Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 25, 26

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

2. Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao,

- Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thủy Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lụt lội.

3. Thái độ:Ham thích học Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK (Phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

- HS: SGK.

 

doc 74 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kẽ 1.
Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, dừng bút ở đường kẽ 5. 
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
Giới thiệu câu: V – Vượt suối băng rừng.
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Vượt lưu ý nối nét V và ươt.
HS viết bảng con
* Viết: : V 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Chữ hoa X – Xuôi chèo mát máy. 
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li.
- 3 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
- V : 5 li
- b, g : 2,5 li
- t : 1,5 li
- s, r : 1,25 li
- ư, ơ, u, ô, i, ă, n : 1 li
- Dấu nặng (.) dưới ơ
- Dấu sắc (/) trên ô
- Dấu huyền trên ư
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý- QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Biết đáp lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp hằng ngày.
2Kỹ năng: Biết nhìn tranh và nói những điều về biển.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 3 trên bảng phụ. Tranh minh hoạ bài tập 3 (phóng to, nếu có thể) 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời phủ định. Nghe - Trả lời câu hỏi
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 58.
Gọi 1 HS khác lên bảng kể lại câu chuyện Vì sao?
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Đáp lời đồng ý. Sau đó sẽ cùng quan sát tranh nói những điều con biết về biển.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc đoạn hội thoại.
Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng?
Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào?
Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến của Hà). Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào?
Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Bài 2
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài.
Yêu cầu một số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Sóng biển ntn?
+ Trên mặt biển có những gì?
+ Trên bầu trời có những gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà nói liền mạch những điều hiểu biết về biển.
Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển.
Hát
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
HS dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn.
HS mở SGK và đọc yêu cầu của bài.
1 HS đọc bài lần 1. 2 HS phân vai đọc lại bài lần 2.
Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.
Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.
Đó là lời đồng ý.
Một số HS nhắc lại: Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác ạ.
Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho các tình huống.
Thảo luận cặp đôi:
a) Cảm ơn cậu. Tớ sẽ trả lại nó ngay sau khi dùng xong./ Cảm ơn cậu. Cậu tốt quá./ Tớ cầm nhé./ 
Tớ cảm ơn cậu nhiều./
b) Cảm ơn em./ Em thảo quá./ Em tốt quá./ Em ngoan quá./
Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai. Sau mỗi lần các bạn trình bày, cả lớp nhận xét và đưa ra phương án khác nếu có.
Bức tranh vẽ cảnh biển.
Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi: 
+ Sóng biển cuồn cuộn./ Sóng biển dập dờn./ Sóng biển nhấp nhô./ Sóng biển xanh rờn./ Sóng biển tung bọt trắng xoá./ Sóng biển dập dềnh./ Sóng biển nối đuôi nhau chạy vào bờ cát.
+ Trên mặt biển có tàu thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá./ Những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi./ Thuyền dập dềnh trên sóng, hải âu bay lượn trên bầu trời./
+ Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm. Xa xa, từng đàn hải âu bay về phía chân trời.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TOÁN
Tiết: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Rèn luyện kỹ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6)
2Kỹ năng: Củng cố nhận xét về các đơn vị đo thời gian: giờ, phút; phát triển biểu tuợng về các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình đồng hồ.
HS: Vở + Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Giờ, phút.
1 giờ = .. phút.
Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Thực hành xem đồng hồ.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành
GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài trong sách.
Bài 1: 
Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. ( GV có thể sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập hoặc ngoài bài tập và yêu cầu HS đọc giờ.)
Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút
Bài 2:
Trước hết HS phải đọc và hiểu các họat động và thời điểm diễn ra các họat động. Ví dụ:
Hoạt động: “Tưới rau”
Thời điểm: “ 5 giờ 30 phút chiều”
Đối chiếu với các mặt đồng hồ, từ đó lựa chọn tranh vẽ mặt đồng hồ thích hợp với hoạt động.
Trả lời câu hỏi của bài toán.
Lưu ý: Với các thời điểm “7 giờ tối”, và “16 giờ 30 phút” cần chuyển đổi thành 19 giờ và 4 giờ 30 chiều”
v Hoạt động 2: Thi quay kim đồng hồ.
 Bài 3: Thao tác chỉnh lại đồng hồ theo thời gian đã biết.
GV chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi GV hô một giờ nào đó, các em đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên nhất là đội thắng cuộc.
Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
1 giờ = 60 phút.
HS thực hành. Bạn nhận xét
HS xem tranh vẽ rồi đọc giờ trên mặt đồng hồ.
2 HS ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một em đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ. Sau đó 1 số cặp trình bày trước lớp.
Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV.
HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Bạn nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nhận dạng và nói tên được một số cây sống trên cạn.
2Kỹ năng: 
Nêu được lợi ích của những loài cây đó.
Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Aûnh minh họa trong SGK trang 52, 53. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh (HS sưu tầm).
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cây sống ở đâu?
Cây có thể trồng được ở những đâu?
Giới thiệu tên cây.
Nơi sống của loài cây đó.
 3. Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Một số loài cây sống trên cạn.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể tên các loài cây sống trên cạn.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm, kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau: 
Tên cây.
Thân, cành, lá, hoa của cây.
Rễ của cây có gì đặc biệt và có vai trò gì?
 - Yêu cầu 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Yêu cầu: Thảo luận nhóm, nêu tên và lợi ích của các loại cây đó.
Yêu cầu các nhóm trình bày.
+ Hình 1
+ Hình 2:
+ Hình 3:
+ Hình 4:
 + Hình 5: 
 + Hình 6:
 + Hình 7:
Hỏi: Trong tất cả các cây các em vừa nói, cây nào thuộc:
Loại cây ăn quả?
Loại cây lương thực, thực phẩm.
Loại cây cho bóng mát.
Bổ sung: Ngoài 3 lợi ích trên, các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa. Tìm cho cô các cây trên cạn thuộc:
Loại cây lấy gỗ?
Loại cây làm thuốc?
GV chốt kiến thức: Có rất nhiều loài cây trên cạn thuộc các loài cây khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật, làm thuốc 
v Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đúng loại cây
GV phổ biến luật chơi:
GV sẽ phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy vẽ sẵn 1 cây. Trong nhụy cây sẽ ghi tên chung của tất cả các loại cây cần tìm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm: Tìm các loại cây thuộc đúng nhóm để gắn vào.
 - Yêu cầu các nhóm HS trình bày kết quả.
 - GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị: Một số loài cây sống dưới nước.
- Hát
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Bạn nhận xét 
- HS thảo luận 
- Hình thức thảo luận: Nhóm thảo luận, lần lượt từng thành viên ghi loài cây mà mình biết vào giấy.
- 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày ý kiến thảo luận. Ví dụ:
Cây cam.
Thân màu nâu, có nhiều cành. Lá cam nhỏ, màu xanh. Hoa cam màu trắng, sau ra quả.
Rễ cam ở sâu dưới lòng đất, có vai trò hút nước cho cây.
- HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Cây mít: Thân thẳng, có nhiều cành, lá. Quả mít to, có gai.
+ Cây phi lao: Thân tròn, thẳng. Lá dài, ít cành.
Lợi ích: Chắn gió, chắn cát.
+ Cây ngô: Thân mềm, không có cành.
Lợi ích: Cho bắp để ăn.
+ Cây đu đủ: Thân thẳng, có nhiều cành.
Lợi ích: Cho quả để ăn.
+ Cây thanh long: Có hình dạng giống như xương rồng. Quả mọc đầu cành.
Lợi ích: Cho quả để ăn.
+ Cây sả: Không có thân, chỉ có lá. Lá dài.
Lợi ích: Cho củ để ăn.
+ Cây lạc: Không có thân, mọc lan trên mặt đất, ra củ.
Lợi ích: Cho củ để ăn.
- Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung.
+ Cây mít, đu đủ, thanh long.
+ Cây ngô, lạc.
+ Cây mít, bàng, xà cừ.
Cây pơmu, bạch đàn, thông,.
Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng
- HS nghe, ghi nhớ.
- Các nhóm HS thảo luận. Dùng bút để ghi tên cây hoặc dùng hồ dính tranh, ảnh cây phù hợp mà các em mang theo.
- Đại diện các nhóm HS lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
TUẦN 26
Thứ ngày tháng năm 200
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
-------------------------------------------
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON 
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
HS đọc lưu loát được cả bài.
Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ.
Phân biệt được lời của các nhân vật. 
Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa của các từ mới: búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm khen, quẹo, bánh lái, mái chèo,
Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con. 
Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Mái chèo thật hoặc tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bé nhìn biển.
Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tôm Càng và Cá Con. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài lần 1, chú ý đọc bài với giọng thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm, tài riêng của mỗi con vật. Đoạn Tôm Càng cứu Cá Con đọc với giọng hơi nhanh, hồi hộp. 
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
+ Tìm các từ có âm đầu l, n, r, s,  trong bài.
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, có âm cuối n, ng, t, c 
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.
Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Nêu yêu cầu luyện đọc từng đoạn sau đó hỏi: Bài tập đọc này có mấy đoạn, mỗi đoạn từ đâu đến đâu?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Theo dõi HS đọc bài, nếu HS ngắt giọng sai thì chỉnh sửa lỗi cho các em.
Hướng dẫn HS đọc lời của Tôm Càng hỏi Cá Con.
Hướng dẫn HS đọc câu trả lời của Cá Con với Tôm Càng.
Gọi HS đọc lại đoạn 1.
Gọi HS đọc đoạn 2.
Khen nắc nỏm có nghĩa là gì?
Bạn nào đã được nhìn thấy mái chèo? Mái chèo có tác dụng gì?
Bánh lái có tác dụng gì?
Trong đoạn này, Cá Con kể với Tôm Càng về đề tài của mình, vì thế khi đọc lời của Cá Con nói với Tôm Càng, các em cần thể hiện sự tự hào của Cá Con.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
Đoạn văn này kể lại chuyện khi hai bạn Tôm Càng và Cá Con gặp nguy hiểm, các em cần đọc với giọng hơi nhanh và hồi hộp nhưng rõ ràng.
 Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
Gọi 1 HS đọc lại đoạn 3.
Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
Hướng dẫn HS đọc bài với giọng khoan thai, hồ hởi khi thoát qua tai nạn.
Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc từ đầu cho đến hết bài.
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
v Hoạt động 2: Thi đọc 
GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
Nhận xét và tuyên dương HS đọc tốt.
d) Đọc đồng thanh
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 của bài.
Quan sát, theo dõi.
Theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: 
+ Các từ đó là: vật lạ, óng ánh, trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, nó lại, phục lăn, vút lên, đỏ ngầu, lao tới,
+ Các từ đó là: óng ánh, nắc nỏm, ngắt, quẹo, biển cá, uốn đuôi, đỏ ngầu, ngách đá, áo giáp,
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Dùng bút chì để phân chia đoạn 
+ Đoạn 1: Một hôm  có loài ở biển cả.
+ Đoạn 2: Thấy đuôi Cá Con  Tôm Càng thấy vậy phục lăn.
+ Đoạn 3: Cá Con sắp vọt lên  tức tối bỏ đi.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
1 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi để rút ra cách đọc đoạn 1.
Luyện đọc câu: 
Chào Cá Con.// Bạn cũng ở sông này sao?// (giọng ngạc nhiên)
Luyện đọc câu: 
Chúng tôi cũng sống ở dưới nước/ như nhà tôm các bạn.// Có loài cá ở sông ngòi,/ có loài cá ở hồ ao,/ có loài cá ở biển cả.// (giọng nhẹ nhàng, thân mật?
1 HS khá đọc bài.
Nghĩa là khen liên tục, không ngớt và tỏ ý thán phục.
Mái chèo là một vật dụng dùng để đẩy nước cho thuyền đi. (HS quan sát mái chèo thật, hoặc tranh minh hoạ)
Bánh lái là bộ phận dùng để điều khiển hướng chuyển động (hướng đi, di chuyển) của tàu, thuyền.
Luyện đọc câu: 
Đuôi tôi vừa là mái chèo,/ vừa là bánh lái đấy.// Bạn xem này!//
1 HS đọc lại bài.
1 HS khá đọc bài.
Luyện ngắt giọng theo hướng dẫn của GV. (HS có thể dùng bút chì đánh dấu những chỗ cần ngắt giọng của bài)
Cá Con sắp vọt lên/ thì Tôm Càng thấy một con cá to/ mắt đỏ ngầu,/ nhằm Cá Con lao tới.// Tôm Càng vội búng càng, vọt tới,/ xô bạn vào một ngách đá nhỏ.// Cú xô làm Cá Con va vào vách đá.// Mất mồi,/ con cá dữ tức tối bỏ đi.//
HS đọc đoạn 3.
1 HS khá đọc bài.
1 HS khác đọc bài.
4 HS đọc bài theo yêu cầu.
Luyện đọc theo nhóm.
Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2, 3.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON (TT) 	
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tôm Càng và Cá Con ( Tiết 1 )
GV cho HS đọc toàn bài
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tôm Càng và Cá Con ( Tiết 2 )
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
Gọi 1 HS khá đọc lại đoạn 1, 2.
Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông?
Khi đó cậu ta đã gặp một con vật có hình dánh ntn?
Cá Con làm quen với Tôm Càng ntn?
Đuôi của Cá Con có ích lợi gì?
Tìm những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá Con.
Tôm Càng có thái độ ntn với Cá Con?
Gọi 1 HS khá đọc phần còn lại.
Khi Cá Con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra?
Hãy kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
v Hoạt động 2: Thảo luận lớp
Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi: 
Con thấy Tôm Càng có gì đáng khen?
Tôm Càng rất thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn.
Gọi HS lên bảng chỉ vào tranh và kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi HS đọc lại truyện theo vai.
Con học tập ở Tôm Càng đức tính gì?
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà đọc lại truyện 
Chuẩn bị bài sau: Sông Hương.
Hát
HS đọc toàn bài
1 HS đọc.
Tôm Càng đang tập búng càng.
Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, người phủ 1 lớp vẩy bạc óng ánh.
Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và tự giới thiệu tên mình: “Chào bạn. Tôi là cá Con. Chúng tôi cũng sống dưới nước như họ nhà tôm các bạn”
Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.
Lượn nhẹ nhàng, ngoắt sang trái, vút cái, quẹo phải, quẹo trái, uốn đuôi.
Tôm Càng nắc nỏm khen, phục lăn.
1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
Tôm Càng thấy một con cá to, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới.
Tôm Càng búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ. (Nhiều HS được kể.)
HS phát biểu.
Tôm Càng rất dũng cảm./ Tôm Càng lo lắng cho bạn./ Tôm Càng rất thông minh./
3 đến 5 HS lên bảng.
Mỗi nhóm 3 HS (vai người dẫn chuyện, vai Tôm Càng, vai Cá Con).
Dũng cảm, dám liều mình cứu bạn.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Củng cố kỹ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
2Kỹ năng: 
Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian:
+ Thời điểm.
+ Khoảng không gian.
 + Đơn vị đo thời gian.
3Thái độ: Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị
GV: Mô hình đồng hồ.
HS: SGK, vở, mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thực hành xem đồng hồ.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. 
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS lần lượt làm các bài tập.
Bài 1:
Hướng dẫn HS xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó (được mô tả trong tranh vẽ).
Trả lời từng câu hỏi của bài toán.
Cuối cùng yêu cầu HS tổng hợp toàn bài và phát biểu dưới dạng một đoạn tường thuật lại hoạt động ngoại khóa của tập thể lớp.
Bài 2: HS phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”.
So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán.
Với HS khá, giỏi có thể hỏi thêm các câu, chẳng hạn:
Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút?
Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút?
Bây giờ là 10 giờ. Sau đây 15 phút (hay 3

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25+ 26.doc