Bài soạn các môn học lớp 1 - Tuần 34 - Trường TH số 1 Sơn Thành Đông

A. Mục tiêu:

 - Học sinh đọc trơn cả bài Bác đưa thư. Luyện đọc đúng các từ ngữ : mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

 - Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vả trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác . Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK .

B. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK và phần luyện nói ở bài Bác đưa thư.

C. Các hoạt động dạy học:

 I. Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc đoạn 2 bài Nói dối hại thân và trả lời câu hỏi : Khi sói đến thật, chú kêu cứu, có ai đến giúp không ? Sự việc kết thúc như thế nào ?

 II. Bài mới:

 

doc 19 trang Người đăng hong87 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn học lớp 1 - Tuần 34 - Trường TH số 1 Sơn Thành Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tự nhiên theo 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thể sâu.
- Học sinh cả lớp tham gia chơi trò chơi : Đi qua đường lội.
- Học sinh tập bài thể dục phát triển chung : 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
 Lần 1 : học sinh ôn tập chung cả lớp dưới sự điều khiển của giáo viên .
 Lần 2 : từng tổ lên trình diễn , báo cáo kết quả học tập.
- Học sinh chuyền cầu theo nhóm 2 người , dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc và hát.
 Tập viết: TÔ CHỮ HOA : X ,Y
A. Mục tiêu:
	- Học sinh tập tô chữ hoa : X, Y
 - Viết đúng các vần: inh, uynh, ia, uya ; các từ : bình minh, phụ huynh. tia chớp, đêm khuya.kiểu chữ thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần ).
* HS khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1 tập hai .
B. Phương pháp: Trực quan, thực hành – luyện tập.
C. Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn : Chữ cái X , Yviết hoa. Các vần inh, uynh, các từ ngữ : bình minh, phụ huynh.
D. Các hoạt động dạy học: 
	I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở tập viết 3 em.
	II. Bài mới: 
Giáo viên 
Học sinh 
1. Giới thiệu bài:
 Giáo viên treo bảng phụ và giới thiệu nội dung bài học: Tô chữ hoa X,Y. Tập viết các vần : inh, uynh ; các từ ngữ : bình minh, phụ huynh.
Tập viết các vần : ia, uya ; các từ ngữ : tia chớp, đêm khuya.
2. Hướng dẫn tô chữ hoa:
- Giáo viên HD cách đưa bút tô chữ hoa X,Y trên bảng phụ.
- Giáo viên viết mẫu lên bảng chính.
3. Hướng dẫn tập viết vần, từ ngữ ứng dụng:
- Giáo viên nhắc nhở cách đưa bút để nối các chữ.
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- Giáo viên viết mẫu lên bảng: inh, uynh ; bình minh, phụ huynh.
- Giáo viên uốn nắn những em ngồi viết chưa đúng tư thế, cầm bút sai.
- Giáo viên chấm và chữa 1 số vở tập viết.
- 2 học sinh đọc lại đầu bài : Tô chữ hoa X,Y. Tập viết các vần : inh, uynh ; các từ ngữ : bình minh, phụ huynh.
Tập viết các vần : ia, uya ; các từ ngữ : tia chớp, đêm khuya.
- Học sinh quan sát theo các nét chữ.
- Học sinh nhắc lại cách viết các nét của chữ X,Y.
- Học sinh nhìn lên bảng phụ đọc các vần và từ ngữ sẽ viết: inh, uynh ; bình minh, phụ huynh.
Tập viết các vần : ia, uya ; các từ ngữ : tia chớp, đêm khuya.
- Học sinh tập viết trên bảng con: inh, uynh ; bình minh, phụ huynh.
- Học sinh tập tô và tập viết trong vở tập viết: X,Y, inh, uynh ; bình minh, phụ huynh.
Tập viết các vần : ia, uya ; các từ ngữ : tia chớp, đêm khuya.
	III. Củng cố: Giáo viên tuyên dương các em viết có tiến bộ, viết đẹp.
	IV. Dặn dò: Dặn học sinh tiếp tục luyện viết trong vở tập viết phần B.
--------------------------------
Chính tả: BÁC ĐƯA THƯ
Mục tiêu: 
- Học sinh tập chép đúng đoạn “ Bác đưa thư  mồ hôi nhễ nhại ” trong bài tập đọc Bác đưa thư. Khoảng 15 – 20 phút .
	- Điền đúng vần inh hoặc uynh. Chữ c hoặc k. vào chỗ trống . Làm bài tập 2,3 SGK
B. Phương pháp: Trực quan, thực hành – luyện tập.
C. Đồ dùng: Bảng phụ chép đoạn “ Bác đưa thư  mồ hôi nhễ nhại” và 2 bài tập.
D. Các hoạt động dạy học: 
	I. Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết 2 dòng thơ : Trường của em be bé
 Nằm lặng giữa rừng cây
	II. Bài mới: 
Giáo viên 
Học sinh 
1. Hướng dẫn học sinh nghe - viết bài chính tả:
- Giáo viên treo bảng phụ chép đoạn “ Bác đưa thư  mồ hôi nhễ nhại”.
- Giáo viên đọc lần thứ nhất đoạn văn sẽ nghe viết, theo dõi xem học sinh đã biết cách viết chưa. Nếu học sinh chưa biết cách viết. Giáo viên hướng dẫn lại. 
 Giáo viên đọc lại lần thứ 2, thứ 3. Chờ học sinh cả lớp viết xong, giáo viên nhắc các em đọc lại những tiếng đã viết. Sau đó mới đọc tiếp.
- Sau khi học sinh viết xong bài chính tả. Giáo viên HD học sinh cách chữa bài chính tả.
 Giáo viên đọc bài chính tả thong thả. Tới các chữ khó, giáo viên đánh vần cách viết. 
- Giáo viên chấm tại lớp 1 số bài.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Điền vần : inh hay uynh ?
 Lời giải: bình hoa , khuỳnh tay.
b) Điền chữ : c hay k ?
 Lời giải : cú mèo , dòng kênh.
- Học sinh nêu những chữ khó viết: trao , Minh, mừng quýnh, khoe, chợt , nhễ nhại.
- Học sinh viết bảng con: trao , Minh, mừng quýnh, khoe, chợt , nhễ nhại.
- Học sinh viết bài chính tả theo lời đọc của giáo viên .
- Học sinh theo dõi, đánh dấu các chữ mắc lỗi. Hết bài, thống kê số lỗi , ghi ra lề.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 2 em lên bảng làm bài. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 2 em lên bảng làm bài. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
	III. Củng cố: Tuyên dương các em viết chính tả đạt điểm cao, ít lỗi.
	IV. Dặn dò: Dặn các em viết lại các tiếng vừa viết sai.
Toán: ÔN TẬP : CÁC SỐ ĐẾN 100
A. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
	- Thực hiện được phép cộng và phép trừ số có hai chữ số .
	- Thực hành xem giờ đúng (trên mặt đồng hồ).
	- Giải bài toán có lời văn. Làm bài tập 1,2 (cột 1,2) , 3 ( cột 1,2 ), 4 , 5 .
B. Phương pháp: Thực hành – luyện tập.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng; cả lớp làm bảng con : 
 68 – 31 52 + 37 35 + 42
	II. Bài mới: 
Giáo viên 
Học sinh 
 Giáo viên tổ chức , hướng dẫn học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 1: Tính nhẩm:
a) 60 + 20 = 80 – 20 = 40 + 50 =
 70 + 10 = 90 – 10 = 90 – 40 =
 50 + 30 = 70 – 50 = 90 – 50 =
b) 62 + 3 = 85 – 1 = 84 + 1 =
 41 + 1 = 68 – 2 = 85 – 1 =
 28 + 0 = 29 – 3 = 85 – 84 = 
* Bài 2: Tính:
15 + 2 + 1 = 68 – 1 – 1 = 77 – 7 – 0 =
34 + 1 + 1 = 84 – 2 – 2 = 99 – 1 – 1 =
* Bài 3: Đặt tính rồi tính:
 63 + 25 87 – 14 31 + 56 
 94 – 34 62 – 62 55 – 33
* Bài 4: Lan có sợi dây dài 72cm, Lan cắt đi 30cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăngtimet ?
* Bài 5: Đồng hồ ghi mấy giờ ?
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
 6 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.
 Khi chữa bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kết quả làm bài.
- 3 học sinh lên bảng làm bài rồi chữa bài.
 Khi chữa bài, giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính, chẳng hạn : 15 + 2 + 1 = 18 tính như sau : 15 cộng 2 bằng 17; 17 cộng 1 bằng 18.
 3 học sinh lên bảng đặt tinh rồi tính, cả lớp làm bảng con.
- Học sinh tự tóm tắt rồi ghi bài giải.
 Bài giải:
 Sợi dây còn lại có độ dài là:
 72 – 30 = 42 (cm)
 Đáp số: 42 cm.
- Học sinh thi nhau lên bảng chỉ đồng hồ.
	III . Củng cố: Cho học sinh chơi trò chơi thi đua nói nhanh Đồng hồ chỉ mấy giờ.
	IV. Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100 (tiếp theo).
---------------------------
Thủ công ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CẮT, DÁN GIẤY
I. Mục tiêu :
 - Củng cố được kiến thức kỹ năng cắt dán các hình đã học.
- Cắt dán được ít nhất hai hình trong các hình đã học. Sản phẩm cân đối, đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng.
 - HS biết cắt dán giấy , biét sáng tạo và yêu thích sản phẩm mình làm ra
* - HS khéo tay : Cắt dán được ít nhất ba hình trong các hình đã học. Có thể cắt dán được hình mới .Sản phẩm cân đối, đường cắt hẳng, hình dán phẳng.Trình bày sản phẩm đẹp, sản tạo .
II. Chuẩn bị :
 Chuẩn bị một số vật liệu để cắt dán giấy 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài : Ghi đề bài lên bảng 
2. Hoạt động 1 : Dạy bài mới
 - GV cho HS trình bày các vật liệu để cắt dán giấy 
 - GV tổ chức cho HS thi khéo tay để cắt dán giấy mà các em đã học
 - Yêu cầu các em cần phải sáng tạo làm nhanh đẻ có một sản phẩm đẹp
3. Hoạt động 2 : Trưng bày sản phẩm
 - GV chọn 5 HS lên làm ban giám khảo
 - HS nộp bài làm lên bàn, GV cùng ban giám khảo chọn ra những đồ chơi đẹp có chất lượng để chấm điểm
4. Hoạt động nối tiếp ;
- GV nhận xét về tinh thần học tập, kĩ năng cắt dán giấy - Chuẩn bị bài sau
- HS trưng bày đồ dùng
-HS thi làm 
- HS thực hành
 Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010 
MỸ THUẬT 
VẼ TỰ DO
 I . Mục tiêu:
1/ Kiến thức : Biết chọn đề tài phù hợp .Bước đầu biết cách vẽ hình, vẽ màu, biết cách sắp xếp hình ảnh.
2/ Kĩ năng : HS vẽ được tranh đơn giản, có nội dung và vẽ màu theo ý thích.
3/ Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn vẽ
* HS khá giỏi : Sắp xếp hình vẽ cân đối , vẽ màu phù hợp .
 II . Chuẩn bị :
1/ GV: Một số mẫu vẽ sáng tạo. 
2/ HS : vở vẽ , bút chì , bút màu 
III . Các hoạt động :
	1 . Khởi động :(1’) Hát
	2 . Bài cũ : (5’)
- GV nhận xét bài cũ – cho HS quan sát một số bài vẽ đẹp.
	3 . Bài mới :(1’)
- Tiết này các em học các em vẽ tư ïdo - ghi tựa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu một số tranh vẽ (5’)
- PP: đàm thoại , trực quan 
GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh 
b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs vẽ ( 7’ )
- PP: thực hành, trực quan.
- GV hướng dẫn hs vẽ : 
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to; sau đó ta vẽ các chi tiết phụ cho bức tranh thêm sinh động.
+ Tìm màu thích hợp để vẽ, vẽ màu để làm rõ phần chính của tranh, vẽ màu đậm, màu nhạt.
* Nghỉ giữa tiết ( 3’ )
c/ Hoạt động 3 : Thực hành ( 10’ )
- PP : Thực hành.
- GV cho HS vẽ bài vào vở. 
- - GV quan sát – giúp đỡ HS yếu.
d/ Hoạt động 4 : Củng cố ( 3’)
- GV thu vở chấm – nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .	
Quan sát 
Hs tự vẽ, vẽ màu vào xếp
Hs nhận xét 
 Tập đọc: LÀM ANH
A. Mục tiêu: 
	- Học sinh đọc trơn bài thơ Làm anh. Luyện đọc đúng các từ ngữ : làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
	- Hiểu nội dung bài : Anh chị phải thương yêu em, nhường nhịn em.Trả lời được câu hỏi 1 SGK
B. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
C. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài thơ Làm anh trong SGK và tranh phần Tập nói.
D. Các hoạt động dạy học: 
	I. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài Bác đưa thư và trả lời câu hỏi : Minh làm gì khi thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại ?
	II. Bài mới:
Giáo viên 
Học sinh 
1. Giới thiệu bài:
 Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, giới thiệu bài và ghi bảng: Làm anh. 
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
a) Giáo viên đọc bài thơ : Làm anh. Giọng dịu dàng, âu yếm.
b) Học sinh luyện đọc: 
- Luyện đọc các từ ngữ : làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng.
- Luyện đọc câu: Luyện đọc thơ 4 chữ.
+ Luyện đọc hai dòng thơ một :
 Làm anh khó đấy
 Phải đâu chuyện đùa
+ Luyện đọc tất cả các dòng thơ trong bài thơ.
- Luyện đọc đoạn, bài:
+ Mỗi khổ thơ cho 3 học sinh đọc trơn.
+ Cả bài thơ cho 2 học sinh luyện đọc.
3. Ôn các vần ia, uya:
- Tìm tiếng trong bài có vần ia.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ia, uya.
 Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài:
+ Anh phải làm gì khi em bé khóc ?
+ Anh phải làm gì khi em bé ngã ?
+ Anh phải làm gì khi chia quà cho em ?
+ Anh phải làm gì khi có đồ chơi đẹp ?
+ Muốn làm anh phải có tình cảm thế nào với em bé ?
b) Luyện nói: Kể về anh ( chị, em ) của mình.
 Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm. Mỗi nhóm 2 em Kể với nhau về anh ( chị, em) của từng em.
- Học sinh đọc lại đầu bài: Làm anh.
- Học sinh luyện đọc các từ ngữ : làm anh, người lớn, dỗ dành, dịu dàng.
 Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. 
 Học sinh ghép các từ ngữ : dịu dàng, người lớn.
- 3 học sinh luyện đọc. Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. 
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. 
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. 
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm, tổ, cả lớp. 
- Học sinh thi nhau tìm tiếng trong bài có vần ia: chia.
- Học sinh thi nhau tìm tiếng ngoài bài có vần ia, uya.
+ ia :tia chớp, tỉa ngô, tia sáng, . . . 
+ uya : đêm khuya, khuya khoắt, giấy pơ – luya, . . .
- Học sinh đọc khổ thơ 1, khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi:
+ Anh phải dỗ dành khi em bé khóc.
+ Khi em bé ngã anh nâng dịu dàng.
- 3 học sinh đọc khổ thơ 3 và trả lời các câu hỏi :
+ Anh chia quà cho em phần hơn.
+ Khi có đồ chơi đẹp anh phải nhường nhịn em.
- 3 học sinh đọc khổ thơ cuối và trả lời các câu hỏi :
+ Muốn làm anh phải yêu em bé.
- Học sinh kể theo nhóm.
 Cả lớp nghe 3 học sinh kể về anh ( chị, em ) của mình.
	III. Củng cố: + Anh phải làm gì khi có đồ chơi đẹp ?
 + Anh phải làm gì khi em bé khóc ?
 + Muốn làm anh phải có tình cảm thế nào với em bé ?
IV. Dặn dò: Về nhà đọc bài thơ Làm anh cho bố mẹ nghe.
 Toán: ÔN TẬP : CÁC SỐ ĐẾN 100 ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
	- Nhận biết được thứ tự của mỗi số từ 0 đến 100 ; Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 100 (không có nhớ).
	- Giải được bài toán có lời văn.
	- Đo được độ dài đoạn thẳng. Làm bài tập 1, 2 c , 3 (cột 1,2 ), 4 , 5 . HS khá giỏi làm hết BT
B. Phương pháp: Thực hành – luyện tập.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng làm bài tập, cả lớp làm bảng con : 
 70 + 10 = 90 – 10 = 90 – 40 =
 50 + 30 = 70 – 50 = 90 – 50 =
II. Bài mới: 
Giáo viên 
Học sinh 
 Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Khi chữa bài Giáo viên cho học sinh đọc các số theo thứ tự nêu trong từng hàng của bảng các số đến 100.
* Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
 Giáo viên khuyến khích học sinh giải thích cách làm bài. Chẳng hạn ở hàng c) : hàng này gồm các số tròn chục, sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, do đó số đứng liền trước 30 phải là 20, số đứng liền sau 50 phải là 60, . . .
* Bài 3: Tính :
a) 22 + 36 = 96 – 32 = 62 – 30 =
 89 – 47 = 44 + 44 = 45 - 5 =
32 + 3 – 2 = ; 56 – 20 – 4 = ; 23 + 14 – 15 =
* Bài 4: Mẹ nuôi gà và thỏ, tất cả có 36 con, trong đó có 12 con thỏ. Hỏi mẹ nuôi bao nhiêu con gà ?
* Bài 5: Đo độ dài đoạn thẳng AB :
- Học sinh nêu nhiệm vụ : Viết số thích hợp vào ô trống.
 Học sinh tự viết số thích hợp vào ô trống rồi chữa bài.
 Học sinh giỏi nêu các số còn thiếu trong mỗi cột của bảng các số đến 100. Chẳng hạn, cho học sinh nêu nhận xét để biết : trong mỗi cột (của bảng), tính từ trên xuống dưới, kể từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số số liền trước nó cộng với 10.
- Học sinh nêu nhiệm vụ : Viết số thích hợp vào ô trống.
 Học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
 Khi chữa bài, học sinh đọc các số, lần lượt từ số đứng đầu đến số đứng cuối trong mỗi hàng.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.
- 2 học sinh lên bảng, 1 em tóm tắt, 1 em ghi bài giải, cả lớp làm bài vào vở .
 Tóm tắt:
 Tất cả có : 36 con
 Thỏ : 12 con
 Gà : . . . con ?
 Bài giải:
 Số con gà có là :
 36 – 12 = 24 (con)
 Đáp số: 24 con gà.
- Học sinh tự nêu nhiệm vụ : Đo độ dài đoạn thẳng AB .
 Học sinh tự đo độ dài đoạn thẳng AB rồi ghi kết quả đo (12cm).
 Khi chữa bài nên cho học sinh nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng AB đó.
III . Củng cố: Học sinh làm bảng con : 89 – 47 = 44 + 44 = 45 - 5 =
	IV. Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
 Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
Tự nhiên và Xã hội : THỜI TIẾT 
Mục tiêu :
_ Nhận biết sự thay đổi của Thời tiết .
_ HS biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi .
_ Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ .
* Nêu cách tìm thông tin về dự báo thời tiết hằng ngày : nghe đài, xem ti vi, đọc báo ..
Đồ dùng dạy học : 
Các hình bài 43 sgk 
GV,hs đem đến lớp những tranh ảnh thời tiết đã học .
Các tấm bìa viết tên đồ dùng để chơi trò chơi .
Các hoạt động dạy học : 
I.Kiểm tra bài cũ : 
Trời nóng chúng ta nên mặc quần áo gì , trời rét chúng ta nên mặc quần áo gì ? 
 Nhận xét bài cũ 
 II. Bài mới :
 Giáo viên 
 Học sinh
1.Giới thiệu bài : GV yêu cầu hs kể tên một số hiện tượng của thời tiết mà các em đã học , sau đó gợi ý bài học .
2.Hoạt động 1. Làm việc với tranh ảnh sưu tầm 
 a. Mục tiêu : HS biết sắp xếp tranh ảnh , mô tả các hiện tượng thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bậc thời tiết luôn thay đổi .
- Biết nói lại những hiểu biết của mình về thời tiết với các bạn .
b. Cách tiến hành .
 . Bước 1 Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm : Sắp xếp tranh ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bậc nội dung thời tiết luôn thay đổi .
 . Bước 2.Yêu cầu đại diện nhóm đem những sản phẩm của nhóm lên giới thiệu trước lớp và tình bày lí do tại sao sắp xếp như vậy .
3 Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp .
 a. Mục tiêu : HS biết lợi ích của việc dự báo thời tiết .
 - Ôn lại sự cần thiết phải mạc phù hợp với thời tiết 
 b. Cách tiến hành : GV yêu cầu một số hs trả lời câu hỏi .
 + Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng ( hoặc mưa , rét .
 + Em mặc như thế nào khi trời nóng , trời rét ? 
*Gv kết luận .
4. Hoạt động nối tiếp : Gv tóm tắt bài học 
 Dặn hs chuẩn bị bài Ôn tập .
 Nhận xét tiết học .
 _Một số hs thi nhau kể .
 _ Các nhóm lần lượt sắp xếp các tranh ảnh của thời tiết đã chuẩn bị .
 _ Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
 _ Đại diện 4 nhóm lên giới thiệu trước lớp cách sắp xếp .
 Các nhóm khác nhận xét .
 _ HS trả lời câu hỏi đã gợi ý .
-
 ------------------------------------------------------------
Chính tả ; CHIA QUÀ
A. Mục tiêu: 
	- Nhìn sách hoặc bảng Chép lại và trình bày đúng bài Chia quà trong SGK khoảng 15 – 20 phút. 
- Điền đúng chữ s hay x; v hay d vào chỗ trống . Làm bài tập 2a hoặc b ( HS giỏi làm hết bài tập )
. Đồ dùng: Bảng phụ chép đoạn văn Chia quà và các bài tập.
C. Các hoạt động dạy học: 
	I. Kiểm tra bài cũ: 2 Học sinh viết lên bảng 2 câu: “ Minh mừng quýnh. Minh muốn chạy thật nhanh vào nhà khoe với mẹ.”.
	II. Bài mới: 
Giáo viên 
Học sinh 
1. Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Giáo viên treo bảng phụ chép bài Chia quà.
- Học sinh tìm chữ khó viết dễ viết sai : Phương, reo lên, tươi cười, quả na.
- Giáo viên chữa lỗi sai cho học sinh .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết.
- Giáo viên uốn nắn cách ngồi viết, cách cầm bút , đặt biệt cách trình bày bài chính tả.
- Giáo viên đọc lại bài tập chép, dừng lại đánh vần ở các chữ khó viết.
- Giáo viên chấm tại lớp 1 số vở, còn mang về nhà chấm.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Điền chữ : s hay x ?
_ GV hướng dẫn hs làm bài và chữa bài.
 Lời giải : + Sáo tập nói. 
 + Bé xách túi.
b) Điền chữ : v hay d ?
 Lời giải : + Hoa cúc vàng.
 + Bé dang tay.
- Học sinh nhìn bảng phụ đọc đoạn sẽ chép.
- Học sinh viết bảng con : Phương, reo lên, tươi cười, quả na.
- Học sinh chép bài chính tả vào vở.
- Học sinh chữa bài : Học sinh đổi vở cho nhau.
- Học sinh theo dõi trong vở, đánh dấu chữ viết sai bằng bút chì. Cuối cùng thống kê số lỗi, ghi vào lề vở.
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập, cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập, cả lớp làm bài vào vở.
 Học sinh cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.
	III . Củng cố , dặn dò : Giáo viên khen ngợi các em ít lỗi chính tả, viết đẹp.
	 Dặn các em viết lại những chữ viết sai.
 Chuẩn bị bài : Loài cá thông minh.
 Nhận xét tiết học .
 ..
Kể chuyện: HAI TIẾNG KÌ LẠ
Mục đích yêu cầu: 
HS hào hứng nghe gv kể chuyện Hai tiếng kì lạ . Hs nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh .
HS biết được ý nghĩa câu chuyện : lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quí mến và giúp đỡ .
* HS khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
B.Đồ dùng dạy học :
 Tranh vẽ câu chuyện phóng to .
Các hoạt động dạy học :
I.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 hs kể lại từng đoạncâu chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn .
II.Bài mới :
 Giáo viên 
 Học sinh
1.Giới thiệu bài :GV giới thiệu câu chuyện .
2. Giáo viên kể: GV kể toàn bộ câu chuyện lần thứ nhất , kể lần thứ hai kết hợp chỉ vào tranh 
*Lưu ý K

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34(10).doc