Bài giảng Lớp 1 - Tuần 30 - Trần Thị Hải Yến

Mục tiêu:

 Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc, đã.

 Hiểu nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan thế nào.

 Trả lời được câu hỏi 1, 2 trong SGK.

2. Đồ dùng và các hình thức tổ chức:

 Tranh, bộ đồ dùng dạy, học Tiếng Việt 1.

 

doc 47 trang Người đăng haroro Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lớp 1 - Tuần 30 - Trần Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o viên và h/s giới thiệu tranh, ảnh các loài gà mà mình mang đến lớp: 
1. Hoạt động 1: Làm việc với những tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
 Mục tiêu: H/sinh nhận biết được các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
Biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
Cách tiên hành.
Bước 1: 
Chia lớp thành 3 – 4 nhóm:
Giáo viên yêu cầu h/sinh các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em đã sưu tầm được mang đến lớp, để riêng những tranh ảnh về trời nắng, để riêng những tranh ảnh về trời mưa.
Lần lượt mỗi h/sinh trong nhóm nêu lên một dấu hiệu của trời nắng ( kết hợp chỉ vào các tranh ảnh về trời nắng của nhóm đã xếp riêng). Sau đó một số h/sinh nhắc lại tất cả các ý kiến mô tả trời nắng của nhóm.
Dấu hiệu trời mưa cũng nêu tương tự.
Bước 2:
Giáo viên yêu cầu đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp ( kết hợp tranh, ảnh).
 Kết luận: 
Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mấy trắng. Mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống, mọi cảnh vật đường phố khô ráo.
Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời. Nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời
Hoạt động 2 : Thảo luận.
Mục tiêu: Giúp h/sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
Cách tiến hành:
H/sinh mở bài 30 trong SGK.
Giáo viên hướng dẫn h/sinh hỏi đáp theo các câu hỏi trong SGK.
Một số h/sinh trình bày trước lớp những ý kiến thảo luận của nhóm.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Kết luận:
Đi dưới trời nắng phải đội mũ, để không bị ốm.
Đi dưới trời mưa phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô để không bị ướt.
H/sinh chơi trò chơi: Trời nắng, trời mưa
IV Củng cố - Dặn dò.
Giáo viên nhận xét giờ học. H/sinh tự liên hệ, nêu ảnh hưởng của thời tiết đến cuộc sống của con người.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài 31: Gió.
 _______________________________
Chiều: 
 Tập viết
Bài: 124, 125 vở: Thực hành luyện viết. 
 I Mục tiêu: 
H/sinh tô, viết đúng quy trình chữ hoa M các vần: en, oen; các từ: chim én, xoèn xoẹt nhoẻn cười, đèn điện kiểu chữ thường, cỡ vừa, đều nét trong vở thực hành luyện viết.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức : 
Giáo viên: Bảng phụ, chữ mẫu.
 Học sinh: vở thực hành luyện viết.
Hình thức tổ chức: Lớp, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét bổ sung.
 2. Giới thiệu bài ghi bảng.
 3. Hướng dẫn h/s bài 124.
 a. Hướng dẫn tô chữ hoa. 
Treo chữ hoa M.
-Tô lại chữ và hướng dẫn quy trình viết.
 b. Hướng dẫn viết các vần và từ ứng dụng.
Vần: en, oen.
- Nhận xét bổ sung, hướng dẫn h/sinh viết.
- Nhận xét bổ sung.
Các từ còn lại h/dẫn tương tự. Lưu ý h/s vị trí của các dấu thanh trong chữ, khoảng cách giữa chữ với chữ trong từ.
 4. Hướng dẫn h/s viết vở.
- Nêu nội dung yêu cầu tô, viết bài 124.
Lưu ý học sinh khoảng cách giữa các chữ trong từ, con chữ trong chữ, các nét nối và vị trí của các dấu thanh trong chữ.
- Theo dõi, giúp đỡ h/s yếu.
- Chấm một số bài- nhận xét.
- Hướng dẫn h/sinh viết bài 125 tương tự.
- Viết bảng: đứt đoạn, công chức.
- Nhận xét.
- 2 h/s đọc bài viết.
- Nêu nhận xét, quy trình viết, số nét, chiều cao, độ rộng của chữ.
-Quan sát.
- Nêu quy trình viết, nhận xét, so sánh hai vần.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
- Mở vở, sửa tư thế ngồi.
- Viết bài.
- Soát lỗi sau khi viết xong.
VI Củng cố - Dặn dò.
Hướng dẫn h/sinh sửa một số lỗi sai thường gặp trong bài viết.
Hướng dẫn h/sinh về nhà chuẩn bị bàitập đọc: Mèo con đi học. 
 ________________________________
Chính tả
Chuyện ở lớp ( vở chính tả - lớp1).
I Mục tiêu: 
H/sinh được luyện viết lại chính xác không mắc lỗi khổ thơ thứ 3 bài “ Chuyện ở lớp” 20 chữ trong khoảng 10 phút vào vở chính tả - Lớp 1.
Điền đúng vần uôc hay uôt chữ c , k vào chỗ trống trong: Thực hành Tiếng Việt trang 43.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Giáo viên: Bảng phụ chép bài viết, bài tập.
H/sinh: Vở chính tả, vở: Thực hành Tiếng Việt ½ .
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, sửa.
 2. Hướng dẫn h/sinh tập chép: 
- Treo bảng phụ đoạn văn cần chép.
- Chỉ bảng những chữ h/sinh viết sai ở bài trước.
- Nhận xét bổ sung.
Hướng dẫn h/sinh viết từ khó vào bảng con.
- Chọn các từ h/sinh hay mắc lỗi ở bài viết trước.
- Nhận xét, sửa.
H/dẫn h/sinh chép vào vở.
- Hướng dẫn h/sinh cách trình bày bài viết. Lưu ý h/sinh viết hoa sau dấu chấm.
- Theo dõi, giúp đỡ những h/sinh còn lúng túng.
Hướng dẫn h/sinh soát lỗi.
- Giáo viên chỉ trên bảng phụ từng chữ và đọc bài viết để h/sinh nghe và soát.
- Chữa một số lỗi phổ biến.
- Chấm một số bài, nhận xét.
 4. Hướng dẫn h/sinh làm bài tập chính tả.
 Bài tập 2: 
- Hướng dẫn h/sinh lựa chọn và làm bài.
- Chấm một số bài.
- Đưa đáp án.
Cái cuốc cái vuốt hổ.
- Nhận xét, ghi điểm bài chữa.
 Bài 3:
- hướng dẫn h/sinh vận dụng luật chính tả k + e, ê, i để làm bài.
- Đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm thi đua.
- Viết bảng con, bảng lớp một số từ buổi sáng nhiều h/sinh mắc lỗi.
- Nhận xét.
- 2 – 3 h/sinh đọc bài chép.
- Đọc cá nhân và phân tích.
- Nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
- Nhẩm thầm, viết bảng con từng từ .
- Nhận xét.
- Mở vở, sửa tư thế ngồi.
- H/sinh viết bài.
- Cầm bút chì.
- Gạch chân dưới những chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- Đếm và ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết.
- Đổi vở sửa lỗi cho nhau.
- H/sinh mở: Thực hành Tiếng Việt trang 43.
- 2 h/sinh nêu yêu cầu bài tập 2: Điền vần uôc hay uôt?.
- Làm bài vào vở.
- 2 h/sinh lên chữa, một số đọc kết quả.
- Nhận xét.
- Sửa ( nếu sai).
- 1 h/sinh nêu yêu cầu bài 3: Điền chữ c hoặc k.
- 2 – 3 h/sinh nhắc lại quy tắc chính tả K + e, ê, i.
- Làm bài.
- Nhận xét.
- Nhắc lại quy tắc chính tả: gh + e, ê, i ( 2 – 3 h/sinh).
IV Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học, khen những h/sinh có bài viết đúng, đẹp.
H/dẫn h/sinh về luyện viết ở nhà ( với những h/sinh còn lúng túng và viết hay sai).
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài tập đọc: Mèo con đi học.
 ________________________________
Toán
Luyện tập 
I Mục tiêu: Tiếp tục giúp h/sinh luyện tập về:
Biết đặt tính, làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100 ( không nhớ).
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: 
Vở luyện tập toán tiểu học quyển 1/2.
Bảng phụ ghi bài: 2,4 trang 41 vở luyện tập toán tiểu học quyển 1/2
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học: 
	1. Kiểm tra bài cũ: H/sinh làm bảng con, bảng lớp: 78 – 3 	69 – 39 =
 - 1 – 2 h/sinh nêu kỹ năng tính theo cột dọc, kỹ năng tính nhẩm.
	2. Giới thiệu bài: Ghi bảng. 
 Bài 1 : H/sinh nêu yêu cầu : Đặt tính rồi tính.
- 1 h/sinh làm mẫu : 66 
 - 
 50
 16
1 h/sinh nhận xét, nêu kỹ năng đặt tính, kỹ năng trừ theo cột dọc.
Giáo viên nhận xét.
H/sinh làm vở các phép tính còn lại.
4 h/sinh lên chữa, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét.
Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa và chấm một số bài.
 Bài 2: H/sinh nêu yêu cầu: Điền dấu ?
<
 - 1 h/sinh làm mẫu : 64 – 4 64 + 4, giải thích cách làm.
H/sinh, giáo viên nhận xét, ghi điểm.
H/sinh làm các phép tính còn lại vào vở.
3 h/sinh lên chữa, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét. Giáo viên chấm một số bài.
H/sinh nhận xét bài chữa.
Giáo viên đưa đáp án, nhận xét bài chữa và ghi điểm.
Bài 3 : H/sinh nêu yêu cầu : Giải toán.
Hướng dẫn h/sinh đọc đề toán và tìm hiểu đề.
Bài toán cho biết gì ? (Quyển sách của An gồm 56 trang, An đã đọc được 23 trang).
Bài toán hỏi gì? ( An còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển sách?)
 Muốn biết An còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển sách con làm phép tính gì? ( phép trừ).
H/sinh làm bài.
2 H/sinh lên chữa ( 1h/sinh ghi tóm tắt, 1 h/sinh chữa bài giải).
H/sinh nhận xét bài chữa.
Giáo viên đưa đáp án: 
Tóm tắt Bài giải 
Có: 56 trang Số trang sách An chưa đọc là:
Đã đọc: 23 trang 56 – 23 = 33 ( trang)
Còn lại: .... trang? Đáp số: 33 trang.
 - Giáo viên nhận xét bài chữa, ghi điểm và chấm một số bài.
Bài 4 : Tổ chức thành trò chơi.
2 H/sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 4 hình tam giác như hình vẽ trong bài 4.
Các nhóm thảo luận làm bài, giải thích trong nhóm.
Các nhóm trình bày kết quả ghép hình.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, tính điểm thi đua.
IV: Củng cố - Dặn dò:
H/sinh thi đếm nối tiếp ngược, xuôi các số từ 60 –69.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Các ngày trong tuần lễ.
_____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 06 tháng 4 năm 2011.
Tập đọc
Mèo con đi học ( 2 tiết).
 I Mục tiêu: 
 Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu, sẽ, chữa. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà; Cừu dọa cắt đuôi khiến mèo sợ phải đi học..
Trả lời được câu hỏi 1, 2 trong SGK.
Học thuộc lòng bài thơ.
2. Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Tranh, bộ đồ dùng dạy, học Tiếng Việt 1.
Máy tính, máy chiếu.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
3. Các hoạt động dạy học:
III.Caùc hoaït ñoäng daïy hoïc :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1: Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét, ghi điểm.
 2. Giới thiệu bài: Ghi bảng.
 3. Hướng dẫn h/sinh luyện đọc.
 a. Giáo viên đọc mẫu bài thơ ( Giọng hồn nhiên, nghịch ngợm. Giọng Mèo chậm chạp, vờ mệt mỏi, kiếm cớ để trốn học. Giọng Cừu to nhanh nhẹn, láu táu. Giọng Mèo hốt hoảng vì sợ bị cắt đuôi).
 b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ.
- Ghi bảng ( gạch chân).
- Nhận xét bổ sung ( tập trung hướng dẫn h/sinh luyện đọc sửa ngọng dấu ~ : Việt, Dũng, Thắng ), giải thích một số từ: buồn bực, kiếm cớ.
Luyện đọc câu.
- Nhận xét, bổ sung. Lưu ý học sinh ngắt nghỉ ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Nhận xét, sửa.
Luyện đọc cả bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét, ghi điểm cho cá nhân và điểm thi đua cho các nhóm.
- Nhận xét.
 3.Ôn các vần: ưu, ươu. 
 a. Giáo viên nêu yêu cầu 1 trong SGK: Tìm tiếng trong bài có vần ưu.
- Gạch chân ( ghi bảng).
- Nhận xét.
- Nhận xét, sửa, nêu yêu cầu vần cần ôn: vần ưu, vần ươu
Giáo viên nêu yêu cầu 2 trong SGK: Nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc vần ươu.
- Hướng dẫn h/sinh cách nói trọn câu.
- Nhận xét bổ sung, ghi điểm thi đua.
Tiết 2. 
 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
 a.Tìm hiểu bài thơ, kết hợp luyện đọc.
- Mèo kiếm cớ gì để trốn học?
- Nhận xét, ghi điểm. 
- Cừu nói gì khiến Mèo sợ vội xin đi học ngay?
- Nhận xét, ghi điểm. 
 - Tranh vẽ cảnh gì?
- Đọc mẫu diễn cảm lại bài thơ. 
- Nhận xét, ghi điểm.
 b.Hướng dẫn h/sinh học thuộc bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn h/sinh học thuộc bài thơ bằng cách xóa dần.
- Nhận xét bổ sung, tính điểm thi đua. 
 d.Luyện nói. Giáo viên nêu yêu cầu luyện nói: Vì sao bạn thích đi học?
- Gợi ý hướng dẫn h/sinh hỏi đáp theo cặp.
- Nhận xét, tuyên dương. Lưu ý h/sinh nói thành câu.
- 2 H/sinh đọc bài: Chuyện ở lớp và trả lời câu hỏi 1, 2 trong bài: 
- Nhận xét.
- 2 – 3 h/sinh đọc: Mèo con đi học.
- Nghe.
- Nhẩm thầm tìm, nêu các tiếng, từ khó dễ lẫn; buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu, sẽ, chữa.
- Luyện đọc cá nhân kết hợp phân tích từng tiếng.
- Nhận xét.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Nhận xét.
- Từng nhóm 4 h/sinh ( mỗi em đọc một dòng) thi đọc nối tiếp.
- Nhận xét.
- Đọc cá nhân (2- 3 h/sinh).
- Nhận xét.
- Đọc theo vai ( 3 em một nhóm) 3 – 4 nhóm.
- Nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
- Thi tìm nhanh và nêu: cừu.
- Đọc cá nhân, phân tích tiếng cừu. 
- Nhận xét.
- Đọc nhóm, lớp.
- Nhận xét.
- 2 h/sinh đọc hai câu mẫu.
- Thi nói theo yêu cầu của giáo viên cá nhân.
- Nhận xét.
- Mở SGK trang 103 nhẩm thầm.
- 2 h/sinh đọc 4 dòng thơ đầu, cả lớp đọc thầm.
- Mèo kêu đuôi ốm, xin nghỉ học.
- Nhận xét.
- 2 – 3 h/sinh đọc 6 dòng thơ cuối.
- Bống chạy ra gánh đỡ mẹ.
- Nhận xét.
- Cừu nói muốn nghỉ học thì Mèo phải cắt đuôi. Mèo sợ vội xin đi học ngay.
- Nhận xét.
- H/sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
- Tranh vẽ cảnh Cừu đang giơ kéo dọa cắt đuôi Mèo.
- Đọc cá nhân cả bài ( 2 -3 h/sinh).
- Nhận xét.
- Thi học thuộc bài thơ: cá nhân, nhóm.
- Nhận xét 
- Quan sát tranh minh họa.
- Hỏi đáp theo cặp.
- Nhận xét.
IV : Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn h/sinh đọc chưa tốt về nhà luyện đọc, liên hệ nhắc nhở học sinh làm theo lời Bác Hồ dạy.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Ôn tập.
 ________________________________
Toán
Các ngày trong tuần lễ (trang 161)
 I Mục tiêu: Giúp h/sinh: 
Biết một tuần có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.
Biết đọc thứ, ngày tháng trên tờ lịch bóc hàng ngày.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: 
Bảng phụ ghi bài 1, 2 trang 161 SGK.
Thời khóa biểu của lớp phóng to.
Một quyển lịch bóc.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học: 
	1. Kiểm tra bài cũ: H/sinh viết các số từ 50 – 60 theo giáo viên yêu cầu, đọc và phân tích.
- Trả lời các câu hỏi: Liền sau 64 là số? 
- Só 55 đứng liền trước số?
	2. Giới thiệu bài: Ghi bảng. 
	a. Giới thiệu cho h/sinh quyển lịch bóc hàng ngày: Chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi: “ Hôm nay là thứ mấy?”
	b. Hướng dẫn h/sinh đọc hình vẽ trong SGK ( hoặc mở từng tờ lịch) giới thiệu tên các ngày trong tuần. Giáo viên: Một tuần lễ có 7 ngày đó là: Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.
 - Một số h/sinh nhắc lại.
	c. Giáo viên chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay và yêu cầu h/sinh trả lời: Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu?
 - H/sinh trả lời. 
 - Một số h/sinh nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét bổ sung, yêu cầu h/sinh nhắc lại.
	3. Thực hành: 
 Bài 1: Giáo viên treo bảng phụ, h/sinh nêu yêu cầu của bài.
H/sinh thảo luận nhóm đôi, giải thích trong nhóm và làm bài.
2 nhóm lên chữa.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm thi đua và chấm một số bài.
 Bài 2: H/sinh dựa vào hướng dẫn của giáo viên và quan sát trên lịch tự làm bài.
Một số h/sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên chữa bài, nhận xét một số bài của h/sinh, thu chấm một số bài.
 Bài 3: Giáo viên treo thời khóa biểu. H/sinh đọc yêu cầu.
Một số h/sinh đọc theo yêu cầu.
IV Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học. 
H/sinh thi nêu tên các ngày trong tuần.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Luyện tập.
 _______________________________
Âm nhạc
Ôn tập bài:Đi tới trường.
Giáo viên bộ môn
 _______________________________
Chiều:
Tập đọc
Ôn tập 
I Mục tiêu: H/sinh được: 
Luyện đọc bài: Mèo con đi học.
Tiếp tục thi học thuộc bài thơ.
Làm đúng các bài tập trong vở: Thực hành Tiếng Việt trang 43 - 44.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Vở: Thực hành Tiếng Việt quyển 1/2.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét bổ sung, ghi điểm.
 2. Giới thiệu bài.
 3. Hướng dẫn h/sinh luyện đọc. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét, ghi điểm thi đua.
Hướng dẫn học sinh thi đọc thuộc .
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét, ghi điểm thi đua.
 4.Hướng dẫn h/sinh làm bài tập: 
- Phát bảng phụ, chia lớp thành 4 nhóm. Gợi ý học sinh làm theo nhóm.
- Nhận xét bổ sung, ghi điểm thi đua.
 Bài 2: 
- Gợi ý hướng dẫn h/sinh dựa vào phần ôn buổi sáng nói câu chứa tiếng có vần ưu, ươu để làm.
- Nhận xét bổ sung chấm một số bài.
 Bài 3: Treo bảng phụ:
- Hướng dẫn h/sinh nhớ nội dung bài tập đọc và làm bài.
- Đưa đáp án:
- Nhận xét, chấm một số bài.
 Bài 4: Hướng dẫn tương tự bài 3.
- 3 h/sinh đọc nối tiếp bài: Mèo con đi học kết hợp trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Mở SGK trang: 103.
- Đọc cá nhân ( 2 – 3 h/sinh ), phân tích.
- Nhận xét.
- 2 – 3 nhóm đọc nối tiếp, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Đọc đồng thanh.
- 3 – 4 h/sinh đọc cá nhân.
- Nhận xét.
- 2 – nhóm đọc thuộc.
- Nhận xét.
- Mở Tiếng Việt thực hành trang 43 - 44.
- Nêu yêu cầu 1: Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, có vần ươu.
- Làm bài
- các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét.
- 1 – 2 h/sinh nêu yêu cầu: Viết câu chứa tiếng:
Có vần ưu.
Có vần ươu.
- Làm bài.
- 2 h/sinh lên chữa. Một số đọc bài làm của mình.
- H/sinh nhận xét.
- 2 h/sinh đọc yêu cầu của bài: Đánh dấu x vào ô trống theo nội dung bài: Mèo con không muốn đến trường vì:
- Làm bài.
- 1 h/sinh lên chữa, giải thích.
- Nhận xét.
IV: Củng cố - Dặn dò:
 Học sinh nêu nội dung bài học, liên hệ.
Nhận xét giờ học.
Dặn h/sinh đọc kỹ bài chuẩn bị cho giờ tập chép.
 _____________________________________
Toán
Luyện tập
I Mục tiêu: Tiếp tục giúp h/sinh luyện tập về:
Biết một tuần có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.
Biết đọc thứ, ngày tháng trên tờ lịch bóc hàng ngày.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức: 
Vở luyện tập toán tiểu học quyển 1/2.
Bảng phụ ghi bài: 1, 2, 3, 4 trang 42, 43.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học.
	1. Kiểm tra bài cũ:
- H/sinh làm trả lời miệng: 
- Một tuần có mấy ngày? Là những ngày nào?
- Trong tuần con được nghỉ những ngày nào?
	2. H/ dẫn h/sinh làm bài tập trang 42, 43 luyện tập toán tiểu học quyển 1/2.
Bài 1: H/sinh nêu yêu cầu của bài: Nối theo mẫu.
Giáo viên treo bảng phụ, hướng dẫn h/sinh làm mẫu. 
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, phát bảng phụ và hướng dẫn h/sinh thảo luận làm việc theo nhóm.
H/sinh thảo luận và giải thích trong nhóm.
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
H/sinh nhận xét.
Giáo viên đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm thi đua. 
 Bài 2: Hướng dẫn h/sinh nêu yêu cầu:Viết tiếp vào chỗ chấm.
H/sinh thảo luận nhóm đôi, giải thích trong nhóm.
2 h/sinh lên chữa.
Một số h/sinh nhận xét kết quả.
Giáo viên đưa đáp án.
- Giáo viên nhận xét chấm điểm một số bài.
 Bài 3: H/sinh nêu yêu cầu: Đọc thời khóa biểu của lớp rồi nối môn học với ngày thích hợp.
 - H/sinh tự làm bài.
3 h/sinh lên chữa, giải thích cách điền, ở dưới đổi vở kiểm tra chéo.
Giáo viên chấm một số bài.
H/sinh nhận xét bài chữa.
Giáo viên đưa đáp án.
Nhận xét bài của h/sinh, ghi điểm.
Bài 4: H/sinh nêu yêu cầu: Tính.
H/sinh làm bài.
3 h/sinhlên chữa, giải thích cách làm, nêu kỹ năng tính nhẩm.
H/sinh, giáo viên nhận xét, ghi điểm và chấm một số bài.
IV Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn h/sinh chuẩn bị bài: Cộng, trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100.
 _________________________________
Tập viết 
Bài 126, 127 vở: Thực hành luyện viết.
 I Mục tiêu: 
H/sinh tô, viết đúng quy trình chữ hoa N mẫu 1 và 2, các vần: ong, oong, oc, ooc; các từ: con ong, xoong canh, học bài, quần soóc kiểu chữ thường, cỡ vừa, đều nét trong vở thực hành luyện viết.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức : 
Giáo viên: Bảng phụ, chữ mẫu.
 Học sinh: vở thực hành luyện viết.
Hình thức tổ chức: Lớp, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét bổ sung.
 2. Giới thiệu bài ghi bảng.
 3. Hướng dẫn h/s bài 126.
 a. Hướng dẫn tô chữ hoa.
Treo chữ hoa N mẫu 1.
-Tô lại chữ và hướng dẫn quy trình viết.
Chữ N mẫu 2 : Hướng dẫn tương tự.
 b. Hướng dẫn viết các vần và từ ứng dụng.
Vần: ong.
- Nhận xét bổ sung, hướng dẫn h/sinh viết.
- Nhận xét bổ sung.
Các vần từ còn lại h/dẫn tương tự. Lưu ý h/s vị trí của các dấu thanh trong chữ, khoảng cách giữa chữ với chữ trong từ.
 4. Hướng dẫn h/s viết vở.
- Nêu nội dung yêu cầu tô, viết bài 126.
Lưu ý học sinh khoảng cách giữa các chữ trong từ, con chữ trong chữ, các nét nối và vị trí của các dấu thanh trong chữ.
- Theo dõi, giúp đỡ h/s yếu.
- Chấm một số bài- nhận xét.
- Bài 127 hướng dẫn tương tự.
- Viết bảng: Mai Châu, Lê Lợi cỡ nhỏ, giải thích cách viết hoa.
- Nhận xét.
- 2 h/s đọc bài viết.
- Nêu nhận xét, quy trình viết, số nét, chiều cao, độ rộng của chữ.
-Quan sát.
- Nêu quy trình viết.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
- Mở vở, sửa tư thế ngồi.
- Viết bài.
- Soát lỗi sau khi viết xong.
VI Củng cố - Dặn dò.
Hướng dẫn h/sinh sửa một số lỗi sai thường gặp trong bài viết.
Hướng dẫn h/sinh về nhà chuẩn bị bài chính tả: Mèo con đi học. 
____________________________________________________________________
Thứ năm ngày 07 tháng 4 năm 2011. 
Sáng 
 Chính tả
Mèo con đi học
I Mục tiêu: 
 H/sinh nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng 6 dòng đầu bài: “ Mèo con đi học” trong khoảng 10 – 15 phút.
 Điền đúng vần in, iên, chữ: r, d, gi vào chỗ trống. 
Bài tập 2: a hoặc b.
II Đồ dùng và các hình thức tổ chức:
Giáo viên: Bảng phụ chép bài viết, bài tập.
H/sinh: Vở chính tả.
Hình thức tổ chức: Lớp, nhóm, cá nhân.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, ghi điểm.
 2. Giới thiệu bài: 
 3. Hướng dẫn h/sinh tập chép: 
- Treo bảng phụ đoạn văn cần chép.
- Chỉ bảng những chữ h/sinh dễ viết sai: buồn bực, kiếm cớ, Cừu, be toáng...
Hướng dẫn h/sinh viết từ khó vào bảng con.
- Nhận xét, sửa.
H/dẫn h/sinh chép vào vở.
- Hướng dẫn h/sinh cách trình bày bài viết. Lưu ý h/sinh viết hoa sau dấu chấm, viết hoa tên riêng.
- Theo dõi, giúp đỡ những h/sinh còn lúng túng.
Hướng dẫn h/sinh soát lỗi.
- Giáo viên chỉ trên bảng phụ từng chữ và đọc bài viết để h/sinh nghe và soát.
- Chữa một số lỗi phổ biến.
- Chấm một số bài, nhận xét.
 4. Hướng dẫn h/sinh làm bài tập chính tả.
 Bài 2:
- Hướng dẫn h/sinh dựa vào luật chính tả K + e, ê, i lựa chọn và làm bài.
- Đưa đáp án, nhận xét, ghi điểm bài chữa.
- Chấm một số bài.
- 1 – 2 h/sinh lên bảng làm lại bài tập 2, 3 ( điền chữ c hay k và nêu quy tắc chính tả : K + e, ê, i).
- Nhận xét.
- 2 – 3 h/sinh đọc bài chép.
- Đọc đồng thanh.
- Nhẩm thầm, viết bảng con từng từ.
- Nhận xét.
- Mở vở, sửa tư thế ngồi.
- H/sinh chép bài.
- Cầm bút chì.
- Gạch chân dưới những chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- Đếm và ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết.
- Đổi vở sửa lỗi cho nhau.
- 2 h/sinh nêu yêu cầu bài tập 2 Điền vần in hay iên?
- Nêu luật chính tả k + e, ê, i.
- Làm bài vào vở.
- 2 h/sinh lên chữa, một số đọc kết quả.
- Nhận xét.
- Sửa ( nếu sai).
IV Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét giờ học, khen những h/sinh có bài viết đúng, đẹp.
H/dẫn h/sinh về luyện viết ở nhà ( với những h/sinh còn lúng t

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 1 tuan 30 Tran Thi Hai Yen Tan Lap.doc