ĐẠO ĐỨC
KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 1)
A/ Mục tiêu : - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ và của thiếu nhi đối với Bác Hồ
- Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
B/ Đồ dùng dạy học : - Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. Tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi.
C/ Hoạt động dạy học :
bài toán trong SGK - HS nhìn sơ đồ tóm tắt nêu đề toán . - Cả lớp làm vào vở bài tập . - 1HS lên bảng giải bài : Giải : Số lít dầu cả hai thùng có tất cả là : 125 + 135 = 260 ( lít ) Đ/S: 260 lít - HS khác nhận xét bài bạn . - Cả lớp cùng thực hiện tính nhẩm . - 1HS nêu miệng kết quả nhẩm . 310 + 40 = 350 400 + 50 = 450 150 + 250 = 400 305 + 45 = 350 - HS khác nhận xét bài bạn . - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học - Về nhà học bài và làm bài 5còn lại Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 2 Tập làm văn NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN . A/ Mục tiêu : - Trình bày được những hiểu biết về tổ chức đội TNTPHCM (BT1). - Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2). B/ Chuẩn bị :- Mẫu đơn phô tô phát cho từng em . C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 2.Bài mới: - GT bài: 3) Hướng dẫn làm bài tập : *Bài 1 : - Gọi 2 học sinh đọc bài tập. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tổ chức của đội TNTPHCM như sách giáo viên. - Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi . - Gọi đại diện từng nhóm nói về tổ chức của đội TNTPHCM . - Theo dõi và bình chọn học sinh am hiểu nhất về tổ chức đội . - Đội thành lập ngày tháng năm nào? Ở đâu? - Những đội viên đầu tiên của đội là ai? - Đội được mang tên Bác khi nào ? *Bài 2 : - Gọi 1 học sinh đọc bài tập . - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập - Hướng dẫn học sinh về đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần như sách giáo viên . - Yêu cầu học sinh làm vào vở hoặc vào mẫu đơn đã chuẩn bị trước . - Gọi 2 học sinh nhắc lại bài viết . - Giáo viên lắng nghe và nhận xét 4) Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . - Nhắc học sinh học sinh về cách trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi tới các thư viện đọc sách . - Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên . - Lắng nghe giáo viên để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này . - Hai học sinh nhắc lại tựa bài . - Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn . - Học sinh lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về tổ chức đội . - Học sinh trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi . - Sau đó đại diện nhóm thi nói về tổ chức đội . - Lớp nghe và bình chọn người có am hiểu nhất về đội . - Đội thành lập vào ngày 15 / 5 / 1941 tại Pác Pó tỉnh Cao Bằng với tên gọi ban đầu là Đội quốc. Lúc đầu có 5 đội viên đội trưởng là Nông Văn Dền (Kim Đồng), Nông Văn Thàn, (Cao Sơn) Lí Văn Tịnh (Thanh Minh) Lí Thị Mì (Thủy Tiên) Lí Thị Xậu (Thanh Thủy).Đội mang tên Bác vào ngày 30/01/1970. - Một học sinh đọc bài . - Cả lớp theo dõi và đọc thầm . Thực hành điền vào mẫu đơn in sẵn . - Ba học sinh đọc lại đơn . - Lớp theo dõi đánh giá bài bạn theo sự gợi ý của giáo viên - Hai đến ba học sinh nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn viết đơn . - Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3 Tự nhiên xã hội NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO? A/ Mục tiêu : - Sau bài học: - Hiểu được cần thở bằng mũi không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe. - Biết được khi hít vào, khí ô xy có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể, khi thở ra khí Các - bo - níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi. KNS: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bắng mũi, vệ sinh mũi. -Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. B/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 7, gương soi . C/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài “ Hoạt động thở và hô hấp “ - Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào ? -Hai lá phổ có chức năng gì ? -Hãy quan sát tranh và chỉ đường đi của không khí ? - Giáo viên nhận xét đánh giá phần bài cũ. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: *Hoạt động 1: - Yêu cầu hoạt động nhóm - Chia lớp thành các nhóm nhỏ nhóm nhỏ . - Yêu cầu học sinh dùng gương soi để quan sát trong lỗ mũi hoặc quan sát lỗ mũi của bạn để trảlời câu hỏi của giáo viên : - Các em nhìn thấy cái gì trong mũi ? - Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ? - Hàng ngày dùng khăn lau trong mũi em thấy trong khăn có gì ? - Tại sao thở bằng mũi lại tốt hơn thở bằng miệng ? * Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bụi... ngoài ra còn có dịch nhầy, nhiều mao mạch để sưởi ấm không khí * Kết luận : Thở bằng mũi là hợp vệ sinh vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi . *Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa. - Bước 1: Làm việc theo cặp -Yêu cầu hai em cùng quan sát các hình 3,4,5 trang 7 sách giáo khoa thảo luận - Bức tranh nào thế hiện không khí trong lành? -Bức tranh nào thế hiện không khí nhiều khói bụi ? - Khi được thở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ? -Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí nơi có nhiều khói bụi ? -Bước 2 : - Gọi học sinh lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp - Yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ trả lời câu hỏi: - Thở không khí trong lành có lợi gì ? - Thở không khí nhiều khói bụi có hại gì ? *Giáo viên kết luận (sách giáo khoa). c) Củng cố - Dặn dò: - Gọi HSnhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và xem trước bài mới . 3HS lên bảng trả lời õ : - Cơ quan hô hấp gồm ; Mũi , phế quản , khí quán và hai lá phổi . - Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí . -Học sinh chỉ trên hình vẽ về đường đi của không khí . - Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài -Vài học sinh nhắc lại tựa bài. - Lớp tiến hành phân nhóm theo yêu cầu của giáo viên - Các nhóm cứ hai em thành một cặp thảo luận để tìm hiểu nội dung bài . - Khi soi gương ta thấy trong mũi có nhiều lông mũi . - Khi bị sổ mũi có nhiều nước mũi chảy ra . - Khi dùng khăn lau trong mũi ta thấy có bụi bẩn - Vì thở bằng mũi có lông mũi cán bớt bụi . - Lớp lắng nghe giáo viên kết luận ý chính của bài . - Từng cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh . - Bức tranh 3 không khí trong lành. - Bức tranh 4,5 thể hiện không khí có nhiều khói bụi. - Thở không khí trong lành thấy khoan khoái, dễ chịu - Không khí nhiều khói bụi thấy khó chịu - Học sinh lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp . - Thở không khí trong lành giúp chúng ta khỏe mạnh - Không khí nhiều khói bụi rất có hại cho sức khỏe . - HS đọc lại “ Bóng đèn tỏa sáng “ - HS nêu nội dung bài học . - Về nhà học bài và xem trước bài mới Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TUẦN 2 Tiết 1 Đạo đức KÍNH YÊU BÁC HỒ (TIẾT 2) Mục đích yêu cầu: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. Chuẩn bị: Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, đặc biệt là về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). Năm điều Bác Hồ dạy Vở bài tập đạo đức 3. Hoạt động lên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên trả câu hỏi trong bài trước. - Nhận xét, cho điểm 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Bài học đạo đức hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về: Kính yêu Bác Hồ. b) Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến GV phát phiếu học tập, phân nhóm 2 - Thảo luận nhóm. + Năm điều Bác Hồ dạy là để cho thiếu nhi. + Muốn trở thành Cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi phải làm đúng theo Năm điều Bác Hồ dạy. + Phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi là đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. + Chỉ cần học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, không cần phải thực hiện bằng hành động. + Ai cũng kính yêu Bác Hồ, kể cả bạn bè và thiếu nhi thế giới. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình. - Nhận xét câu trả lời của các nhóm. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. c) Hoạt động 2: Cuộc thi “Hái hoa dân chủ” - Thầy phổ biến nội dung cuộc thi: - Mỗi một nhóm cử 2 HS lập thành 1 đội để dự thi tìm hiểu về chủ đề Bác Hồ. - Phổ biến luật thi. - HS thi 3 vòng. - Tổng kết, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Dặn dò: HS chăm chỉ thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ *********************** Tiết 2+3 Tập đọc - Kể chuyện AI CÓ LỖI? I/Mục tiêu: biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung bài: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) KNS: Giao tiếp ứng xử văn hóa, Thể hiện sự cảm thông, Kiểm soát cảm xúc II/Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III/Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định lớp : - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: + Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao? - Nhận xét – cho điểm. - 2 HS đọc lại bài Hai bàn tay em và trả lời câu hỏi. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: + Treo tranh minh hoạ. - HS quan sát. - Đây là bức tranh vẽ đôi bạn thân En-ri-cô và Cô-rét-ti, hai bạn ngồi học cạnh nhau. Có một lần, En-ri-cô hiểu lầm Cô-rét-ti và giận bạn nhưng rồi sau đó, cách xử sự của Cô-rét-ti đã làm En-ri-cô hiểu bạn hơn và tình bạn của họ càng thêm gắn bó. Nội dung cụ thể của câu chuyện như thế nào? Chúng ta cùng học bài, Ai có lỗi để. b) Luyện đọc: Đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài. - HS theo dõi Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. - Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc. - HS đọc đoạn 1 + Tìm từ trái nghĩa với từ kiêu căng. + Khiêm tốn. * Kiêu căng là tự cho mình hơn người khác, trái nghĩa với kiêu căng là khiêm tốn. - Hướng dẫn HS đọc đoạn 2, 3, 4, 5 tương tự như cách hướng dẫn đọc đoạn 1. - HS đọc đoạn 2, 3, 4, 5. - 5 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. c) Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2. - HS đọc đoạn 1, 2. + Câu chuyện kể về ai? + Câu chuyện kể về En-ri-cô và Cô-rét-ti. + Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? + Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vào khuỷu tay En-ri-cô, làm cây bút của En-ri-cô nguệch ra một đường rất xấu. Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình, En-ri-cô tức giận và trả thù Cô-rét-ti bằng cách đẩy vào khuỷu tay bạn. - Vì hiểu lầm nhau mà En-ri-cô và Cô-rét-ti đã giận nhau. Câu chuyện tiếp diễn thế nào? Hai bạn có làm lành với nhau được không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 3. - Yêu cầu HS đọc đoạn 3. - HS đọc đoạn 3. + Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti? + En-ri-cô hối hận vì sau cơn giận, khi bình tĩnh lại En-ri-cô thấy rằng Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. En-ri-cô nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, thấy thương bạn và càng hối hận. + En-ri-cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti không? + En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti. - En-ri-cô thấy hối hận về việc làm của mình nhưng không đủ can đảm xin lỗi Cô-rét-ti. Chuyện gì đã xảy ra ở cổng trường sau giờ tan học, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài. - Yêu cầu HS đọc đoạn 4, 5. - HS đọc đoạn 4, 5. ? Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? + Đúng lời hẹn, sau giờ tan học En-ri-cô đợi Cô-rét-ti ở cổng trường, tay lăm lăm cây thước. Khi Cô-rét-ti tới, En-ri-cô giơ thước lên doạ nhưng Cô-rét-ti đã cười hiền hậu làm lành. En-ri-cô ngây người ra một lúc rồi ôm chầm lấy bạn. Hai bạn nói với nhau sẽ không bao giờ giận nhau nữa. ? Bố đã trách En-ri-cô như thế nào? + Bố trách En-ri-cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn. ? Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng hay sai? Vì sao? + Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng vì bạn là người có lỗi đáng lẽ phải xin lỗi Cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm. Sau đó, En-ri-cô còn hiểu lầm Cô-rét-ti nên đã giơ thước doạ đánh bạn. ? Có bạn nói, mặc dù có lỗi nhưng En-ri-cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En-ri-cô? + En-ri-cô có lỗi nhưng vẫn có điểm đáng khen, đó là cậu biết thương bạn khi thấy bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình. ? Còn Cô-rét-ti có gì đáng khen? + Cô-rét-ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, chủ động làm lành với bạn. ? Qua tìm hiểu bài các em cho thầy biết nội dung của bài? + Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. - GV viết lên bảng. - HS viết vào tập. d) Luyện đọc lại bài: - Gọi HS khá đọc đoạn 3, 4, 5. - 1 HS khá đọc đoạn 3, 4, 5. - HS chia thành các nhóm nhỏ thực hành luyện đọc theo từng vai. - 3, 4 nhóm thi đọc. - Tuyên dương các nhóm đọc tốt. 4. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại đại ý của bài. - Dặn dò: Về nhà coi lại bài và học bài; chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. Kể chuyện: AI CÓ LỖI? I/Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II/Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - HS hát 2. Định hướng yêu cầu: - 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. ? Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng lời của ai? + Câu chuyện vốn được kể lại bằng lời của En-ri-cô. ? Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại bằng lời của ai? + Kể lại câu chuyện bằng lời của em. - Vậy nghĩa là khi kể chuyện, em phải đóng vai trò là người dẫn chuyện. Muốn vậy, các em cần chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình. - Yêu cầu HS đọc phần kể mẫu. - 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi. - 1 HS tập kể lại nội dung bức tranh 1. 3. Thực hành kể chuyện: - Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 5 HS - Mỗi HS kể 1 đoạn trong nhóm. - HS trong nhóm khác nghe và chỉnh sửa. - Gọi 1, 2 nhóm kể trước lớp theo hình thức nối tiếp. - 1, 2 nhóm kể trước lớp theo hình thức nối tiếp. - Theo dõi và tuyên dương. - HS trong lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện của các bạn trong nhóm đó. 4. Củng cố, dặn dò: ? Qua phần đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được bài học gì? + Phải biết nhường nhịn bạn bè. + Phải biết tha thứ cho bạn bè. + Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi. + Không nên nghĩ xấu về bạn bè. - Dặn dò: HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 4 TOÁN TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Có nhớ một lần) I/Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm). - Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ) - HS dựa vào tóm tắt mà biết đọc đề toán để giải toán. - Làm BT1 (cột 1, 2, 3), BT2 (cột 1, 2, 3), BT3. II/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định lớp: - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: - GV cho bài. - Nhận xét – chữa bài và cho điểm. - 3 HS làm bài trên bảng. 425 + 137 562 216 + 358 574 78 - 56 22 82 - 35 47 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Tiết học này các em tìm hiểu về: Trừ các số có ba chữ số. - GVghi tựa bài. b) Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần): Phép trừ 432 – 215: - Viết lên bảng phép tính: 432 – 215 = ? - 1 HS lên bảng đặt tính và nêu cách tính. 432 - 215 217 - 2 không trừ được 5 lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1. - 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1 viết 1. - 4 trừ 2 bằng 2, viết 2. + Chúng ta bắt đầu tính từ hàng nào? + Tính từ hàng đơn vị. + 2 không trừ được 5, vậy phải làm thế nào? + 2 không trừ được 5, mượn 1 chục của 3 chục thành 12, 12 trừ 5 bằng 7 viết 7. * Khi thực hiện trừ các đơn vị, ta đã mượn 1 chục của hàng chục, vì thế trước khi thực hiện trừ các chục cho nhau, ta phải trả lại 1 chục đã mượn. Ta giữ nguyên số chục của số bị trừ thì ta cộng thêm 1 chục vào số chục của số trừ. Cụ thể trong phép trừ này là 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1. + Hãy thực hiện trừ các số trăm cho nhau? + 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 - Yêu cầu HS thực hiện lại từng bước. - 2 HS thực hiện lại từng bước. Phép trừ 627 – 143: - Tiến hành các bước tương tự. 4. Luyện tập: a) Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài toán. - HS nêu yêu cầu bài. - 3 HS lên bảng làm ở cột 1, 2, 3. 541 - 127 414 422 - 114 308 564 - 215 349 - Chữa bài, cho điểm - HS vừa lên bảng vừa nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. b) Bài 2: - Nhận xét, cho điểm. Bài giải Phần còn lại dài là: 243 – 27 = 216 (cm) Đáp số: 216 cm 4. Củng cố, dặn dò: - Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm về phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần). - Nhận xét tiết học ? Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem? + Bạn Bình có 128 con tem. ? Bài toán yêu cầu ta tìm gì? + Bài toán yêu cầu ta tìm số tem của bạn Hoa. - HS lên bảng làm bài. - Chữa bài, cho điểm. Bài giải Số tem của bạn Hoa là: 335 – 128 = 207 (con tem) Đáp số: 207 con tem d) Bài 4 (Khá, giỏi): + Đoạn dây dài bao nhiêu xăng-ti-mét? + Đoạn dây dài 243cm. + Đã cắt đi bao nhiêu xăng-ti-mét? + Đã cắt đi 27cm. + Bài toán hỏi gì? + Còn lại bao nhiêu xăng-ti-mét? + Hãy dựa vào tóm tắt và đọc thành đề toán? + Có một sợi dây dài 243cm, người ta đã cắt đi 27cm. Hỏi phần còn lại dài bao nhiêu xăng-ti-mét? - HS làm bài. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 2 Toán LUYỆN TẬP I/Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ một lần). - Vận dụng vào được giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ). - Nâng cao khả năng giải toán có lời văn bằng phép tính trừ. - Làm BT1, 2(a), 3(cột 1, 2, 3), 4. II/Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định lớp: - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét – cho điểm. - 2 HS làm bài trên bảng. Số bị trừ 485 763 542 628 Số trừ 137 428 213 373 Hiệu 348 335 329 245 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ một lần). b) Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - 4 HS lên bảng làm bài. - HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. - Chữa bài, cho điểm. 892 340 329 25 Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài 2 - HS nêu lại cách đặt tính và cách
Tài liệu đính kèm: