Bài giảng các môn lớp 1 - Tuần 19 năm học 2010

A. Mục đích - yêu cầu:

 - HS nhận biết được các vần ăc, âc.

 - HS đọc được : ăc, âc, mắc áo, quả gấc; các từ và đoạn thơ ứng dụng.

 - Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Ruộng bậc thang.

 - GD HS lòng say mê học tập.

B. Đồ dùng dạy- học:

- GV: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng, phần luyện nói.

- HS : Bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt.

 

doc 22 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 1 - Tuần 19 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trục
 cần trục
 ưc
 lực
 lực sĩ
2. Viết bảng:
uc, ưc, cần trục, lực sĩ
3. Luyện đọc từ ứng dụng:
 Máy xúc lọ mực
 Cúc vạn thọ nóng nực
3. Củng cố: Nhận xét giờ học. 
Tiết2
 1. ÔĐTC: Lớp hát.
 2. KTBC: 1 HS đọc lại bài trên bảng.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
1. HD luyện đọc:
* GV chỉ bài trên bảng ở tiết 1, gọi HS luyện đọc và nêu cấu tạo tiếng do GV yêu cầu.
* Cho HS quan sát tranh:
+ Tranh vẽ những gì?
- GV giới thiệu và ghi bảng câu ứng dụng.
- HS luyện đọc câu ứng dụng.
* Cho HS mở SGK, GV giới thiệu tranh, bài đọc và đọc mẫu. Gọi HS đọc nối tiếp, cả bài, nhận xét.
2. Cho HS mở vở tập viết, Gv gọi HS nêu lại cách viết vần, từ. 
- HS viết vở, nhận xét.
3. Luyện nói: GV nêu chủ đề luyện nói, HS nhắc lại.
- HS quan sát tranh và luyện nói từ 2 – 4 câu theo câu hỏi:
+Bức tranh vẽ cảnh gì? Chỉ tranh và giới thiệu người và vật trong bức tranh?
+Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy?
+ Bức tranh vẽ cảnh nông thôn hay thành phố?
+ Theo em ai là người thức dậy sớm nhất?
1. Luyện đọc:
* Đọc bài trên bảng:
 uc - trục - cần trục
 ưc - lực - lực sĩ
* Đọc câu ứng dụng:
 Con gì mào đỏ
 Lông mượt như tơ
 Sáng sớm tinh mơ
 Gọi người thức dậy?
* Đọc SGK:
2. Luyện viết
- uc, ưc
- cần trục, lực sĩ
3. Luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất?
- Tranh vẽ ông mặt trời vừa nhô lên thì bác nông dân đã vác cày ra đồng cày ruộng, gà gáy sáng, chim hót,.....
IV. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
 Tiết 74: mười ba, mười bốn, mười lăm
A. Mục tiêu:
- HS nhận biết mỗi số( 13, 14, 15)gồm 1 chục và một số đơn vị(3, 4, 5).
- Đọc và viết được các số 13, 14, 15.
Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng gài, que tính, SGK, phấn màu, bảng phụ.
- HS: Que tính , sách HS, bảng con.
C. Hoạt động dạy - học:
 I . ổn định tổ chức(1 phút)
 II. Bài cũ: (5 phút): - GV vẽ 2 tia số lên bảng, Yêu cầu 2 HS lên bảng làm
- Bài tập: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:
- Gọi HS dưới lớp đọc các số từ 0 đến 12.
- Nhận xét- sửa sai.GV ghi điểm.
 III. Bài mới: 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
1. Giới thiệu bài:
2. HD các hoạt động:
* HĐ1: Giới thiệu số 13:Các em lấy cho cô 1 bó (là 1 chục) que tính và 3 que tính rời và hỏi:
- Em có tất cả bao nhiêu que tính?
- Vì sao em biết?
GV:Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô viết số 13.
Cô viết số 13 từ trái sang phải chữ số1 chỉ 1 chục, chữ số 3 bên phải chỉ 3 đơn vị.
- Cô đọc là “Mười ba”- GV viết.
- GV chỉ bảng.
+ HD HS viết bảng con;
? Số 13 được viết bằng mấy chữ số, là những chữ số nào?
*HĐ2: Giới thiệu số 14
HD tương tự số 13:
Lưu ý: Yêu cầu HS lấy thêm 1chục que tính và 4 que tính rời và hỏi:
?Em có mấy que tính rời?
*HĐ3:Tiến hành tương tự như khi giới thiệu số 15.
Lưu ý cách đọc: “Mười lăm”
*Bài 1: Nêu Y/C bài tập 1?
GV: Câu a đã cho sẵn cách đọc số. Nhiệm vụ của chúng ta là viết số tương tự vào dòng kẻ chấm.
? Thế còn câu b?
- HS làm GV quan sát hướng dẫn thêm
* Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập.
+Để điền được số thích hợp, chúng ta phải làm gì?
? Nên đếm theo hàng nào?
- HS đếm ngôi sao ở mỗi hình.
- Đếm theo hàng ngang để không bị sót – HS làm bài.- HS chữa.
- Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài tập
GV: Để nối đúng, ta phải đếm đúng số con vật ở từng tranh
GV chép nội dung bài 3 vào bảng phụ.
- Bài 4: Nêu Y/C bài tập?
GV:Lưu ý HS chỉ được điền 1 số dưới 1 vạch của tia số và điền theo TT tăng dần. GV kẻ tia số(Dành cho HS khá, giỏi)
1.Giới thiệu số 13:
Viết số
Đọc số
 13
Mười ba
2.Giới thiệu số 14.
14 ( mười bốn)
3. Giới thiệu số 15.
15 ( mười lăm)
4. Luyện tập
Bài 1: a, Viết số:
b, Viết số vào ô trống theo TT giảm dần
Bài 2:Điền số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: Nối mỗi tranh với 1 số thích hợp.
Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
IV. Củng cố, dặn dò:Tóm tắt nội dung bài, NX giờ học.
 - VN học bài và làm bài, CB bài sau.
Thể dục
Tiết 19: Bài thể dục – Trò chơi vận động
A. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác: vươn thở, tay, của bài TD phát triển chung.
 - Biết cách chơi và tham gia trò chơi: Nhảy ô tiếp sức. 
 - GD HS lòng say mê tập luyện.
B. Đồ dùng dạy- học:
GV + HS: Sân trường, còi.
C. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
-*Tập hợp lớp, phổ biến ND, Y/C giờ học.
- Khởi động:
*GV tập mẫu lần HD HS tập.
- Các động tác như hình vẽ trong SGV.
- HS tập như hướng dẫn, Gv uốn nắn.
* Tiến hành HD học sinh học động tác tay tương tự như trên.
- HS tập kết hợp cả 2 ĐT 2 – 3 lần – NX.
- GV nhắc lại cách chơi: - HS chơi theo tổ, nhóm, GV theo dõi, uốn nắn.
*Tập hợp lớp, NX giờ học.
- Đứng vỗ tay và hát.
- VN ôn bài, CB bài sau.
1. Phần mở đầu:
+ Vỗ tay và hát.
+ Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên 40 – 50 m, rồi đi theo nhịp
2. Phần cơ bản:
a. Học động tác vươn thở: 
- TTCB: Đứng nghiêm.
+ Nhịp 1: Chân rộng bằng vai, 2 tay lên cao
+ Nhịp 2: đưa tay theo chiều ngược với nhịp 1,sau đó 2 tay bắt chéo trước bụng( tay trái để ngoài), thở mạnh ra bằng miệng. + Nhịp 3: như nhịp 1( hít vào).
+ Nhịp 4 : Về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 : Đổi bên.
b. Học động tác tay (SGV- Tr. 13)
c.Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
3. Phần kết thúc:
 Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010
Học vần
Bài 79: ôc - uôc
A. Mục đích - yêu cầu:
 - HS nhận biết được vần ôc – uôc.
- HS đọc được : ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc; các từ ngữ và các đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được : ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Tiêm chủng, uống thuốc.
- GD HS lòng say mê học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng, phần luyện nói.
- HS : Bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt.
C. Các hoạt động dạy -học 
I . ổn định tổ chức Tiết 1
II. Bài cũ ( 5 phút ) 
- Đọc (trên bảng phụ): uc, ưc, máy xúc, nóng nực, thức dậy;2HS đọc câu ứng dụng( bài 78) 
- Viết: máy xúc, thức dậy, nóng nực.
III. Bài mới ( 30 phút)
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
1, GV giới thiệu bài và ghi bảng tên bài : ôc, uôc
2, Dạy vần: 
* HĐ1: Học vần mới.
- GV ghi bảng và giới thiệu vần ôc. HS quan sát và TLCH
+ Vần ôc so với vần uc có gì giống và khác nhau?
- GV đọc và HD cách đọc, HS đọc: ôc.
+ Nêu cấu tạo vần ôc?
+ Hãy đánh vần vần ôc?
- HS luyện đánh vần: ô- cờ - ôc.
- HS ghép vần  ôc.
+Có vần uc, muốn thành tiếng "mộc" em làm thế nào?
- HS ghép tiếng “mộc” và đọc. GV ghi bảng tiếng mới, HS đọc
+ Tiếng “mộc" có âm, vần nào ghép lại? Hãy đánh vần tiếng mộc?
 - HS đọc: mờ- ôc - mốc- nặng - mộc.
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng từ, HS luyện đọc.
- Gọi HS luyện đọc từ khóa trên bảng theo thứ tự và không theo thứ tự, nhận xét.
* Giới thiệu vần  uôc tương tự như trên.
*HĐ2: GV hướng dẫn HS viết bảng 
+ Vần ôc được viết bằng mấy con chữ? Độ cao của các con chữ thế nào?
+ Vần  uôc viết khác vần ôc ở điểm nào?
+ Nêu cách viết từ "thợ mộc"?
- Tương tự với từ còn lại.
- Lu ý HS điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng của các chữ.
 - HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi.
*HĐ3: Đọc từ.
- GV ghi bảng từ ứng dụng, HS tìm gạch chân tiếng có vần vừa học.
- HS luyện đọc tiếng , từ.
- Gv giảng một số từ.
1.Nhận diện và phát âm:
 ôc
 mộc
 thợ mộc
 uôc
 đuốc
 ngọn đuốc
2. Viết bảng:
- ôc, uôc
- thợ mộc, bó đuốc
3. Luyện đọc từ ứng dụng:
 con ốc đôi guốc
 gốc cây thuộc bài
3. Củng cố: Nhận xét giờ học. 
Tiết2
 1. ÔĐTC: Lớp hát.
 2. KTBC: 1 HS đọc lại bài trên bảng.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
1. HD luyện đọc:
* GV chỉ bài trên bảng ở tiết 1, gọi HS luyện đọc và nêu cấu tạo tiếng do GV yêu cầu.
* Cho HS quan sát tranh:
+ Tranh vẽ những gì?
- GV giới thiệu và ghi bảng đoạn thơ ứng dụng.
- HS luyện đọc câu ứng dụng.
* Cho HS mở SGK, GV giới thiệu tranh, bài đọc và đọc mẫu. Gọi HS đọc nối tiếp, cả bài, nhận xét.
2. Cho HS mở vở tập viết, Gv gọi HS nêu lại cách viết vần, từ. HS viết vở, nhận xét.
3. Luyện nói: GV nêu chủ đề luyện nói, HS nhắc lại.
- HS quan sát tranh và luyện nói từ 2 – 4 câu theo câu hỏi:
+Bức tranh vẽ cảnh gì? 
+Bạn trai trong tranh đang làm gì?
+ Em thấy thái độ của bạn NTN?
+ Khi nào chúng ta phải uống thuốc?
+ Hãy kể cho các bạn nghe mình đã uông thuốc và tiêm giỏi NTN?
1. Luyện đọc:
*Đọc bài trên bảng:
 ôc- mộc - thợ mộc
 uôc - đuốc- ngọn đuốc
* Đọc câu :
 Mái nhà của ốc 
 Tròn vo bên mình
 Mái nhà của em 
 Nghiêng giàn gấc đỏ
*Đọc SGK
2. Luyện viết
- ôc, uôc, thợ mộc, bó đuốc
3. Luyện nói: Tiêm chủng, uống thuốc.
- Tranh vẽ bạn trai đang được bác sĩ tiêm chủng, các bà mẹ đưa con đi tiêm và uống thuốc.
IV. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 75: Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín.
A. Mục tiêu:
HS nhận biết mỗi số (16, 17, 18, 19) gồm 1 chục và 1 số đơn vị (6, 7, 8, 9).
Đọc và viết được các số đó.
Điền được các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 trên tia số.
GD HS lòng say mê học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng gài, 4 bó que tính và các que tính rời, phấn màu.
HS: Que tính, Sách HS, bảng con, hộp chữ rời.
C. Hoạt động dạy – học:
I. ÔĐTC: Lớp hát.
II. KTBC: 1 HS đọc các số từ 0 đến 15.
 - GV đọc 1 vài số, HS luyện viết bảng con, NX sửa sai.
III. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
1. Giới thiệu bài:
2. HD các HĐ: 
* HĐ1: Giới thiệu các số 16, 17, 18, 19:
- Y/C các em lấy cho cô 1 bó (là 1 chục) que tính và 6 que tính rời và hỏi:
- Em có tất cả bao nhiêu que tính?
- Vì sao em biết?
GV: Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô viết số 16.Cô viết số 16 từ trái sang phải chữ số1 chỉ 1 chục, chữ số 6 bên phải chỉ 6 đơn vị.
- Cô đọc là “Mười sáu”-GV viết.
- GV chỉ bảng.
+ HD HS viết bảng con;
? Số 16 được viết bằng mấy chữ số, là những chữ số nào?
- GV chỉ số 16.
*HD tương tự số 17:
Lưu ý: Yêu cầu HS lấy thêm 1chục que tính và 7 que tính rời và hỏi:
?Em có mấy que tính rời?
*Tiến hành tương tự như khi giới thiệu số 18, 19.
HD tương tự số 16:
Lưu ý cách đọc: “Mười tám”
*HĐ2: HD thực hành:
? Nêu Y/C bài tập 1? 
GV: Câu a đã cho sẵn cách đọc số. Nhiệm vụ của chúng ta là viết số tương tự vào dòng kẻ chấm.
? Thế còn câu b?( Viết số vào ô trống theo TT tăng dần)
- GV quan sát hướng dẫn thêm
* Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập
GV: Để điền được số thích hợp, chúng ta phải làm gì?
? Nên đếm theo hàng nào?
GV: Để nối đúng, ta phải đếm đúng số con vật ở từng tranh
*BT 3: GV chép nội dung bài 3 vào bảng phụ. HS luyện đọc.
- BT4: HS nêu yêu cầu và làm, nêu miệng bài làm.
GV:Lưu ý HS chỉ được điền 1 số dưới 1 vạchcủa tia số và điền theo TT tăng dần. 
1. Giới thiệu số 16:
Viết số
Đọc số
 16
Mười sáu.
2. Giới thiệu số 17.
3. Giới thiệu số 18, 19.
4. Luyện tập
Bài 1: 
a, Viết số:
b, 
Bài 2:Điền số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: Nối mỗi tranh với 1 số thích hợp.
Bài 4: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
IV. Củng cố, dặn dò: 
 - Tóm tắt nội dung bài, NX giờ học.
VN học bài và làm bài, CB bài sau.
Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2010
Tập viết
Tiết 17: tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc,
A. Mục đích - yêu cầu:
 - Viết đúng các chữ: tuốt lúa, hạt thóc, sắc màu,kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa theo vở tập viết 1 , tập hai.
 - HS khá, giỏi viết được đủ số dòng qui định trong vở tập viết.
 - GD HS ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
B . Đồ dùng dạy học:
GV: Nội dung bài + Bài mẫu.
HS: Bảng, vở, .
C. Hoạt động dạy học:
I. ÔĐTC: HS hát.
II. KTBC: GV đọc – HS viết bảng con: thanh, kiếm, âu yếm – NX, sửa sai.
III. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
1. Giới thiệu bài:
2. HD viết:
- GV ghi nội dung bài viết lên bảng, 2 HS đọc lại nội dung bài viết.
- GV giải nghĩa từ.
+ HD HS viết bảng con:
- Từ “tuốt lúa” được viết bằng mấy chữ, là những chữ nào?
+Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu ?
+ Các con chữ trong mỗi tiếng viết cao mấy dòng li?
- GV viết mẫu, HD cách viết
NX sửa sai.
- HD tương tự với các từ còn lại.
* Y/C HS mở vở tập viết 
- HS viết bài, GV uốn nắn
- GV theo dõi, HD thêm với những HS yếu.
- Thu 1 số vở chấm, nhận xét
1. Viết bảng:
- tuốt lúa, hạt thóc,...
- Từ “tuốt lúa” được viết bằng 2 chữ là chữ tuốt và chữ lúa.
- Khoảng cách giữa 2 chữ là nửa ô hoặc 1 con chữ o.
- Con chữ l viết cao 5 dòng li, chữ t cao 3 dòng li, các chữ còn lại viết cao 2 dòng li.
2. Viết vở:
IV. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
VN luyện viết cho đẹp, chuẩn bị bài sau.
Tập viết
Tiết 18: con ốc, đôi guốc, cá diếc,
A. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng các chữ: con ốc, đôi guốc, cá diếc,kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa theo vở tập viết 1, tập hai.
 - HS khá, giỏi viết được đủ số dòng qui định trong vở tập viết.
 - GD HS ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
GV: Nội dung bài + Bài mẫu.
HS: Bảng, vở, .
C. Hoạt động dạy học:
I. ÔĐTC: HS hát.
II. KTBC: GV đọc – HS viết bảng con: tuốt lúa, hạt thóc – NX, Sửa sai.
III. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
1. Giới thiệu bài:
2. HD viết:
- GV ghi nội dung bài viết lên bảng, gọi 2 HS đọc lại, lớp đọc đồng thanh.
- GV giải nghĩa từ.
+ HD HS viết bảng con:
+Từ “con ốc” được viết bằng mấy chữ, là những chữ nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu ?
+Các con chữ trong mỗi tiếng viết cao mấy dòng li?
- GV viết mẫu, HD cách viết
NX sửa sai.
- HD tương tự với các từ còn lại.
* Y/C HS mở vở tập viết 
- HS viết bài, GV uốn nắn
- GV theo dõi, HD thêm với những HS yếu.
- Thu 1 số vở chấm, nhận xét
1. Viết bảng:
- con ốc, đôi guốc, cá diếc
- Từ “ con ốc” được viết bằng 2 chữ,
2. Viết vở:
IV. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
VN luyện viết cho đẹp, chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Tiết 19: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
A. Mục tiêu:
	- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo
	- HS biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
 - Thực hiện lễ phép với thày, cô giáo 
 - Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thày cô giáo.
B. Tài liệu, phương tiện
	 - GV : Nội dung bài, tranh ảnh.
 - HS: Vở BT Đạo đức, bút màu.
C. Hoạt động dạy - học
I. ÔĐTC: Lớp hát.
II. KTBC: Không KT.
III. Bài mới:
Hoat động của thày và trò
Nội dung bài
1. Giới thiệu bài:
2. HD các HĐ:
*HĐ1: HD Đóng vai ( Bài tập 1 )
- Mỗi nhóm đóng vai theo 1 tình huống của bài tập 1
- Cả lớp thảo luận, nhận xét
+ Qua việc đóng vai của các nhóm, em thấy: 
+Nhóm nào thể hiện được lễ phép với thày giáo, cô giáo ? Nhóm nào chưa?
+ Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận vở từ tay thầy giáo, cô giáo?
+ Vì sao chúng ta phải lễ phép với thày giáo, cô giáo?
- GV kết luận: thày cô giáo là người dạy các em biết chữ, biết những điều hay lẽ phải vì vậy chúng ta cần phải lễ phép với thày giáo, cô giáo.
*HĐ2: HS làm bài tập 2
- HS quan sát tranh và cho biết bạn nào có việc làm thể hiện bạn nhỏ biết vâng lời thày cô giáo.
- HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại chọn bạn đó?
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo.
1. Đóng vai( bài tập 1)
+ Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép
+ Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng 2 tay
- Lời nói khi đưa: Thưa cô ( thưa thầy ) đây ạ!
- Lời nói khi nhận lại: Em cám ơn thầy ( cô ) !
2. Bài tập 2:
- Các bạn ở tranh 1 và 4 đã biết vâng lời thày cô giáo.
IV. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học
- GV dặn HS chuẩn bị kể về 1 bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo 
Tự nhiên và xã hội
 Bài : 19 Cuộc sống xung quanh (tiếp)
A . Mục tiêu:
 - HS nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS đang ở.
- Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.
- Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: Các hình trong bài 19 SGK phóng to.
 HS: SGK.
C. Hoạt động dạy - học 
I. ÔĐTC: Lớp hát.
II. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể về quê hương của em?
HS khác bổ sung, nhận xét. GV nhận xét đánh giá.
III. Bài mới:
Hoat động của thày và trò
Nội dung bài
1. Giới thiệu bài: 
2. HD các hoạt động.
Hoạt động 1: Quan sát tranh SGK
Mục tiêu: HS biết phân tích các cảnh vật để nhận ra đây là cuộc sống ở thành phố
Cách tiến hành:
Bước 1:YC HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong bài theo nhóm
- Hs lần lượt chỉ vào các hình trong bức tranh và nói về những gì mình nhìn thấy.
Bước 2: Một số HS đứng lên trả lời câu hỏi.
+ Kể những gì em quan sát được: (chợ, cửa hàng bán quần áo, đồ chơi, cửa hàng ăn, hiệu sách, nhiều ô tô qua lại trên đường.)
+ Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Tại sao em biết? ( ở thành phố vì có nhiều cửa hàng, ôtô.)
+ Cảnh nông thôn có gì khác với cảnh ở thành phố?
KL: Bức tranh trong bài 19 này vẽ về cuộc sống ở thành phố.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết yêu quý, gắn bó quê hương mình.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV YC HS thảo luận nhóm đôi.
. + Các em đang sống ở đâu?
+ Hãy kể cho bạn nghe nơi em đang sinh sống?
HS làm việc theo nhóm đôi ( 5 phút).
Bước 2: Một số HS trình bầy trước lớp. Các bạn khác bổ sung, nhận xét.
 Cần chú ý thể hiện tình cảm của mình.
1. Quan sát tranh:
- Tranh vẽ cảnh thành phố: có nhà cửa mọc san sát, có nhiều nhà cao tầng, người và xe cộ qua lại tấp nập,.
2. Kể về cảnh vật nơi mình đang sống.
III. Củng cố- dặn dò: Chơi trò chơi đóng vai:
+ Bạn nhỏ nước ngoài đến thành phố của em thăm quan và hỏi em :Bạn giới thiệu về nơi bạn sống cho mình nghe được không? HS đóng vai và diễn cho cả lớp xem . 
Nhận xét giờ học.
Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010
Học vần
Bài 80: iêc- ươc
A. Mục đích - yêu cầu :
 - HS nhận biết được vần iêc – ươc.
- HS đọc được : iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề : xiếc, múa rối, ca nhạc.
- GD HS lòng say mê học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu ứng dụng, phần luyện nói.
- HS : Bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt.
C. Các hoạt động dạy và học 
I -ổn định tổ chức Tiết 1
II -Bài cũ ( 5 phút ) 
- Đọc ( trên bảng phụ) : ôc, uôc, đôi guốc, mộc mạc, duốc thịt.
- 2HS đọc câu ứng dụng ( bài 79) 
Viết: đôi guốc, mộc mạc , duốc thịt
III -Bài mới ( 30 phút)
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
1, GV giới thiệu bài và ghi bảng tên bài : iêc, ươc
2, Dạy vần: GV ghi bảng và giới thiệu vần iêc. HS quan sát và TLCH
+ Vần iêc so với vần ưc có gì giống và khác nhau?
- GV đọc và HD cách đọc, HS đọc: iêc.
+ Nêu cấu tạo vần iêc?
+ Hãy đánh vần vần iêc?
- HS luyện đánh vần: iê- cờ - iêc.
- HS ghép vần  iêc.
+Có vần iêc, muốn thành tiếng "xiếc" em làm thế nào?
- HS ghép tiếng “ xiếc” và đọc. GV ghi bảng tiếng mới, HS đọc
+ Tiếng “xiếc" có âm, vần nào ghép lại? Hãy đánh vần tiếng xiếc?
 - HS đọc: xờ- iêc - xiếc- sắc- xiếc.
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng từ, HS luyện đọc.
- Gọi HS luyện đọc từ khóa trên bảng theo thứ tự và không theo thứ tự, nhận xét.
* Giới thiệu vần  ươc tương tự như trên.
* GV hướng dẫn HS viết bảng 
+ Vần iêc được viết bằng mấy con chữ? Độ cao của các con chữ thế nào?
+ Vần  ươc viết khác vần iêc ở điểm nào?
+ Nêu cách viết từ " xem xiếc"?
- Tương tự với từ còn lại.
- Lu ý HS điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng của các chữ.
 - HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa lỗi.
* GV ghi bảng từ ứng dụng, HS tìm gạch chân tiếng có vần vừa học.
- HS luyện đọc tiếng , từ.
- Gv giảng một số từ.
1.Nhận diện và phát âm:
 iêc
 xiếc
 xem xiếc
 ươc
 rước
 rước đèn
2. Viết bảng:
- iêc, ươc
- xem xiếc, rước đèn
3. Luyện đọc từ ứng dụng:
 cá riếc cái lược
 công việc thước kẻ
3. Củng cố: Nhận xét giờ học. 
Tiết2
 1. ÔĐTC: Lớp hát.
 2. KTBC: 1 HS đọc lại bài trên bảng.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
1. HD luyện đọc:
* GV chỉ bài trên bảng ở tiết 1, gọi HS luyện đọc và nêu cấu tạo tiếng do GV yêu cầu.
* Cho HS quan sát tranh:
+ Tranh vẽ những gì?
- GV giới thiệu và ghi bảng câu ứng dụng.
- HS luyện đọc câu ứng dụng.
* Cho HS mở SGK, GV giới thiệu tranh, bài đọc và đọc mẫu. Gọi HS đọc nối tiếp, cả bài, nhận xét.
2. Cho HS mở vở tập viết, Gv gọi HS nêu lại cách viết vần, từ. HS viết vở, nhận xét.
3. Luyện nói: GV nêu chủ đề luyện nói, HS nhắc lại.
- HS quan sát tranh và luyện nói từ 2 – 4 câu theo câu hỏi:
+Bức tranh vẽ cảnh gì? 
+ Em đã được xem xiếc, múa rối hay ca nhạc chưa? Em thích loạihình nghệ thuật nào nhất?
+ Hãy kể về 1 trong 3 loại hình nghệ thuật trên?
1. Luyện đọc:
* Đọc bài trên bảng:
 iêc- xiếc- xem xiếc
 ươc - rước - rước đèn
*Đọc câu:
Quê hương là con diều biếc
Chiều chiều con thả trên đồi
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
* Đọc bài trong SGK
2. Luyện viết
- iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn
3. Luyện nói: Xiếc, múa rối, ca nhạc
- Tranh vẽ cảnh xiếc khỉ đi xe đạp, múa rối nước và ca nhạc.
IV. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 76: Hai mươi . Hai chục
A. Mục tiêu:
 - Nhận biết được số hai mươi, 20 còn gọi là hai chục.
 - Biết đọc và viết được số 20. Phân biệt được số chục, số đơn vị.
 - GD HS lòng say mê học tập.
B. Đồ dùng dạy- học: - GV: Bảng gài, que tính, phấn màu, thanh thẻ.
 - HS: Que tính, Sách HS, bảng con, hộp chữ rời.
C. Hoạt động dạy – học:
I. ÔĐTC: Lớp hát.
II. KTBC: 1 HS đọc các số từ 0 đến 19.
 GV đọc 1 vài số, HS luyện viết bảng con, NX sửa sai.
III. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
1. Giới thiệu bài:
2. HD các hoạt động:
*HĐ1: Giới thiệu số 20
- Các em lấy cho cô 1 bó (là 1 chục) que tính và lấy thêm 1 bó nữa và hỏi:
+ Em có tất cả bao nhiêu que tính?Vì sao em biết?( Vì 1 chục que tính và 1 chục que tính là 2 chục que tính)
GV:Để chỉ số que tính các em vừa lấy cô viết số 20. Cô viết số 20 từ trái sang phải chữ số2 chỉ 2 chục, chữ số 0 bên phải chỉ 0 đơn vị.
- Cô đọc là “Hai mươi”- GV viết.
- GV chỉ bảng số 20.
+ Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV Viết số 2 vào cột c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 19 l1.doc