I. Mục tiêu:
HS:
Đọc được u, ư, nụ, thư ; tiếng, từ và câu ứng dụng trong bài
Viết được u, ư, nụ, thư.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Thủ Đô.
GD hs biết: “ Thủ Đô” là trung tâm của một nước.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bộ đồ dùng TV, vật mẫu : nụ hoa, bì thư, quả đu đủ
HS: Bộ đồ dùng TV, SGK, Bảng, Vở
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra
Cho hs viết bảng con: t, th, n, tổ cò.
Gọi hs đọc sgk và phân tích tiếng.
Nhận xét: đọc , viết
, ngày 19 tháng 9 năm 2011 THỂ DỤC (gv CHUYÊN) ---------------------------------------------------------- HỌC VẦN Tiết 37,38: u – ư I. Mục tiêu: HS: Đọc được u, ư, nụ, thư ; tiếng, từ và câu ứng dụng trong bài Viết được u, ư, nụ, thư. Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Thủ Đô. GD hs biết: “ Thủ Đô” là trung tâm của một nước. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bộ đồ dùng TV, vật mẫu : nụ hoa, bì thư, quả đu đủ HS: Bộ đồ dùng TV, SGK, Bảng, Vở III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Cho hs viết bảng con: t, th, n, tổ cò. Gọi hs đọc sgk và phân tích tiếng. Nhận xét: đọc , viết * Giới thiệu bài Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm u Cho hs xem tranh-> nụ -> u Viết mẫu: u, đọc cá nhân 2 em Cho hs viết bảng con, đọc cá nhân vài em. Có âm u muốn có tiếng nụ ta làm sao? Cho hs cài chữ: u, nụ. Tiếng có u, Đọc trơn * Âm ư thực hiện tương tự u. Giải lao Muốn viết âm u ta làm sao ? Viết mẫu :u (nói qui trình) HS viết bảng con:u, đọc Xóa chữ mẫu, hs viết lại đọc cá nhân. HS tìm tiếng có u Chọn tiếng hay ghi bảng lớp Gọi HS đọc lại các tiếng ( Âm đọc tự do) * Âm ư thực hiện tương tự u Viết từ : cá thu thứ tư đu đủ cử tạ HS đọc , giảng từ u, ư: giống , khác nhau ở điểm nào ? Gọi HS đọc lại bài CN 3 em Nhận xét tiết học Tiết 2 Hoạt động 1: Luyện đọc + Gọi HS đọc bảng lớp, CN vài em Cho HS xem tranh -> câu ứng dụng : Thứ tư, bé hà thi vẽ Cho HS đọc câu. Tìm tiếng có chứa âm vừa học + Cho HS đọc SGK CN vài em Hoạt động 2: Luyện nói * Cho HS quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi Trong tranh cô giáo đưa hs đi tham quan cảnh gì? Chùa Một cột ở đâu? Mỗi nước có mấy thủ đô? Giáo dục tư tưởng: Em nào nhắc lại chủ đề luyện nói hôm nay? Hoạt động 3: Luyện viết ( xóa bảng lớp) Cho HS viết bảng con: u, ư, nụ, thư Hướng dẫn hs viết vào vở tập viết Viết mẫu rèn chữ viết Gọi HS phân tích u, ư Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: .... ---------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 20 tháng 9 năm 2011 HỌC VẦN Tiết 39,40: x - ch I. Mục tiêu: HS: Đọc được x, ch, xe, chó; tiếng, từ và câu ứng dụng trong bài Viết được x, ch, xe, chó. Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: xe bò, xe ô tô, xe lu. GD hs biết: cá là một loại thức ăn rất tốt cho sức khỏe. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bộ đồ dùng TV, vật mẫu : chi đỏ, chả cá. Tranh xe ô tô, chó HS: Bộ đồ dùng TV, SGK, Bảng, Vở III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Cho hs viết bảng con: u, ư, thu, cử tạ. Gọi hs đọc sgk và phân tích tiếng. Nhận xét: đọc , viết * Giới thiệu bài Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm x Cho hs xem tranh-> xe -> x Viết mẫu: x, đọc cá nhân 2 em Cho hs viết bảng con, đọc cá nhân vài em. Có âm x muốn có tiếng xe ta làm sao? Cho hs cài chữ: x, xe. Tiếng có x, Đọc trơn * Âm ch thực hiện tương tự x. Giải lao Muốn viết âm x ta làm sao ? Viết mẫu :x (nói qui trình) HS viết bảng con:x, đọc Xóa chữ mẫu, hs viết lại đọc cá nhân. HS tìm tiếng có x Chọn tiếng hay ghi bảng lớp Gọi HS đọc lại các tiếng ( Âm đọc tự do) * Âm ch thực hiện tương tự x Viết từ : thợ xẻ chì đỏ Xa xa chả cá HS đọc , giảng từ x- ch: giống , khác nhau ở điểm nào ? Gọi HS đọc lại bài CN 3 em Nhận xét tiết học Tiết 2 Hoạt động 1: Luyện đọc + Gọi HS đọc bảng lớp, CN vài em Cho HS xem tranh -> câu ứng dụng : xe ô tô chở cá về thị xã Cho HS đọc câu. Tìm tiếng có chứa âm vừa học + Cho HS đọc SGK CN vài em Hoạt động 2: Luyện nói * Cho HS quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi Trong tranh có những loại xe gì? Xe bò thường dùng làm gì? Xe lu còn gọi là xe gì? Xe ô tô trong tranh là ô tô gì? Nó dùng để làm gì? Còn có những loại xe nào nữa? Giáo dục tư tưởng: Nên ăn cá tươi Em nào nhắc lại chủ đề luyện nói hôm nay? Hoạt động 3: Luyện viết ( xóa bảng lớp) Cho HS viết bảng con: x, ch, xe, chó Hướng dẫn hs viết vào vở tập viết Viết mẫu rèn chữ viết Gọi HS phân tích x, ch Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: .... ---------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 17: Số 7 I. Mục tiêu: Biết 6 thêm 1 được 7,viết số 7. Đọc đếm được từ 1 đến 7; biết so sánh các số trong phạm vi 7; biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7. II. Đồ dùng dạy học: Vài nhóm đồvật có số lượng là 7 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Gọi hs đếm từ 1 đến 6 và ngược lại Cho hs viết bảng con: 1,2, 3, 4, 5, 6 6, 5, 4, 3, 2, 1 Nhận xét Hoạt động 2: Hình thành số 7 Cho hs lấy 6 que tính. Thêm 1 que nữa là mấy que tính? Gọi 2 em đếm lại. Vậy 6 que tính thêm 1 que tính là 7 que tính Cho hs quan sát tranh trong sgk. Có mấy bạn? Thêm 1 bạn nữa là mấy bạn? Gọi hs đếm lại. Qua tranh vẽ và que tính ta nhận biết được “ 7 bạn, 7 que tính” Đính số 7 Cho hs cài: 7, đọc CN Đây là số 7 in khi viết ta viết bằng chữ viết Viết mẫu : 7. hs viết bảng con Giải lao Hoạt động 3:Thực hành Bài 1: Viết số 7 Cho hs viết 3 dòng trong tập Bài 2: Số GV đính nhóm đồ vật tương ứng trong sgk hs xem và ghi số vào bảng con. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống. Hướng dẫn hs đếm ô vuông và ghi số ở dưới ô trống 1, 2 Gọi hs đếm từ 1 đến7 Cho hs so sánh các số ô vuông Nhận xét Bài 4: >,<,= 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập Nhận xét , chấm điểm. Hoạt động 4:Trò chơi Cho hs thi đua xếp thứ tự các hoa từ 1 đến 7. Đội nào nhanh đúng , thắng cuộc. Nhận xét- tuyên dương Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: .... -------------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC Tiết: 5: Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập (tiết 1) I.Mục tiêu: . Giúp học sinh : Biết được tác dụng của sách vở, đồ dòng học tập Nêu được lợi ích của viêc giữ gìn sách vở, đồ dung học tập Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân Học sinh khá biết nhắc nhở bạn bè cùng giữ gìn sách vở đô dùng học tập II. Đồ dùng dạy học: Tranh. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Kiểm tra Yêu cầu học sinh kể về cách ăn mặc của mình. 3 em kể. Nhận xét * Giới thiệu bài ghi tựa. Hoạt động 2: Làm bài tập 1. Yêu cầu học sinh dùng bút chì màu tô những đồ dùng học tập trong tranh và gọi tên chúng. Yêu cầu học sinh trao đổi kết quả cho nhau theo cặp. Từng cặp so sánh, bổ sung kết quả cho nhau. Một vài em trình bày kết quả trước lớp. * GV kết luận: Những đồ dùng học tập của các em trong tranh này là SGK, vở bài tập, bút máy, bút chì, thước kẻ, cặp sách. Có chúng thì các em mới học tập tốt được. Vì vậy, cần giữ gìn chúng cho sạch đẹp, bền lâu. Hoạt động 3: Thảo luận theo lớp. + Nêu yêu cầu lần lượt các câu hỏi: Các em cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập? Để sách vở, đồ dùng học tập được bền đẹp, cần tránh những việc gì? * GV kết luận: Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, các em cần sử dụng chúng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định, luôn giữ cho chúng được sạch sẽ. Không được bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở; không làm rách nát, xé, làm nhùa nát sách vở; không làm gãy, làm hỏng đồ dùng học tập Hoạt động 3: Làm bài tập 2 + Yêu cầu mỗi học sinh giới thiệu với bạn mình (theo cặp) một đồ dùng học tập của bản thân được giữ gìn tốt nhất: Tên đồ dùng đó là gì? Nó được dùng làm gì? Em đã làm gì để nó được giữ gìn tốt như vậy? Từng cặp học sinh giới thiệu đồ dùng học tập với nhau. Một vài học sinh trình bày: giới thiệu với lớp về đồ dùng học tập của bạn mình được giữ gìn tốt. GV nhận xét chung và khen ngợi một số học sinh đã biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Nhận xét, tuyên dương. Về nhà học bài, xem bài mới. Cần bao bọc, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: .... ---------------------------------------------------------- Thứ tư, ngày 21 tháng 9 năm 2011 HỌC VẦN Tiết 41, 42: s - r I. Mục tiêu: HS: Đọc được s, r, sẻ, rễ; tiếng, từ ứng dụng trong bài Viết được s, r, sẻ, rễ. Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: rổ, rá. Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập II. Đồ dùng dạy học: GV: Bộ đồ dùng TV, Vật mẫu: cá rô, rổ, rá. Tranh: chim sẻ HS: Bộ đồ dùng TV, SGK, Bảng, Vở III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Gọi hs đọc bài và phân tích tiếng Cho hs viết bảng con: x, ch, xe, chì đỏ. Nhận xét : đọc, viết Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm s Cho hs xem tranh-> sẻ -> s Viết mẫu: s, đọc cá nhân 2 em Cho hs viết bảng con, đọc cá nhân vài em. Có âm s muốn có tiếng sẻ ta làm sao? Cho hs cài chữ: s, sẻ. Tiếng có s, Đọc trơn * Âm r thực hiện tương tự s. Giải lao Muốn viết âm s ta làm sao ? Viết mẫu :s (nói qui trình) HS viết bảng con: s, đọc Xóa chữ mẫu, hs viết lại đọc cá nhân. HS tìm tiếng có s Chọn tiếng hay ghi bảng lớp Gọi HS đọc lại các tiếng ( Âm đọc tự do) * Âm r thực hiện tương tự s Viết từ : su su rổ rá chữ số cá rô HS đọc , giảng từ s – r : giống , khác nhau ở điểm nào ? Gọi HS đọc lại bài CN 3 em Nhận xét tiết học Tiết 2 Hoạt động 1: Luyện đọc + Gọi HS đọc bảng lớp, CN vài em Cho HS xem tranh -> câu ứng dụng : Bé tô cho rõ chữ và số. Cho HS đọc câu. Tìm tiếng có chứa âm vừa học + Cho HS đọc SGK CN vài em Hoạt động 2: Luyện nói * Cho HS quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi Tranh vẽ gì? Rổ dùng để làm gì? Rá dùng để làm gì? Rổ, rá khác nhau như thế nào? Ngoài rổ rá còn có những loại nào khác đan bằng mây, tre không? Ở nhà em có ai biết đan rổ rá không? Giáo dục tư tưởng: Em nào nhắc lại chủ đề luyện nói hôm nay? Hoạt động 3: Luyện viết ( xóa bảng lớp) Cho HS viết bảng con: s, r, sẻ, rễ Hướng dẫn hs viết vào vở tập viết Viết mẫu rèn chữ viết Gọi HS phân tích s, r Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: .... ---------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 18: Số 8 I. Mục tiêu: Biết 7 thêm 1 được 8,viết số 8. Đọc đếm được từ 1 đến 8; biết so sánh các số trong phạm vi 8; biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8. II. Đồ dùng dạy học: Vài nhóm đồvật có số lượng là 8 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Gọi hs đếm từ 1 đến 7 và ngược lại Cho hs viết bảng con: 1,2, 3, 4, 5, 6, 8 8,6, 5, 4, 3, 2, 1 Nhận xét Hoạt động 2: Hình thành số 8 Cho hs lấy 7 que tính. Thêm 1 que nữa là mấy que tính? Gọi 2 em đếm lại. Vậy 7 que tính thêm 1 que tính là 8 que tính Cho hs quan sát tranh trong sgk. Có mấy bạn? Thêm 1 bạn nữa là mấy bạn? Gọi hs đếm lại. Qua tranh vẽ và que tính ta nhận biết được “ 8 bạn, 8 que tính” Đính số 8 Cho hs cài: 8, đọc CN Đây là số 8 in khi viết ta viết bằng chữ viết Viết mẫu : 8. hs viết bảng con Giải lao Hoạt động 3:Thực hành Bài 1: Viết số 8 Cho hs viết 3 dòng trong tập Bài 2: Số GV cho hs thực hiện tách que tính và nêu miệng Nhận xét Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống. Thi đua giữa cá nhóm Trình bày, nhận xét Nhận xét- Tuyên dương Bài 4: >,<,= 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập Nhận xét , chấm điểm. Hoạt động 4:Trò chơi Cho hs thi đua xếp thứ tự các hoa từ 1 đến 8. Đội nào nhanh đúng , thắng cuộc. Nhận xét- tuyên dương Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: .... -------------------------------------------------------------- ÂM NHẠC (gv CHUYÊN) ---------------------------------------------------------- Thứ năm, ngày 22 tháng 9 năm 2011 HỌC VẦN Tiết 43, 44: k - kh I. Mục tiêu: HS: Đọc được k, kh, kẻ, khế; tiếng, từ ứng dụng trong bài Viết được k, kh, kẻ, khế. Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu. Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập II. Đồ dùng dạy học: GV: Bộ đồ dùng TV, Vật mẫu: rổ khế. HS: Bộ đồ dùng TV, SGK, Bảng, Vở III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Gọi hs đọc bài và phân tích tiếng Cho hs viết bảng con: s, r, chữ số, cá rô. Nhận xét : đọc, viết Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm k Cho hs xem tranh-> kẻ -> k Viết mẫu: k, đọc cá nhân 2 em Cho hs viết bảng con, đọc cá nhân vài em. Có âm k muốn có tiếng kẻ ta làm sao? Cho hs cài chữ: k, kẻ. Tiếng có k, Đọc trơn * Âm kh thực hiện tương tự k. Giải lao Muốn viết âm k ta làm sao ? Viết mẫu :k (nói qui trình) HS viết bảng con: k, đọc Xóa chữ mẫu, hs viết lại đọc cá nhân. HS tìm tiếng có k Chọn tiếng hay ghi bảng lớp Gọi HS đọc lại các tiếng ( Âm đọc tự do) * Âm kh thực hiện tương tự k Viết từ : kẽ hở khe đá kì cọ cá kho HS đọc , giảng từ k - kh: giống , khác nhau ở điểm nào ? Gọi HS đọc lại bài CN 3 em Nhận xét tiết học Tiết 2 Hoạt động 1: Luyện đọc + Gọi HS đọc bảng lớp, CN vài em Cho HS xem tranh -> câu ứng dụng : chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê. Cho HS đọc câu. Tìm tiếng có chứa âm vừa học + Cho HS đọc SGK CN vài em Hoạt động 2: Luyện nói Chủ đề luyện nói hôm nay là gì nhỉ? * GV gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. Trong tranh vẽ gì? Các vật trong tranh có tiếng kêu như thế nào? Các em có biết các tiếng kêu khác của loài vật không? Có tiếng kêu nào cho người ta sợ? Có tiếng kêu nào khi nghe người ta thích? GV cho học sinh bắt chước các tiếng kêu trong tranh. Giáo dục tư tưởng tình cảm Em nào nhắc lại chủ đề luyện nói hôm nay? Hoạt động 3: Luyện viết ( xóa bảng lớp) Cho HS viết bảng con: k, kh, kẻ, khế Hướng dẫn hs viết vào vở tập viết Viết mẫu rèn chữ viết Gọi HS phân tích k, kh Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: .... ---------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 19: Số 9 I. Mục tiêu: Giúp học sinh : Biết 8 thêm 1 được 9, viết số 9; đọc đếm được từ 1-9 Biết so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 0-9 II. Đồ dùng dạy học: Vài nhóm đồvật có số lượng là 8 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Tiết trước em học bài gì ? Số 8 đứng liền sau số nào ? + Số 8 lớn hơn những số nào ? những số nào bé hơn số 8 ? + Nêu cấu tạo số 8 ? Đếm xuôi , ngược trong phạm vi 8 ? +1 em lên bảng làm , cả lớp làm bảng con: 3 8 8 8 6 8 8 3 8 7 8 5 + Nhận xét bài cũ Hoạt động 2 : Giới thiệu số 9 Mt : Có khái niệm ban đầu về số 9. Giáo viên cho học sinh xem tranh hỏi : +Có mấy bạn đang chơi ?(8 bạn đang chơi) +Có mấy bạn đang chạy đến ?(1 bạn đang chạy đến ) + 8 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn ?(8 bạn thêm 1 bạn là 9 bạn ) Cho học sinh quan sát tranh chấm tròn và tranh con tính . Giáo viên gợi ý học sinh nêu lên được nội dung tranh. Có 8 chấm tròn thêm 1 chấn tròn là 9 chấm tròn Có 8 con tính thêm 1 con tính là 9 con tính Giáo viên kết luận : 9 bạn, 9 chấm tròn, 9 con tính đều có số lượng là 9 . Giới thiệu chữ số 9 in – chữ số 9 viết Hoạt động 3 : Viết số Mt : Học sinh viết được số 9 ,biết vị trí số 9 trong dãy số tự nhiên, so sánh và nắm được cấu tạo số Hướng dẫn viết số 9 Giáo viên nhận xét giúp đỡ học sinh yếu Yêu cầu học sinh lên bảng Giới thiệu vị trí của số 9 trong dãy số Giải lao Hoạt động 4: Thực hành Mt : vận dụng kiến thức vừa học vào bài tập ,nắm được cấu tạo số 9 Bài 1 : viết số 9 Cho hs viết 3 dòng số 9 Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống Cho học sinh quan sát tranh và viết các số phù hợp vào ô trống Cho học sinh lặp lại cấu tạo số Học sinh tự làm bài và chữa bài. Qua sửa bài nhận ra cấu tạo số 9 9 gồm 8 và 1 9 gồm 7 và 2 9 gồm 6 và 3 9 gồm 5 và 4 Bài 3 : Điền dấu >, <, = Giáo viên hướng dẫn mẫu 1 bài 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập Nhận xét, ghi điểm Bài 4 : Điền số còn thiếu vào ô trống Cho hs làm theo nhóm Nhận xét, sửa sai Bài 5: hướng dẫn học sinh về nhà làm Hôm nay em học bài gì ? Số 9 đứng liền sau số nào ? 8 thêm 1 được mấy ? Số 9 lớn hơn những số nào ? Nêu cấu tạo số 9 ? Nhận xét bài .- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt. Dặn học sinh ôn bài và chuẩn bị bài hôm sau -------------------------------------------------------------- THỦ CÔNG Rút kinh nghiệm: .... ---------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2011 HỌC VẦN Tiết 45, 46: Ôn tập I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh : Đọc được : : u, ư, x, ch, s, r, k, kh, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17- 21 Viết được : u, ư, x, ch, s, r, k, kh. các từ ngữ ứng dụng từ bài 17- 21 Nghe, hiều và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Thỏ và sư tử . II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn các chữ cái III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Gọi hs đọc bài và phân tích tiếng Cho hs viết bảng con: k, kh,kẻ, cá kho. Nhận xét : đọc, viết Giới thiệu bài: Ghi tựa Hoạt động 2: Ôn tập Gọi học sinh nhắc lại các âm đã học trong tuần qua:u, ư, x, ch, s, r, k, kh GV gắn bảng ô đã đươc phóng to và nói: Cô có bảng ghi những âm và chữ mà chúng ta học trong tuần qua. Các em hãy nhìn xem còn thiếu chữ nào nữa không? * Các chữ và âm đã học. Gọi học sinh lên bảng chỉ và đọc các chữ trong tuần. Cho học sinh đọc âm, gọi học sinh lên bảng chỉ chữ theo phát âm của bạn. Gọi học sinh lên bảng vừa chỉ chữ vừa đọc âm. * Ghép chữ thành tiếng. GV cho học sinh ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang tạo thành tiếng và cho học sinh đọc. GV làm mẫu. GV nói: Các em vừa ghép các tiếng trong bảng 1, bây giờ các em hãy ghép từng tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở dòng ngang trong bảng 2. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. Céc em hãy tìm cho cô các từ ngữ trong đó có các tiếng: rù, rú, rũ, rủ, chà, chá, chả, chạ, chã. * Đọc từ ngữ ứng dụng Gọi học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng kết hợp phân tích một số từ. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh * Tập viết từ ngữ ứng dụng Yêu cầu học sinh viết bảng con (1 em viết bảng lớp): xe chỉ. GV chỉnh sữa chữ viết, vị trí dấu thanh và chỗ nối giữa các chữ trong tiếng cho học sinh. Tiết 2 Hoạt động 1 Luyện đọc Gọi học sinh đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng. Cho hs đọc sgk GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh. * Đọc câu ứng dụng GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?Tranh vẽ con cá lái ô tô đưa khỉ và sư tử về sở thú Đó chính là nội dung của câu ứng dụng hôm nay. Hãy đọc cho cô. GV chỉnh sữa phát âm cho học sinh giúp học sinh đọc trơn tiếng . GV đọc mẫu câu ứng dụng:xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú. Hoạt động 2: Luyện viết( xóa bảng lớp) Cho HS viết bảng con: xe chỉ, củ sả Hướng dẫn hs viết vào vở tập viết Viết mẫu rèn chữ viết Hoạt động 3: Kể chuyện: Thỏ và sư tử. GV kể lại một cách diễn cảm có kèm theo tranh minh hoạ (câu chuyện SGV) GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 4 đại diện vừa chỉ vào tranh vừa kể đúng tình tiết thể hiện ở mỗi tranh. Nhóm nào có tất cả 4 người kể đúng là nhóm đó chiến thắng. Đại diện 4 nhóm 4 em để thi đua với nhau. Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử thật muộn. Tranh 2: Cuộc đối đáp giữa thỏ và sư tử. Tranh 3: Thỏ dẫn sư tử đến một cái giếng. Sư tử nhìn xuống đáy thấy một con sư tử hung dữ đang chắm chằm nhìn GV cho các tổ thảo luận nội dung để nêu ra ý nghĩa của câu chuyện. Các tổ thảo luận nội dung để nêu ra ý nghĩa của câu chuyện: Những kẻ gian ác và kêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt Hoạt động 4: Trò chơi: Tìm nhanh tiếng mới. GV căng 2 sợi dây lên bảng. Trên sợi dây có treo những miếng bìa đã viết sẵn những chữ đã học. Có 1 – 2 bìa lật để học sinh tìm tiếng mới. GV cho 2 đội chơi (mỗi đội 4 – 5 em) xem đội nào tìm được nhiều tiếng mới hơn thì đội đó chiến thắng. Dây 1: xe, kẻ, né, mẹ, bé, be, bẹ, bẽ, bẻ, Dây 2: bi, dì, đi, kỉ, nỉ, mi, mĩ, GV chỉ bảng ôn cho học sinh theo dõi và đọc theo. Yêu cầu học sinh tìm chữ và tiếng trong một đoạn văn bất kì. Về nhà học bài, xem lại bài xem trước bài 22. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: .... ---------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 20: Số 0 I. Mục tiêu: Giúp học sinh : Viết được số 0,đọc và đếm được từ 0-9 biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9 Nhận biết được vị trí số 0 trong dãy từ 0 -9 II. Đồ dùng dạy học: VM: chậu cá, 3 con cá, cái vợt Que tính III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra + Đếm xuôi và đếm ngược phạm vi 9 ? + Số 9 đứng liền sau số nào ? Số 9 lớn hơn những số nào ? + Nêu cấu tạo số 9 ? + 1 em lên bảng, cả lớp làm bảng con: 98 7 9 6 8 89 99 8 7 + Nhận xét bài cũ Hoạt động 2:Giới thiệu số 0 Mt :Học sinh có khái niệm ban đầu về số 0. Treo tranh cho học sinh quan sát giáo viên hỏi : + Lúc ban đầu lọ cá có mấy con ?(3 con ) + Em lấy vợt vớt bớt 1 con, lọ cá còn mấy con ?(2 con ) + Sau đó em lại vớt ra khỏi lọ 1 con nữa. Lọ cá còn mấy con ?(1 con ) + Em tiếp tục vớt nốt con còn lại. Vậy lọ cá bây giờ còn mấy con ?(0 con ) Giáo viên giải thích : không có con cá nào cả tức là có không con cá .Để biểu diễn cho các nhóm đồ vật không có gì cả ta dùng chữ số 0 Giới thiệu chữ số 0 in – 0 viết Học sinh đọc : “ không” Hoạt động 3 : Vị trí số 0 trong dãy số Mt : Học sinh nhận biết vị trí số 0 trong dãy số tự nhiên. Giáo viên đính bảng các ô vuông có chấm tròn từ 1 đến 9 . Gọi học sinh lên ghi số phù hợp vào ô vuông dưới mỗi hình Giáo viên đưa hình không có chấm tròn nào yêu cầu học sinh lên gắn hình đó lên vị trí phù hợp Giáo viên nhận xét và cho học sinh hiểu : số 0 là số bé nhất đứng đầu trong dãy số mà em đã học Học sinh viết số 0 vào bảng con Hướng dẫn học sinh so sánh các số Giải lao Hoạt động 4: Thực hành Mt :Học sinh biết viết số 0. làm được các bài tập trong sách giáo khoa . Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con số 0 giống chữ O trong tiếng việt Bài 1: viết số 0 Viết 3 dòng số 0 Bài 2 : viết số thích hợp vào ô trống Em hãy nêu yêu cầu của bài Cho học sinh điền miệng Bài 3 : Viết số thích hợp Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài Hướng dẫn học sinh dựa trên số liền trước, liền sau để điền số đúng Cho học sinh ôn lại số liền trước, liền sau Cho học sinh làm theo nhóm. Trình bày, nhận xét, sửa sai. Bài 4 : So sánh các số >,<,= Cho Học sinh làm vào vở , 1 em làm bảng phụ Nhận xét, ghi điểm. Chấm điểm 1 số tập Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh Hôm nay em vừa học bài gì ? Số 0 đứng liền trước số nào ? Số 0 so với các số đã học thì thế nào ? Dặn học sinh về ôn bài, tập viết số 0, so sánh số 0 với các số đã học. Chuẩn bị bài số 10 Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: .... SINH HOẠT TẬP THỂ ---------------------------------------------------------- Nhận xét của Ban Giám Hiệu Nhận xét của Tổ
Tài liệu đính kèm: