Bài soạn các môn khối 4 - Tuần 13

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc tên riêng nước ngoài Xi - ôn – cốp -xki.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi - ôn- cốp - xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suôt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

2. Kĩ năng: Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

3. Thái độ: Có ý thức học tập tấm gương kiên trì, bền bỉ của Xi - ôn- cốp – xki.

(*) HSKKVH: Biết đọc toàn bài. Biết đọc tên riêng nước ngoài Xi - ôn – cốp -xki.

Hiểu ý nghĩa của câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài:

1.1. KT bài cũ:

Đọc bài Vẽ trứng, trả lời các câu hỏi trong SGK và nêu ý nghĩ của bài.

1.2. GT bài:

2. Phát triển bài:

 

doc 27 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 4 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó 3 chữ số (T1) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết cách nhân với số có 3 chữ số.
 - Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ 2. tích riêng thứ 3, trong phép nhân với số có 3 chữ số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân với số có 3 chữ số.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
(*) HSKKVH: Bước đầu cách nhân với số có 3 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp, bảng phụ 
III. Các HĐ dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ : KT bảng cửu chương.
1.2. GT bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Kiến thức
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách nhân với số có 3 chữ số. Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ 2. tích riêng thứ 3, trong phép nhân với số có 3 chữ số.
* Cách tiến hành:
a. Tìm cách tính 164 x 123:
- Thực hiện tính :
164 x 100 ; 164 x 20 ; 164 x 3.
b. Giới thiệu cách đặt tính và cách tính
 164
 x
 123
 492
 + 328
 164
 20172
? Nêu cách thực hiện nhân với số có 3 chữ số?
2.2. Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhân với số có 3 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1(T70) : ? nêu y/c?
+ Đặt tính
+ Nêu cách thực hiện
Bài 2(T70) : ? Nêu y/c?
- GV nhận xét chung. 
Bài 3(T69) : Giải toán
- HD học sinh tóm tắt và trình bày bài giải. 
- Chữa bài. 
- Làm bài 
164 x 123 
= 164 x ( 100 + 20 + 3 )
= 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3 
= 16400 + 3280 + 492
= 20172
- Hs thao tác cùng GV
- 492 là tích riêng thứ nhất.
- 328 là tích riêng thứ hai.
- 164 là tích riêng thứ ba.
- B1: Đặt tính
- B2: tính tích riêng thứ nhất
- B3: Tính tích riêng thứ hai
- B4: Tính tích riêng thứ ba
- B5: Cộng ba tích riêng với nhau
- Đặt tính rồi tính
- Làm vào bảng con
(*) HSKKVH: Làm phần a, b.
- Hai HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài ra nháp.
- Đổi nháp kiểm tra nhau.
- Báo cáo kết quả. 
(*) HSKKVH: Làm cột 1, 2
- HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm.
 Bài giải:
Diện tích của mảnh vườn là: 
 125 x 125 = 15625 ( m2 )
 Đáp số: 15625 m2.
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của GV
3. Kết luận:
- Nhận xét chung tiết học, nhắc HS về học bài.
Tiết 4: Chính tả (nghe – viết):
$12: Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu l/n, các âm chính( âm giữa vần) i/iê.
2. Kĩ năng: Viết chữ đẹp.
3. Thái độ: Yêu thích viết chữ đẹp.
(*) HSKKVH: Nghe viết được đoạn văn trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp bảng phụ
III. Các HĐ dạy học :
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ : GV đọc cho HS viết vào bảng con từ : châu báu; trân trọng. 
1.2. GT bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết:
* Mục tiêu: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
* Cách tiến hành:
- GV mời HS đọc bài viết
? Đoạn văn viết về ai?
? câu chuyện về nhà khoa học Xi-ôn-côp-ki kể về chuyện gì làm em cảm phục?
? Nêu từ khó viết?
- GV đọc bài
L1; viết bài
L2: Soát lỗi
- GV chấm, nhận xét 1 số bài
2.2. Hoạt động 2: Làm bài tập
* Mục tiêu: Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu l/n, các âm chính( âm giữa vần) i/iê.
* Cách tiến hành:
Bài 2a) l hay n
Bài 3:Y/C HS làm bài vào vở BT:
- Nhận xát đánh giá
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi SGK
- ...viết về nhà khoa học Xi-ôn-côp-ki.
- 
- Xi-ôn-côp-ki
- Viết bài vào vở
- Đổi bài kiểm tra chéo
(*) HSKKVH: Nghe viết được đoạn văn
- Điền vào chỗ trống
- Làm bài cá nhân
a/ nản chí ( nản lòng) b/ kim khâu
 lí tưởng tiết kiệm
 lạc lối tim 
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúpđỡ của HS giỏi.
4. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét chung giờ học
 - Luyện viết lại bài. Chuẩn bị bài sau
Tiết5: Đạo đức
$12: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
2. Kĩ năng: Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
3. Thái độ: Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Tài tiệu, phơng tiện:
- SGK đạo đức lớp 4
III. Các HĐ dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ : Nêu phần ghi nhớ.
1.2. GT bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
HĐ1: làm việc cá nhân
? Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì. Vì sao?
HĐ2: làm việc theo nhóm
- Viết những việc đã làm và việc sẽ làm để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
HĐ 3: Làm việc cá nhân
- Sưu tầm chuyện, thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Khen ngợi tinh thần chuẩn bị bài tốt
- Làm bài tập 3 SGK- 19
- Quan sát tranh 1,2
- Suy nghĩ và trình bày
- Nhận xét, đánh giá việc làm của bạn
- làm bài tập 4 SGK- 20
- Tạo nhóm 4
- Thảo luận những việc đã làm và sẽ làm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Làm bài tập 5
- HS trình bày cá nhân
- Nhận xét đánh giá
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 9/11/2009
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009
Tiết 2: Tập đọc 
$26: Văn hay chữ tốt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng từ tốn, linh hoạt phù hợp với ND của bài.
3. Thái độ: Học tập tính kiên trì của Cao Bá Quát.
(*) HSKKVH: Đọc được toàn bài. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ : Đọc bài: Người tìm đường lên các vì sao. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
1.2. GT bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
* Mục tiêu: 
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát 
toàn bài.
Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài.
* Cách tiến hành:
- Đọc theo đoạn.
- Nối tiếp đọc từng đoạn.
 L1: Đọc từ khó.
 L2: Giải nghĩa từ.
- Đọc theo cặp.
- Tạo cặp, luyện đọc đoạn từng cặp.
-> 1,2 học sinh đọc cả bài.
-> Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
(*) HSKKVH: Đọc được toàn bài.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài
* Cách tiến hành:
Đọc đoạn 1.
Câu 1:
-> Vì chữ viết xấu dù bài văn của ông viết rất hay.
? Thái độ của CBQ như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn.
CBQ nói: Tưởng việc gì khó,cháu xin sẵn sàng.
- Đọc đoạn 2.
- Đọc thầm đoạn 2.
Câu 2:
-> Lá đơn của CBQ và chữ quá xấu.
không giải được nỗi oan.
- Đọc đoạn còn lại.
- Đọc thầm đoạn cuối.
 Câu 3:
-> Sáng ông cầm que vạch lên ..suốt mấy năm trời.
- Đọc toàn bài.
-> 1 học sinh đọc to.
Câu 4:
+ MB: 2 dòng đầu.
+ TB: Từ một hôm.nhiều kiểu chữ khác nhau.
+ KB: Đoạn còn lại.
(*) HSKKVH: Hiểu ý nghĩa của bài
2.3. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng từ tốn, linh hoạt phù hợp với ND của bài.
* Cách tiến hành:
- Đọc theo đoạn.
-> 3 học sinh đọc 3 đoạn (nối tiếp)
- GV đọc mẫu đoạn phân vai.
- Luyện đọc diễn cảm.
- Luyện từng cặp.
- Đóng vai nhân vật, đọc đúng giọng.
- Thi đọc trước lớp.
-> 3,4 học sinh thi đọc.
-> Nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận:
- Nhận xét chung tiết học.
- Luyện đọc lại bài, chuẩn bị làm bài sau.
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
$63: Nhân với số có 3 chữ số ( T2 )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0. Làm bài tập có liên quan.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
(*) HSKKVH: Bước đầu biết cách nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0. Làm bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp, bảng phụ 
III. Các hoạt động để học: 
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ : 1365 x 234 = ?
1.2. GT bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Kiến thức
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0
* Cách tiến hành:
Giới thiệu cách dặt tính và tính 
- Làm vào nháp 
- Đặt tính và tính.
258 x 203.
? Em có NX gì về các tích riêng?
+ Tích riêng thứ 2 gồm toàn chữ số 0.
Không cần viết tích riêng này. viết 516 lùi sang bên trái hai cột.
? Khi nhân với số có 3 chữ số mà hàng chục là chữ số 0 em làm như thế nào?
x
x
 	258 258 
 	203 203
 	774 774
 000
 516 516
 52374 52374
- HS nêu
 2.2. Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: Làm bài tập có liên quan đến nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
* Cách tiến hành:
Bài 1(T73) : Đặt tính rồi tính.
- Làm bài vào bảng con.
 + Đặt tính.
 + Tính, nêu cách làm bài.
 523 308 1309
 x x x
 305 563 202
 2615 924 2618
 1569 1848 2618
 159515 18404 264418
(*) HSKKVH: Làm phần a,b
 B ài 2 (T73) : Đ/S.
+ Nhìn cách đặt tính.
- Làm bài nhóm 2, làm SGK.
+ Cách thực hiện ( ghi các kg)
a.S ( đặt tích riêng thứ 3 sai).
b.S ( đặt tích riêng thứ 3 sai). 
c.Đ 
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của HS giỏi.
Bài 3 (T73): Giải toán
- Đọc đề, phân tích và làm bài.
Tóm tắt.
 Bài giải:
1 con ; 1 ngày: 104g
 Số thức ăn cần đủ 1 ngày là: 
375 con ; 10 ngày....g 
 104 x 375 = 39 000(g)
 39 000 g = 39 (kg)
 Số thức ăn cần đủ 10 ngày là: 
 39 x 10 = 390 (kg)
 ĐS: 390kg.
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự giúp đỡ của GV
3. Nhận xét:
- Nhận xét chung tiết học.
- Ôn và làm bài, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
$25: Trả bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được nhận xét chung của cô giáo về kết quả viết bài văn KC của lớp để liên hệ với bài làm của mình.
2. Kĩ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi trong bài viết của mình.
3. Thái độ: Tích cực sửa lỗi để hoàn thiện bài văn.
(*) HSKKVH: Hiểu được nhận xét chung của cô giáo về kết quả viết bài văn KC của lớp để liên hệ với bài làm của mình.
II. Đồ dùng học: Bảng lớp, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ : 
1.2. GT bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Nhận xét chung bài làm của học sinh.
* Mục tiêu: Hiểu được nhận xét chung của cô giáo
* Cách tiến hành:
- Đọc đề bài.
-> 1 Học sinh đọc lại đề bài.
- Giáo viên nhận xét chung:
ưu điểm: - Viết đúng yêu cầu của đề từ xưng hô dứt khoát diễn đạt tuơng đối tốt liên kết các phần. sáng tạo trong trình bày.
- Hiểu ND bài, viết đủ ND.
- Câu văn không lủng củng.
- Nhiều bài sáng tạo.
-> Tên học sinh làm tốt: P. Anh ; Q. Trang ; Ngọc ; Mai.
Tồn tại: Chữ viết ẩu. Sai nhiều lỗi chính tả, không biết sử dụng dấu câu phù hợp, diễn đạt kém,
- Hoàng, Nam, Trường, Minh, Duyên 
- Giáo viên trả bài.
(*) HSKKVH: Hiểu được nhận xét chung của cô giáo
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
* Mục tiêu: Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi trong bài viết của mình.
* Cách tiến hành:
- Đọc thầm bài viết.
- Đổi bài, KT bài bạn.
- Học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Trao đổi .
- Giáo viên đọc 1 vài bài tốt.
- Tìm ra cái hay, cái tốt của bài.
- Chọn viết lại 1 đoạn.
- Tự chọn đoạn cần viết lại.
- Đọc đoạn văn vừa viết lại.
- Sửa 2 đoạn văn.
-> Nhận xét, đánh giá.
(*) HSKKVH: Viết lại được 1 đoạn văn cho hay hơn
3. Kết luận:
 - Nhận xét chung tiết học, yêu cầu hoàn thành bài (Những HS chưa hoàn thành ).
 - Đọc trước ND bài: Ôn tập văn KC.
------------------------------------------------------
Tiết 5: Lịch sử
$13: Cuộc kháng chiến chống quân Tống
xâm lược lần thứ hai( 1075-1077)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học xong bài này, hs biết:
- HS trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến , kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược dưới thời Lý.
- Kể lại được diễn biến của cuộc quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
- ý nghĩa thắng lơi của cuộc kháng chiến
2. Kĩ năng: Sử dụng lược đồ, bản đồ.
3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng LS dân tộc.
(*) HSKKVH: Bước đầu trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến , kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược dưới thời Lý.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập và hình minh hoạ cho bài
III. Các HĐ dạy học
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ : 
1.2. GT bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Làm việc nhóm 2
* Mục tiêu: hs biết nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược dưới thời Lý.
* Cách tiến hành:
- Đọc đoạn :“ Cuối năm 1072 rút về”
? Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống nhằm mục đích gì?
2.2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
* Mục tiêu: hs biết diễn biến của cuộc kháng chiến. 
* Cách tiến hành:
? GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ .
2.3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 6
* Mục tiêu: hs biết kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến 
* Cách tiến hành:
- Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến ?
- Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến?
- 1 HS đọc bài
-> Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
(*) HSKKVH: trả lời câu hỏi dưới sự giúp đỡ của HSG
- HS đọc SGK.
- HS quan sát và ghi nhớ.
- HS trình bày diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ .
- Nhận xét.
(*) HSKKVH: quan sát và ghi nhớ
- Tạo nhóm 6, làm theo các câu hỏi ở phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Ta thắng là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài .
+ Cuộc kháng chiến thắng lợi.
-> Nền độc lập của nước nhà được giữ vững, nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc
(*) HSKKVH: trả lời câu hỏi dưới sự giúp đỡ của HSG trong nhóm.
3. Kết luận: 
- Nhận xét chung tiết học
- Đọc phần ghi nhớ của bài, chuẩn bị bài sau
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 10 /11/2009
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2009
Tiết 2: Luyện từ và câu
$26: Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết 2 dấu hiệu chính của câu hỏi từ nghi vẫn và dấu chấm hỏi.
2. Kĩ năng: XĐ được câu hỏi, đặt câu hỏi thông thường.
3. Thái độ: Sử dụng đúng câu hỏi, dấu chấm hỏi.
(*) HSKKVH: Bước đầu hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết 2 dấu hiệu chính của câu hỏi từ nghi vẫn và dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học. Bảng lớp, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ : Làm lại 2 bài tập 1,3( tiết 25).
1.2. GT bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng. 
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Kiến thức
* Mục tiêu: Hiểu tác dụng của câu hỏi,
nhận biết 2 dấu hiệu chính của câu hỏi từ
nghi vẫn và dấu chấm hỏi.
* Cách tiến hành:
Bài 1
- Làm BT 1,2,3.
Cho HS đọc yêu cầu
- Đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên treo bảng phụ gồm các cột.
Câu hỏi: Của ai, hỏi ai, dấu hiệu.
B1: Tìm câu hỏi.
- Đọc lại bài: Người tìm đường lên các vì sao.
- Chép các câu hỏi trong chuyện vào cột câu hỏi.
1. Vì saovẫn bay được.
2. Câu làm thế nào.như thế? 
B2,3: Ghi vào nội dung các cột.
- Làm bài theo cặp.
 - Của ai.
1. Xi - ôn - cấp - xki 2. Một người bạn.
 - Hỏi ai.
1. Tự hỏi như thế nào; 2 Xi - Ôn - Cốp - Xki
1. Tự hỏi vì sao? dâú hỏi.
 - Dấu hiệu.
2. Từ thế nào? Dấu.
Phần ghi nhớ.
-> 3,4 học sinh đọc nội dung phải ghi nhớ.
2.2. Hoạt động 2: Luyện tập.
* Mục tiêu: XĐ được câu hỏi, đặt câu hỏi thông thường.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tìm các câu hỏi
- Đọc bài: Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay em.
- Làm bài vào vở, ghi theo mẫu: T2 câu hỏi câu hỏi của ai? Từ nghi vẫn. 
- Học sinh làm bài và trình bày kết quả.
1. Con vừa bảo gì? 
 Ai xui con thế?
2. Anh có yêu nước không?
 Anh có thể giữ bí mật không?...
(*) HSKKVH: làm bài dưới sự giúp đỡ của GV.
Bài 2: Đặt câu hỏi trao đổi về ND bài.
- Nêu yêu cầu cảu bài.
- Đọc VD: Mẫu
- Chọn 3,4 câu trong bài "văn hay chữ tốt" trong cặp hỏi - đáp về nội dung.
- Học sinh thực hành trong nhóm 2:
+ Tạo cặp: Chọn câu.
+ Hỏi - đáp theo nội dung câu đó.
-> Giáo viên nhận xét, đánh giá.
(*) HSKKVH: làm bài dưới sự giúp đỡ của HSG.
Bài 3: Đặt câu hỏi để tự hỏi như thế nào?
- Đọc yêu cầu cảu bài.
- Làm bài, viết câu hỏi vào vở và đọc câu.
- Lần lượt học sinh đọc các câu mà mình đặt.
VD: Hôm nay mình để quên cái áo ở đâu nhỉ
-> Nhận xét, đánh giá.
(*) HSKKVH: Đặt 1 câu
3. Kết luận:
- Nhận xét chung tiết học.
- Ôn và làm bài lại các bài tập, chuẩn bị bài sau. - Bài 2
-----------------------------------------
Tiết 3: Toán 
$64: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh.
- Ôn tập cách nhân với số có 2 chữ số, có 3 chữ số.
- Ôn lại các tính chất: nhân 1 số với tổng, nhân 1 số với hiệu, tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân.
- Tính giá trị của biểu thức số và giải toán, trong đó có phép nhân với số có 2 hoặc 3 chữ số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân.
3. Thái độ: Yêu thích môn Toán.
(*) HSKKVH: Ôn tập cách nhân với số có 2 chữ số, có 3 chữ số. Ôn lại các tính chất: nhân 1 số với tổng, nhân 1 số với hiệu, tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân. bước đâu biết giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp, bảng phụ.
III. Các đồ dùng dạy học.
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ : Nêu tính chất gíao hoán, kết hợp, của phép nhân.
1.2. GT bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: Ôn tập cách nhân với số có 2 chữ số, có 3 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính.
- Làm bài vào bảng con.
- Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính 
- Nêu cách làm .
x
x
x
 	345	237	346
	200	 24	403
 69000	948 1038
	 474 1384
Bài 2: Tính.
- Làm bài cá nhân vào nháp.
- Tính giá trị của biểu thức.
 95 + 11 x 206 = 95 + 2266 = 2361
 95 x 11 + 206 = 1045 + 206= 1251
 95 x 11 x 206 = 1045 x 206 = 215270
(*) HSKKVH: Làm bài 1, 2 (a, b)
2.2. Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: Ôn lại các tính chất: nhân 1 số với tổng, nhân 1 số với hiệu, tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân.
* Cách tiến hành:
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Làm bài theo nhóm 2.
- áp dụng các tính chất của phép nhân.
142 x 12 + 142 x 18 = 142 x( 12 + 18)
 =142 x 30
 = 4260.
49 x 365 - 39 x 365 = 365 x ( 49 - 39)
 =365 x 10 = 3650.
4 x 18 x 25 = 25 x 4 x 18 
 = 100 x 18 = 1.800.
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự gúp đỡ của học sinh giỏi.
2.2. Hoạt động 2: 
* Mục tiêu: Củng cố giải toán, trong đó có phép nhân với số có 2 hoặc 3 chữ số.
* Cách tiến hành:
Bài 4: Tóm tắt
- Đọc đề, phân tích và làm bài.
Có: 32 phòng học
Bài giải
1 phòng: 8 bóng 
Số bóng điện lắp đủ cho 32 phòng học là: 
1 bóng: 3.500đ
 8 x 32 = 256 ( bóng)
32 phòng..đồng?
Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho 32P là
 3500 x 256 = 896.000(đồng)
 Đáp số = 896.000 ( đồng).
Bài 5: Tính diện tích hcn.
 - Làm bài cá nhân.
a. Vơí a = 12 cm, b = 5cm thi s = 12x5 = 60 (cm)
 Với a = 15, b = 10m thì s = 15 x 10 = 150(m2)
(*) HSKKVH: Làm bài dưới sự gúp đỡ của GV.
3. Kết luận
- Nhận xét chung tiết học.
- Ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài sau
-------------------------------------------------------------
Tiết 4: Địa lí
$13: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học xong bài này, học sinh biết:
- Người dân sống ở Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh. Đây là nơi tập trung đông dân cư nhất trên cả nước.
2. Kĩ năng: Dựa vào tranh, ảnh để tìm KT.
+ Trình bày 1 số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người
kinh ở ĐBBB.
+ Sự thích ứng của con người với thiên nhiên qua cách XD nhà ở của người dân
ở ĐBBB.
3. Thái độ: Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc. Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh.
(*) HSKKVH: Biết: Người dân sống ở Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh. Đây là nơi tập trung đông dân cư nhất trên cả nước.
II. Đồ dùng:
- Sưu tầm tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐBBB.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học;
1. Giới thiệu bài:
1.1. KT bài cũ : Kiểm tra 15 phút
? Đồng bằng Bắc bộ do phù sa của những con sông nào bồi đắp nên?
? Nêu đặc điểm địa hình và sông ngòi ở đồng bằng Bắc Bộ?
1.2. GT bài: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài:
1. Chủ nhân của đồng bằng.
HĐ1: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: Biết chủ nhân của ĐBBB là người kinh, biết đặc điểm làng xóm nhà ở của người kinh ở ĐBBB
* Cách tiến hành:
? ĐBBB là nơi đông hay thưa dân?
- Trả lời các câu hỏi.
- Là nơi dân cư đông đúc.
? Người dân ở ĐBBB chủ yếu là DT nào?
- ...chủ yếu là người kinh sinh sống.
HĐ2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Trình bày 1 số đặc điểm về nhà ở, làng xóm của người kinh ở ĐBBB.
* Cách tiến hành:
- Thảo luận 6 và trả lời các câu hỏi.
? Làng của người kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì?.
- Nhiều nhà tập trung thành từng làng.
? Nêu đặc điểm về nhà ở của người kinh? Nhà được làm bằng vật liệu gì?
- Nhà được XD chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao...Vật liệu là gỗ, tre, nứa, gạch, nhà thường quay về hướng Nam vì có 2 mùa nóng, lạnh khác nhau
? Chắc chắn hay đơn sơ?
- Kiên cố, có sức chịu đựng được bão.
? Vì sao nhà có đặc điểm đó?
- Là nơi hay có bão ..
? Làng Việt cổ có đặc điểm gì.
- Nhà thấp hơn, xung quanh làng có lũy tre xanh bao bọc. Mỗi làng có một ngôi chùa thờ thành hoàng...
? Ngày nay, ĐBBB có thay đổi như thế nào.
- Nhiều nhà hơn trước, nhà xây có mái bằng hoặc cao tầng, nền nhà lát gạch hoa, đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn( tủ lạnh, ti vi, quạt điện)
(*) HSKKVH: trả lời câu hỏi khó dưới sự giúp đỡ của HSG trong nhóm.
2. Trang phục và lễ hội:
HĐ3: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Biết một số trang phục và lễ hội được tổ chức ở ĐBBB.
* Cách tiến hành:
- Tạo nhóm 6 mới, thảo luận theo các câu hỏi ở phiếu BT.
? Mô tả trang phục truyền thống của người kinh ở ĐBBB?
- Nam: Quần trắng, áo dài the.
 Nữ: Váy đen, áo dài tứ thân.
? Người dân ở ĐBBB tổ chức lễ hội vào t/ gian nào? Nhằm mục đích gì? 
? Trong lễ hội có HĐ gì? Kể tên một số HĐ trong lễ hội mà em biết?
? Kể tên một số lễ hội của người dân ở ĐBBB mà em biết?
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc