Bài soạn các môn khối 1 - Tuần 4 - Kiều Thị Vân Anh

I - Mục tiêu: Giúp HS:

 - Đọc và viết đ¬ược: n, m, nơ, me

 - Đọc đ¬ược các tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng

 - Nhận ra chữ n, m trong các tiếng của một văn bản bất kì.

 - Luyện nói từ 2 đến 3 câu tự nhiên theo chủ đề : bố mẹ, ba má

II- Đồ dùng dạy học:

 - Một cái nơ thật đẹp, vài quả me

 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, và phần luyện nói.

III- Hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 1 - Tuần 4 - Kiều Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc trơn tiếng có chứa âm mới học: nô, mạ...
- Cá nhân, nhóm, lớp. 
- HS viết bảng con n, nơ.
- 5- 7 HS đọc, kết hợp phân tích. Cả lớp đọc. 
 - 2 HS
- HS theo dõi.
- HS tìm, phân tích tiếng no, nê 
- Cá nhân, nhóm, lớp.
- Bố mẹ, ba má,
- 3 HS
- 2 HS
- 2 HS. 
- 3 HS
- HS hát.
- HS mở vở viết bài.
- HS viết bài.
- Lớp HS đọc bài một lần.
Đạo đức
Gọn gàng, sạch sẽ (tiếp)
I - Mục tiêu : 
 - HS hiểu ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ làm cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh được mọi người yêu mến. 
 - Có thái độ mong muốn tích cực, tự giác ăn mặc gọn gàng sạch sẽ
 - Thực hiện nếp sống vệ sinh cá nhân giữ đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Các tranh trong bài tập 4.
 - Truyện kể: Cò và Quạ
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Bài cũ: 
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ có lợi gì?
 - GV nhận xét, đánh giá.
2- Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2- Giảng bài: 
Hoạt động 1: Lớp hát bài: Rửa mặt như mèo
Hỏi: Con mèo trong bài hát có sạch không?
 - Vì sao em biết?
 - Rửa mặt không sạch như mèo có hại gì?
KL:Hằng ngày các em phải ăn ở sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe, mọi người khỏi chê cười.
Hoạt động 2: (Bài tập 3):Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Bạn đó có gọn gàng, sạch sẽ không?
- Em có muốn làm như bạn không?
- GV mời một số em trình bày trước lớp
GV kết luận : Chúng ta nên làm như các bạn ở hình (1,3,4,5,7,8 ) – chải đầu, mặc quần áo ngay ngắn, cắt móng tay, thắt dây giầy gọn gàng. Chúng ta cần học tập như vậy. 
Hoạt động 3: Thực hành: HS từng đôi giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ. 
- GV đi từng bàn hướng dẫn. 
- GV gọi 1 số đôi bạn lên bảng làm cho cả lớp quan sát và nhận xét. 
- GV khen những đôi bạn làm tốt. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc ghi nhớ cuối bài.
Đầu tóc em chải gọn gàng
áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu 
4- Củng cố- Dặn dò.
- GV kể câu chuyện : Cò và Quạ cho HS nghe. 
- GV hỏi: Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao ? 
- Muốn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ em phải làm gì? 
- Dặn HS thực hiện theo bài học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. 
- 2-3 HS trả lời. 
- HS khác nhận xét.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- Không.
-Vì mèo không rửa mặt mà chỉ ngồi liếm mép.
- Có hại cho sức khỏe.
- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
- Một số em trình bày trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung
- Một số đôi lên bảng làm cho cả lớp quan sát
- 3- 4 HS đọc, lớp đồng thanh.
- HS lắng nghe.
- Nhiều HS trả lời.
- 3 HS.
Toán
Tiết 14: Luyện tập
I - Mục tiêu :
 - Củng cố những khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn, bằng nhau. 
 - Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5 
II- Đồ dùng dạy học:
 - Phấn màu, bảng phụ, các nhóm đồ vật 
III- Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- KTBC: 
- GV viết bảng :
21 3 4 5 2 5 5 
4 3 5 1 3 3 4 2
- GV nhận xét, cho điểm
2- Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài: 
 - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2- Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK:
Bài 1: Điền dấu >, <, =
- Cho HS làm bài vào vở
- Chữa bài: Gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình theo cột.
- GV khẳng định kết quả đúng.
3 > 2
 4 < 5
 2 < 3
1< 2
 4 = 4
 3 < 4
2 = 2
 4 > 3
 2 < 4
- Yêu cầu HS quan sát cột 3. Hỏi: Các số so sánh ở hai dòng đầu có gì giống nhau?
- Kết quả thế nào?
- GV nêu: Vì 2 < 3; 3 <4 nên 2 < 4.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập?
- GV gắn các nhóm đồ vật như mẫu SGK lên bảng .
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, hỏi:
- Trong hình có mấy bút mực? 
- Trong hình có mấy bút chì? 
- So sánh số 3 và 2?
- GV yêu cầu HS tương tự làm các phần tiếp theo.
- Chữa bài: Gọi HS đọc kết quả.
- GV khẳng định kết quả đúng.
Bài 3: Làm cho bằng nhau (Theo mẫu). 
- GV treo bảng phụ nội dung BT3 và nêu yêu cầu .
- GV hướng dẫn HS cách làm: Ta nối số hình vuông đen và số hình vuông trắng để cuối cùng có số hình vuông xanh và hình vuông trắng bằng nhau. 
Ví dụ: Hình 2 đã có 3 hình vuông xanh, và 1 hình vuông trắng ta phải thêm vào đó 2 hình vuông trắng, như vậy ta có 3 hình vuông xanh bằng 3 hình vuông trắng.
- HS và GV nhận xét
- Ngoài ra còn có cách nối nào khác? Tại sao con nối được như vậy ?
4- Củng cố- Dặn dò :
- Trong các số em đã học, số nào bé nhất? 
- Số nào lớn nhất ? 
- Số 5 lớn hơn những số nào?
- Những số nào bé hơn số 5? 
- Số 1 bé hơn những số nào? 
- Những số nào lớn hơn số 1? 
- Dặn dò về nhà. Nhận xét tiết học.
- HS làm bài trên bảng con. 4 HS lên bảng làm. 
- HS nhận xét.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- 2 HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS làm bài vào vở . 
- HS HS đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm của mình. HS khác nhận xét. 
- Cùng so sánh với 3.
- 2 < 3; 3 <4.
- 2 HS nêu yêu cầu. 
- HS quan sát . 
- 3 HS 
- 3 HS 
- 1 HS: 3 > 2; 2 < 3.
- HS làm bút chì vào SGK.
- HS đọc: Chẳng hạn: 5 chiếc bút chì nhiều hơn 4 quyển vở viết
 5 > 4; 4 quyển vở ít hơn 5 chiếc bút chì viết 4 < 5.
- HS khác lắng nghe, nhận xét.
- HS làm bài. 
- 2 HS lên bảng chữa bài. 
- 2 HS.
- 3 HS 
- 3 HS 
- 2 HS 
- 4 HS 
- 2 HS 
- 2 HS 
- HS lắng nghe
Tự nhiên - xã hội
Bảo vệ mắt và tai
I - Mục tiêu :
 - Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
 - Tự giác thực hiện các biện pháp giữ gìn, bảo vệ mắt và tai.
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Sử dụng các tranh vẽ trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS-
1- KTBC: 
- GV gọi HS trả lời:
- Ta nhận ra màu sắc bằng gì?
- Ta nhận ra mùi vị bằng gì?
- Ta nhận ra tiếng động bằng gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
2- Bài mới:
2.1 - Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
2.2- Giảng bài: 
 Hoạt động 1: Quan sát tranh để nhận ra việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt. 
- GV yêu cầu HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK và trả lời các câu hỏi.
- Bạn nhỏ đang làm gì? 
- Việc làm của bạn đó đúng hay sai?
- Ta có nên học tập bạn đó không?
- Hoặc: Khi có ánh sáng chiếu vào mắt bạn đó làm gì? Bạn có nên học tập bạn đó không ?
- Khi xem vô tuyến bạn gái ngồi như thế nào ? Theo bạn ngồi xem như vậy đúng hay sai? Vì sao? 
- GV theo dõi và giúp đỡ các cặp để hai em đều được hỏi và được nói. 
- GV yêu cầu một số HS lên chỉ tranh và nói về những điều đã trao đổi trong nhóm. 
- GV kết luận:
Hoạt động 2: Quan sát tranh để nhận ra việc nên làm và việc không nên làm để bảo vệ tai. 
- Bước 1: Cho HS làm việc theo cặp. 
- GV treo tranh vẽ trang 11 yêu cầu HS quan sát từng hình để đặt câu hỏi và bạn bên cạnh trả lời. 
- H1: Hai bạn đang làm gì? Theo bạn việc làm đó đúng hay sai? Vì sao chúng ta không nên dùng vật cứng ngoáy tai cho nhau ?
- H2: Bạn gái đang làm gì? làm như vậy có tác dụng gì?
- H3: Bác sĩ đang làm gì? Khi nào thì cần phải đi khám tai? Khám bệnh để làm gì?
- H4: Các bạn đang làm gì? Việc làm nào đúng? Việc làm nào sai? Nếu bạn ở gần bạn sẽ nói gì với bạn đó? 
- Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV bổ sung (nếu cần).
- GV kết luận: 
Hoạt động 3: Đóng vai nhằm tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai. 
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ tổ 1, 2 đóng vai theo tình huống sau: Hùng vừa đi học về thấy Tuấn (em trai Hùng) và bạn của Tuấn đang chơi trò bắn súng cao su. Nếu là Hùng em sẽ làm gì?
- Tổ 3, 4 đóng vai theo tình huống sau: Mai đang ngồi học bài thì bạn của anh Mai mang băng nhạc đên và mở rất to. Nếu là Mai em sẽ xử lí như thế nào? 
Bước 2: Cho các nhóm đọc tình huống và nêu cách ứng sử của nhóm mình.
- HS và GV nhận xét cách ứng xử của các bạn và nêu xem em đã học được gì ? 
4- Củng cố- Dặn dò.
- GV hỏi: Con hãy kể những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt?
- Con hãy kể những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai?
- Dặn HS thực hiện theo bài học.
- GV nhận xét tiết học tuyên dương HS.
- Mỗi câu 2- 3 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- HS làm việc theo cặp, 1 bạn hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại. 
- 2-3 HS lên bảng 
- HS khác nhận xét. 
- HS làm việc theo cặp. 
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
- 4- 7 cặp đại diện lên bảng chỉ vào tranh và thực hành hỏi đáp. 
- HS khác nhận xét. 
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. Sau đó đại diện 3- 4 nhóm lên thể hiện. 
- HS nhóm khác nhận xét và nêu xem mình đã học được gì.
- 2- 3 HS. 
- 2 –3 HS. 
- HS lắng nghe
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Toán
Tiết 16: Số 6
I - Mục tiêu : Giúp h/s:
 - Có khái niệm ban đầu về số 6. Biết 5 thêm 1 được 6.
 - Biết đọc, biết viết số 6. Biết đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6. Biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Các chấm tròn,. tờ bìa viết số 6
 - Bộ đồ dùng học Toán
III- Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1- Bài cũ: 
- Cho HS đếm xuôi và đếm ngược từ 1 đến 5 và ngược lại từ 5 đến1.
- GV nhận xét, cho điểm
2- Bài mới:
a - Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b- Giảng bài:
* Lập số 6
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK
- GV hỏi: Trong tranh đang có mấy bạn chơi trò chơi? 
- Có mấy bạn đang đi tới ?
- 5 bạn thêm 1 bạn thành mấy bạn ? 
-GV yêu cầu HS lấy 5 que tính rồi thêm 1 que tính.
- GV hỏi: Em có tất cả bao nhiêu que tính ? 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ dưới.
- GV hỏi: Bên trái có mấy chấm tròn ? 
- Bên phải có mấy chấm tròn ? 
- Tất cả là mấy chấm tròn ?
- GV cho HS xem tranh bàn tính SGK 
- GV hỏi: Bên trái có mấy con tính , bên phải có mấy con tính? Tất cả có mấy con tính ?
- GV hỏi: Bức tranh có mấy bạn, mấy chấm tròn, mấy con tính và mấy que tính ? 
*Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết : 
- GV nói: Để chỉ số lượng mỗi nhóm của hình vẽ trên ta dùng số sáu.
 - GV đính số 6 in lên bảng và số 6 viết lên bảng.
*Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3,4, 5, 6
- GV cầm que tính trong tay phải và lấy từng que tính sang tay trái. 
- GV hỏi: Số sáu đứng ngay sau số nào ? 
- Những số nào đứng trước số 6 ? 
3- Thực hành:
 Bài 1: Viết số 
- GV yêu cầu HS nhìn vào SGK và hỏi: Số 6 cao mấy li 
- Số 6 gồm mấy nét ? Gồm những nét nào ? 
- Cho HS viết số 6 vào bảng con.
- GV quan sát, uốn sửa cho HS.
Bài 2: Viết(theo mẫu)
- GV gắn các nhóm đồ vật có số lượng là 6 lên bảng .
- GV và HS nhận xét
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- GV treo bảng phụ nội dung BT3 và nêu yêu cầu 
- Số 6 đứng sau các số nào ? 
 4- Củng cố - Dặn dò :
- Chúng ta vừa học số nào?
- Cho HS đếm xuôi từ 1 đến 6, đếm ngược từ 6 đến 1.
- Dặn dò về nhà, nhận xét tiết học.
- HS đếm xuôi và đếm ngược từ 1 đến 5 và ngược lại từ 5 đến 1. 
- Cả lớp đếm đồng thanh.
- 3 HS nhắc lại đầu bài. 
- HS quan sát. 
- 3- 4 HS: 5 bạn. 
- 2 – 4 HS: 1 bạn. 
- 3 HS: 6 bạn. 
- HS lấy theo yêu cầu của GV. 
- 2 – 3 HS: 6 que tính.
- HS quan sát hình vẽ dưới. 
- 2 HS 
- 4 HS 
- 3 HS
- 4 HS 
- 3 HS.
- HS quan sát chữ số 6 in và chữ số 6 viết. 
- 3 – 6 HS đọc: sáu
- Cả lớp đọc đồng thanh
- HS lấy số 6 trong bộ thực hành 
- HS đếm lần lượt: một, hai, ba, bốn, năm, sáu.
- 3 HS: số 5
- 4 HS: số 1, 2, 3, 4, 5.
- 2 HS nêu yêu cầu
- 2 HS: 2 li.
- 2- 3 HS
- HS viết bảng con.
- 2 HS nêu yêu cầu. 
- 2HS lên bảng viết số tương ứng với từng nhóm.
- HS lên bảng điền số vào ô vuông 
- HS đếm từ 1 đến 6 và ngược lại .
- 3- 4 HS.
- 2 HS.
- HS đếm xuôi từ 1 đến 6, đếm ngược từ 6 đến 1
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Học vần
Bài 14: d, đ
I - Mục tiêu: 
 - Đọcviết nắm cấu tạo:d, đ, dê, đò.
 - Đọc được các tiếng và từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng
 - Nhận ra chữ d, đ trong các tiếng của một văn bản bất kì. 
 - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : dế, cá cờ, bi ve, lá đa
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ tiếng khoá, tranh minh hoạ câu ứng dụng, tranh minh hoạ phần luyện nói. 
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Tiết 1
1- KTBC: 
- Cho HS viết, đọc, phân tích: n, m, ca nô, bố mẹ.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2.2- Dạy âm, chữ ghi âm mới :
*Âm d :
a. Nhận diện chữ:
- GV ghi bảng, đọc mẫu d
- Hỏi : âm d có mấy nét là nét nào ?
- Hãy tìm cho cô chữ d trong bộ chữ ?
- So sánh d với a ?
b. Phát âm, ghép tiếng, đánh vần tiếng :
- GV phát âm mẫu d (dờ)
- Các con đã có chữ d. Bây giờ hãy ghép thêm chữ ê để được tiếng dê?
- Phân tích tiếng dê ?
- Đánh vần tiếng dê 
- Cho HS xem tranh SGK, gợi tiếng mới dê, ghi bảng dê.
*Âm đ : ( Qui trình dạy tương tự)
- So sánh cho cô âm d và âm đ ? 
c. Luyện đọc tiếng, từ ngữ ứng dụng:
- GV viết bảng các tiếng và từ ứng dụng. 
- GV đọc mẫu , giải nghĩa 
- GV nghe nhận xét sửa sai ( nếu có ) 
- Đọc toàn bài 
d. Hướng dẫn viết chữ:
 - GV viết mẫu và hướng dẫn chữ d, dê 
- GV nhận xét, sửa sai. 
- Làm tương tự với đ, đò.
Tiết 2
3. Luyện tập: 
 a. Luyện đọc:
*Ôn bài tiết 1 
- GV chỉ bảng theo và không theo thứ tự
- GV nhận xét, sửa phát âm cho HS
- Đọc câu ứng dụng: 
- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ?
- GV ghi câu ứng dụng trên bảng
- Trong câu ứng dụng tiếng nào có âm vừa học? 
- Đọc câu ứng dụng?
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS. 
b. Luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa
- GV hỏi: Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ? 
- GV treo tranh và đặt câu hỏi gợi ý giúp HS tập nói theo chủ đề bài
c. Luyện viết vào Vở Tập viết: d, đ, dê, đò
- GV viết mẫu trên bảng
- Cho HS viết bài
- GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS.
- GV chấm 4 – 5 bài và nhận xét bài của HS.
4. Củng cố, dặn dò, nhận xét:
- Cho HS đọc bài một lần.
- Cho HS thi tìm thêm một số tiếng có chứa âm d, đ?
- GV nhận xét từ của HS và chỉnh sửa.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, xem trước bài sau. Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.
- HS viết, đọc, phân tích: n, m, ca nô, bố mẹ.
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
- 2 HS 
- HS ghép d.
- 2 HS
- HS phát âm :cá nhân, nhóm, lớp
- HS ghép chữ dê.
- 4 HS.
- d- ê- dê: Cá nhân, nhóm, lớp.
- Cá nhân, lớp đọc trơn: dê.
- 3 HS.
- HS tìm, phân tích, đánh vần , đọc trơn tiếng chứa âm mới học.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc tiếng, từ ứng dụng.
- 3 HS.
- HS viết bảng con chữ d, dê
- 5- 7 HS đọc bài , kết hợp phân tích
- Cả lớp đọc. 
- 2 HS trả lời.
- HS tìm, phân tích, đánh vần, đọc trơn: dì, đi, đò.
- Cá nhân, nhóm, lớp. 
- 2 HS.
- HS quan sát tranh, thảo luận, dựa vào gợi ý của GV tập nói theo chủ đề bài
- HS quan sát .
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài. 
- HS đọc bài 1 lần
- HS thi đua tìm và đọc lên.
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
Học vần
Bài 15: t - th
I - Mục tiêu: 
 - Đọc và viết nắm cấu tạo được: t, th, tổ, thỏ.
 - Đọc được các tiếng và từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng 
 - Nhận ra chữ t, th trong các tiếng của một văn bản bất kì. 
 - Luyện nói từ 2-3 câu tự nhiên theo chủ đề : ổ, tổ.
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ tiếng khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói. 
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1- Bài cũ:
- Cho HS viết, đọc, phân tích: d, dê, đ, đò
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2.2- Dạy âm, chữ ghi âm mới: 
*Âm t 
a. Nhận diện âm:
- GV ghi bảng đọc mẫu t
- Hỏi : Âm t gồm mấy nét là nét nào?
- Hãy tìm cho cô chữ t trong bộ chữ ?
b. Phát âm, ghép tiếng, đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu âm t (tờ)
- Có âm t, ghép thêm âm ô và dấu hỏi để được tiếng tổ?
- Phân tích cho cô tiếng tổ?
- Đánh vần tiếng tổ? 
- GV cho HS xem tranh SGK rút ra tiếng tổ, ghi bảng tổ
*Âm th: ( dạy tương tự )
- So sánh âm t và âm th ? 
c. Đọc từ ứng dụng:
- GV viết bảng các từ ứng dụng
- GV đọc mẫu, giải nghĩa.
- Đọc toàn bài 
d. Hướng dẫn viết chữ :
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết chữ t, tổ. 
-GV nhận xét sửa sai. 
- Làm tương tự với th, thỏ. Lưu ý HS viết liền tay từ t sang h.
3- Củng cố : 
- Các con vừa học mấy âm mới là âm nào?
Tiết 2
4. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Ôn bài tiết 1 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS (nếu có)
* Đọc câu ứng dụng:
- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
- GV ghi câu ứng dụng trên bảng.
- Trong câu ứng dụng tiếng nào có âm vừa học? 
- Cho HS đọc câu ứng dụng.
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS
- Chú ý: Sau dấu phảy, đọc phải ngắt hơi. 
b. Luyện nói:
-Chủ đề luyện nói của chúng ta hôm nay là gì ? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh hỏi : Tranh vẽ gì ? 
- Con gì có ổ ? 
- Con gì có tổ ? 
- Các con vật có ổ, tổ để ở. Con người có gì để ở ? 
- Con có nên phá ổ, tổ của các con vật không? Tại sao? 
c. Luyện viết vào Vở Tập viết.: t, th, tổ, thỏ 
- GV cho HS viết từng dòng
- GV quan sát, uốn sửa cho HS
5. Củng cố- Dặn dò: 
- Cho HS thi tìm tiếng có chứa âm mới
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, xem trước bài sau. Nhận xét giờ.
- HS viết, đọc, phân tích: d, dê, đ, đò
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
- 2HS
- HS lấy t trong bộ chữ 
- HS phát âm: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS ghép tổ.
- 4 HS.
- t – ô- tô hỏi tổ: cá nhân, nhóm, lớp
- Cá nhân, lớp đọc trơn tổ. 
- 2- 3 HS.
- HS đọc, tìm, phân tích, đánh vần đọc trơn tiếng chứa âm mới.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc các tiếng, từ trên bảng. 
- 3 HS, lớp đồng thanh.
- HS quan sát và viết bảng con chữ t, tổ.
- HS viết bảng con th, thỏ
- 2HS
- HS đọc lại toàn bài tiết 1
- 2 HS
- 2 HS đọc câu ứng dụng. 
- HS tìm, phân tích , đánh vần đọc trơn tiếng thả.
- Cá nhân , nhóm , cả lớp đọc câu ứng dụng. 
- 2 HS: ổ, tổ
- 2 HS
- 2 HS
- 3 HS
- 3 HS 
- 3 HS
- HS mở vở, đọc lại bài viết
- HS viết từng dòng
- HS tham gia chơi. 
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
Học vần
 Bài 16: Ôn tập
I - Mục tiêu: Giúp HS:
 - Đọc và viết được: i, a, n, m, c. d. đ, t, th cùng các tiếng và từ ngữ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.
 - Tập viết đúng các chữ: tổ cò, lá mạ.
 - Nghe, hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: cò đi lò dò.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Kẻ sẵn bảng ôn 
 - Tranh minh hoạ cho truyện kể: cò đi lò dò 
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1- Bài cũ: 
- Cho HS viết, đọc, phân tích: t, tổ, th, thỏ.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2.2- Ôn tập 
a.Các chữ và âm vừa học: 
*Bảng ôn 1:
- Gọi HS lên bảng đọc bài
- GV chỉ bảng theo và không theo thứ tự
- GV đọc âm? 
b. Ghép chữ thành tiếng: 
- GV: Các con ghép chữ ở cột dọc với chữ ở hàng ngang, lần lượt từng dòng. 
- GV ghi các tiếng HS ghép được lên bảng
*Bảng 2
- GV: Các con chú ý vào bảng 2 ghép các tiếng ở cột dọc với các dấu thanh ở hàng ngang để 
được tiếng mới.
- GV ghi bảng.
c. Đọc từ ứng dụng: 
- GV ghi lên bảng các từ ứng dụng
- GV giải thích: thợ nề: 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS. 
d. Luyện viết bảng : 
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS cách viết.
- GV nhận xét, sửa sai. 
Tiết 2
3. Luyện tập: 
a. Luyện đọc bài tiết 1. 
- GV chỉ bảng
- GV nhận xét, sửa sai. 
*Đọc câu ứng dụng: 
- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? 
- GV nói và viết bảng câu ứng dụng. 
- GV chỉnh sửa phát âm và tốc độ cho HS 
- GV nhận xét, và cho điểm.
b. Kể chuyện: Cò đi lò dò
- GV kể lần 1 để HS biết chuyện
- GV kể chuyện diễn cảm kèm theo tranh minh hoạ trong SGK.
- GV nhận xét
- GV nói: Câu chuyện này cho các con thấy tình cảm chân thành đáng quý giữa cò và anh nông dân. 
 c. Luyện viết vào Vở Tập viết:
- GV viết mẫu trên bảng cho HS quan sát rồi cho HS viết bài. 
- GV quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS
- GV chấm 4 – 5 bài, nhận xét bài của HS.
5- Củng cố, dặn dò, nhận xét: 
- Cho HS đọc lại bài một lần.
- Cho HS thi tìm thêm và đọc một số tiếng có chứa các âm đã học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, xem trước bài sau
 - GV nhận xét tiết học.
- HS viết, đọc, phân tích: t, tổ, th, thỏ.
- 2 HS đọc lại đầu bài. 
- Nhiều HS lên bảng tự chỉ và đọc 
- HS đọc: cá nhân, lớp
- HS lên bảng chỉ chữ
- HS ghép các âm ở cột dọc với các âm ở hàng ngang để tạo thành tiếng rồi đọc: Cá nhân, lớp.
- HS ghép sau đó đọc các tiếng ghép được: Cá nhân, lớp.
- HS đọc từ ứng dụng theo nhóm, cá nhân, cả lớp. 
- HS viết bảng con: tổ cò, lá mạ 
- 5- 7 HS đọc toàn bài ôn.
- 2- 4 HS đọc theo GV chỉ, không theo thứ tự. 
- Cả lớp đọc. 
- 2 HS.
- HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp. Kết hợp phân tích tiếng chứa âm vừa ôn.
- 2 HS đọc tên câu chuyện.
- HS nghe, thảo luận những ý chính của chuyện rồi tập kể lại theo tranh.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài. 
- Lớp đọc bài một lần
- HS thi tìm thêm và đọc một số tiếng có chứa các âm đã học.
Toán
Tiết 13: Bằng nhau. Dấu =
I- Mục tiêu:	
 - Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng ; mỗi số bằng chính nó (3 = 3; 4 = 4); biết sử dụng từ bằng nhau và dấu = để so sánh các số. 
II- Đồ dùng dạy học:
 - 3 lọ hoa, 3 bông hoa; 4 chiếc cốc, 4 chiếc thìa
 - Hình vẽ :3 chấm tròn xanh, 3 chấm tròn đỏ
 - Hình vẽ 8 ô vuông chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 4 ô vuông
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: 
- Cho HS so sánh các số trong phạm vi 5
- GV nhận xét
2. Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
2.2- Nhận biết quan hệ bằng nhau:
a. Hướng dẫn HS nhận biết 3=3:
- GV đưa ra 3 chiếc lọ, 3 bông hoa, hỏi:có mấy lọ hoa ?
- Có mấy bông hoa?
- Hãy cắm vào mỗi chiếc lọ một bông hoa
- Có thừa chiếc lọ nào không?
- GV nói: Khi đó ta nói: 3 bông hoa bằng 3 chiếc lọ.
- Đưa ra 3 chấm tròn xanh và 3 chấm tròn đỏ. Yêu cầu nối mỗi chấm tròn xanh với một chấm tròn đỏ
- Hỏi:3 chấm tròn xanh so với 3 chấm tròn đỏ thì như thế nào?
- Nêu: 3 chấm tròn xanh bằng 3 chấm tròn đỏ; 3 lọ hoa bằng 3 bông hoa, ta nói: “ba bằng ba”.Viết là: 3 = 3 (viết bảng), dấu “=” gọi là dấu bằng, đọc là bằng.
b. Giới thiệu 4 = 4
- Chúng ta đã biết 3 = 3 vậy 4 = 4 có đúng không? Vì sao? Nếu đúng thì hãy sử dụng số cốc, thìa và hình vẽ trên bảng để giải thích?
- Ta rút ra kết luận gì ở đây?
- Viết như thế nào?
- Hỏi tiếp: Vậy 2 có bằng 2 không?
 5 có bằng 5 không?
- Viết bảng: 2 = 2; 3 = 3; 4 = 4; 5 = 5. Hỏi: Em có nhận xét gì về những kết quả trên?
3. Thực hành:
Bài 1: Hướng dẫn HS viết dấu “=”
- GV quan sát , chỉ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 4(8).doc