Bài soạn các môn lớp 1 - Tuần 32

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc:

+ HS đọc đúng , nhanh được cả bài “ Hồ Gươm”.

 + Đọc đúng các từ ngữ : Khổng lồ , long lanh , lấp ló , xum xuê .

 + Đọc đúng các câu , biết ngắt , nghỉ hơi đúng chỗ .

 - Ôn các vần : ươm , ươp .

 + HS tìm được tiếng có vần ươm trong bài .

 + Nói câu chứa tiếng có vần ươm , ươp

- Hiểu :

 + HS hiểu được nội dung : Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội .

- Học sinh đọc đúng câu văn miêu tả theo tranh .

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh bài Hồ Gươm và phần luyện nói trong SGK .

 - Sưu tầm các tranh ảnh về Hồ Gươm .

 - Bộ chữ học vần tiểu học .

 

doc 26 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 1 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừa học
 4. Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập
- Chuẩn bị bài hôm sau:
 Luyện tập chung
Hoạt động của học sinh
- 4 HS lên bảng thực hiện
- Đặt tính rồi tính.
- HS lên thực hiện
- Tính.
- HS nhẩm và nêu kết quả
 23+2+1=26 , 40+20+1= 61
 90-60-20=10
- Đo rồi viết số đo độ dài đoạn thẳng AB, đoạn thẳng CD. Tính độ dài đoạn thẳng AC.
- Đo và cộng các độ dài các đoạn thẳng AB và BC ta được:
 6 cm + 3 cm = 9 cm
- HS tự làm bài
- Nối đồng hồ với câu thích hợp
+ HS thựchiện nối theo tổ
Thứ ba ngày 13 tháng 04 năm 2010
	TOÁN
Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
	* Giúp HS củng cố kĩ năng:
	- Làm tính cộng trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100
	- Biết so sánh 2 số trong phạm vi 100
	- Làm tính cộng trừ các số đo độ dài.
	- Biết giải bài toán có lời văn.
	- Nhận dạng hình , vẽ đoạn thẳng qua hai điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	- Đồ dùng phục vụ luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 Hoạt động của giáo viên
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện mỗi em một bài:
a. Tính : 14+2+3 = 30-20+50=
b. Đặt tính và tính:
 56+33 49-36=
- GV cùng cả lớp nhận xét.
 2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Luyện tập chung
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập;
* Bài 1:
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài.
- Gợi ý : Để điền được dấu vào chỗ chấm trước tiên ta phải làm như thế nào ?
* Bài 2:
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS nêu viết tóm tắt
- Cho 1 HS lên bảng giải dưới lớp làm vào bảng con.
- GV cùng HS nhận xét 
* Bài 3: 
- Gọi Hs nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS thảo luận nhóm và trình bày bài giải.
* Bài 4:
 - Gọi Hs nêu yêu cầu của bài.
- Gợi ý cho HS lên bảng kẻ.
 3. Củng cố:
- Cho HS nhắc lại nội dung các bài tập đã luyện tập
 4 . Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét chung tiết học
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài hôm sau
Hoạt động của học sinh
- 2 HS lên bảng thực hện mỗi em 1 bài.
- Điền > , < , = vào chỗ chấm:
- Ta thực hiện phép tính cả hai phái sau đó ta so sánh kết quả.
- HS tự điền :
a. 32+7 <.. 40 b. 32+14 ..=..14+32
 45+4 ..<..54+5 69-9 ..<.. 96-6
 55-5 ..>.. 40+5 57-1 ..=.. 57-1 
- HS đọc đề bài.
 Dài: 97 cm
 Cưa bớt: 2 cm
 Còn lại . cm ?
- HS lên giải
 Thanh gỗ còn lại dài là
 97 – 2 = 95 (cm)
 Đáp số: 95 cm
- HS nêu theo phần tóm tắt.
- HS làm việc theo nhóm
 Giải
 Số quả cam có tất cả là
 48 + 31 = 79 (quả cam)
 Đáp số: 79 quả cam
- Kẻ thêm một đoạn thẳng để có 
a. một hình vuông và một hình tam giác
b. Hai hình tam giác
- HS tự kẻ.
a. b.
CHÍNH TẢ
Hồ Gươm
I. MỤC TIÊU:
- HS chép đúng và đẹp đoạn từ “ Cầu Thê Húc .cổ kính trong bài “ Hồ Gươm 
- Điền đúng vần ươm , ươp, chữ K hay C 
- Viết đúng cự ly , tốc độ viết , các chữ đều đẹp 
- Rèn tính cẩn thận khi viết . 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ chép sẵn bài tập .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 Hoạt động của giáo viên 
 1-Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS viết : Rất mượt , cái lược . 
- Gv cùng HS nhận xét , ghi điểm 
 2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : - Hôm nay các em sẽ chép bài : Hồ Gươm 
b-Hướng dẫn học sinh tập chép : 
- GV treo bảng phụ , yêu cầu học sinh đọc lại bài : Hồ Gươm 
 ( Đoạn : Cầu Thê Húc .cổ kính) .
+ Gọi HS tự nêu ra tiếng khó rồi phân tích . 
+ Cho HS lên bảng viết , dưới lớp viết vào bảng con các tiếng khó HS vừa nêu.
+ HS đọc lại các từ khó . 
+ GV chỉnh sửa lỗi cho học sinh .
* Cho HS viết vào vở
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm viết , cách viết đề bài .
- Cho HS chép bài vào vở . 
+ GV quan sát , uốn nắn sửa sai 
* Hướng dẫn HS chấm bài soát lỗi
- Cho HS đổi vở chữa bài 
+ Gv thu vở chấm nhận xét . 
 3-Củng cố :
- Gv chữa lỗi thường sai của học sinh 
 4-Nhận xét -dặn dò : 
- Nhận xét tiết học : Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt , 
- Về nhà xem lại bài viết của mình , tập viết những từ sai ra bảng con 
- Chuẩn bị bài viết hôm sau
Hoạt động của học sinh
- HS viết 
- HS đọc 
- HS nêu : 
- HS phân tích 
- Vài HS lên bảng viết cả lớp ghi vào bảng con 
- HS đọc lại các từ khó
- Ngồi ngăy ngắn , đặc vở thẳng trước mặt , đề bài viết ở dòng đầu khoảng giữa . 
- Cả lớp chép vào vở .
- HS đổi vở và tự soát lỗi
- HS theo dỗi 
TẬP VIẾT
Tô chữ :S, T
I. MỤC TIÊU:
- HS tô đúng và đẹp chữ hoa : S , T
- Viết đúng và đẹp các vần ươm, ươp và các từ ngữ : lượm lúa, mườn nượp 
- Viết đúng và đẹp các vần iêng, uyên và các từ ngữ : tiếng chim, chim uyển
- Viết đúng cỡ chữ thường , cỡ vừa , đúng mẫu , đều nét .
- Rèn tính cẩn thận tỉ mĩ trong bài viết . Nhất là tập viết , tô các chữ hoa . 
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ viết sẵn trong khung mẫu .
+ Các mẫu chữ S , T
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 Hoạt động của giáo viên
 1-Kiểm tra bài cũ 
 - Viết : dòng nước, xanh mượt
 + GV kết hợp chấm một số vở tập viết về nhà .
 + GV ghi điểm nhận xét .
 2-Bài mới : 
a-Giới thiệu : Ghi bảng .
b- Hướng dẫn tô chữ hoa : 
* Hướng dẫn tô chữ : S , T
 - GV treo bảng có viết sẳn chữ S , T
- GV hướng dẫn các nét của các con chữ hoa trên bảng và các qui trình viết 
- Cho HS viết vào bảng con ? 
 + GV sữa sai những chữ viết xấu của HS .
* Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ ứng dụng :
- Gv treo bảng phụ viết sẵn các vần , từ .
 - Gọi HS đọc :
 - Gọi HS nhắc lại cách nối các con chữ .
 - Cho HS viết bài vào bảng con .
- GV cho HS nhận xét và chỉnh sửa
* Hướng dẫn học sinh tập viết vào vở :
 - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết ? 
- Cho HS viết bài vào vở .
- Chấm vài bài nhận xét 
 4- Củng cố : 
 - Gọi HS nhắc lại cách viết hoa các chữ vừa học
 5- Nhận xét -Dặn dò 
 - GV nhận tổng kết tiết học ,tuyên dương , nhắc nhở HS .
 Giao bài tập về nhà : Xem lại bài viết phần Về nhà viết tiếp phần B , các vần và từ còn lại
- Chuẩn bị bài viết hôm sau
Hoạt động của học sinh
 - 2 HS lên bảng viết , đọc lại.
- 2 HS mang vở tập viết kiểm tra
- HS chú ý theo dõi GV hướng dẫn tô chữ S , T
- HS viết chữ hoa trên không trung .
- Cả lớp viết vào bảng con , 
- HS nhận xét và tự sửa .
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng.
- Nối liền mạch 
- Lớp lần lượt viết các từ ngữ ứng dụng vào bảng con 
- HS cùng nhận xét và tự điều chỉnh cách viết
- Cá nhân 2 – 3 HS nhắc lại tư thế ngồi viết .
- Cả lớp viết vào vở .
- HS vài em nhắc lại cách viết hoa các chữ vừa học.
Thứ tư ngày 14 tháng 04 năm 2010
Tiết 1, 2:	TẬP ĐỌC
Luỹ tre
I. MỤC TIÊU:
+ HS đọc đúng , nhanh cả bài “ Luỹ tre “
 	+ Phát âm đúng các từ ngữ : Luỹ tre , bómg râm , rì rào , gọng vó . 
 	+ Nghỉ hơi đúng sau dấu phảy , dấu chấm . 
 	- Ôn các vần : iêng , yêng 
 	+ Tìm được những tiếng có vần iêng ở trong bài . 
 	+ Tìm được những tiếng có vần iêng ở ngoài bài .
 	+ Phân biệt được iêng , yêng 
 	- Hiểu :
 	+ Hiểu được nội dung bài : cảnh đẹp của làng quê Việt Nam vào mỗi buổi sớm . Luỹ tre xanh rì rào , ngọn tre như kéo mặt trờ lên . Buổi trưa luỹ tre im gió nhưng lại đầy tiếng chim . 
- HS chủ động nói theo đề tài : Hỏi đáp về loài cây . 
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
 	- Bộ chữ ,bảng con , phấn màu .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc bài : Hồ Gươm và trả lời các câu hỏi sau :
+ Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ Gươm trông như thế nào ? 
+ Cảnh hồ Gươm có gì đẹp ?
- GV nhận xét ghi điểm 
 2-Bài mới : 
a-Giới thiệu : Hôm nay các em học bài: 
 Luỹ tre . 
b- Hướng dẫn học sinh luyện đọc : 
* GV đọc mẫu lần 1 : 
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc : 
- Luyện đọc từ : Luỹ tre , rì rào , gọng vó , bóng râm . 
+ Gv ghi từ ngữ lên bảng , gọi HS đọc 
+ Luyện đọc câu .
+ Cho luyện đọc theo khổ thơ .
+ Thi đọc giữa các tổ . 
- Gv nhận xét- ghi điểm 
* Ôn các vần iêng , yêng :
- Tìm tiếng trong bài có vần iêng .
- Cho HS phân tích tiếng vừa tìm 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng 
Tìm tiếng ngoài bài có vần yêng .
* Điền iêng , yêng . 
- Cho HS quan sát tranh SGK và hỏi :
+ Bức tranh vẽ gì ? 
+ Gọi HS điền , cả lớp theo dõi . 
- GV và cả lớp nhận xét.
* Giải lao : 
 (TIẾT 2)
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói :
* Tìm hiểu bài đọc :
- GV đọc mẫu lần 2 .
* Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc khổ thơ 1 và hỏi :
+ Những câu thơ nào tả luỹ tre vào buổi sáng sớm ? 
+ Buổi sớm luỹ tre có gì đẹp ?
- Gọi HS đọc khổ thơ 2 
+ Những câu thơ nào tả luỹ tre vào buổi trưa ?
+ Buổi trưa bên luỹ tre có gì vui ? 
-Đọc cả bài và hỏi 
+ Bức tranh vẽ cảnh nào trong bài thơ ? 
*Luyện nói : 
- Hỏi đáp về loài cây 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ .
Gv làm mẫu : Hình 1 vẽ cây gì ? ( Cây chuối ) Vì sao em biết ? (Vì lá to , giống cây chuối trong vườn ) 
- GV nhận xét . 
 4- Cũng cố :
- Gọi HS đọc bài và nhắc lại nội dung bài.
 5- Nhận xét -Dặn dò :
- Nhận xét tiết học 
- Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài ,xem trước bài : Sau 
 cơn mưa 
Hoạt động của học sinh
- HS đọc 
+ Nhìn xuống như một chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long lanh .
- Có cầu Thê Húc trông rất đẹp . 
- HS theo dõi GV đọc
- 5 HS đọc, lớp đồng thanh 
HS phân tích ,
- HS đọc nối tiếp theo câu
- HS đọc nối tiếp , mỗi em đọc mỗi khổ .
- HS thi nhau đọc giữa các tổ
-Từ “ Tiếng “ 
-HS phân tích 
- Hs lần lượt tìm và nêu 
- HS quan sát . 
+ Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên 
- HS điền: Chim yểng .
- HS theo dõi GV đọc
- 1 HS đọc 
+ Luỹ tre xanh rì rào , ngọn tre cong gọng vó .
+ Cong gọng vó , kéo mặt trời lên cao . 
- 1 HS đọc
+ Những trưa đồng đầy nắng 
Trâu nằm nhai bóng râm . 
- Chú trâu nằm , chim hót .
-1 HS đọc cả bài
+ Bức tranh vẽ cảnh buổi trưa 
- HS thực hiện hỏi đáp về loài cây mà em biết 
- HS 1 : Tôi nổi trên mặt nước , tôi nuôi lợn .
 HS 2 : Cây bèo .
Lần lượt HS hỏi đáp các loài cây quen thuộc . 
- HS chú ý , cùng hỏi đáp
- HS nhắc lại nội dung bài
TOÁN
Kiểm tra
I. MỤC TIÊU	
* Giúp HS 
- Hệ thống lại kiến thức đã được học.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính Cộng trừ trong phạm vi 100
- Rèn luyện kĩ năng về biết xem giờ đúng
- Rèn luyện tính cẩn thận trong việc giải toán.
Thứ năm ngày 15 tháng 04 năm 2010
TOÁN
Ôn tập các số đến 10
I. MỤC TIÊU:
	- Hs được củng cố đếm, viết và so sánh các số trong phạm vi 10
	- Đo độ dài các đoạn thẳng có số đo bé hơn hoặc bằng 10 cm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Đồ dùng phục vụ luyện tập, trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên thực hiện điền dấu vào chỗ chấm 
30 + 7  35 + 2 ; 78 – 8 .. 87 – 7
- Gv cùng HS nhận xét
 2 Bài mới 
a.Giới thiệu bài: Ôn tập cácsố đến10
b. Hướng dẫn HS làm các bài tập
 * Bài 1:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Gv hướng dẫn:
+ Vạch đầu tiên ta viết số nào ?
+ Rồi đến số nào ?
+ cuối cùng là số nào ?
- GV cùng HS nhận xét.
* Bài 2:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Gv cùng HS nhận xét kết quả.
* Bài 3
- Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Cho Hs lên bảng thực hiện.
* Bài 4:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài
* Bài 5:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Cho Hs thực hiện theo nhóm
- Gv cùng HS nhận xét kết quả
 3. Củng cố:
- Nhăùc lại nội dung phần luyện tập.
 4. Nhận xét - dặn dò
- Nhận xét chung tiết học
- Về nhà làm bài tập còn lại vào vở bài tập
- Chuẩn bị bài hôm sau.
 Ôn tập các số đến 10
Hoạt động của học sinh
- 2 HS lên bảng thực hiện
- Viết số từ 0 đến 10 vào dưới mỗi vạch của tia số.
+ Vạch đầu tiên là số 0
+ tiếp sau là số 1
+ cuối cùng là số 10
- 1 HS lên bảng viết số vào tia số
- Cả lớp cùng làm vào vở.
- Viết dấu thích hợp > , < ,= vào chỗ chấm 
- HS lần lượt lên bảng thực hiện
Cả lớp cùngthực hiện vào vở
a. khoanh vào số lớn nhất .
b. Khoanh vào số bé nhất.
- Hs thực hiện ;
a. 6 ; 3 ; 4 ; 9
b. 5 ; 7 ; 3 ; 8
- Viết các số 10, 7, 5, 9 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
- Hs thực hiện:
a. từ bé đến lớn : 5, 7, 9, 10
b. Từ lớn đến bé: 10, 9, 7, 5
- Đo độ dài các đoạn thẳng.
- HS hoạt động theo nhóm và nếu kết quả đo được lần lượt
- Các nhóm khác nhận xét đối chiếu kết quả
	 TẬP ĐỌC
Sau cơn mưa
I-MỤC TIÊU : 
 	+ HS đọc đúng nhanh cả bài “Sau cơn mưa” 
 	+ Đọc đúng các từ ngữ : Mưa rào , râm bụt , xanh bóng , nhởn nhơ , sáng rực, mặt trời , quây quanh . 
 	+ Nghỉ ngắt hơi sau dấu phẩy , dấu chấm 
 	- Ôn các tiếng có vần : ây , uây .
 	+ HS tìm được tiếng có vần ây trong bài .
+ Tìm được tiếng ngoài bài có vần : ây , uây. 
- Hiểu :
 	+ Hiểu được nội dung bài ; Sau trận mưa rào , bầu trời mặt đất mọi vật đều tươi đẹp 
+ HS chủ động nói theo đề tài : Trò chuyện với cơn mưa .
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 	- Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói .
 	- Bộ chữ học vần tiểu học .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động của giáo viên
1-Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS đọc bài : Luỹ tre
- 2 HS viết các từ : Luỹ tre , gọng vó , tiếng chim , bóng râm
- GV nhận xét – ghi điểm
2-Bài mới :
a-Giới thiệu : Hôm nay các em học bài : Sau cơn mưa
b- Hướng dẫn học sinh luyện đọc :
* GV đọc mẫu lần 1 :
* Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Luyện đọc tiếng từ : Mưa rào , râm bụt , xanh bóng , nhởn nhơ , sáng rực , mặt trời , quây quanh .
+ Phân tích tiếng khó : Quây quanh, vườn . và dùng chữ cái ghép ?
- Luyện đọc câu :
- Luyện đọc đoạn bài .
+ Đoạn 1 : Từ “ sau trận mưa rào mặt trời “
+ Đoạn 2 : Từ “ Mẹ gà trong vườn”
+ Đọc toàn bài
- GV nhận xét , ghi điểm .
c) Ôn lại các van à: ây , uây
- Yêu cầu tìm tiếng trong bài có vần ây
+ Cho HS đọc và phân tích tiếng
“hét” .
- Tổ chức HS thi đua tìm tiếng ngoài bài có vần ây , uây ?
+ Cho HS nêu tiếng mới , GV ghi bảng.
+ Gọi HS đọc lại .
+ GV tổng kết nhận xét.
(TIẾT 2)
* Tìm hiểu bài đọc và luyện nói :
* Tìm hiểu bài :
- GV đọc mẫu lần 2
- Hướng dẫn HS luyện đọc , tìm hiểu bài .
+ Đọc đoạn 1 :Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi như thế nào ?
+ Đọc đoạn 2 : 
- Đọc câu văn tả đàn gà sau trận mưa rào như thế nào ?
+ Đọc đoạn 3 : 
- Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình ?
+ Đọc cả bài :
- GV nhận xét , ghi điểm .
* Luyện nói :
- Gọi Hs nêu câu phần luyện nói
- GV treo tranh của phần luyện nói và hỏi :
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Cho HS thảo luận :
+Bạn thích trời mưa hay trời nắng ?
+Sau trời mưa bạn làm gì ?
3 -Cũng cố :
- Gọi 2 HS khá giỏi đọc
- Hỏi Sau trân mưa rào , cảnh vật như thế nào so với trước
4- Nhận xét -Dặn dò :
- GV tổng kết tiết học , tuyên dương những cá nhân , nhóm có tinh thần học tập tốt .
- Về nhà các em xem kĩ bài . xem trước bài : Cây bàng
Hoạt động của học sinh
- 2 HS đọc 
- 2 HS viết . 
- Lớp chú ý GV đọc bài .
- 3 HS đọc , lớp đồng thanh 
- 3 – 4 HS đọc lại và phân tích 
- HS luyện đọc theo câu
- Mỗi đoạn 3 HS đọc . Sau đó đọc tiếp sức theo tổ .
+ 3 HS đọc toàn bài .
- HS tìm : Mấy 
- Lớp thi đua nêu tiếng mới . 
- Cá nhân 4 – 5 HS đọc tiếng , từ mới , lớp đồng thanh .
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu 
- 2 HS đọc đoạn 1 :
- Hoa râm bụt thêm ®ỏ chói bầu trời xanh mát như vừa được gội rửa 
- 2 HS đọc đoạn 2 .
- Gà mẹ mừng rỡ  trong vườn .
- 2 HS đọc đoạn 3 .
- Vì không có ai chơi với cậu 
- 2 HS đọc cả bài :
- HS nêu :Trò chuyện sau cơn mưa 
 Lớp quan sát , trả lời .
- Bé thích thú với cơn mưa 
- HS trả lời theo ý thích 
- HS đọc và trả lời câu hỏi 
TNXH
Gió
I. MỤC TIÊU
	* Giúp HS biết:
	- Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
	- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	- Các hình trong bài 32 SGK
	- Mỗi HS làm sẵn một cái chong chóng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS tự trình bày về bầu trời khi quan sát 
- GV cùng HS nhận xét
 2. Bài mới ;
a. Giới thiệu bài: Gió
ØHoạt động 1:
* Mục tiêu: HS nhận biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK và phân biệt dấu hiệu cho biết có gió nhẹ , gió mạnh
* Bước 1: Hs làm việc theo cặp quan sát tranh Hỏi và trả lời các câu hỏi SGK
- Gv gợi ý để HS để tự tìm ra sự khác biệt giữa lúc có và không có gió.
* Bước 2: HS hỏi và trả lời nhau trước lớp.
- Gv cho HS từng cặp lên bảng thực hiện việc hỏi và đáp với nhau.
* Kết luận:
- Khi trời lặng gió, cây cối đứng im. Gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngả
ØHoạt động 2: quan sát ngoài trời
* Mục tiêu: HS nhận biết trời có gió hay không có gió,. Gió mạnh hay gió nhẹ.
* Bước 1:
- Nêu nhiệm vụ cho HS khi ra ngoài trời quan sát:
+ Xem lá cây ngọn cỏ sân trường có lay động hay không , và tự rút ra kết luận .
* Bước 2:
- Cho HS làm việc theo nhóm ngoài trời
- Gv theo dõi giúp đỡ.
* Bước 3:
- Cho Đại diện nhóm báo cáo kết quả
* Kết luận:
- Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được đó là trời lặng gió hay có gió.
+ Khi trời lặng gió cây cối đứng im.
+ Gió nhẹ làm cho cây lá ngọn cỏ lay động.
+ Khi gió vào người ta cảm thấy mát (nếu trời nóng)
* Tổ chức HS chơi trò chơi (Bong bóng)
- GV hướng dẫn luật chơi.
 3. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
 4. Nhận xét - dăn dò
- Nhận xét chung tiết học
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài hôm sau: Trời nóng, trời rét
 Hoạt động của học sinh
- 1HS trình bày những ý quan sát được về bầu trời.
- HS làm việc theo cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi với nhau
- HS thực hiện hỏi đáp với nhau.
- HS theo dõi
- HS quan sát theo gợi ý và tự rút ra kết luận sau khi quan sát.
- Hs tự nêu những nhận xét của mình với các bạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS theo dõi.
- HS tham gia chơi
Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
KỂ CHUYỆN
	Con Rồng cháu Tiên
I. MỤC TIÊU: 
 	- Học sinh thích thú nghe kể chuyện : Con rông cháu tiên , dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý để kể từng đoạn . giọng kể hào hứng . 
- Qua câu chuyện học sinh thấy được lòng tự hào dân tộc ta về nguồn gốc cao quý thiêng liêng của mình . 
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa câu chuyện . 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động của giáo viên
 1-Kiểm tra bài cũ : 
- Tuần trứơc các em học câu chuyện gì? 
- Gọi HS kể 1 đoạn của truyện .
- Nhận xét ghi điểm 
 2-Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : Hôm nay các em nghe câu chuyện : Con rồng cháu tiên.
b- GV kể chuyện : 
- GV kể toàn bộ câu chuyện lần thứ nhất . 
- GV kể câu chuyện lần 2 kết hợp tranh để học sinh ghi nhớ chi tiết câu chuyện .
c-Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn theo tranh . 
 * Gợi ý : 
- Tranh 1 : Cho HS quan sát tranh và hỏi : 
- Tranh Vẽ cảnh gì ?
- Câu hỏi dưới tranh là gì ? 
- Em hãy kể lại theo tranh . 
-Tranh 2 ,3, 4 : Cũng tiến hành tương tự :
* Tổ chức các nhóm thi kể .
- Cho mỗi em kể một đoạn . Các em kể nối tiếp nhau . 
Gvnhận xét ghi điểm . Nhắc nhở những chi tiết còn thiếu . 
đ- Tìm hiểu ý nghiã câu chuyện : 
-Tổ tiên người Việt nam có dòng dõi cao quý , bởi vì chúng ta là con cháu long quân âu cơ sinh ra từ một bọc . 
 3-Cũng cố :
- Các em cần tự hào về dân tộc mình 
 5-Nhận xét - dặn dò : 
- GV tổng kết , tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em chưa chú ý .
- Về nhà tập kể lại câu chuyện .
- Chuẩn bị câu chuyện hôm sau
Hoạt động của học sinh
- Dê con nghe lời mẹ 
-HS 1 đoạn .
- Học sinh nghe kể toàn bộ câu chuyện . 
- HS theo dõi
- HS quan sát tranh và tự kể theo nội dung câu hỏi. 
- HS thi kể theo nhóm
- Hs vài em nhắc lại
Tiết 3 : 	THỦ CÔNG
Cắt dán trang trí ngôi nhà
I. MỤC TIÊU:
	- Hs vận dụng kiến thức đã học vào bài : Cắt dán và 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.doc