Bài giảng các môn lớp 4 - Tuần 12

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết đọc bài văn với giọng kể châm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa nội dung bài học (SGK).

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra:

2 – 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 27 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2: 26 x 9 = 234.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp.
a) 47 x 9 = 47 x (10 – 1) = 47 x 10 – 47 x 1 = 470 – 47 = 423
24 x 99 = 24 x (100 - 1) = 24 x 100 – 24 x 1 = 2400 – 24 = 2376
b) HS làm tương tự như trên.
+ Bài 3: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
 Sau khi bán 10 giá cửa hàng còn lại là:
 40 – 10 = 30 (giá)
 Số trứng còn lại là:
 175 x 30 = 5250 (quả trứng)
 Đáp số: 5250 quả trứng
+ Bài 4: - Dành cho HS khá, giỏi. 
(7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
HS: So sánh và nhận xét kết quả.
- Khi nhân 1 hiệu với 1 số ta làm thế nào ?
- Ta có thể nhân số bị trừ, số trừ với số đó, rồi trừ 2 kết quả cho nhau.
- GV chấm bài cho HS.
5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà học bài và làm bài tập.
Mĩ thuật
(Đ/C: Phương – GV bộ môn soạn, giảng)
chính tả
Nghe -viết : Người chiến sỹ giàu nghị lực
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Người chiến sỹ giàu nghị lực”.
- Luyện viết đúng những tiếng có những âm đầu và vần dễ lẫn tr/ch, ươn/ương. 
- Giáo dục ý thức tự giác rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
HS: 2 HS đọc thuộc lòng 4 câu thơ giờ trước, viết lại câu đó lên bảng.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
HS: Theo dõi SGK.
+ Đoạn văn viết về ai ?
- Đoạn văn viết về Lê Duy ứng.
+ Câu chuyệ vè Lê Duy ứng kể về chuyện gì cảm động ?
- Lê Duy ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình.
- GV yêu cầu HS tìm những từ khó, viết dễ lẫn, dẽ sai.
- Đọc thầm lại bài, chú ý những từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc để viết.
- Đọc lại toàn bài để soát lỗi.
- HS soát lỗi.
- Thu 7 – 10 em chấm, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV nêu yêu cầu của bài.
HS: Đọc lại yêu cầu, đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- GV treo bảng phụ.
HS: chơi trò tiếp sức.
- GV chấm điểm cho nhóm làm bài đúng, nhanh.
* Lời giải đúng:
a) Trung Quốc, chín mươi tuổi, hai trái núi, chắn ngang, chê cười chết, cháu, cháu – chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi.
b) Vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thủy, thịnh vượng.
4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài và làm bài tập.
Khoa học
Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
- HS vẽ được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Mô tả được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên; chỉ vào sơ đồ và nói được sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Hình trang 48, 49 SGK, sơ đồ vòng tuần hoàn
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
- Mây được hình thành như thế nào ?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp.
- GV hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
HS: Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
+ Các đám mây: mây trắng và đen.
+ Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống.
+ Dãy núi: từ 1 quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi phía xa là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối.
+ Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
+ Các mũi tên.
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước được phóng to lên bảng.
Mây
Mây
Nước
Nước
Mưa
Hơi nước
Bước 2: 
HS: Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
=> Kết luận: GV chỉ vào sơ đồ và kết luận như SGK.
3. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp.
HS: Thực hiện yêu cầu ở mục vẽ trang 49 sách giáo khoa.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
HS: Hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong SGK trang 49.
Bước 3: Trình bày theo cặp.
HS: Trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: Làm việc cả lớp.
HS: Gọi 1 số HS lên trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết thêm 1 số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người.
- Bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt theo 2 nhóm nghĩa; hiểu nghĩa của "nghị lực"; điền đúng 1 số từ (nói về ý chí nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn. Hiểu nghĩa chung 1 số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học.
- Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên.
II. Đồ dùng dạy – học:
Giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra: 
HS: 2 em lên bảng chữa các bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
HS: 3 HS đọc, làm bài theo cặp.
- GV phát bảng nhóm cho 4 em.
- 4 em làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV chốt lại lời giải đúng:
+ Chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công.
+ ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
+ Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài theo cặp.
- Đại diện các cặp nêu kết quả.
+ Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
HS: Đọc lại và tự làm bài.
- Các từ cần điền là:
nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
+ Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
HS: Đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại 3 câu tục ngữ và nêu cách hiểu của mình trong mỗi câu.
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay giả. Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng.
b) Nước lã mà vã nên hồ
- Từ nước lã mà làm thành hồ (bột loãng hoặc vữa xây nhà), từ tay không không có gì mà dựng nổi cơ đồ mới thật tài giỏi, ngoan cường.
c) Có vất vả mới thanh nhà
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho
- Phải vất vả lao động mới gặt háiđược thành công. Không thể tự dưng mà thành đạt được kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn, cầm lọng che cho.
- Từ việc nắm nghĩa đen yêu cầu HS phát biểu về lời khuyên nhủ gửi gắm trong mỗi câu.
- GV nhận xét chốt lại.
3. Củng cố – dặn dò - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà học bài.
Ngày soạn: 13/ 11/ 2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Kể chuyện
Kể CHUYệN Đã NGHE Đã ĐọC 
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Rèn kỹ năng nói: HS dựa vào gợi ý(SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về 1 người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- Rèn kỹ năng nghe: HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Hiểu câu chuyện và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
Một số truyện viết về người có nghị lực, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
- 2 HS kể nối tiếp câu chuyện “Bàn chân kỳ diệu”.
- Em học được gì ở Nguyễn Ngọc Ký ?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện: 
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề:
- GV ghi đề lên bảng.
HS: 3 em đọc đề bài.
- GV gạch chân các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực.
HS: 4 em nối tiếp đọc 4 gợi ý, cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại gợi ý 1.
- GV nhắc những nhân vật được nêu tên trong gợi ý: Bác Hồ (kể về nghị lực của Bác Hồ trong thời gian đi tìm đường cứu nước, Bạch Thái Bưởi, Đặng Văn Ngữ, Lương Định Của, Nguyễn Hiềnngoài ra có thể kể chuyện ngoài SGK.
HS: Nối tiếp nhau kể về câu chuyện của mình.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý kể chuyện và nêu tiêu chuẩn đánh giá.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV viết lên bảng tên những HS tham gia thi kể.
- Thi kể trước lớp.
- Mỗi HS kể xong phải nói ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
Thể dục
(Đ/C: Thanh - GV bộ môn soạn, giảng)
Toán
Tiết 58: Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết vận dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân, nhân 1 số với 1 tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
- Rèn kĩ năng tính đúng, nhanh và giải toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra: 
 - 2 HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Củng cố kiến thức đã học:
- GV gọi HS nhắc lại tính chất của phép nhân:
HS: - Tính giao hoán, tính kết hợp, nhân 1 tổng với 1 số. Nhân 1 hiệu với 1 số.
- Cho HS viết biểu thức chữ và phát biểu thành lời.
HS: a + b = b + a ; a x b = b x a
 (a x b) x c = a x (b x c)
3. Thực hành:
+ Bài 1: Hướng dẫn HS cách làm rồi cho HS thực hành tính.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a) 135 x (20 + 3) 427 x (10 + 8)
= 135 x 23 = 427 x 18
= 3105 = 7686.
b) Tương tự.
+ Bài 2: Làm vào vở. 
- Gọi HS nói kết quả, nhận xét cách làm, chọn cách làm thuận tiện nhất.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a) 5 x 36 x 2 
= (5 x 2) x 36
= 10 x 36
= 360
 134 x 4 x 5
= 134 x 20
= 2680
b) Làm theo mẫu:
	137 x 3 + 137 x 97
= 137 x (3 + 97)
= 137 x 100
= 13700.
428 x 12 – 428 x 2 = 428 x ( 12 – 2) 
 = 428 x 10 = 4 280
+ Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi. 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
.
a) 217 x 11 = 217 x (10 + 1)
 = 217 x 10 + 217 x 1
 = 2170 + 217
 = 2387
217 x 9 = 217 x (10 – 1) = 217 x 10 – 217 x 1 = 2170 – 217 = 1 953
b) HS tính tương tự như trên.
+ Bài 4: Tóm tắt:
- Chiều dài: 180 m
- Chiều rộng: bằng chiều dài.
- Tính: P và S sân vận động đó ?
HS: Đọc yêu cầu, 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Giải:
 Chiều rộng của hình chữ nhật là:
180 : 2 = 90 (m)
 Chu vi sân vận động đó là:
(180 + 90) x 2 = 540 (m)
 Diện tích hình chữ nhật đó là:
180 x 90 = 16 200 (m2)
Đáp số: a) 540 m.
b) 16 200 m2.
- GV chấm bài cho HS.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, làm ở vở bài tập.
Lịch sử
Bài 10: chùa thời lý
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
	- Biết những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý.
- Nêu được: nhiều vua thời Lý theo đạo phật; thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi; nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trong trong triều đình.
- Biết phát huy và gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học:
ảnh chụp chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A – di - Đà.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
HS: Đọc nội dung ghi nhớ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- GV phát phiếu học tập.
HS: Đọc SGK để đánh dấu vào ô c
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư 	c
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật.	c
+ Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã.	c
+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.	c
3 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- GV mô tả chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A – di - Đà (có ảnh phóng to và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp).
HS: 1 vài em mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà các em biết.
- GV nhận xét, khen những em trả lời đúng.
=> Gọi HS đọc bài học SGK.
- GV ghi bảng.
HS: 2 – 3 em đọc lại.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Ngày soạn: 13 / 11/ 2010
Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Vẽ trứng
Theo Xuân Yến
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài; bước đầu biết đọc diễn cảm lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
- Hiểu các từ ngữ trong bài; trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
- Hiểu nội dung của truyện: Nhờ khổ công rèn luyện Lê- ô - nác - đô đa vin - xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài.
II. Đồ dùng dạy – học:
Chân dung Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi (SGK).
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
 - 2 HS nối nhau đọc bài “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, sửa sai, hướng dẫn giải nghĩa từ, đọc trôi chảy các tên riêng, ngắt nghỉ hơi đúng câu dài: “Trong  xưa nay/ không có  hoàn toàn giống nhau đâu”.
* Đoạn 1: Ngay từ nhỏ. vẽ được như ý.
*Đoạn 2: Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi. Thời đại Phục Hưng.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc lướt, đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi cảm thấy chán ngán?
- Vì suốt mười mấy ngày cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
+ Thầy Vê - rô - ki - ô cho trò học vẽ để làm gì?
- Để biết cách quan sát sự vật 1 cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.
+ Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi thành đạt như thế nào?
- Trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở những bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà bác học lớn của thời đại phục hưng.
+ Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi trở thành họa sỹ nổi tiếng?
- Đó là người bẩm sinh có tài.
- Gặp được thầy giỏi.
- Khổ luyện nhiều năm.
+ Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
- Cả 3 nguyên nhân đều quan trọng, nhưng quan trọng nhất là sự khổ công tập luyện của ông.
+ Nội dung chính của bài là gì ?
- HS phát biểu.
=> Nội dung: Nhờ khổ công rèn luyện. Lê- ô - nác - đô đa vin - xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.
HS: Đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học; chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc
Tiết 12: Học hát bài Cò Lả 
 (Dân ca đồng bằng Bắc Bộ)
I.mục tiêu: 
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
II . đồ dùng dạy – học: 
 - GV: Nhạc cụ, băng nhạc, tranh ảnh phong cảnh làng quê đồng bằng Bắc Bộ
 - HS: SGK, nhạc cụ gõ.
III. hoạt động dạy – học: 
A. kiểm tra: 
b. bài mới: 
1. giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Dạy hát bài: Cò lả
- GV đàn âm mẫu
- HS Luyện giọng Mà na ma na mà.
- GV giới thiệu tranh.
- GV hát mẫu, băng nhạc.
- GV hướng dẫn đọc lời ca.
- GV đệm đàn hướng dẫn từng câu theo lối móc xích.
- HS xem tranh và lắng nghe.
- HS phát biểu ý kiến sau khi nghe.
- cả lớp đọc lời ca theo tiết tấu.
- Lớp hát nhiều lần từng câu và cả bài
- GV dạy hát từng câu.
- Cả lớp hát vài lần.
- HS hát với đàn theo tổ, cá nhân.
- HS nhận xét.
- GV kiểm tra tổ, cá nhân.
- Hát theo tổ, dãy, bàn, cá nhân.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Nghe nhạc: Trống cơm dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
- GV giới thiệu, mở nhạc
- GV đặt câu hỏi
- GV giáo dục thái độ cho HS.
- GV trình diễn bài hát.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận về bản nhạc.
- HS trả lời câu hỏi.
- Các nhóm xung phong trình diễn bài hát kết hợp gõ đệm.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. củng cố, dặn dò: - Cho cả lớp hát lại các bài hát .
 - GV nhận xét tiết học ưu khuyết điểm, tuyên dương HS học tốt.
 - Dặn học sinh xem bài trước và chuẩn bị các đồ dùng học tập. 
Toán
Tiết 59: Nhân với số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS biết cách nhân với số có 2 chữ số.
	- Biết giải bài toán có liên quan đế phép nhân với số có hai chữ số.
- Giáo dục ý thức tự giác thực hành.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:	
HS: 1 em lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Tìm cách tính 36 x 23 = ?
- GV ghi: 36 x 3 và 36 x 20
HS: Đặt tính vào giấy nháp:
36 x 3 và 36 x 20
- Gợi ý cho 1 HS viết lên bảng:
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
= 36 x 20 + 36 x 3
= 720 + 108
= 828
- Vậy 36 x 23 bằng bao nhiêu ?
36 x 23= 828
3. Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- GV viết lên bảng và hướng dẫn HS đặt tính và tính:
x
36 x 3
36 x 2 chục
108 + 720
 36
 23
108
72
828
HS: Quan sát, lên bảng và nghe GV giảng.
- GV giới thiệu:108 là tích riêng thứ nhất; 72 gọi là tích riêng thứ hai.
- Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái 1 cột so với 108. Vì nó là 72 chục. Nếu viết đầy đủ phải là 720.
4. Thực hành:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: 2 em lên bảng làm.
x
x
a) 86 b) 33
 53 44
 258 132
 430 132
 4 558 1 452
- HS tính tiếp phần c, d
+ Bài 2: Làm cá nhân (Dành cho HS khá, giỏi).
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- 3 HS lên bảng làm bài tập.
* Nếu a = 13 ta có 45 x a = 45 x 13 = 585
* Nếu a = 26 ta có 45 x a = 45 x 26 = 1 170
* Nếu a = 39 ta có 45 x a = 45 x 39 = 1 755
- GV gọi HS nhận xét và cho điểm.
+ Bài 3: Làm vào vở.
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và tự làm.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Giải:
Số trang của 25 quyển vở là:
48 x 25 = 1200 (trang)
Đáp số: 1200 trang.
- GV chữa, chấm bài.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm bài tập.
Tập làm văn
Kết bài trong văn kể chuyện
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nhận biết được hai cách kết bài )kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện.
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập, bảng nhóm,...
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra:
HS: 1 em nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết Tập làm văn trước.
- 1, 2 em làm lại bài 3.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét:
- Bài 1, 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm câu chuyện “Ông Trạng thả diều”.
- Em hãy tìm phần kết của truyện?
- Thế rồi vua mở khoa thi, chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có 13 tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
+ Bài 3: 
- GV nhận xét những lời đánh giá hay.
HS: 1 em đọc nội dung, HS suy nghĩ phát biểu thêm lời đánh giá vào cuối.
VD: Câu chuyện này làm em càng thấm thía lời của cha ông. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
- Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã nêu 1 tấm gương sáng về nghị lực cho chúng em.
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ viết 2 cách kết bài.
HS: Suy nghĩ so sánh và phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng:
1) Kết bài của truyện “Ông Trạng thả diều”:
à Thế rồi  nước Nam ta.
(Kết bài này chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận thêm. Đây là cách kết bài không mở rộng).
2) Cách kết bài khác:
à Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa “Có chí thì nên”, ai nõ lực vươn lên người ấy sẽ đạt được nhiều điều mình mong ước. 
(Đây là cách kết bài mở rộng).
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3 – 4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: 5 em đọc nối nhau bài tập 1.
- Từng cặp trao đổi trả lời câu hỏi.
- GV treo bảng nhóm mời 2 đại diện nhóm lên bảng.
+ Bài 2:
- GV gọi HS trả lời, chốt lại lời giải.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ phát biểu.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ viết kết bài vào vở.
- GV nhận xét những em viết hay.
- 1 số em đọc trước lớp.
5. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS thuộc nội dung ghi nhớ.
Khoa học
Bài 24: Nước cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
- HS nêu được vai trò của nước trong đời sống sản xuất và sinh hoạt: Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại 
- Nêu được nước sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. 
- Giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình trang 50, 51 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
HS: Lên bảng vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
Bước 1: - Chia lớp làm 3 nhóm, giao việc.
+ Điều gì sẽ xảy ra khi cuộc sống của con người thiếu nước ?
HS: Các nhóm nộp tư liệu đã sưu tầm, mỗi nhóm làm một nhiệm vụ (SGV).
+ Điều gì cây cối xảy ra nếu cây cối thiếu nước ?
- nếu cây cối thiếu nước cây sẽ bị khô héo, chết, cây không lớn hay khoog nảy mầm được.
+ Nếu không có nước cuộc sống của động vật sẽ như thế nào ?
- Động vật sẽ chết khát, 1 số động vật sống dưới môi trường nước sẽ bị tuyệt chủng.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận, trao đổi.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Trình bày kết quả.
=> Kết luận: như mục “Bạn cần biết”.
3. Hoạt động 2: vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày con người cần nước để làm gì ?
HS: Suy nghĩ trả lời, mỗi em một ý, I ghi lại các ý đó lên bảng.
- Cho HS thảo luận, phân loại các nhóm ý kiến.
+ Sử dụng nước trong vệ sinh nhà cửa
+ Sử dụng nước trong vui chơi giải trí.
+ Sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.
+ Sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp.
+ Như vậy, nhu cầu nước cảu con người được chia làm 3 nhóm, là những nhóm nào ?
- Cần nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; cần nước cho sinh hoạt; vui chơi.
+ Nếu sử dụng nước không tiết kiệm thì điều gì sẽ sảy ra ?
- HS phát biểu, nhận xét, bổ sung.
+ Làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm ? Cần phải sử dụng nước như thế nào cho tiết kiệm và hợp lí ?
- HS phát biểu, nhận xét, bổ sung.
=> KL: SGV
HS: đọc mục “Bạn cần biết”.
4. Hoạt động 3: Trò chơi “Nếu em là nước”
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- GV hỏi: Nếu em là Nước em sẽ làm gì ?
- HS suy nghĩ và trình bày trong 5 phút.
- GV nhận xét, bình chọ những em có cách hùng biện hay nhất.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Ngày soạn: 13 / 11/ 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 20010
Luyện từ và câu
Tính từ (tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nắm được 1 số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất; bước đầu tìm được 1 số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và đặt câu với từ vừa tìm được.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bút dạ đỏ và 1 số bảng nhóm viết nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
2 HS lên bảng làm bài tập.
B. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 4 Tuan 12.doc