I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô-péc- ních, Ga-li-lê.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
3. Thái độ: Khâm phục Cô-péc-ních và Ga-li-lê.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh sgk phóng to nếu có.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
1.1. Kiểm tra bài cũ:
Đọc phân vai truyện Ga-vrốt ngoài chiến luỹ? Trao đổi ND cùng cả lớp?
1.2. Giới thiệu bài:
------------------------------------------ Tiết 3: Toán Bài 132: Kiểm tra định kì giữa học kì II (Trường ra đề) -------------------------------------------------------------- Tiết 4: Chính tả (Nhớ - viết) Bài 27: Bài thơ về tiểu đội xe không kính I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ. - Làm đúng các BTCT. 2. Kĩ năng: Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, dấu hỏi, dấu ngã. 3. Thái độ: Có ý thức luyện chữ viết đẹp. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ viết bài 1a, 2a. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: 1.1. Kiểm tra bài cũ: Viết: Béo mẫm, lẫn lộn, con la, quả na 1.2. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC. 2. Phát triển bài: 2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ- viết * Mục tiêu: Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ. * Cách tiến hành: - Đọc yêu cầu 1 của bài: - 1 Hs đọc. - Đọc 3 khổ thơ cuối bài: - 1 Hs đọc. ? Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? - ...Không có kính, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, chưa cần thay lái trăm cây số nữa. - Phát hiện và đọc cho lớp viết các từ khó trong đoạn? - 1 Hs đọc, lớp viết. - Gv cùng hs nx các từ khó viết. - VD: tuôn, xối, sa, ướt,... - Gv nhắc nhở chung cách ngồi viết và cách trình bày. - Viết bài: - Lớp viết bài vào vở. - Gv thu một sốbài chấm. - Lớp tự soát lỗi bài mình. - Gv nx chung bài viết. 2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT * Mục tiêu: Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, dấu hỏi, dấu ngã. * Cách tiến hành: Bài 2a. - Hs đọc yêu cầu bài. - Gv nêu rõ yêu cầu bài: - Hs làm bài theo nhóm 4 và thi đua nhau viết: - Trình bày: - Các nhóm cử đại diện lên viết và thi giữa các nhóm. - Gv nx, tổng kết thi đua : - Chỉ viết với s: sàn, sản, sạn, sảng sảnh, sánh, sau, sáu, sặc, sẵn, sỏi, sóng, sờn, sởn, sụa, sườn, sượng sướt, sứt, sưu, sửu.... - Chỉ viết với x: xiêm, xin, xỉn, xoay, xoáy, xoắn, xồm, xổm, xốn, xộn, xúm, xuôi, xuống, xuyến, xứng, xước, xược,... * HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của HS trong nhóm. Bài 3a. - Hs đọc yêu cầu bài. - Tổ chức hs làm bài cả lớp : - Lớp làm bài vào vở, dùng chì gạch từ sai. - Chữa bài: - 1Hs lên bảng, lớp nêu miệng. - Gv cùng hs nx, chữa bài: - Thứ tự điền: sa mạc, xen kẽ. * HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của GV. 3. Kết luận: - Nx tiết học, ghi nhớ hiện tượng chính tả để viết đúng. ---------------------------------------------------------- Tiết 5: Đạo đức Tiết 27: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố, luyện tập: - Thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nđ. 2. Kĩ năng: Biết thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn. 3. Thái độ: Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo. II. Đồ dùng dạy học. - Phiếu điều tra theo mẫu bài 5 sgk/39. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: 1.1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hoạt động nhân đạo? 1.2. Giới thiệu bài: 2. Phát triển bài: 2.1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi bài tập 4 sgk/39. * Mục tiêu: hs nhận biết được những việc làm nhân đạo và những việc làm không phải là hoạt động nhân đạo. * Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu bài tập. - 1 Hs nêu yêu cầu bài tập. - Tổ hức hs trao đổi theo N4: - N4 trao đổi bài: - Trình bày: Gv nêu từng việc làm: - Đại diện lần lượt các nhóm nêu. - Lớp nx, trao đổi, bổ sung. - Gv nx chốt ý đúng: + Việc làm nhân đạo: b,c,e. + Việc làm không phải thể hiện lòng nhân đạo: a,d. 2.2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống bài tập 2 sgk/38. * Mục tiêu: Hs đưa ra cách ứng xử và biết cách nhận xét cách ứng xử của bạn về các việc làm nhân đạo. * Cách tiến hành: - Chia lớp theo nhóm 4: Nhóm lẻ thảo luận tình huống a, nhóm chẵn thảo luận tình huống b. - N4 thảo luận: Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống. - Trình bày: - Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận. - Gv nx chung, kết luận: +Tình huống a: Đẩy xe lăn giúp bạn, hoặc quyên góp tiền giúp bạn mua xe. + Tình huống b: Thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc vặt hằng ngày như quét nhà, quét sân, nấu cơm,... 2.3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 5. * Mục tiêu: Nêu được những người có hoàn cảnh khó khăn và những việc làm giúp đỡ họ. * Cách tiến hành: - Tổ chức hs trao đổi theo nhóm 4: - Gv phát phiếu khổ to và bút cho 2 nhóm: - N4 trao đổi, cử thư kí ghi kết quả vào phiếu. 2 nhóm làm phiếu. - Trình bày: - Đại diện các nhóm nêu, dán phiếu, lớp trao đổi việc làm của bạn. - Gv nx chung chốt ý: - Một số hs đọc ghi nhớ bài. 3. Kết luận: - Thực hiện theo kết quả bài tập 5 đã xây dựng trong nhóm. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 8/3/2010 Ngày dạy: Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2010 Tiết 2: Tập đọc Bài 54: Con sẻ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ. - Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi hành động dũng cả, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. 2. Kĩ năng: đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp căng thẳng ở đoạn đầu, chậm rãi, thán phục đoạn sau. 3. Thái độ: Yêu quý, bảo vệ các loài chim. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài đọc sgk/91. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: 1.1. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài : Dù sao trái đất vẫn quay và trả lời câu hỏi nội dung? 1.2. Giới thiệu bài: 2. Phát triển bài: 2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu bài * Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ. Hiểu ý nghĩa bài * Cách tiến hành: a. Luyện đọc. - Đọc toàn bài: - 1 Hs khá đọc. - Chia doạn: - 5 đoạn : (mỗi lần xuống dòng là một đoạn) - Đọc nối tiếp: 2 lần. - 5 Hs đọc /1lần. + Đọc lần 1: Kết hợp sửa phát âm. - 5 Hs đọc. + Đọc lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ. - 5 hs khác. - Luyện đọc theo cặp: - Từng cặp luyện đọc. - Đọc toàn bài: - 1 Hs đọc. - Gv nhận xét đọc đúng và đọc mẫu toàn bài. - Hs nghe. * HSKKVH: Đọc bài khá lưu loát b. Tìm hiểu bài: - Đọc thầm Đ1,2,3, trao đổi, trả lời: ? Trên đường đi con chó thấy gì? - ...chó đánh hơi thấy một son sẻ non vừa rơi trên tổ xuống. ? Con chó định làm gì sẻ non? - chó chậm rãi tiến lại gần sẻ non. ? Tìm từ ngữ cho thấy sẻ non còn yếu ớt? - Con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. ? Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại ? - Một con sẻ già lao xuống đất cứu con nó, nó thấy thân mình phủ kín sẻ con, nó rít lên dáng vẻ nó rất hung dữ. ? Hình ảnh sẻ mẹ dũng cảm ao xuống cứu con được miêu tả như thế nào? - Con sẻ lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó, lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng, thảm thiết, nhảy 2,3 bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó, lao đến cứu con, nó rít lên bằng giọng hung dữ khản đặc. ? Đoạn 1,2,3 kể lại chuyện gì? - ý 1: Cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ nhỏ bé và chó khổng lồ. - Đọc lướt phần còn lại, trả lời: ? Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? - Vì chim sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó to hung dữ để cứu con. ? ĐOạn 4,5 nói lên điều gì? - ý 2: hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ. ? Nêu ý chính của bài? - ý chính: MĐ,YC. * HSKKVH: Trả lời câu hỏi dễ. 2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm * Mục tiêu: đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp căng thẳng ở đoạn đầu, chậm rãi, thán phục đoạn sau. * Cách tiến hành: - Đọc nối tiếp: - 5 Hs đọc. ? Tìm cách đọc hay? - Đ1,2, 3: Câu đầu đọc giọng khoan thai; Từ câu 3 giọng hồi hộp, tò mò, căng thẳng.Nhấn giọng: lao xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết, lao đến, phủ kín, hung dữ, khản đặc, khổng lồ, hi sinh, cuốn nó. - Đ4,5: giọng chậm rãi, thán phục, nhấn giọng: dừng lại, lùi, bối, rối, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng mình, bé bỏng, dũng cảm, tình yêu. - Luyện đọc diễn cảm đoạn 2,3. + Gv đọc mẫu: - Hs nêu cách đọc đoạn. + Luyện đọc theo cặp: - Từng cặp đọc. - Thi đọc: - Cá nhân, nhóm, - Gv cùng hs nx, bình chọn hs, nhóm đọc tốt. 3. Kết luận: - Nx tiết học. Vn đọc bài và ôn đọc toàn bộ các bài tập đọc HKII. ------------------------------------------------- Tiết 3: Toán Bài 133: Hình thoi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hình thành biểu tượng về hình thoi. - Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi, từ đó phân biệt được hình thoi với một số hình đã học. 2. Kĩ năng: Nhận biết hình thoi 3. Thái độ: Yêu thích học Toán. II. Đồ dùng dạy học. - Gv chuẩn bị mô hình hình vuông chuyển sang hình thoi được. - Hs chuẩn bị: Giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, êke. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: 1.1. Kiểm tra bài cũ: 1.2. Giới thiệu bài: 2. Phát triển bài: 2.1. Hoạt động 1: Kiến thức * Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về hình thoi. * Cách tiến hành: +) Hình thành biểu tượng về hình thoi. - Gv cùng hs lắp ghép mô hình hình vuông. - Hs quan sát và lắp ghép. - Xô lệch hình trên để được một hình mới: - Hs thực hiện và quan sát. - Vẽ hình mới lên bảng: - Hs quan sát hình trên bảng và hình sgk/140. ? Hình mới gọi là hình gì? - Hình thoi. +) Đặc điểm của hình thoi. -Tổ chức hs đo các cạnh hình thoi. - Hs thực hiện. ? Nêu đặc điểm của hình thoi? - Nhiều hs nhắc. 2.1. Hoạt động 1: Thực hành * Mục tiêu: Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi, từ đó phân biệt được hình thoi với một số hình đã học. * Cách tiến hành: Bài 1. Tổ chức hs nêu miệng và trao đổi cả lớp: - Cả lớp đọc yêu cầu bài và suy nghĩ trả lời: - Hình thoi: Hình 1,3. - Hình chữ nhật: Hình 2. * HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của HSG - Gv cùng hs nx, chốt bài đúng. Bài 2. Gv vẽ hình lên bảng: - 1 Hs lên bảng thực hiện và cả lớp thực hiện với hình trong sgk, trả lời câu hỏi. ? Hình thoi còn có đặc điểm gì? - Hình thoi có 2 đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. * HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của GV Bài 3. (BT phát triển) - Hs đọc yêu cầu. - Cả lớp thực hiện yêu cầu. - Gấp và cắt tờ giấy để tạo hình thoi. - Thực hiện trước lớp: - Một vài hs, lớp nx, trao đổi. - Gv nx chung. 3. Kết luận: - Nx tiết học. Vn học thuộc bài. Xem bài 134. ----------------------------------------------------------------- Tiết 4: Tập làm văn Bài 53: Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối- bài viết đúng với yêu cầu đề bài, có đủ 3 phần, diễn đạt thành câu, lời văn sinh động tự nhiên. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn. 3. Thái độ: Yêu quý cây cối, biết bảo vệ, chăm sóc cây cối. II. Đồ dùng dạy học. - ảnh một số cây trong sgk, một số tranh ảnh về cay cối khác. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: 1.1. Kiểm tra bài cũ: Neu cấu tạo bài văn tả cây cối. 1.2. Giới thiệu bài: 2. Phát triển bài: 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề * Mục tiêu: Hiểu đề bài * Cách tiến hành: - GV chọn cả 4 đề bài trong sgk / 92 chép lên bảng lớp. - HS nối tiếp đọc. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. - HS lựa chọn đề bài mình thích. 2.2. Hoạt động 2: Viết bài * Mục tiêu: Hs thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối- bài viết đúng với yêu cầu đề bài, có đủ 3 phần, diễn đạt thành câu, lời văn sinh động tự nhiên. * Cách tiến hành: - Gv nhắc nhở hs trước khi làm bài: Nháp dàn ý... Mở bài gián tiếp, kết - Hs đọc chọn 1 trong 4 đề bài để làm. bài cách mở rộng. - Hs viết bài. - Thu bài. 3. Kết luận: - Nx tiết kiểm tra. ----------------------------------------------------------------- Tiết 5: Lịch sử Tiết 27: Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học xong bài này hs biết: - ở TK XVI - XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long phố Hiến, Hội An. - Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại. - Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này. 2. Kĩ năng: Sử dụng lược đồ. 3. Thái độ: Yêu thích học LS. II. Đồ dùng dạy học. - Bản đồ Việt Nam. Phiếu học tập hoạt động 1. III. Các họat động dạy học. 1. Giới thiệu bài: 1.1. Kiểm tra bài cũ: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra như thế nào? Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp? 1.2. Giới thiệu bài: 2. Phát triển bài: 2.1. HĐ1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Ba thành thị lớn Thế kỉ XVI - XVII. * Mục tiêu: - ở TK XVI - XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long phố Hiến, Hội An. * Cách tiến hành: - Tổ chức hs trao đổi phiếu học tập theo N4: - N4 nhận phiếu, trao đổi, cử thư kí viết phiếu. - Trình bày: - Lần lượt đại diện các nhóm nêu đối với từng thành thị, lớp nx, trao đổi, bổ sung. Dán phiếu. - Gv nx chốt ý đúng. * HSKKVH: Thảo luận dưới sự giúp đỡ của HS trong nhóm. Phiếu học tập Hãy đọc sgk và hoàn thành bảng thống kê sau: Đặc điểm Thành thị Dân cư Quy mô thành thị Hoạt động buôn bán Thăng Long Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu á. Lớn bằng thành thị ở một số nước Châu á. Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được. Buôn bán nhiều mặt hàng như áo, tơ lụa, vóc, nhiễu,... Phố Hiến Có nhiều dân nước ngoài như TQ, Hà Lan, Anh, Pháp. Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở. Là nơi buôn bán tấp nập. Hội An Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong. Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. +) Kết luận: Gv chốt ý trên. 2.2. Hoạt động 2: Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI - XVII. *Mục tiêu: Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại. * Cách tiến hành: ? Cảnh buôn bán sối động ở các đô thị nói lên tình hình gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó? - ...đông người, buôn bán sầm uất, chứng tỏ nghành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi buôn bán. * HSKKVH: Trả lời câu hỏi dưới sự giúp đỡ của HSG. * Kết luận: Gv chốt ý và giới thiệu thêm. 3. Kết luận: - Nx tiết học. Vn học bài chuẩn bị bài tuần 28. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 9/3/2010 Ngày dạy: Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2010 Tiết 2: Luyện từ và câu Bài 54: Cách đặt câu khiến I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hs nắm được cách đặt câu khiến. - Biết chuyển câu kể thành câu khiến. - Bước đầu đặt được câu khiến trong các tình huống khác nhau. Biết đặt câu với từ cho trước theo cách đã học. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt, sử dụng câu khiến. 3. Thái độ: Yêu thích học Luyện từ và câu. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ viết câu phần nhận xét. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: 1.1. Kiểm tra bài cũ: Câu khiến dùng để làm gì? Lấy ví dụ câu khiến và phân tích? 1.2. Giới thiệu bài: 2. Phát triển bài: 2.1. Hoạt động 1: Kién thức * Mục tiêu: Hs nắm được cách đặt câu khiến. * Cách tiến hành: a) Phần nhận xét: - Hs đọc yêu cầu bài. - Chuyển câu kể theo 4 cách đã nêu trong sgk. Treo bảng phụ. - Hs làm bài vào nháp, 4 Hs lên bảng điền theo bảng phụ. - Trình bày: - Hs lần lượt nêu miệng, - Gv cùng hs nx, chữa bài trên bảng và bài hs trình bày. - Cách 1: Nhà vua hãy (nên, phải, đừng, chớ) hoàn gươm lại cho Long Vương! - Cách 2: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi. (thôi/ nào). - Cách 3: Xin/ Mong nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương. - Cách 4: Chuyển nhờ giọng điệu phù hợp với câu khiến. - Lưu ý: Với những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ cuối câu nên đặt dấu chấm. Với những câu yêu cầu, đề nghị mạnh ( có hãy, đừng, chớ ở đầu câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than. b) Phần ghi nhớ. - 3,4 Hs đọc. 2.1. Hoạt động 1: Phần luyện tập * Mục tiêu: Biết chuyển câu kể thành câu khiến. Bước đầu đặt được câu khiến trong các tình huống khác nhau. Biết đặt câu với từ cho trước theo cách đã học. * Cách tiến hành: Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Đọc mẫu: - 1 Hs đọc. - Tổ chức hs trao đổi theo cặp những câu còn lại. - Từng cặp trao đổi và nêu miệng. - Trình bày: - Nam chớ ( đừng, hãy, phải) đi học! - Nam đi học đi. ( thôi, nào,) ( Câu còn lại làm tương tự) - Gv cùng hs nx, trao đổi. Bài 2. * HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của HSG. - Hs đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu thực hiện vào nháp. - Lớp thực hiện phần a. - Lớp viết câu cầu khiến vào nháp, 2 Hs lên bảng viết bài. - Trình bày: - Gv nx chung, chốt câu đúng. - Nhiều hs nêu miệng, lớp nx, trao đổi chữa bài trên bảng. - VD: Nam cho tớ mượn cái bút nào! Hoặc Tớ mượn cậu cái bút nhé! * HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của GV. Bài 3. Tương tự bài 2. - Yêu cầu thực hiện vào vở - Gv cùng hs nx, chữa bài, gv ghi điểm một số bài làm tốt. - Hs thực hiện làm bài vào vở: - VD: Hãy chỉ giúp mình cách giải bài toán này nhé! + Hãy giúp mình giải bài toán này với!... * HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của GV. Bài 4. (BT phát triển) - Hs đọc yêu cầu. - Nêu miệng tình huống dùng câu khiến nói trên: - Nhiều học sinh nêu và nêu lại câu khiến bài 3. - Gv cùng hs nx, trao đổi chữa bài. 3. Kết luận: - Nx tiết học. VN làm vào vở đặt 5 câu khiến. ---------------------------------------------- Tiết 3: Toán Bài 134: Diện tích hình thoi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hình thành công thức tính diện tích hình thoi. - Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài tập có liên quan. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình thoi. 3. Thái độ: Yêu thích học Toán. II. Đồ dùng dạy học. - Bộ đồ dùng dạy học toán. Bìa hình thoi, kéo, thước kẻ. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: 1.1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm hình thoi? 1.2. Giới thiệu bài: 2. Phát triển bài: 2.1. Hoạt động 1: Kiến thức * Mục tiêu: Hình thành công thức tính diện tích hình thoi. * Cách tiến hành: - Gv thao tác trên bìa hình thoi. - Hs quan sát. ? Chỉ 2 đường chéo của hình thoi? - 1 số học sinh lên chỉ và kẻ trên bìa hình thoi. ? Cắt hình thoi thành 4 tam giác vuông? - 1 Hs lên cắt. ? Ghép lại được hình gì? - 2 Hs lên ghép để lớp nhận biết hình ghép là hình chữ nhật. ? Diện tích hình thoi và hình chữ nhật vừa tạo thành ntn? - Bằng nhau. - Gv vẽ hình lên bảng. - Hs nhận biết các độ dài qua các yếu tố của 2 hình. ? Diện tích hình chữ nhật MNCA là: m x . Mà m x ? Vậy diện tích hình thoi ABCD là? ? Diện tích của hình thoi bằng gì? - Hs nêu, và viết công thức tính diẹn tích hình thoi. - Tổ chức hs lấy ví dụ để tính diện tích của hình thoi? - 2,3 Hs lấy ví dụ và cả lớp làm ví dụ. 2.2. Hoạt động 2: Thực hành * Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài tập có liên quan. * Cách tiến hành: Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs tự làm bài vào nháp, 2 Hs lên bảng chữa bài. - Gv cùng hs nx, chữa bài. a. Diện tích hình thoi ABCD là: (3 x 4) : 2 = 6 (cm2). Đáp số: 6 cm2. (Phần b làm tương tự) * HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của HSG. Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. - Lớp làm bài vào vở. 2 Hs lên bảng chữa bài. - Gv thu chấm một số bài. - Gv cùng hs nx, chữa bài. a. Diện tích hình thoi có độ dài các đường chéo 5dm và 20 dm là: (5 x20) :2 = 50 (dm2). b. Đổi 4m = 40 dm Diện tích hình thoi có độ dài các đường chéo 40dm và 15 dm là: (40 x 15) : 2 = 300 (dm2). * HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của GV. Bài 3. (BT phát triển) - Hs đọc yêu cầu bài. - Tổ chức hs trao đổi cách làm bài. - Tính diện tích 2 hình rồi so sánh. - Trình bày: - Gv nx chốt ý đúng. - Phần a: S; Phần b:Đ - Lớp nx, trao đổi. 3. Kết luận: - Nx tiết học. Vn làm bài tập Tiết 134 VBT. --------------------------------------------------- Tiết 4: Địa lí $27: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học xong bài này, hs biết: - Dựa vào bản đồ/lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng duyên hải miềnTrung. - Duyên hải miền trung có nhiều đồg bằng nhỏ hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển. 2. Kĩ năng: Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên. 3. Thái độ: Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra. (*) THMT: HS biết sự thích nghi và cải tạo MT ở ĐBDHMT: Trồng phi lao để ngăn gió. II. Đồ dùng dạy học. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung (sưu tầm được). III.Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: 1.1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu sự khác nhau về đặc điểm thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB? 1.2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng. 2. Phát triển bài: 2.1. Hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển. *Mục tiêu: - Dựa vào bản đồ/lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng duyên hải miềnTtrung. - Duyên hải miền trung có nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển. - Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên. * Cách tiến hành: - Gv giới thiệu ĐBDHMT trên bản đồ: - Hs quan sát. ? Đọc tên các ĐBDHMT theo thứ tự từ Bắc vào Nam? ? Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này? - Hs đọc trên bản đồ. - Các ĐB này nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp với dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp ĐBNB, phía Đông là biển Đông. ? Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng này? ? Quan sát trên lược đò em thấy các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu? - Gv treo lược đồ đầm phá: Các ĐB ven biển thường có các cồn cát cao 20-30m, những vùng thấp trũng ở cửa sông, nơi có đồi cát dài ven biển bao quanh thường tạo nen các đầm, phá. - ...tên gọi lấy từ tên của các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó. - Các dãy núi chạy qua dải đồng bằng lan ra sát biển. - Hs quan sát. ? ở các vùng ĐB này có nhiều cồn cát cao, do đó thường có hiện tượng gì xảy ra? - Có hiện tượng di chuyển của các cồn cát. ? Để găn chặn hiện tượng này người dân ở đây phải làm gì? -...thường trồng phi lao để ngăn gió di ch
Tài liệu đính kèm: