Bài Dự Thi Tìm Hiểu Pháp Luật Về Biên Giới Quốc Gia

Câu 1:

Thế nào là biên giới quốc gia? Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? Khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển được quy định như thế nào?

Trả lời

a.Khái niệm biên giới quốc gia:

Biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý xác định giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng biển, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia. Biên giới quốc gia là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia này với một quốc gia khác và/hoặc với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó. Nói một cách khác, biên giới quốc gia chính là giới hạn ngăn cách lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác và ngăn cách lãnh hải với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của một quốc gia. Trong phạm vi không gian lãnh thổ đó, quốc gia là chủ nhân được áp dụng và thực thi một hệ thống các quy tắc pháp lý của nhà nước đó.

Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển, bao gồm: Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, biên giới quốc gia trong lòng đất và trên không. (Giáo trình “Nghiệp vụ chung biên phòng”- Trường Đại học Biên phòng).

b. Biên giới Quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Tại Điều 1 Luật Biên giới Quốc gia của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 (Luật Biên giới Quốc gia năm 2003) quy định:

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

 

doc 9 trang Người đăng honganh Lượt xem 1272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài Dự Thi Tìm Hiểu Pháp Luật Về Biên Giới Quốc Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển, bao gồm: Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, biên giới quốc gia trong lòng đất và trên không. (Giáo trình “Nghiệp vụ chung biên phòng”- Trường Đại học Biên phòng).
b. Biên giới Quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 
Tại Điều 1 Luật Biên giới Quốc gia của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 (Luật Biên giới Quốc gia năm 2003) quy định:
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
* Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gồm:
Điều 5- Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định:
- Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
- Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
- Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. 
- Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. 
- Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời 
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước. 
c. Khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển
 Điều 6- Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định:
 	- Khu vực biên giới đất liền: 
 	Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền; 
Mọi hoạt động trong khu vực  biên giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác với Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
 	Trong khu vực biên giới có vành đai biên giới, ở những nơi có yêu cầu cần thiết bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và kinh tế thì xác lập vùng cấm.
- Khu vực biên giới biển: 
Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo. 
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
 Câu 2
Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trả lời
a. Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Tại Khoản 1, Điều 4- Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định:
* Đường cơ sở: là đường gẫy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố.
+ Điều 7- Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định:
- Nội thuỷ:  Bao gồm
+ Các vùng nước phía trong đường cơ sở;
+ Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng. 
+ Điều 9- Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định:
- Lãnh hải: Rộng mười hai hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.
+ Điều 6- Nghị định 140/2004/NĐ-CP, ngày 25/6/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia khẳng định:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. 
+ Điều 18 - Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định:
Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch 
+ Điều 20 - Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định:
Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm saots và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam lý kết hoặc gia nhập 
+ Tại Khoản 2, Điều 4 - Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định:
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng mười hai hải lý .
Tuyên bố của Chính phủ của nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12/5/1977:
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, nhập cư, di cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam 
+ Tại Khoản 3, Điều 4 - Luật Biên giới Quốc gia 2003 quy định:
- Vùng đặc quyền về kinh tế: là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng hai trăm hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.
Tuyên bố của Chính phủ của nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12/5/1977:
- Nước CHXHCN Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước CHXHCN Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 
+ Tại Khoản 4, Điều 4- Luật Biên giới Quốc gia 2003.
- Thềm lục địa: là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác .
Tuyên bố của Chính phủ của nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12/5/1977:
Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa;  nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. 
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam. 
b. Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
    * Tại Điều 10 - Nghị định 161/2003/NĐ-CP, ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển quy định: Đối với người, tàu, thuyền của Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển: 
Người, tàu thuyền của Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ sau:
1. Đối với người:
a) Giấy tờ tuỳ thân do cơ quan có thẩm quyền cấp (chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp);
b) Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên theo quy định của pháp luật;
c) Giấy phép sử dụng vũ khí (nếu có);
2. Đối với tàu thuyền:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật theo quy định;
c) Biển số đăng ký theo quy định;
d) Sổ danh bạ thuyền viên;
đ) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
e) Giấy tờ liên quan đến hàng hoá trên tàu thuyền.
3. Ngoài các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 của Điều này, người, tàu thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Việc diễn tập quân sự, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn, tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cho đối tượng liên quan biết, đồng thời thông báo cho ủy ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh sở tại, Cục Hàng hải Việt Nam biết ít nhất 05 ngày trước khi tiến hành.
- Người, tàu thuyền làm nhiệm vụ thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát về địa chất, khoáng sản trong khu vực biên giới biển, ngoài các giấy tờ quy định tại Điều 10 của Nghị định này phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, phải thông báo cho ủy ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi có biên giới biển biết ít nhất 02 ngày trước khi thực hiện nhiệm vụ.    
Tại Điều 10 - Nghị định 161/2003/NĐ-CP, ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển quy định: Đối với người, tàu, thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển: 
- Người, tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ sau:
1. Đối với người:
a) Hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thay hộ chiếu;
b) Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam .
2. Đối với tàu thuyền:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật theo quy định;
c) Danh sách thuyền viên, nhân viên phục vụ và hành khách trên tàu;
d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
đ) Giấy tờ liên quan đến hàng hoá vận chuyển trên tàu thuyền và các giấy tờ khác có liên quan do pháp luật Việt Nam  quy định cho từng loại tàu thuyền và lĩnh vực hoạt động. 
Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến xã, phường, thị trấn giáp biển hoặc ra, vào các đảo, quần đảo (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế cửa khẩu, có quy chế riêng) phải có giấy phép của công an từ cấp tỉnh trở lên cấp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
Tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt Nam phải treo cờ quốc tịch và treo quốc kỳ của Việt Nam ở đỉnh cột tàu cao nhất. 
Tàu thuyền của nước ngoài khi neo đậu thường xuyên hoặc tạm thời ở những cảng, bến đậu của Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
 Tàu thuyền của nước ngoài khi neo đậu tại cảng, bến đậu nếu thuyền viên, nhân viên nước ngoài đi bờ phải có giấy phép của Đồn biên phòng cảng Việt Nam nơi tàu thuyền neo đậu cấp. 
Câu 3:
Những hoạt động nào ở khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới biển bị nghiêm cấm? Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào, hoạt động tại khu vực biên giới đất liền phải chấp hành quy định pháp luật như thế nào?
 Trả lời
 a. Những hoạt động ở khu vực biên giới đất liền, khu vực biên giới biển bị nghiêm cấm:
Tại Điều 21- Nghị định 34/2000/NĐ-CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ nghiêm cấm các hoạt động sau đây ở khu vực biên giới đất liền: 
- Làm hư hỏng, xê dịch cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm;
- Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới;
- Xâm canh, xâm cư qua biên giới;
- Bắn súng qua biên giới, gây nổ, đốt nương rẫy trong vành đai biên giới;
- Vượt biên giới quốc gia trái phép, chứa chấp, chỉ đường, chuyên chở, che dấu bọn buôn lậu vượt biên giới trái phép;
- Khai thác trái phép lâm thổ sản và các tài nguyên khác;
- Buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma túy, văn hóa phẩm độc hại và hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới;
- Săn bắn thú rừng qúy hiếm, đánh bắt cá bằng vật liệu nổ, kích điện, chất độc và các hoạt động gây hại khác trên sông, suối biên giới;
- Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái;
- Có hành vi khác làm mất trật tự, trị an ở khu vực biên giới.
Tại Điều 34- Nghị định 161/2003/NĐ-CP, ngày 18/12/2003 của Chính phủ nghiêm cấm các hoạt động sau đây trong khu vực biên giới biển:
- Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi băng hình hoặc đĩa hình, thu phát vô tuyến điện ở khu vực có biển cấm;
- Neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định hoặc làm cản trở giao thông đường thủy;
- Khai thác hải sản, săn bắn trái với quy định của pháp luật;
- Tổ chức, chứa chấp, dẫn đường, chuyên chở người xuất, nhập cảnh trái phép; 
- Đưa người, hàng hoá lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép;
- Phóng lên các phương tiện bay, hạ xuống các tàu thuyền, vật thể khác trái với quy định của pháp luật Việt Nam ;
- Mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma tuý, hàng hoá, vật phẩm, ngoại hối;
- Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ;
- Bám, buộc tàu thuyền vào các phao tiêu hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an toàn của các công trình thiết bị trong khu vực biên giới biển;
- Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường;
- Các hoạt động khác vi phạm pháp lụât Việt Nam .
b. Công dân Việt Nam, người nước ngoài khi ra, vào, hoạt động tại khu vực biên giới đất liền phải chấp hành các quy định sau đây của pháp luật
+ Đối với công dân Việt Nam .
* Những người được cư trú ở khu vực biên giới:
Tại Điều 4- Nghị định 34/2000/NĐ-CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ quy định:
- Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới. 
- Người có giấy phép của cơ quan Công an tỉnh biên giới cho cư trú ở  khu vực biên giới.
- Người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trụ sở làm việc thường xuyên ở khu vực biên giới.
* Những người không được cư trú ở khu vực biên giới:
- Người không thuộc diện quy định được cư trú ở khu vực biên giới nêu trên.
- Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.
- Người nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác).
Tại Điều 5 - Nghị định 34/2000/NĐ-CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ quy định: 
- Công dân có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới được cấp giấy chứng minh nhân dân biên giới theo quy định của pháp luật.
Tại các Khoản 1, 2, 3, Điều 6 - Nghị định 34/2000/NĐ-CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ quy định:
- Công dân Việt Nam khi vào khu vực biên giới phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp.
- Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức khi vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng minh của quân đội, công an.
Trường hợp vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.
* Những người sau đây không được vào khu vực biên giới: 
- Người không có giấy tờ theo quy định nêu trên.
- Người đang bị khởi tố hình sự, người đang bị Toà án tuyên phạt quản chế ở địa phương (trừ những người đang có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới) 
* Đối với người nước ngoài:
Tại các Khoản 1, 2, 3, Điều 7- Nghị định 34/2000/NĐ-CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ quy định:
- Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang tạm trú tại địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Công an cấp tỉnh nơi tạm trú cấp.
Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới phải có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật và cử cán  bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh nơi đến.
- Người nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải có giấy phép theo quy định và phải trực tiếp trình báo cho Đồn Biên phòng hoặc chính quyền sở tại để thông báo cho Đồn Biên phòng.
- Trường hợp người nước ngoài đi trong tổ chức của Đoàn cấp cao vào khu vực biên giới thì cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời và làm việc với Đoàn) cử cán bộ đi cùng Đoàn để hướng dẫn và có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan công an và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết.
- Việc đi lại, hoạt động, tạm trú trong khu vực biên giới Việt Nam của những người trong khu vực biên giới nước tiếp giáp thực hiện theo Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước.
 Câu 4:
Ngày, tháng nào trong năm được xác định là “Ngày Biên phòng toàn dân; Nội dung của “Ngày Biên phòng toàn dân?
Trả lời
Ngày 22/2/1989 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 16/HĐBT về tổ chức “Ngày Biên phòng” trong cả nước, bắt đầu từ ngày 03/3/1989.
* Nội dung của “Ngày Biên phòng” là:
- Nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của nhân dân các dân tộc, của cán bộ, nhân viên các cơ quan, đoàn thể ở khu vực biên giới làm tốt nhiệm vụ quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.
- Tăng cường đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu và giúp đỡ lẫn nhau giữa lực lượng Bộ đội Biên phòng và nhân dân, giữa lực lượng Bộ đội Biên phòng với các lực lượng khác.
- Không ngừng củng cố và phát triển tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới, chống mọi hành vi xâm phạm biên giới.
- Đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trung tâm, đột xuất của địa phương.
- Khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các xã và đồng bào có công trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ biên giới.
Khoản 2, Điều 28- Luật Biên giới quốc gia năm 2003 đã xác định: Ngày 03/3 hàng năm là “Ngày biên phòng toàn dân”. 
Khoản 1, Điều 14- Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia xác định: Ngày 03 tháng 3 là “Ngày Biên phòng toàn dân” được tổ chức thực hiện hàng năm trong phạm vi cả nước. Nội dung hoạt động gồm:
- Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đặc biệt là cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
- Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân, giúp đỡ Bộ đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
- Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và  phòng, chống tội phạm. 
Câu 5: 
Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ biên giới quốc gia và chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người, phương tiện, tài sản  của tổ chức, cá nhân được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia?
Trả lời
a. Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong bảo vệ biên giới quốc gia 
Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện các hành vi xâm phạm biên giới, phá hoại an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải báo cho Đồn Biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho Bộ đội Biên phòng xử lý theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng thực hiện tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ đường biên giới, mốc quốc giới; phối hợp đấu tranh chống tội phạm, ngăn chặn các hoạt động vi phạm ở khu vực biên giới
Chủ động, tích cực học tập nâng cao trình độ hiểu biết,

Tài liệu đính kèm:

  • docBai du thi tim hieu Luat bien gioi quoc gia.doc