A- Mục đích - Yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Nắm được nội quy học tập trong lớp học.
- Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp.
- Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học.
- Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao.
- Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có
- Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp.
B- Đồ dùng dạy học:
+ Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình
+ Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp.
- Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học.
Tuần 1 Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010 Tiết 1,2: Tiếng Việt Tiết 1,2 ổn định tổ chức A- Mục đích - Yêu cầu: Giúp học sinh: - Nắm được nội quy học tập trong lớp học. - Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp. - Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học. - Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao. - Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có - Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp. B- Đồ dùng dạy học: + Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình + Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp. - Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học. C- Các hoạt động dạy học: I- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra sách vở và đồ dùng của môn học - lớp trưởng báo cáo - Để toàn bộ sách, vở, đồ dùng của môn TV cho GV kiểm tra II- Dạy, học bài mới: 1- Giới thiệu bài (linh hoạt) 2- Dạy nội dung lớp học. - GV đọc nội quy lớp học (2 lần) - HS chú ý nghe ? Khi đi học em cần phải tuân theo những quy định gì? - 1 số HS phát biểu 3- Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ - Xếp chỗ ngồi cho học sinh - Chia lớp thành 2 tổ - HS ngồi theo vị trí quy định của giáo viên 4- Bầu ban cán sự lớp: - GV đưa ra dự kiến về ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó, quản ca, tổ trưởng - Nêu nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong ban cán sự lớp - Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn và chỉnh sửa - HS nghe và lấy biểu quyết - HS nghe và nhắc lại nhiệm vụ của mình. - Lần lượt từng cá nhân tron ban cán sự lớp thực hành nhiệm vụ của mình. 5- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của học sinh - Yêu cầu để toàn bộ đồ dùng, sách vở lên mặt bàn. - GV kiểm tra và thống kê số sách vở và đồ dùng còn thiếu của học sinh (nếu có) và yêu cầu các em mua bổ xung cho đủ. - HS thực hiện theo Y/c - HS theo dõi và thực hành 6- Giới thiệu một số ký hiệu và hiệu lệnh của giáo viên trong giờ học. - GV chỉ vào từng ký hiệu có trên bảng và yêu cầu HS thực hành. - HS theo dõi - HS thực hành. IV - Củng cố - dặn dò: + Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh" ờ: Chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho tiết sau: - HS chơi theo sự đk của quản trò . Tiết 3: toán Bài 1: Tiết học đầu tiên. A. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết được những việc cần làm trong các tiết học môn Toán lớp 1. - HS biết được yêu cầu cần đạt trong môn toán lớp 1. B. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng dạy học toán của GV và HS. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức. II. KTBC. III. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. 2) Hướng dẫn HS sử dụng SGK Toán 1. - GV cho HS xem bìa sách và các trang bên trong sau đó đưa ra quy định khi sử dụng SGK Toán 1. 3) Hướng dẫn HS làm quen với 1 số các hoạt động của môn Toán. - Cho HS quan sát các hình trong SGK (bài 1). - GV giới thiệu từng hình và tác dụng của chúng. 4) Giới thiệu những yêu cầu cần đạt khi dạy và học môn Toán 1. - Biết đếm đúng số lượng, đọc viết so sánh số. - Làm thành thạo các phép tính +, - khong nhớ trong phạm vi 100. - Biết quan sát tình huống và giải toán. - Biết đo độ dài, xem lịch hằng ngày, xem giờ đúng. 5) Giới thiệu bộ đồ dùng môn Toán. - GV cho HS quan sát bộ đồ dùng và hướng dẫn cách sử dụng từng dụng cụ. - GV nói lên tầm quan trọng của chúng và cách bảo quản. IV. Củng cố – dặn dò. - GV tóm lại nội dung bài. - Nhắc HS chuẩn bị giờ sau. . Tiết 4: đạo đức Tiết1: Em là học sinh lớp 1 A. Mục tiêu: - Giúp HS biết được: HS có họ tên, có quyền được đi học vào lớp 1. Đến trường, lớp em có bạn mới, em được học thêm nhiều điều mới. - HS có thái độ vui vẻ, phấn khởi đi học, tự hào trở thành HS lớp 1. - Giáo dục HS kính trọng thầy cô và yêu quí bạn bè. B. Đồ dùng: - Tranh ảnh bài 1. - Một số điều trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn điịnh tổ chức. II. KTBC - GV kiểm tra đồ dùng của HS. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2.Hoạt động 1:Tìm hiểu bài tập 1. a. Mục tiêu: - Giúp HS nhớ được tên bạn và giới thiệu được tên mình, biết trẻ em có quyền có họ tên. b. Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi - GV gọi từng nhóm thực hành trước lớp và đặt câu hỏi: ? Qua trò chơi giới thiệu giúp các em biết điều gì. ? Em thấy có gì vui và tự hào khi được giới thiệu và được nghe bạn giới thiệu không. c. Kết luận: - Mỗi người có 1 cái tên riêng, trẻ em có quyền có họ tên. 3. Hoạt động 2: Giới thiệu sở thích của mình a. Mục tiêu: - Giúp HS biết tự giới thiệu về sở thích của với bạn. b. Cách tiến hành: - GV làm mẫu giới thiệu về sở thích của mình. c. Kết luận: - Mỗi người đều có những sở thích riêng, điều đó có thể giống và khác nhau. 4.Hoạt động 3: Kể về buổi đầu tiên đến lớp. a. Mục tiêu: - Giúp HS nói được cảm xúc của mình ngày đầu đến lớp. b. Cách tiến hành: - GV đưa ra hệ thống câu hôi cho HS trả lời: ? Em đã mong chờ chuẩn bị cho ngày đầu đi học như thế nào. ? Em có tự hào khi mình là HS lớp 1 không. c. Kết luận: - Vào lớp một em sẽ có nhiều bạn mới. . . là quyền lợi của các em. - Từng nhóm 2 HS quay mặt vào nhau giới thiệu tên của mình cho bạn. HS thực hành giới thiệu về sở thích mình. - HS trả lơpf theo câu hỏi của GV. IV. Củng cố – dặn dò. - GV tóm lại ND bài học. - Nhắc chuẩn bị giờ sau. Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010 Tiết 1, 2. tiếng việt Tiết 3, 4: Các nét cơ bản a. mục tiêu: - Giúp HS bước đầu làm quen với các nét cơ bản, nói đúng tên từng nét. - HS bước đầu viết được các nét cơ bản theo đúng QT và tương đối chính xác. - Tạo cho HS không khí phấn khởi, vui tươi trong học tập. B. Đồ dùng: - Bảng phụ. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức. II. KTBC. - Kiểm tra đồ dùng HS. III. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. 2) Dạy bài mới. a) Các nét: Ngang, sổ thẳng, xiên phải, xiên trái: - GV treo bảng phụ giới thiệu tên các nét và đọc. - GV hướng dẫn HS qui trình viết và viết mẫu: b) Các nét: Móc xuôi, ngược, cong, hở phải, trái, khuyết trên dưới (hướng dẫn như phần a 3) Luyện tập. a) Luyện đoc: - GV chỉ từng nét không theo thứ tự. b) Luyện viết: - GV hướng dẫn qui trình viết từng nét và viết mẫu: IV. Củng cố và dặn dò. - GV tóm lại nội dung bài. - Nhắc HS chuẩn bị giờ sau. - HS quan sát, nhẩm theo. - HS đọc tên từng nét. - HS quan sát và viết các nét vào bảng con. - HS đọc CN - ĐT. - HS quan sát và viết lại từng nét. - HS đọc lại tên các nét. --------------------------------------------------------- Tiết 3 mỹ thuật Tiết 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi. A. Mục tiêu: - Giúp HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Giúp HS tập làm quan sát mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh vẽ. B. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ trong SGK, vở bài tập. C.Các hoạy động dạy – học: I. ổn định tổ chức. II. KTBC. - GV kiểm tra đồ dùng của HS. III. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. 2) Giới thiệu tranh vẽ về đề tài thiếu nhi. - GV giới thiệu tranh và nói về nội dung của bức tranh: “Các bức tranh này do thiếu nhi vễ. . . người vẽ có thể chọn trong rấy nhiều hoạt động”. 3) Hướng dẫn xem tranh. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. ? Trong các bức tranh đó em thích bức tranh nào nhất? Vì sao? 4) Kết luận. - GV tóm lại nội dung bài: “Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. . . muốn thưởng thức cái hay, cái đẹp các em phải quan sát bức tranh vẽ gì. . .” - HS quan sát bức tranh và nhơ được nội dung của tranh. - HS quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi IV. Củng cố. - HS có thể nêu lại nội dung bức tranh mà mình thích. - GV tóm lại nội dung bài. Tiết 4 toán Tiết :2 Nhiều hơn – ít hơn A. Mục tiêu: - Giúp HS biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật. - Biết sử dụng các từ “Nhiều hơn – ít hơn” khi so sánh các nhóm đồ vật. B. Đồ dùng: - Một số cốc nhựa, thìa nhựa nhỏ. - Tranh minh hoạ trong bài. C. Các hoạt động dạy – học: I. ổn định tổ chức. II. KTBC. - Gọi HS giới thiệu tên các đồ dùng của mình. III. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. 2) Dạy bài mới. a) So sánh số lượng cốc, thìa: - GV thao tác với số lượng cốc, thìa và hỏi: ? Còn cốc nào không, có thìa không. - Kết luận: “Khi mỗi cốc có một thìa, còn một côc không cốc không co thìa ta nói rằng: Số cốc nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số cốc”. b) So sánh số lượng bút và nắp bút ( Tương tự phần a ). 3) Thực hành. - GV giới thiệu tứng nhómsố lượng trong SGK. - GV yêu cầu HS nêu: “Số cà rốt ít hơn số thỏ hay số thỏ nhiều hơn số cà rốt”. - HS nhắc lại. - HS quan sát và nêu lên nhóm đồ vật nào ít, nhóm đồ vật nào nhiều. . Tiết 5: tự nhiên xã hội bài 1: Cơ thể chúng ta A. Mục tiêu: - Giúp HS kể tên đúng các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - Biết một số cử động của: đầu, mình, cổ, chân. - Rèn thói quen hoạt động cơ thể phát triển tốt. B. Đồ dùng: - Tranh minh họa SGK. C. Các hoạt động day – học: 1) Các bộ phận bên ngoài của cơ thể. a. Mục tiêu: - Giúp học sinh gọi đúng các bộ phậ bên ngoài của cơ thể. b. Cách tiến hành: - Giáo viên giới thiệu hình 4 trong SGK. - HS chỉ và kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể người. 2) Hoạt động của một số bộ phận. a. Mục tiêu: - Giúp HS biết một số hoạt động của cơ thể người. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu hình 5 SGK. - HS quan sát và nói các bạn trong tranh đang làm gì và nói cơ thể gồm mấy phần. - HS thực hành lại các động tác của các bạn trong tranh. c. Kết luận: - Cơ thể chúng ta gồm 3 phần đầu, mình, chân, tay. Chúng ta nên tích cực hoạt động cho cơ thể khoẻ mạnh. 3) Tập thể dục. a. Mục tiêu: - Gây hứng thú rèn luyện thân thể cho HS. b) Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS học bài thơ: “Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này Là hết mệt mỏi.” - GV kết hợp làm chậm từng động tác cho HS làm theo. - GV yêu cầu HS tự làm động tác. c) Kết luận: 4) Củng cố : - Muốn cơ thể phát triển tôt cần tập thể duc hằng ngày. - GV tóm lại nội dung bài. - HS tập lại bài thơ trên. - Hoạt động cá nhân. - Hoạt động nhóm đôi. - HS nhắc lại. - Hoạt động tập thể Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2009 Tiết 1;2. tiếng việt Tiết 5,6: e A. Mục tiêu: - Giúp HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e. - Bước đầu nhận mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Giúp HS phát triển lời nói TN theo chủ đề: “Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình”. B. Đồ dùng: - Bảng phụ, tranh minh hoạ cho từ, tiếng khoá. - Tranh minh hoạ cho phần luyện nói. C. Cac hoạt động dạy – học: I. ổn định tổ chức. II. KTBC. III. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. 2) Dạy chữ ghi âm. a) Nhận diện chữ: - GV viết bảng chữ e và nói “chữ e gồm 1 nét thắt”. b) Nhận diện và phát âm: - GV phát âm mẫu chữ e. - GV chỉ bảng chữ e. c) Viết bảng con: - GV viết mẫu và phân tích quy trình viết chữ: e 3) Luyện tập. a) Luyện đọc: - GV chỉ bảng cho HS đọc lại chữ e. b) Luyện viết: - GV nêu lại quy trình viết và viết mẫu. - GV chấm vài bài nhận xét. c) Luyện nói: - Giới thiệu chủ điểm luyện nói và yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK. ? Quan sát tranh em thấy trong tranh vẽ gì. ? Mỗi bức tranh nói về con vật nào. ? Các bạn nhỏ trong tranh được học gì. ? Lớp chúng mình các bạn có thích đi học không. - GV tổng kết phần luyện nói. IV. Củng cố. - HS đọc lại bài. - Nhắc HS chuẩn bị giờ sau. - HS nêu tên các tên nét cơ bản đã học. - HS quan sát và nêu chữ e giống hình gì. - HS phát âm e CN - ĐT. - HS quan sát và tô lại trên không trung. - HS viết vào bảng con 3 lần. - HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - HS quan sát và nêu chữ e gồm nét gì sau đó tô lại chữ e trong vở tiếng việt. - HS quan sát và tự trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm đôi. ---------------------------------------------------------------- Tiết 3. Thủ công Tiết 1: Giới thiệu một số loại giấy bìa đồ dùng thủ công A Mục tiêu - Giúp HS nhận biết một số loại giấy bìa,dụng cụ trong môn thủ công và nói đựơc tác dụng của từng loại. - Giúp HS có ý thức chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho bộ môn. B Đồ dùng: - Một số loại giấy bìa . - Dụng cụ học tập môn thủ công. C .Các hoạt động dạy học: I. ổn địng tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. - GVKTđồ dùng của HS. III. Bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Giới thiệu giấy bìa – Giấy màu. a) Giấy bìa, bìa. - Giáo viên giới thiệu giấy bìa qua quyển vở của học sinh: “Giấy là phần bên trong mỏng, bìa là phần bên ngoài dày hơn”. b) Giấy màu thủ công: - Giáo viên giới thiệu giấy màu thủ công: “ Mặt trước có đủ các màu: xanh, đỏ, tím, vàng ... mặt sau có kẻ ô vuông” 3) Giới thiệu dụng cụ thủ công. - Giáo viên giới thiệu từng loại: Bút chì, kéo, thước kẻ, hồ dán và nói lên tác dụng của từng loại. - Học sinh quan sát và chỉ ra đâu là giấy, đâu là bìa. - Học sinh quan sát và chỉ ra được đâu là mặt trước, đâu mặt sau. - Học sinh giới thiệu đồ dùng của mình. IV. Củng cố – Dặn dò: - Giáo viên tóm tắt nội dung bài. - Học sinh nêu tên một số đồ dùng bộ môn & tác dụng của nó. - Giáo viên nhắc chuẩn bị tiết sau. Tiết: 4 toán Tiết 3: Hình vuông, hình tròn A. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra và nói đúng tên hình tròn, hình vuông. - Bước đầu nhận ra hình tròn, hình vuông qua các vật thật. B. Đồ dùng. - Một số hình tròn, hình vuông có màu sắc, kích thước khác nhau. C. Các hoạt động dạy học. I .ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ. - VG cho HS so sánh số lượng 3 cái bút và 3 quyển vở. III. Bài mới: 1) giới thiệu bái. 2) giới thiệu hình vuông. - VG đặt lên bảng một số hình vuông và giới thiệu: “Đây là hình vuông” - Giáo viên chỉ lai lần lượt các hình. - Giáo viên đặt một số hình khác. - Giáo viên giới thiệu khăn mùi xoa có dạng hinh vuông. 3) Giáo viên giới thiệu hình tròn. (Tương tự như hình vuông). - Yêu cầu học sinh phân biệt hình vuông, hình tròn. 4) Thực hành. - Giáo viên yêu cầu học sinh tô màu (cùng màu) vào các hình cùng dạng. - Học sinh đọc hình vuông. - Học sinh chỉ hình tròn, hình vuông. - Học ssinh tìm các vật có dạng hình vuông. - Học sinh tô màu và neu tên các hình. IV. Củng cố dặn dò. ? Hôm nay học bài gì. - Giáo viên nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2009 Tiết 1,2. Tiếng việt Tiết: 7 + 8: b A – Mục tiêu: - Giúp học sinh làm quen & nhận biết được chữ ghi âm b, bé. Ghép được tiếng bé đọc và viết được chữ b. Nhận biết mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các hoạt động khác nhau trong tiết học. B - Đồ dùng: - Đồ dùng dạy học Tiếng Việt. - Tranh ảnh minh hoạ cho tiếng mói và phần luyện nói. C – Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc và viết chữ e. III. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. 2) Dạy chữ ghi âm b. a) Nhận diện chữ b. - Giáo viên ghi chữ b và giới thiệu: Chữ b gồm nét khuyết trên và nét thắt. b) Phát âm – ghép tiếng: - Giáo viên phát âm chữ b. - Giáo viên đánh vần: b – e – be. c) Viết bảng. - GVviết mẫu và phân tích cách viết. 3) Luyện tập: a) Luyện đọc: - GV chỉ bảng ND tiết 1. b) Luyện viết: -GV hướng dẫn HS viết chữ b, bevào vở tập viết. - GV thu bài chấm điểm. c) Luyện nói: - GVgiới thiệu tên chủ đề luyện nóivà đạt câu hỏi. ? Ai đang học bài ? Ai đang tập viết chữ a ? Voi đang làm gì ? Voi có biết chữ không ? Các bức tranh này có gì giống và khác nhau. IV. Củng cố, dặn dò: ? Hôm nay học bài gì. -VG nhận xết giờ học. - Học sinh quan sát và so sánh giữa b và e. - Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh. - Học sinh đánh vầ cá nhân đồng thanh. - HS đọc và nêu độ cao của từng con chữ. - HS viết bảng con ba lần. - HS đọc trơn CN-ĐT - HS đọc lại bài viết,nêu độ cao của từng con chữ và viết bài. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. -HS đọc lại toàn bài. ---------------------------------------------------------------- Tiết 3: Thể dục Tiết 1: Tổ chức lớp – trò chơi vận động A. Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được cán sự bộ môn, một số quy định của phân môn thể dục. - Biết thực hiện các động tác tập hợp hàng dọc, dóng hàng. - Làm quen với trò chơi diệt con vật có hại. B. Đồ dùng: - 1 còi, vệ sinh bãi tập sạch sẽ. C. Nội dung và phương pháp. Nội dung Định lượng Phương pháp 1) Phần mở đầu. - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung bài. - Giáo viên nhắc lại yêu cầu quy định của tiết thể dục. 2) Phần cơ bản. a) Tập hợp hàng dọc – dóng hàng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu cùng giáo viên. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm đúng theo hiệu lệnh. b) Trò chơi diệt các con vật có hại. - Giáo viên giải thích trò chơi, nêu cách chơi. - Giáo viên làm quản trò, cho các học sinh cùng chơi. - Giáo viên tổng kết trò chơi. 3) Phần kết thúc. - GV cùng HS tổng kết lại ND bài. - GV nhận xét giờ học. 3’ đến 5’ 17’ – 20’ 3 – 4 lần 1 lần 5’ – 7’ - Khởi động đếm theo nhịp 1,2 - Học sinh ôn tập hợp hàng dọc và dóng hàng theo tổ. - HS cho HS chơi thử vài lượt. - HS xép thành vòng tròn cùng chơi. - HS thả lỏng. ------------------------------------------------------------ Tiết: 4 Toán Tiết: 4. Hình tam giác A. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra và nói đúng tên hình tam giác. - Bước đầu nhận ra hình tam giác qua các vật thật. B. Đồ dùng. - Một số hình tam giác có màu sắc, kích thước khác nhau. - Bộ đồ dùng toán. C. Các hoạt động dạy học. I .ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ. - VG cho HS nhận dạng hình tròn, hình vuông. III. Bài mới: 1) giới thiệu bài. 2) giới thiệu hình tam giác. - Giáo viên gắn hình tam giác lên bảng và giới thiệu: “Đây là hình tam giác”. - GV chỉ vào các hình còn lại. - GV giới thiệu vật có dạng hình tam giác. 3) Thực hành. Bài 1: - GV yêu cầu HS tô các màu ( giống nhau)và các hình tam giác. Bài 2: - GV yêu cầu HS xếp các hình thành hình: nhà, núi, thuyền ... IV. Củng cố,dặn dò: - GV tóm lại ND bài và nhắc chuẩn bị giờ sau. - HS quan sát và đọc tên hình . - HS tìm và nên các vật có dạng hình tam giác . -HS làm việc cá nhân tô màu và nêu số lượng hình đọc tô. - HS làm việc theo nhóm và giới thiệu sản phẩm cuả mình. - HS nêu tên hình mới học. .. Thứ sáu ngày 21 tháng 8 năm 2009 Tiết 1,2. Tiếng việt. Tiết: 9,10.Thanh sắc ( / ) A. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết được dấu thanh sắc và tên của dấu thanh sắc. - Học sinh biết ghép tiéng bé, biết được dấu thanh sắc ở tiếng bé chỉ tên đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “Các hoạt động khác nhau của trẻ em . B. Đồ dùng: - Bộ đồ dùng dạy âm, vần. - Tranh minh hoạ tiếng mới và phần luyện nói. C. Các hoạt động dạy học. I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. - Đọc b, be. - Viết b, be. III Bài mới. 1) Giới thiệu bài. 2) Dạy dấu thanh sắc. a) Nhận dạng dấu thanh. - Giáo viên ghi dấu thanh sắc lên bảng và giới thiệu: “Dấu thanh sắc là nét sổ nghiêng phải”. b) Phát âm. - Giáo viên ghi tiếng bé và đánh vần. ? Dấu thanh sắc ghi trên âm gì. c) Viết bảng. - Giáo viên viét dấu thanh sắc và nêu quy trình viết. 3) Luyện tập. a) Luyện đọc. - Giáo viên chỉ vào nội dung bài tiết 1. b) Luyện viết. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết (/, be, bé). - Giáo viên thu vài bài chấm và nhận xét. c) Luyện nói. - Giáo viên giới thiệu tên của chủ đề: “Bé nói về các hoạt động hằng ngày”. - Học sinh tìm dấu thanh và cài. - Âm e. - Học sinh nêu độ cao của dấu. - Học sinh tô tay không sau đó viết bảng con ba lần. - Học sinh đọc trơn cá nhân, đồng thanh. - Học sinh nêu độ cao, khoảng cách của mỗi con chữ. - Viết vào vở tập viết. - Giáo viên hỏi: ? Trong tranh vẽ gì. ? Các bức tranh này có gì giống và khác nhau. ? Ngoài những hoạt động trong tranh, các em còn có những hoạt động nào khác. (Cho học sinh tự do phát biểu) - GV yêu cầu HS nói một vài hoạt động của mình. IV. Củng cố, dặn dò. . Tiết 3. ÂM Nhạc Tiết 1: Quê hương tươi đẹp. A. mục tiêu: - Giúp HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của bài hát :Quê hương tươi đẹp - HS hát tương đối đồng đều và rõ lời, biết bài hát của dân tộc Nùng B. Đồ dùng - Thanh phách, song loan. C. Các hoạt động dạy học. I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. - Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh. III. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. 2) Dạy bài mới. - Giáo viên hát mẫu bài hát. - Giáo viên tóm tắt nội dung của bài hát. - Giáo viên dạy hát truyền miệng hát mỗi câu 3 lần và chuyển sang câu khác. - Giáo viên bắt nhịp. 3) Dạy các động tác phụ hoạ. - Giáo viên hát lại từng bài kết hợp vỗ tay sau đó hướng dẫn học sinh thực hiện từng câu. Quê hương em biết bao tươi đẹp * * * * - Giáo viên cho học sinh hát biểu diễn. - Học sinh nghe. - Học sinh hát theo. - Học sinh hát toàn bài. - Học sinh hát và vỗ tay. Yêu cầu nhún chân vào các tiếng vỗ tay. - Học sinh hát theo nhóm. IV. Củng cố dặn dò. - Giáo viên bắt điệu học sinh hát lại toàn bài. - Giáo viên nhạn xét giờ học. ------------------------------------------------------------------ Tiết 4: Giáo dục tập thể Nhận xét tuần 1 A. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Đi học đầy đủ, đúng giờ - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Ngoài ngoãn, biết giúp đỡ bạn bè. 2. Tồn tại: - ý thức giữ gìn sách vở chưa tốt, còn bẩn, nhàu, quăn mép - Chưa cố gắng trong học tập (Nhung) - Vệ sinh cá nhân còn bẩn: (Nhung, Hoàn, Hiền) -------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: