Bài soạn các môn học khối lớp 1 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 30

 I. Mục tiêu:

- Giúp HS luyện viết được khổ thơ 1 - 2 trong bài Chuyện ở lớp. Trình bày đúng khoảng cách các chữ, nét nối, dấu phụ,

- HS có ý thức giữ gìn sách vở - Rèn luyện chữ viết thường xuyên.

II. Chuẩn bị:

- GV : Bảng phụ.

- HS : Bảng con.

 

doc 15 trang Người đăng hong87 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn học khối lớp 1 - Trường Tiểu học Kim Đồng - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 25/03/2010
 Giảng: Thứ hai, 29/03/2010.
Tuần 30
ÔN Tiếng Việt
Tiết 111 Luyện viết: Chuyện ở lớp 
 I. Mục tiêu:
- Giúp HS luyện viết được khổ thơ 1 - 2 trong bài Chuyện ở lớp. Trình bày đúng khoảng cách các chữ, nét nối, dấu phụ,
- HS có ý thức giữ gìn sách vở - Rèn luyện chữ viết thường xuyên.
II. Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy- học 
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- KT bài viết tiết trước của những HS viết chưa đạt yêu cầu.
- Nhận xét, chấm điểm, sửa lỗi.
3. Dạy bài mới:
* Luyện viết bảng con.
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết 
 ( khổ thơ 1 - 2)
 - Nhận xét, bổ sung
- HD tìm chữ dễ viết sai.
- Nhận xét, sửa sai.
* HD viết vở:
- Nêu yêu cầu: 
- HD HS viết.
Lưu ý: Cách cầm bút, đặt vở, trình bày,...
- Đọc cho HS viết.
- Theo dõi, uốn nắn giúp đỡ HS.
- Đọc soát:
- Chấm bài, nêu nhận xét.
- HS hát. 
- Nghe, sửa lỗi.
- Quan sát - 2 , 3 HS nhìn bảng đọc (lớp đọc thầm).
 - Nhận xét về cách trình bày dòng thơ, khổ thơ, khoảng cách các chữ
- HS Tìm : đứng dậy, trêu,
- Viết bảng con
- Đọc lại nội dung bài viết.
- Viết bài vào vở
- Dùng bút chì soát lỗi.
- Nghe, rút kinh nghiệm để viết tốt hơn.
4. Củng cố - Dặn dò:
- YC HS viết lại trên bảng con (những chữ viết sai).
- Nhận xét chung giờ học.
Đạo đức
 Tiết 30 Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng ( T. 1)
I. Mục tiêu: 
 - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với c/s của con người.
 - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
 - Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng,; Biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện .
 - Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với MT sống(HS K - G).
II. Chuẩn bị:
 GV: Điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyềnTE.
 HS: Vở BT.
III.Cỏc hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát cây và hoa ở sân trường , vườn hoa, công viên (hoặc qua tranh ảnh). 
- HS quan sát tranh.
+ Đàm thoại theo các câu hỏi sau:
- Đàm thoại.
- Ra chơi ở sân trường, vườn trường,... công viên em có thích không?
- HS trả lời 
- Sân trường, vườn trường, vườn hoa, công viên có đẹp, có mát không ?
- ....... đẹp và mát. 
- Để sân trường, vườn trường, công viên luôn đẹp, luôn mát các em phải làm gì ?
GV KL:
- Cần chăm sóc, bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1.
- Các bạn nhỏ đang làm gì ?
- Những việc làm đó có tác dụng gì ?
- Em có thể làm được như các bạn đó không?
- HS thảo luận các câu hỏi BT1.
- Các bạn nhỏ đang trồng cây và chăm sóc hoa.
- Có tác dụng bảo vệ và chăm sóc cây.
- HS trả lời.
- 1 số HS trình bày.
GV KL:
Hoạt động 3: Quan sát và TL BT 3.
- Các bạn đang làm gì ?
- Em tán thành những việc làm nào ? tại sao?
- HS thảo luận theo cặp.
- 3 bạn đang bẻ cành, trèo cây . 
- HS trả lời.
- Tô màu vào bạn có hành động đúng trong tranh.
GV KL: 
- Một số HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài.
 - Nhận xét chung tiết học. 
 Soạn: 26/03/2010.
 Giảng: Thứ ba, 30/03/2010.
Ôn toán
Tiết 88 Luyện tập phép trừ trong phạm vi 100
 ( Trừ không nhớ)
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
 - Kĩ năng thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.
 - Cách giải và trình bày bài giải toán có lời văn.
 II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ.
 HS: Bảng con; que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
* HD luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 85 - 32 79 - 44 76 - 76
 98 - 56 40 - 20 89 - 9
- HS đọc YC.
- Làm vào vở.
Bài 2: Tính nhẩm.
 85 - 5 = 74 - 4 =  56 - 1 =
 85 - 50 = 74 - 30 = 56 - 10 =
 85 - 15 = 74 - 34 = 56 - 56 = 
- Đọc yêu cầu.
- Nêu miệng kết quả.
Bài 3: Quyển sách dày 78 trang. Hoa đã đọc được 52 trang . Hỏi Hoa còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển sách? 
 Tóm tắt
 Có : 78 trang
 Đã đọc : 52 trang
 Còn lại : trang?
- Chấm, chữa bài.
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống. 
- HD HS làm bài.
 97 - = 87 34 - = 30
 54 - = 52 67 - = 37 
 90 - = 40 77 - = 22
- HS đọc bài toán- Tự TT - Làm vào vở. 
 Bài giải
 Hoa còn phải đọc số trang sách là:
 78 - 52 = 26 ( trang)
 Đáp số: 26 trang.
- Nêu yêu cầu - 2 HS Làm bài trên bảng lớp.
- Lớp làm bảng con.
- Chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 5: Đúng ghi đ, sai ghi s.
 12 + 25 < 38 < 24 + 15 
 13 + 21 < 37 < 26 + 10 
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài.
- HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài.
 - Nhận xét chung tiết học.
 - Chuẩn bị tiết học sau.
Ôn Âm nhạc
Tiết 30 Ôn tập bài hát: Đi tới trường
 Nhạc: Đức Bằng
 Lời: Theo Học vần lớp 1 ( cũ).
 I. Mục tiêu:
 - Ôn luyện để hát đúng giai điệu và lời ca hai bài hát.
 - Luyện hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Tập biểu diễn trước lớp.
II. Chuẩn bị:
 GV: Nhạc cụ.
 HS: Thanh phỏch.
III.Cỏc hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hát và vận động phụ hoạ bài hát: Hoà bình cho bé.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 - 2 nhóm biểu diễn trước lớp.
2. Dạy bài mới:
- HD ôn tập hai bài hát.
* ễn bài hỏt: Đi tới trường.
+ GV hát mẫu lại 1 lần.
- Theo dõi, sửa sai cho HS.
- Lắng nghe - Lớp hát 1 lần.
- HS hát ôn tổ, nhóm.
* Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- 1- 2 nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Luyện hát và vận động phụ hoạ theo nhóm.
* Tập biểu diễn:
- 1 số nhóm biểu diễn trước lớp ( Chọn 1 trong 2 bài).
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
*Thi hát:
- Bình chọn cá nhân, nhóm hát đúng, hay, tự nhiên.
- HS thi hát cá nhân.
- Thi hát theo nhóm.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Cho cả lớp hát lại bài hát.
- Nhận xét chung giờ học.
- Tập biểu diễn.
- HS hát 1 - 2 lần.
- HS nghe và ghi nhớ.
Ôn Tiếng Việt
Tiết 112 Luyện đọc: Chuyện ở lớp
I. Mục tiêu: 
 - Luyện đọc trôi chảy toàn bài Chuyện ở lớp.
 - Tỡm được cõu chứa tiếng cú uôc, uôt trong bài và ngoài bài.
 - Biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp cỏc dấu cõu.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ ghi nội dung bài đọc.
 HS: Bảng con.
III. Cỏc hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yờu cầu HS đọc bài: Chuyện ở lớp.
- Nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a. Luyện đọc:
- GV hướng dẫn HS luyện đọc.
b. Ôn vần và Tìm hiểu bài.
* Ôn vần uôc, uôt. 
+ Tìm tiếng trong bài có vần uôt.
+ Tìm tiếng ngoài bài có uôc, uôt.
- GV ghi lên bảng.
- Nhận xột, bình chọn tổ tìm được 
nhiều tiếng đúng.
* Tìm hiểu bài:
- Bạn nhỏ kể mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
- Mẹ nói gì với bạn nhỏ?
- Vì sao mẹ muốn bé kể chuyện ngoan ngoãn? 
+ Liên hệ: 
c. Luyện nói: ở lớp em đã ngoan TN?
- Trò chơi: Đóng vai (GV HD cách chơi).
- Nhận xét, tuyên dương. 
4. Củng cố - Dặn dũ:
- Đọc bài trong SGK.
- Nhận xột chung tiết học.
- HS đọc toàn bài.
- Nhận xột
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Luyện đọc cả bài trong nhúm.
- Thi đọc đồng thanh theo dóy, bàn
- Thi đọc cả bài( đọc cỏ nhõn)
- Nờu YC - Tìm và đọc, phân tích.
- HS thảo luận theo nhúm.
- Đại diện cỏc nhóm thi nói tiếng cú vần uôc, uôt.
+ uôc: cuốc đất, bắt buộc,..
+ uôt: tuốt lúa, sáng suốt,
- HS đọc toàn bài.
- Chuyện bạn Hoa không thuộc bài
- Mẹ không nhớ chuyện bạn nhỏ kể
- Mẹ mong ai cũng ngoan ngoãn.
- HS liên hệ.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát tranh SGK - Thảo luận.
- HS đóng vai.
- Đọc ĐT.
 Soạn: 29/03/2010.
 Giảng: Thứ tư, 31/ 03/2010.
ÔN Tiếng Việt
 Tiết 113 Luyện viết: Mèo con đi học 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS luyện viết được bài thơ Mèo con đi học. Trình bày đúng khoảng cách các chữ, nét nối, dấu phụ,
- HS có ý thức giữ gìn sách vở - Rèn luyện chữ viết thường xuyên.
II. Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ.
- HS : Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy- học 
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- KT bài viết chưa đạt yêu cầu tiết trước .
- Nhận xét, chấm điểm, sửa lỗi.
3. Dạy bài mới:
* Luyện viết bảng con.
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài viết 
 ( Cả bài thơ).
- Nhận xét, bổ sung
- HD tìm chữ dễ viết sai.
- Nhận xét, sửa sai.
* HD viết vở:
- Nêu yêu cầu: 
- HD HS viết.
Lưu ý: Cách cầm bút, đặt vở, trình bày,...
- Đọc cho HS viết.
- Theo dõi, uốn nắn giúp đỡ HS.
- Đọc soát:
- Chấm bài, nêu nhận xét.
- HS hát. 
- Thực hiện theo YC của GV.
- Nghe, sửa lỗi.
- Quan sát - 2 , 3 HS nhìn bảng đọc (lớp đọc thầm).
 - Nhận xét về cách trình bày dòng thơ, khổ thơ, khoảng cách các chữ
- HS Tìm : vuốt tóc, chẳng nhớ, 
- Viết bảng con.
- Đọc lại nội dung bài viết.
- Viết bài vào vở
- Dùng bút chì soát lỗi.
- Nghe, rút kinh nghiệm để viết tốt hơn.
4. Củng cố - Dặn dò:
- YC HS viết lại trên bảng con (những chữ viết chưa đúng).
- Nhận xét chung giờ học.
- Luyện viết thêm ở nhà.
Thủ công
Tiết 30 Cắt, dán hàng rào đơn giản
 I. Mục tiêu : 
- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan giấy đều nhau. 
II. Chuẩn bị:
- GV: Bài mẫu, giấy màu .
- HS:	Giấy màu; Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Thực hiện theo HD của GV.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Cho HS quan sát các nan giấy và hàng rào.
- HS quan sát, nêu nhận xét về cạnh của các nan giấy, số nan đứng, số nan ngang, khoảng cách giữa các nan
c. Hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy.
- Kẻ 4 nan đứng ( dài 6 ô rộng 1 ô) và 2 nan ngang ( dài 9 ô rộng 1 ô).
- Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy.
- GV thao tác từng bước.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
d. Thực hành kẻ, cắt nan giấy.
 - Cắt các nan giấy thực hiện theo các bước:
+ Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 6 ô.
+ Kẻ 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 9 ô.
+ Thực hành cắt các nan giấy khỏi tờ giấy màu.
- HS lắng nghe.
- Thực hành kẻ, cắt các nan giấy.
- GV theo dõi , giúp đỡ HS còn lúng túng.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét ý thức chuẩn bị đồ dùng, tinh thần học tập, kĩ thuật kẻ, cắt các nan giấy.
- Luyện kẻ, cắt ở nhà.
- Chuẩn bị tiết học sau dán hàng rào vào vở thủ công.
Hoạt động tập thể
tiết 30 Giáo dục vệ sinh răng miệng
I - Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết vệ sinh răng miệng, biết đánh răng đúng cách. 
- Vận dụng những hiểu biết ban đầu vào việc giữ vệ sinh răng miệng. Có ý thức vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
II - Chuẩn bị :
- GV : Mô hình răng, bàn chải, nước sạch,.
- HS : Bàn chải , thuốc đánh răng.	
III - Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức:
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiển tra sự chuẩn bị của HS. 
- HS thực hiện theo yêu cầu
3. Dạy bài mới:
* Thực hành đánh răng
- Làm mẫu trên mô hình răng.
- Quan sát
- GV cho một số em lần lượt lên đánh răng.
- HS thực hiện trước lớp.
- Quan sát - Nhận xét
- Hàng ngày em quen đánh răng như thế nào? vào lúc nào? 
 - Đánh mặt trong, ngoài, mặt nhai
 - Sáng dậy, sau khi ăn.
- Theo dõi, HD HS thực hiện đúng.
+ Thực hành đánh răng, súc miệng (từng HS).
- Để có hàm răng đẹp và hơi thở thơm tho em cần phải làm gì ?
* Liên hệ:
GV KL:
- Không ăn nhiều đồ ngọt, không ăn quá lạnh hoặc quá nóng, , đánh răng 2 lần/ ngày và súc miệng sau khi ăn.
- Liên hệ bản thân về cách giữ vệ sinh răng , miệng hằng ngày.
4. Củng cố - dặn dò: - Khen ngợi những HS làm tốt việc giữ vệ sinh răng miệng.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn học sinh : Thường xuyên đánh răng, súc miệng để hàm răng khoẻ, đẹp.
 Soạn: 30/03/2010.
Giảng: Thứ năm, 01/04/2010.
	 Ôn Toán
Tiết 89 Luyện tập: Các ngày lễ trong tuần 
I. Mục tiêu : 
Củng cố cho HS: 
 - Làm quen các đơn vị đo thời gian: ngày và tuần. Nhận biết 1 tuần lễ có 7 ngày.
 - Cách đọc thứ, ngày, tháng trên lịch bóc hằng ngày.
II. Chuẩn bị :
- GV : Quyển lịch bóc.
- HS : Thời khoá biểu.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
* HD HS luyện tập.
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm.
Nếu hôm nay là thứ tư thì:
 - Ngày mai là thứ ..
 - Ngày kia là thứ ...
 - Hôm qua là thứ ...
 - Hôm kia là thứ .
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài - Chữa bài.
Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s.
Một tuần lễ và một ngày là bao nhiêu ngày?
 a- 2 ngày 
 b- 8 ngày 
- Nêu yêu cầu.
- Làm bảng con.
Bài 3: Kì nghỉ tết vừa qua em được nghỉ 2 tuần lễ và 2 ngày. Hỏi em được nghỉ tất cả bao nhiêu ngày?
- Chữa bài, nêu nhận xét.
Bài 4: Nối phép tính với kết quả đúng.
32 + 47
89 - 15
40 + 36
98 - 26
76
72
79
74
- Chữa bài, nêu nhận xét.
- HS đọc YC của bài - Làm bài vào vở. 
 Bài giải
 2 tuần lễ = 14 ngày
 Số ngày em được nghỉ là:
 14 + 2 = 16 ( ngày)
 Đáp số: 16 ngày.
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài vào phiếu.
 - Chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài học.
 - GV nhận xét chung giờ học.
 - Dặn dò : chuẩn bị bài sau.
Ôn Tự NHIÊN Xã HộI
Tiết 30 Ôn bài: Trời nắng , trời mưa
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
 - Nh ận biết nững dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
 - Biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
 - Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc mưa.
II. Chuẩn bị:
 GV: - Các hình ảnh bài 30 SGK
 - Sưu tầm tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
 HS: Sưu tầm tranh, ảnh.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
*Hoạt động1: Làm việc với tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
+ Bước 1:
- GV chia nhóm: 4 nhóm
- Y/c các nhóm phân loại tranh ảnh các em mang đến lớp thành 2 nhóm: tranh ảnh trời nắng; tranh ảnh về trời mưa.
- HS từng nhóm phân loại tranh ảnh.
- Yêu cầu HS trong nhóm nêu những dấu hiệu của trời nắng, trời mưa(vừa nói vừa chỉ vào tranh)
- Trời nắng bầu trời trong xanh có mây trắng..
-Trời mưa có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời nhiều mây xám.
+ Bước 2: Trình bày kết quả.
GV KL:
- Đại diện các nhóm giới thiệu trước lớp.
- Khi trời nắng, bầu trời trong xanh,
- HS lắng nghe.
- Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi,.
*Hoạt động 2: Thảo luận.
- Tại sao đi dưới trời nắng bạn phải đội mũ nón? 
- Hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa bạn phải làm gì? 
- Một số nhóm trình bày.
GV KL:
* Liên hệ:
- HS liên hệ bản thân về việc khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày trời nắng, trời mưa.
Ôn thủ công
 Tiết 30 Ôn bài: Cắt, dán hàng rào đơn giản
 I. Mục tiờu:
 Giúp HS củng cố về: 
 - Cách kẻ, cắt các nan giấy để dán thành hàng rào đơn giản.
- Cắt được các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan giấy đều nhau. 
II. Chuẩn bị:
- GV: Bài mẫu, giấy màu .
- HS:	Giấy màu; Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Thực hiện theo HD của GV.
3. Dạy bài mới:
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Cho HS quan sát các nan giấy, bài mẫu.
- HS quan sát, nêu nhận xét.
- Nêu số nan giấy đứng, số nan giấy ngang.
b. Hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy.
- GV thao tác từng bước ( 1 lần).
- HS nhắc lại:
- Kẻ 4 nan đứng ( dài 6 ô rộng 1 ô) và 2 nan ngang ( dài 9 ô rộng 1 ô).
- Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy.
- HS quan sát.
- 1 - 2 HS thao tác lại.
c. Thực hành kẻ, cắt nan giấy.
 - Cắt các nan giấy thực hiện theo mấy bước?
- HS nêu:
+ Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 6 ô.
+ Kẻ 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 9 ô.
+ Thực hành cắt các nan giấy khỏi tờ giấy màu.
- Thực hành kẻ, cắt các nan giấy.
- GV theo dõi , giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét ý thức chuẩn bị đồ dùng, tinh thần học tập, kĩ thuật kẻ, cắt các nan giấy.
- Chuẩn bị tiết học sau dán hàng rào vào vở thủ công.
 Soạn: 31/03 / 2010.
 Giảng: Thứ sáu, 02/04/2010.
 Ôn Toán
Tiết 90 Luyện tập phép trừ không nhớ trong pv 100
I. Mục tiêu: 
Củng cố cho HS về: 
 - Kĩ năng thực hiện phép trừ; cách giải và trình bày bài toán có lời văn.
 - Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
II. Chuẩn bị :
- GV : Bảng phụ.
- HS : Que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
* HD HS luyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
 43 - 21 57 - 52 95 - 34
 87 - 7 28 - 0 78 - 78
 Bài 2: Từ các số 35, 47, 12 hãy lập hai phép cộng và hai phép trừ đúng.
- GV HD cách làm.
- HS nêu cách thực hiện - Làm vào bảng con.
- Làm bài vào vở - Chữa bài.
 =
 =
- Nhận xét, sửa sai cho HS. 
 =
 =
Bài 3: Điền số vào chỗ chấm rồi giải bài toán. 
 Nhà Hùng nuôi được 78 con vịt, mẹ đem bán  con vịt. Hỏi nhà Hùng còn lại bao nhiêu con vịt?
- Chấm, chữa bài, nêu nhận xét.
Bài 4: Từ phép cộng hãy viết hai phép trừ thích hợp.
 - HD cách làm. 
42
+
15
=
57
-
-
- Nhận xét.
- HS đọc YC bài toán, điền số - Tóm tắt 
- Giải bài vào vở. 
61
+
23
=
84
-
-
- Làm bài vào phiếu. 
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài học.
 - GV nhận xét chung giờ học.
 - Dặn dò : chuẩn bị bài sau.
 Ôn Tiếng Việt
Tiết 114 Ôn kể chuyện: Sói và Sóc
I. Mục tiêu : 
* Giúp HS :	
 - Luyện kể lại chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
	- Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.
 - Kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh( HS khá - giỏi).
II. Chuẩn bị: 
	 GV: Tranh minh họa truyện kể; Đồ dùng đóng vai.
 HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ND chuyện Bông hoa cúc trắng.
3. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài 
a. Giáo viên kể chuyện: 
- Kể lần 1.
- Kể lần 2 - 3 kết hợp từng tranh minh họa
b. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
* Tranh 1: GV nêu yêu cầu 
- Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang truyền trên cành cây ?
- Nhận xét về giọng kể, cử chỉ, điệu bộ, nội dung,.
* Tranh 2, 3, 4:
 ( HD HS tương tự như tranh 1)
c. Hướng dẫn học sinh kể phân vai toàn bộ câu chuyện ( HS khá - giỏi). 
* GV chia nhóm ( mỗi nhóm gồm 3 em đóng vai theo nội dung câu chuyện ) thi kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Lần 1: GV dẫn chuyện.
- Lần 2,3: HS đóng tất cả các vai.
- Nhận xét, tuyên dương, cho điểm.
d. Giúp các em hiểu ý nghĩa truyện .
- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Hát.
- HS nêu.
- Lắng nghe 
- Nghe QS tranh minh hoạ.
- HS xem tranh trong SGK, đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
+ Sóc rơi đúng đầu lão Sói đang ngái ngủ.
- Thi kể đoạn 1.
- Nhận xét .
- Quan sát tranh 
- Đọc câu hỏi dưới tranh
- Luyện kể phân vai theo nhóm.
- Thi kể phân vai.
- Nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến.
4. Củng cố - Dặn dò: 
	- Giáo viên nhận xét chung giờ học .
	- Tuyên dương em có ý thức học tập tốt .
	- Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
ÔN Mĩ thuật
Tiết 30 Ôn bài: xEM tranh thiếu nhi vẽ về 
 đề tai sinh hoạt
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
 - Biết cách quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh.
 - Chỉ ra bức tranh mình thích nhất.
 - Có cảm nhận ban đầu về nội dung và vẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt( HS Khá - Giỏi).
II. Chuẩn bị:
 GV: Một số tranh thiếu nhi vẽ về cảnh sinh hoạ với các chủ đề khác nhau. 
 HS: Sưu tầm tranh ảnh của thiếu nhi về đề tài sinh hoạt.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu một số tranh để HS nhận ra:
b. HD HS xem tranh:
- HS quan sát và nêu được:
+ Cảnh sinh hoạt trong gia đình.
+ Cảnh sinh hoạt ở phố phường, làng xóm,.
+ Cảnh sinh hoạt ở sân trường trong giờ ra chơi..
- Giới thiệu tranh và gợi ý để HS nhận ra:
+ Đề tài của tranh
+ Các hình ảnh trong tranh.
+ Sắp xếp các hình vẽ.
+ Màu sắc trong tranh.
- HS quan sát.
- Gợi ý để HS tìm hiểu kĩ về bức tranh:
+ Hình dáng động tác của các hình vẽ.
+ Hình ảnh chính và các hình ảnh phụ.
+ Hoạt động trong tranh đang diễn ra ở đâu?
+ Những màu chính được vẽ trong tranh?
+ Em thích nhất màu nào trên bức tranh?
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung.
c. Tóm tắt và kết luận:
Những bức tranh các em vừa xem là tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình.
- Lắng nghe.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30 - the.doc