynh 
Giống nhau: đều có âm u đứng đầu và âm y đứng giữa. 
Khác nhau vần uych có âm ch đứng cuối, vần uynh có âm nh đứng cuối. 
Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp 
u – y – ch – uych 
Hờ–uych–huych–nặng–huỵch 
Ngã huỵch 
Học sinh luyện đọc cá nhân, cả lớp tìm tiếng có vần vừa học 
Học sinh viết theo hướng dẫn vào bảng con 
Học sinh luyện đọc cá nhân 
Tranh vẽ các bạn đang trồng cây xanh. 
Hs đọc cá nhân, đồng thanh. 
Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về. 
Hs tìm và đọc phân tích tiếng: 
Học sinh nêu 
Học sinh viết vở
Hs: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang. 
Hs đọc. 
Hs chỉ 
Hs trả lời 
Hs đọc 
Hs thi nhau tìm nhận xét 
Toán
Tiết 94: Cộng các số tròn chục 
Mục tiêu:
Biết đặt tính, làm tính cộng các số tròn chục, cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 90. 
Giải được bài toán có phép cộng. 
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng gài, phấn màu, que tính.
Học sinh:
Que tính. 
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Cho học sinh làm phiếu.
Bài 1: Viết các số thích hợp vào chỗ chấm.
Số 30 gồm  chục và  đơn vị?
Số 90 gồm  chục và  đơn vị?
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 70, 10, 20, 80, 50. 
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiêu: Học bài cộng các số tròn chục.
Hình thành kiến thức: 
Giới thiệu phép cộng: 30 + 20 (tính viết).
Giáo viên lấy 3 chục que tính cài lên bảng.
Em đã lấy được bao nhiêu que tính?
Lấy thêm 2 chục que tính nữa.
Vậy được tất cả bao nhiêu que tính?
Muốn biết được 50 que em làm sao?
Để biết cả 2 lần lấy bao nhiêu que tính, chúng ta phải làm tính cộng: 30 + 20 = 50. 
Hướng dẫn đặt tính viết: 
Chúng ta đã sử dụng que tính để tìm kết quả. Bây giờ chúng ta sẽ đặt tính viết. 
30 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
Ghi 3 ở cột chục và 0 ở cột đơn vị và phép cộng.
Ghi số 30 và dấu cộng ở ngoài phần kẻ. 
20 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
Viết số 20 vào phép tính như thế nào? 
Để tính đúng chúng ta bắt đầu cộng như thế nào? 
Đặt hàng đơn vị thẳng với đơn vị, chục thẳng với chục.
Mời 1 bạn lên tính và nêu cách tính.
+ 30 
 20 
 50 
Gọi học sinh nêu lại cách cộng.
Luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài 1.
Khi thực hiện ta lưu ý điều gì? 
Cho hs làm bài, nêu cách tính. 
Nhận xét 
Bài 2: Yêu cầu gì?
Ngoài cách tính viết như vừa học, ta cũng có thể thực hiện cộng các số tròn chục bằng cách tính nhẩm. Chẳng hạn tính 20 + 30 
Hai mươi còn gọi là mấy chục? (Gv ghi 2 chục và dấu + lên bảng) 
Ba mươi còn gọi là mấy chục? (Gv ghi 3 chục )
2 chục + 3 chục bằng mấy? (Gv ghi 5 chục) 
Vậy 20 + 30 = ? ( Gv ghi kết quả lên bảng) 
Y/c hs dựa vào cách nhẩm trên làm bài 2. 
Nhận xét 
Bài 3: Đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Để biết hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh ta làm phép tính gì?
Nêu lời giải bài.
Nhận xét 
Củng cố: Trò chơi: Lá + lá = hoa.
Mỗi cây có 2, 3 lá, trên mỗi lá có ghi các số tròn chục, và các hoa, mỗi bông hoa có kết quả đúng. 
Mỗi đội cử 2 bạn lên gắn hoa đúng cho cây, đội nào gắn đúng và nhanh sẽ thắng.
Nhận xét - Dặn dò:
Cộng lại các bài còn sai vào vở. 
Chuẩn bị: Luyện tập. 
Hát.
Hs đọc tựa bài 
Học sinh lấy 3 chục.
 30 que tính.
Học sinh lấy thêm 2 chục.
 50 que tính.
3 chục cộng 2 chục bằng 5 chục.
 3 chục, 0 đơn vị.
 2 chục, 0 đơn vị.
 số 0 thẳng với số 0, 2 thẳng với 3 
Tính từ phải qua trái. 
Học sinh thực hiện và nêu:
+ 0 cộng 0 bằng 0, viết 0.
+ 3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
+ Vậy 30 cộng 20 bằng 50.
Học sinh nêu. 
 tính.
 ghi kết quả thẳng hàng với các số trong phép tính. 
Học sinh làm bài.
Sửa bảng lớp. (3 hs tính) 
+ 40 + 50 + 30 + 10 + 20 + 60 
 30 40 30 70 50 20
 70 90 60 80 70 80 
 tính nhẩm.
 2 chục 
3 chục.
 5 chục.
20 + 30 = 50.
Học sinh làm bài.
50 + 10 = 60 40 + 30 = 70 50 + 40 = 90 
20 + 20 = 40 20 + 60 = 80 40 + 50 = 90
30 + 50 = 80 70 + 20 = 90 20 + 70 = 90
Sửa bài miệng.
Học sinh đọc.
Thùng thứ nhất đựng 20 gói bánh, thùng thứ hai đựng 30 gói bánh. 
Cả hai thùng đựng bao nhiêu gói bánh. 
Làm tính cộng.
Hs nêu: Cả hai thùng đựng được là
Học sinh giải bài vào vở. 
Sửa bảng lớp. 
Bài giải 
Cả hai thùng đựng được là: 
20 + 30 = 50 ( gói bánh) 
Đáp số: 50 gói bánh. 
Chia 2 dãy, mỗi dãy cử 2 bạn lên tham gia thi đua.
Nhận xét.
_______________________________ 
Thủ công 
Bài: Cắt dán hình chữ nhật (Tiết 1) 
Mục tiêu:
Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật. 
Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. 
Đồ dùng dạy – học:
-GV: Hình chữ nhật mẫu dán trên giấy nền, tờ giấy kẻ ô lớn.
- HS: Giấy màu, giấy vở, dụng cụ thủ công.
Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Hát 
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Nhận xét. 
Bài mới :
Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay chúng ta học bài cắt dán Hình chữ nhật 
Hoạt động:
vHoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
MT: Học sinh tìm hiểu về đặc điểm của hình chữ nhật.
Gv treo bảng hình chữ nhật mẫu, hỏi: Hình chữ nhật có mấy cạnh? Độ dài các cạnh như thế nào?
Giáo viên kết luận: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
Hs quan sát hình chữ nhật mẫu và trả lời câu hỏi.
Học sinh nhắc lại kết luận.
vHoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
MT: Học sinh biết cách kẻ và cách rời hình chữ nhật theo 2 cách.
Giáo viên hướng dẫn mẫu cách kẻ.
Cách kẻ hình chữ nhật:
Gv thao tác mẫu từng bước thong thả. 
Gv ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng. Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ A đếm xuống 5 ô theo dòng kẻ được điểm D. Từ A và D đếm sang phải tô theo đường kẻ ta được B và C. Nối lần lượt AgB,BgC, C với D, D với A ta được hình chữ nhật ABCD.
Cắt và dán hình chữ nhật:
Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật, bôi hồ, dán cân đối.
Cho học sinh thực hành, giáo viên quan sát.
Hướng dẫn cách kẻ thứ 2:
Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình chữ nhật có độ dài cho trước, như vậy chỉ còn cắt 2 cạnh còn lại.
Gv cho hs thực hành kẻ, cắt hình chữ nhật theo cách đơn giản trên giấy vở có kẻ ô. 
Học sinh nghe và quan sát giáo viên làm mẫu, ghi nhớ. 
Hs quan sát giáo viên thao tác mẫu từng bước cắt và dán. 
Hs kẻ, cắt hình chữ nhật trên giấy vở
Học sinh theo dõi. 
Hs thực hành kẻ và cắt trên giấy vở
Củng cố:
Cho HS nêu lại cách cắt, dán hình chữ nhật.
HS nêu.
Nhận xét – Dặn dò 
Nhận xét 
Về nhà tập cắt hình chữ nhật.
__________________________________________ 
Thứ năm ngày 04 tháng 03 năm 2010 
Học vần 
Bài 103: Ôn tập
Mục tiêu:
Đọc được các vần, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 98 đến bài 103. (uỷ ban, hoà thuận, luyện tập). 
Câu ứng dụng: 
Sóng nâng thuyền 
Lao hối hả 
Lưới tung tròn 
Khoang đầy cá 
Gió lên rồi 
Cánh buồm ơi. 
Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 98 đến bài 103. 
Nghe hiểu và kể được 1 đoạn chuyện theo tranh truyện kể: Truyện kể mãi không hết. 
Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng ôn trong sách giáo khoa, sách giáo khoa
Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt
Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: vần uynh, uych. 
Đọc bài ở sách
Cho học sinh viết bảng con:
Luýnh quýnh, khuỳnh tay, huỳnh huỵch, uỳnh uỵch. 
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Trong tuần qua chúng ta đã học những vần gì?
à Giáo viên đưa bảng ôn và giới thiệu: Các em đã được học các vần có âm u đứng đầu. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập những kiến thức đã học. 
Ôn các vần vừa học
Giáo viên đọc cho học sinh chỉ chữ ở bảng ôn
Giáo viên sửa sai cho học sinh
Ghép chữ thành vần
Cho học sinh lấy bộ chữ và ghép: chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang tạo thành vần. 
Giáo viên đưa vào bảng ôn 
u
ân
uân 
ât
 Gọi hs nối tiếp nhau đọc các tiếng ghép được theo thứ tự từng hàng. 
u
ê
uê
ơ
Đọc từ ngữ ứng dụng
u
yêt
u
ynh
u
ych
u
y
u
ya
u
yên
Giáo viên đặc câu hỏi rút ra các từ ứng dụng:
	uỷ ban, hoà thuận, luyện tập 
Giảng từ 
Giáo viên sửa lỗi phát âm
Tập viết
Giáo viên hướng dẫn viết
hoà thuận: Viết chữ hoà cách 1 con chữ o viết chữ thuận. 
luyện tập: Viết chữ luyện cách 1 con chữ o viết chữ tập. 
Học sinh đọc toàn bài ở lớp 
Nhận xét 
Hát múa chuyển tiết 2 
Tiết 2
Giới thiệu: Chúng ta học sang tiết 2
Luyện đọc
Giáo viên cho đọc các tiếng ở bảng ôn
Đọc từ ứng dụng
Gviên treo tranh và hỏi: Em cho biết bức tranh vẽ gì ? 
Đó là nội dung đoạn thơ ứng dụng hôm nay. Giáo viên ghi đoạn thơ ứng dụng và đọc mẫu:
Sóng nâng thuyền 
Lao hối hả 
Lưới tung tròn 
Khoang đầy cá 
Gió lên rồi 
Cánh buồm ơi.
Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Luyện viết
Nêu lại tư thế ngồi viết
Giáo viên hướng dẫn viết
hoà thuận: Viết chữ hoà cách 1 con chữ o viết chữ thuận. 
luyện tập: Viết chữ luyện cách 1 con chữ o viết chữ tập. 
Giáo viên thu vở chấm
Nhận xét 
 Kể chuyện 
Câu chuyện chúng ta nghe và tập kể hôm nay là Truyện kể mãi không hết. 
Giáo viên treo từng tranh và kể toàn câu chuyện. 
Nội dung: Truyện kể mãi không hết. 
Giáo viên treo từng tranh và kể
Ngày xưa có một ông vua rất thích nghe kể chuyện. Ông ra lệnh cho cả vương quốc phải tìm ra được những người có tài kể chuyện và điều quan trọng là truyện phải kể mãi, không có kết thúc. Ai làm được thì sẽ được trọng thưởng, còn nếu không sẽ bị tống giam. 
Đã bao nhiêu người lên kinh đô thử tài và rút cục, câu chuyện kể dẫu hay và hấp dẫn đến đâu cũng có kết thúc. Ngày kết thúc câu chuyện, cũng là ngày người kể chuyện bị tống giam vào ngục. 
Ở làng kia có một anh nông dân rất thông minh. Được biết có cuộc thi kì quặc như vậy, anh liền lên kinh đô và xin nhà vua cho thử tài. Anh liền bắt đầu kể câu chuyện thế này: 
Một con chuột bò từ hang vào kho lương. Nó đào xuyên qua tường kho đến nơi chứa các bao thóc. Con chuột liền tha thóc từ kho về hang. Rồi nó lại từ hang đến kho thóc và lại tha thóc về hang. Rồi nó lại  
Anh nông dân cứ kể như thế mãi. Nhà vua muốn nghỉ anh cũng không cho nghỉ vì chưa kể hết chuyện. 
Cuối cùng nhà vua đành xin thôi kể và thưởng cho anh thật nhiều thứ để anh sớm trở về quê. 
Cũng từ đây ông vua không còn ra lệnh kì quặc nữa. 
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ mỗi tổ 1 đoạn 
Đoạn 1: Nhà vua đã ra lệnh cho những người kể chuyện , kể những câu chuyện như thế nào? 
Đoạn 2: Những người kể chuyện cho nhà vua nghe đã bị nhà vua làm gì? Vì sao họ bị đối xử như vậy? 
Đoạn 3: Em hãy kể lại câu chuyện mà anh nông dân đã kể cho nhà vua nghe. Câu chuyện em kể đã hết chưa? 
Đoạn 4: Thảo luận cho biết vì sao anh nông dân được thưởng? 
à Ý nghĩ: Nhờ có sự thông minh mà anh nông dân thắng nhà vua. 
Củng cố:
Giáo viên chỉ bảng ôn
Nhận xét
Nhận xét - Dặn dò:
Nhận xét 
Đọc lại bài đã học
Hát
Học sinh đọc 
Học sinh viết bảng con 
Học sinh nêu 
Hs làm theo yêu cầu
Học sinh ghép và nêu
Học sinh luyện đọc nhận xét 
Học sinh luyện đọc
Học sinh theo dõi
Học sinh viết bảng con 
Học sinh đọc 
Học sinh đọc cá nhân 
Hs: Tranh vẽ cảnh kéo cá trên biển. 
Học sinh luyện đọc cá nhân, cả lớp. 
Sóng nâng thuyền 
Lao hối hả 
Lưới tung tròn 
Khoang đầy cá 
Gió lên rồi 
Cánh buồm ơi.
Học sinh nêu 
Học sinh viết vở
Học sinh lắng nghe
Học sinh họp nhóm kể lại nội dung tranh của nhóm mình
Đại diện từng nhóm lên kể lại câu chuyện tiếp sức
Học sinh thi kể cả chuyện
Học sinh đọc
Toán
Tiết 95: Luyện tập 
Mục tiêu:
Biết đặt tính, làm tính, cộng nhẩm số tròn chục..
Bước đầu biết về tính chất phép cộng. 
Biết giải toán có phép cộng. 
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Các thanh thẻ có ghi số.
Học sinh:
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động củ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(76).doc