A. Yêu cầu:
- Hs đọc và viết được u – ư – nụ – thư.
- Đọc được câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thủ đô.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh minh họa.
- HS: SGK – VTV – Bảng con – ĐDHT.
C. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Tuần 5: Thứ hai ngày 09 tháng 10 năm 2006 Môn: Học vần Bài: U – Ư SGK/36 – Thời gian dự kiến 70’ A. Yêu cầu: - Hs đọc và viết được u – ư – nụ – thư. - Đọc được câu ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thủ đô. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Tranh minh họa. - HS: SGK – VTV – Bảng con – ĐDHT. C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - HS đọc và viết từ ứng dụng. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: - GV ghi u và nói: Vần u gồm 2 nét: 1 nét hất – nét móc ngược tức là 1 nét xiên phải – 2 nét móc ngược. - So sánh u – i giống: nét xiên, nét móc ngược; khác: u có 2 nét móc ngược, i có dấu chấm trên đầu. - GV phát âm u: miệng mở hẹp tròn môi. - HS phát âm – GV sửa. - HS đính bảng cài – GV theo dõi. - GV đính bảng cài – HS đọc. - GV ghi nụ và nói vị trí chữ trong tiếng nụ. - Hướng dẫn đánh vần: nờ-u-nu-nặng-nụ-nụ. - HS ghép nụ trên bộ ĐDHT – GV theo dõi. - GV đính bảng cài – HS đọc. - HS đọc bài – GV nhận xét. - HS nghỉ giải lao. - Ư (Quy trình tương tự). - So sánh u – ư: giống: u; khác: ư có râu móc ở nét thứ 2. - HS đọc bảng lớp nội dung trên. - HS đọc từ ứng dụng – GV sửa. - HS đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có chữ vừa học. - HS viết bảng con – GV nhận xét. Tiết 2: Luyện tập (nghỉ 10’) 3. Luyện tập: - HS đọc SGK – GV sửa. - Luyện viết VTV – GV theo dõi. -Thu vở chấm. * Luyện nói: HS đọc tên chủ đề. - HS quan sát và nhận xét tranh. 4. Củng cố – dặn dò: - HS đọc bài và tìm thêm tiếng có chữ vừa học. - Về nhà học bài – viết bài. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Môn: Toán Bài: Số 7 SGK/28 – Thời gian dự kiến 35’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Có khái niệm ban đầu về số 7. - Biết đọc, viết, đếm và so sánh các số trong phạm vi 7. - Nhận biết được các số trong phạm vi 7 và vị trí số 7. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu số 7 và các vật mẫu. - HS: SGK, VBT, bảng con. C. Hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: - HS viết số 6 và làm bài tập. - GV nhận xét bài cũ. 2. Dạy bài mới: - Giới thiệu số 7: - Có 6 em đang chơi, 1 em chạy tới. Vậy có tất cả mấy em (7 em). - 6 thêm 1 là mấy? (7) – HS nhắc lại. - HS lấy 6 chấm tròn rồi thêm 1 chấm tròn nữa. - HS nêu “6 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 7 chấm tròn”. - Tương tự với số hình vuông, que tính. - GV rút ra kết luận: 7 em, 7 chấm tròn - Bảy được viết chữ bảy và viết số 7. - HS đính bảng cài – GV theo dõi. - HS viết bảng con: số 7 - Nhận biết số 7 trong dãy số tự nhiên: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. - HS đọc xuôi và ngược. - Số liền sau số 6 là số mấy? (7). - Trong dãy số từ 1 đến 7 số nào là lớn nhất? (số 7). 3. Thực hành: Bài 1: Viết số: Chú ý độ cao 2 ô ly. Bài 2: Đếm số. - HS làm bài – GV theo dõi. Bài 3: Viết số thích hợp vào ¨ - Hướng dẫn HS đếm xuôi, đếm ngược theo thứ tự. Bài 4: Điền dấu - Hướng dẫn HS làm – GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò: - Tìm và nhận biết số lượng thứ tự các số. - Về nhà đọc đếm số. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Môn: Đạo đức Bài: Giữ gìn sách vở – Đồ dùng học tập SGK/ - Thời gian dự kiến 35’ A. Mục tiêu: HS hiểu: - Trẻ em có quyền được học hành. - Giữ gìn sách vở – ĐDHT. - Biết yêu quý và giữ gìn sách vở. B. Tài liệu và phương tiện: - GV: Điều 28 trong công ước. - HS: VBT. C. Hoạt động dạy – học: 1. Khởi động: - HS hát “Rửa mặt như mèo”. 2. Hoạt động 1: Bài tập. - HS tô màu và gọi tên có đúng không – đúng. - Giới thiệu với bạn bè về ĐDHT của mình. Đồ dùng đó dùng để làm gì? Cách giữ gìn ĐDHT ra sao? - GV: được đi học là quyền của trẻ em. Giữ gìn sách vở – ĐDHT chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình. 3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. * Mục tiêu: Xác định hành động đúng – sai. - GV nêu yêu cầu bài tập – HS làm. Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Hành động của bạn đúng hay sai? Vì sao? - GV: Hành động Đúng: 1, 2, 6 – Sai: 3, 4, 5. Chúng ta cần phải biết giữ gìn sách vở – ĐDHT: Không làm dây bẩn, viết vẽ bậy ra sách vở. Không gập gáy, xé sách vở. Không dùng thước, bút, cặp để nghịch. Học xong phải cất gọn ĐDHT vào nơi quy định. Giữ gìn ĐDHT giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình. 4. Củng cố – Dặn dò: - HS sửa sang lại quần áo – sách vở – ĐDHT. - Về nhà thực hiện cho tốt. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2006 Môn: Học vần Bài: X – CH SGK/38 – Thời gian dự kiến 70’ A. Yêu cầu: - Hs đọc và viết được x – ch – xe – chó. - Đọc được câu ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xe bò. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Mẫu chữ, tranh. - HS: SGK – VTV – Bảng con – ĐDHT. C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - HS đọc và viết nụ – thư, câu ứng dụng. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: - GV ghi x và nói: x gồm nét cong hở trái và cong hở phải. - So sánh x – c giống: nét cong hở phải; khác: x có thêm nét cong hở trái. - HS đọc x – GV sửa. - HS đính bảng cài – GV theo dõi. - GV đính bảng cài – HS đọc. - GV ghi xe và nói cách viết. - Hướng dẫn đánh vần. - GV đính bảng cài – HS đọc. - Cho HS quan sát tranh và giải thích. - HS đọc bài – GV sửa. - HS nghỉ giải lao. CH (Quy trình tương tự). - So sánh ch – th. - HS đọc bài – GV sửa. - HS đọc toàn bài – GV nhận xét. - HS đọc từ ứng dụng và tìm tiếng có chữ vừa học. - GV đọc và giải thích từ chả cá. - HS đọc câu ứng dụng – HS quan sát tranh. - HS viết bảng con – GV nhận xét. Tiết 2: Luyện tập (nghỉ 10’) 3. Luyện tập: - HS đọc SGK – GV sửa. - HS viết VBT – GV nhắc nhở thêm. -HS đọc tên bài và quan sát tranh, nhận xét tranh theo câu hỏi gợi ý. * Luyện nói: HS đọc tên chủ đề. - HS quan sát và nhận xét tranh. 4. Củng cố – dặn dò: - HS đọc bài và tìm thêm tiếng có chữ vừa học. - Về nhà học bài – viết bài. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Môn: Mĩ thuật Bài: Vẽ nét cong VTV trang - Thời gian dự kiến 35’ A. Mục tiêu: - Nhận biết nét cong. - Biết cách vẽ nét cong. - Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích. B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Đồ vật có dạng hình tròn. - HS: VTVT – bút chì. C. Hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Nhận xét bài tiết trước. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu nét cong: - GV vẽ bảng một số nét cong lượn sóng, cong khép kín. - Cho HS nhận xét nét vẽ. * GV vẽ lá cây – quả – sóng nước – dãy núi. - Các hình vẽ này đều tạo ra từ nét cong. Hướng dẫn cách vẽ: - GV vẽ để HS nhận ra cách vẽ nét cong và các hình hoa quả được vẽ từ nét cong. Thực hành: - GV gợi ý để HS vẽ. - HS vẽ vào VTV – GV theo dõi. - HS trình bày bài vẽ – GV nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: - Về nhà tập vẽ thêm cho đẹp. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Môn: Toán Bài: Số 8 SGK/30 – Thời gian dự kiến 35’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Có khái niệm ban đầu về số 8. - Biết đọc, viết, đếm và so sánh các số trong phạm vi 8. - Nhận biết được các số trong phạm vi 8 và vị trí số 8. - Rèn tính chính xác B. Đồ dùng dạy học: - GV: Đồ vật có số lượng 8. - HS: SGK, ĐDHT, bảng con. C. Hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: - HS viết số 7 và làm bài tập. - GV nhận xét bài cũ. 2. Dạy bài mới: - Giới thiệu số 8: - Có 7 bông hoa thêm 1 bông hoa nữa là mấy bông hoa (8 bông hoa). - 7 thêm 1 là mấy? (8) – HS nhắc lại. - Tương tự với các hình khác. - GV rút ra kết luận: 8 bông hoa, 8 que tính - Tám được viết chữ tám và viết số 8. - HS đính bảng cài – GV theo dõi. - HS viết bảng con: số 8 - Nhận biết số 8 trong dãy số tự nhiên: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. - HS đọc xuôi và ngược. - Số liền sau số 7 là số mấy? (8). - Trong dãy số từ 1 đến 8 số nào là lớn nhất? (số 8). 3. Thực hành: Bài 1: Viết số 8: Chú ý độ cao 2 ô ly. Bài 2: Hướng dẫn HS làm bài – GV theo dõi. Bài 3: Viết số vào ¨ rồi đọc - HS làm bài – GV theo dõi. Bài 4: Điền dấu - Hướng dẫn HS làm – GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò: - HS đọc số 8 và các số từ 1 đến 8. - Về nhà đọc đếm số. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Môn: Học vần Bài: s – r SGK/40 – Thời gian dự kiến 70’ A. Yêu cầu: - Hs đọc và viết được s – r – sẻ – rễ. - Đọc được câu ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: rổ – rá. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Mẫu chữ, tranh. - HS: SGK – VTV – Bảng con – ĐDHT. C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - HS đọc và viết x – ch – xe – chó, câu ứng dụng. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: - GV ghi s và nói: s gồm nét thắt – cong hở trái. - So sánh s – x giống: nét cong; khác: nét thắt. GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm - HS phát âm đọc – GV sửa. - HS đính bảng cài – GV theo dõi. - GV đính bảng cài – HS đọc. - GV ghi sẻ và nói cách viết. - Hướng dẫn đánh vần. - GV đính bảng cài – HS đọc. - Cho HS quan sát tranh và nhận xét. - HS đọc bài – GV sửa. - HS nghỉ giải lao. r (Quy trình tương tự). - So sánh r – s. - HS đọc bài – GV sửa. - HS đọc toàn bài – đọc từ ứng dụng. - GV giải thích từ: chữ số. - HS viết bảng con – GV nhận xét. Tiết 2: Luyện tập (nghỉ 10’) 3. Luyện tập: - HS đọc câu ứng dụng + quan sát và nhận xét tranh. - Tìm tiếng có chữ vừa học. - HS SGK – GV sửa. - HS viết VTV – GV theo dõi. - Thu vở chấm. - HS đọc tên chủ đề. - HS quan sát và nhận xét tranh, rút ra nôi dung tranh. - HS đọc lại tên bài luyện nói. 4. Củng cố – dặn dò: - HS đọc bài và tìm thêm tiếng có chữ vừa học. - Về nhà học bài – viết bài. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Môn: Tự nhiên và xã hội Bài: Vệ sinh thân thể SGK/ – Thời gian dự kiến 70’ A. Mục tiêu: Giúp HS biết - Thân thể sạch sẽ giúp ta khỏe mạnh và tự tin. - Biết việc làm và không làm để da được sạch sẽ. - Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày. B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay (kéo). - HS: SGK. C. Hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: - Gọi HS lên trả lời các câu hỏi SGK. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu tên bài. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm * Mục tiêu: Tự liên hệ những việc đã làm để vệ sinh cá nhân. - GV đưa ra câu hỏi – HS trả lời theo cặp. Hàng ngày phải làm gì để giữ vệ sinh cá nhân, thân thể, quần áo. HS trình bày theo cặp – GV nhận xét. Hoạt động 2: Quan sát tranh. * Mục tiêu: Nhận ra các việc nên làm và không nên làm để giữ da sạch sẽ.. - HS quan sát tranh: Việc làm nào của bạn nên làm, việc làm không nên làm? Vì sao? * GV chốt: Ta nên tắm gội đầu bằng nước sạch, có xà phòng tắm, thay quần áo, rửa chân tay và cắt móng tay cho sạch sẽ, không nên tắm ở ao hồ. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. * Mục tiêu: Biết trình tự các việc làm hợp vệ sinh. HS nêu những việc cần làm khi tắm theo nhóm. HS nêu và điền vào phiếu học tập. GV theo dõi, nhận xét. GV: Cần có ý thức tự giác giữ vệ sinh hàng ngày. 3. Củng cố – dặn dò: - Kể tên các việc nên làm để giữ vệ sinh sạch sẽ. - Về nhà xem lại bài. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Môn: Toán Bài: Số 9 SGK/32 – Thời gian dự kiến 35’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Có khái niệm ban đầu về số 9. - Biết đọc, viết, đếm và so sánh các số trong phạm vi 9. - Nhận biết được các số trong phạm vi 9 và vị trí số 9. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Các nhóm có 9 vật mẫu. - HS: SGK, ĐDHT, bảng con. C. Hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: - HS viết số 8 và đếm từ 1 đến 8. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: - Giới thiệu số 9: Tiến hành tương tự như bài số 7 - Số nào lớn nhất trong dãy số tự nhiên từ 1 đến 9 (9) - Số nào nhỏ nhất? (1). * Thực hành: Bài 1: Viết số 9. - HS viết vào vở bài tập, GV theo dõi. Bài 2: Viết số thích hợp vào ¨ - HS làm bài – GV theo dõi. Bài 3: HS nêu yêu cầu – điền dấu. - HS thực hành so sánh và ghi dấu. Bài 4: Đây là bài viết số. Dựa vào bảng thứ tự số từ 1 đến 9 so sánh 2 cặp số liền nhau. Bài 5: Viết số thích hợp vào ¨ HS nhẩm đếm từ 1 đến 9 và ngược lại viết theo thứ tự. 3. Củng cố – Dặn dò: - Nhắc lại nội dung. - Về đọc, viết số 9. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Môn: Thủ công Bài: Xé dán hình vuông, hình tròn SGK/ – Thời gian dự kiến 35’ A. Mục tiêu: - Xé được hình theo mẫu. - Dán cân đối, phẳng. B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Mẫu hình. - HS: giấy, hồ. C. Hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Nhận xét bài hôm trước. 2. Dạy bài mới: - GV hướng dẫn thao tác – HS nhắc lại. - HS lấy giấy thủ công. * HS thực hành xé dán trên giấy màu. - GV theo dõi. - HS dán vào vở – GV theo dõi. - GV nhắc HS cách bôi hồ và cách gián. - HS trình bày sản phẩm. * Nhận xét – Đánh giá: - Nhận xét về tinh thần học tập của HS. - Đánh giá về sản phẩm. - Về nhà chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2006 Môn: Thể dục Bài: Đội hình đội ngũ – Trò chơi SGK/4 – Thời gian dự kiến 35’ A. Mục tiêu: - Ôn kỹ năng đội hình đội ngũ, thực hiện chính xác nhanh và kỷ luật trật tự. - Làm quen với trò chơi “Qua đường lội” qua suối. B. Địa điểm và phương tiện Trên sân trường – dọn vệ sinh sạch. C. Hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - HS báo cáo sỉ số và điểm số. - GV nhận lớp phổ biến nội dung bài học. - HS chạy nhẹ và giậm chân tại chỗ. 2. Phần cơ bản: * Ôn tập hợp hàng dọc dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái. - Lớp trưởng điều khiển – HS tập. - Luyện tập theo tổ – GV nhắc nhở thêm. - HS tập theo tổ thao tác lại các động tác – GV nhận xét. * Trò chơi: qua đường lội. - GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi. - GV làm mẫu, HS làm theo. - HS chơi thử – GV theo dõi. - Cho HS chơi có tính điểm thi đua. - Nhận xét trò chơi. 3. Phần kết thúc: - Hồi tỉnh thả lỏng vỗ tay. - Về tập lại động tác thêm. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Học vần Bài: k – kh SGK/42 – Thời gian dự kiến 70’ A. Yêu cầu: - Hs đọc và viết được k – kh – kẻ – khế. - Đọc được câu ứng dụng trong SGK. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ù ú B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Mẫu chữ, tranh. - HS: SGK – VTV – Bảng con – ĐDHT. C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - HS đọc và viết sẻ – rễ, câu ứng dụng. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: - GV ghi k và nói cách viết. - So sánh k – kh (HS trả lời). - HS phát âm – GV nhận xét. - HS đính bảng cài – GV theo dõi. - GV đính bảng cài – HS đọc. - GV ghi tiếng kẻ và nói vị trí. - Hướng dẫn HS đánh vần. - HS đính bảng cài – GV theo dõi. - GV đính bảng cài – HS đọc. - Hướng dẫn đọc bài – GV sửa. - Cho HS quan sát tranh và nhận xét. - HS nghỉ giải lao. kh (Quy trình tương tự). - So sánh k – kh giống k, khác: kh có thêm h - HS phát âm – GV sửa. - HS đọc bài – GV sửa. - HS đọc nội dung tiết 1, đọc từ ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng – GV sửa. - HS viết bảng con – GV nhận xét. 3. Luyện tập: - HS viết VTV – GV theo dõi. - HS đọc tên chủ đề. - HS quan sát và nhận xét tranh. - GV theo dõi và gợi ý. 4. Củng cố – dặn dò: - HS đọc bài và tìm thêm tiếng có chữ vừa học. - Về nhà học bàỹem bài 21. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Môn: Toán Bài: Số 0 SGK/34 – Thời gian dự kiến 35’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Có khái niệm ban đầu về số 0. - Biết đọc, viết số 0. So sánh số trong dãy số. - Vji trí của số 0 trong bảng từ 0 đến 9. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Que tính, bìa ghi số từ 0 đến 9. - HS: SGK, ĐDHT, bảng con. C. Hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: - HS viết số 1 đến 9 và ngược lại. - GV nhận xét bài cũ. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu số 0: - Lấy 4 que tính đã chuẩn bị rồi bớt dần cứ mỗi lần 1 que”Còn bao nhiêu que” (Không còn que nào). - HS nhắc: Không còn que nào. - Hướng dẫn HS bằng viên sỏi hay ngón tay. - GV: để chỉ không có que tính nào ta dùng số 0 - Giới thiệu chữ không và số 0. - HS viết bảng con, GV nhận xét. - HS đính bảng cài – GV theo dõi. - GV đưa tấm bìa số 0 – HS đọc. - GV nói vị trí số 0 cho HS biết. - 0 con gà so với 1 con gà ít hơn hay nhiều hơn? (ít hơn). - GV ghi 0<1 – HS đọc 0 bé hơn 1. - Vậy số 0 là số đứng đầu trong dãy số từ 0 đến 9. Thực hành: Bài 1: Viết số 0. - HS viết bài – GV theo dõi. Bài 2: Viết số thích hợp vào vào ¨ - Hướng dẫn HS đọc rồi điền – GV nhận xét. Bài 3: Đây là dạng tóa gì? Điền dấu. - HS làm bài – GV nhận xét. Bài 4: Khoanh tròn vào số bé nhất. - HS làm bài – GV theo dõi. Bài 5: GV hướng dẫn HS xếp hình. - HS xếp theo nhóm – GV theo dõi. 3. Củng cố – Dặn dò: - Số 0 giống chữ gì, cái gì? (O – quả trứng) - Về nhà viết đếm 0 – 9 và 9 – 0. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: Môn: Học vần Bài: Ôn tập SGK/44 – Thời gian dự kiến 75’ A. Yêu cầu: - Hs đọc và viết một cách chắc chắn các chữ học trong tuần. - Đọc đúng tự và câu ứng dụng. - Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Thỏ và Sư tử. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng ôn, tranh. - HS: SGK – VTV – Bảng con – ĐDHT. C. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - HS đọc và viết k – kh – kẻ – khế. - HS đọc câu ứng dụng. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: * Bảng ôn 1: HS nêu những âm đã học trong tuần. - HS đọc – GV ghi bảng. - Hướng dẫn HS ghép âm ở hàng dọc với âm ở hàng ngang để tạo thành tiếng. - HS ghép tiếng trên bảng cài – GV theo dõi. - GV đính bảng cài – HS đọc. - HS đọc lại bảng ôn – GV nhận xét. - HS nghỉ giải lao. * Bảng ôn 2: - GV đính bảng – HS ghép âm ở hàng dọc với thanh ngang để tạo tiếng. - HS đọc – GV sửa. - HS ghép tiếng trên bộ ĐDHT. - GV đính bảng cài – HS đọc. * Đọc từ ứng dụng: - HS đọc – GV sửa và giải thích từ: củ sả. - HS đọc lại bảng lớp – GV sửa. - HS đọc câu ứng dụng – GV nhận xét. - HS quan sát và nhận xét tranh. - HS viết bảng con – GV nhận xét. Tiết 2: Luyện tập (nghỉ 10’) 3. Luyện tập: - HS đọc toàn bài trong SGK – GV nhận xét. - Luyện viết VTV – Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. - Thu vở chấm. - Luyện nói: Kể chuyện. - Nội dung truyện sgv. - GV kể lần 1: Toàn câu chuyện. Lần 2: Tranh minh họa. Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử. Tranh 2: Cuộc đối đáp giữa Thỏ và Sư tử. Tranh 3: Thỏ dẫn Sư tử đến giếng. Tranh 4: Sư tử nhảy xuống giếng. HS tập kể theo tứng tranh - Ý nghĩa: Những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt. 4. Củng cố – dặn dò: - HS đọc bài và tìm thêm tiếng có âm vừa học. - Về nhà học bài – viết bài. - Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung:
Tài liệu đính kèm: