Bài Dự Thi Bộ Đội Hóa Học 55 Năm Xây Dựng Và Trưởng Thành

Trong suốt thời gian trường kỳ giải phóng dân tộc, quân đội Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn, những thủ đoạn nham hiểm mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ âm mưu nhằm xâm chiếm nước ta.

Để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà, ngày 19/04/1958, Bộ đội hóa học đã được thành lập với sự kỳ vọng về một lực lượng nòng cốt trong chống vũ khí hủy diệt của cuộc kháng chiến. Suốt 55 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội hóa học đã vượt qua mọi gian khổ, khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần tô thắm truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

 Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Binh chủng hóa học (19/4/1958 – 19/4/2013), Tiểu đoàn Phòng hóa 20 đã tổ chức cuộc thi “Bộ đội hóa học 55 năm xây dựng và trưởng thành” nhằm ca ngợi những chiến công của Bộ đội hóa học trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ cách mạng ở hai nước láng giềng Lào và Campuchia; đồng thời tôn vinh những thành tựu to lớn của Binh chủng hóa học trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng tiềm lực phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, bảo vệ chế độ chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và góp phần xử lý chất độc tồn lưu hậu chiến, được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Là một sinh viên đang được đào tạo trên ghế nhà trường, tôi rất vinh dự và đầy phấn khởi khi được tham dự cuộc thi này để bày tỏ được phần nào hiểu biết của bản thân về Binh chủng hóa học, Bộ đội hóa học, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới những thế hệ cha anh đã không ngại hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

 

doc 33 trang Người đăng honganh Lượt xem 1933Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài Dự Thi Bộ Đội Hóa Học 55 Năm Xây Dựng Và Trưởng Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thứ quân và quản lý xây dựng các đơn vị hóa học trực thuộc.
Ngày 10/10/1961, trong Công văn số 312/H2, Bộ Tổng Tham mưu đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng hóa học – Nguyên tử là cơ quan chuyên môn của Bộ Tổng Tham mưu, có nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng hóa học của Bộ và chỉ đạo về chuyên môn cho cơ quan và phân đội hóa học trong toàn quân, hướng dẫn và nghiên cứu huấn luyện phòng nguyên tử hóa học cho các quân binh chủng và lực lượng hậu bị.
Đến ngày 25/06/1962, theo quyết định số 271/TMG Bộ Tổng Tham mưu biên chế của Phòng hóa học – Nguyên tử rút gọn còn 31 người, các ban chuyên môn vẫn giữ nguyên, giảm tổ sửa chữa và sản xuất ống trinh độc. Về tổ chức xây dựng, phát triển các phân đội hóa học của Bộ, ngày 30/01/1962, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 179/TMG, thành lập tiểu đoàn hóa học thứ hai với phiên hiệu 902, Tiểu đoàn 6 đổi tên thành Tiểu đoàn 901. Đây là hai tiểu đoàn họat động độc lập, sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện của lực lượng hóa học trực thuộc Bộ.
Năm 1963, Bộ Tổng Tham mưu quyết định điều chỉnh biên chế thời bình cho tiểu đoàn 902: 1 đại đội chinh sát hóa học, 1 đại đội tiêu trừ vệ sinh, 1 đại đội tiêu độc mặt đất, 1 đại đội huấn luyện hạ sĩ quan. Còn Tiểu đoàn 901 có 6 đại đội: 1 đại đội trinh sát bức xạ hóa học, 2 đại đội tẩy trừ vệ sinh, 1 đại đội tiêu độc mặt đất, 1 đại đội súng phun lửa và 1 đại đội tiêu độc trang dụng. Ngày 24/04/1963, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định số 124/TMG điều chỉnh biên chế của các Quân khu tả ngạn, Hữu ngạn, Tây Bắc theo biểu biên chế chung.
Như vậy, tuy trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng các phân đội hóa học đã lần lượt ra đời, hoạt động theo hướng chính quy, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự cố gắng rất lớn của Bộ cũng như Phòng Hóa học – Nguyên tử.
Bộ Tham mưu cũng rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng năng lực của đội ngũ cán bộ. Giai đoạn từ năm 1960 – 1964, Bộ đã tổ chức cho nhiều đoàn cán bộ sang Liên Xô và Trung Quốc để học tập và tham quan binh chủng phòng hóa của họ. Vấn đề trang bị và làm chủ trang bị cũng được đánh giá là nội dung cơ bản, có ý nghĩa quan trọng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bộ đội. Từ khi ra đời, Phòng Hóa học – Nguyên tử đã có biên chế bộ phận khí tài với hai bộ phận nữa là chỉ đạo huấn luyện và nghiên cứu biên soạn tài liệu. Các bộ phận này cũng đóng góp những đề xuất tích cực để xây dựng cơ sở đảm bảo trang bị kỹ thuật cho binh chủng. Bộ đã nhận nhiều viện trợ vũ khí trang bị kỹ thuật từ các nước anh em, trong đó có đủ loại trang bị khí tài đặc chủng hiện đại cần thiết (máy đo phóng xạ, hòm hóa nghiệm, các loại xe đặc chủng, xe bọc thép, các bộ phòng da và mặt nạ M04,), tích lũy vào kho trang bị ngày càng nhiều dẫn đến các quyết định xây dựng kho khí tài hóa học với tổng diện tích sử dụng 2117m2 tại tỉnh Sơn Tây; Quyết định xây dựng xưởng Hóa học với tổng diện tích 1564m2; Quyết định thành lập Kho khí tài hóa học với phiên hiệu K61 và Tổ sửa chữa khí tài phòng hóa trực thuộc Phòng Hóa học – Nguyên tử. Từ tháng 3/1963 đến đầu năm 1964, Kho tiếp nhận hơn 400 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật hóa học các loại, 55 xe đặc chủng và bắt đầu triển khai tìm hiểu một số vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật, sử dụng, bảo quản sửa chữa khí tài Tổ sửa chữa lưu động bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị và do trang bị khí tài còn ít nên tổ này luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Bộ Tổng Tham mưu và Tổng Cục Chính trị cũng phát động các phong trào để xây dựng nề nếp, chế độ bảo quản, sửa chữa thường xuyên khí tài. Năm 1964 đã nghiên cứu và sản xuất được một số phụ tùng thay thế, sử dụng khí tài mới: công trình xạ hóa học, thiết bị hiệu chỉnh máy đo, xe hóa xạ nghiệm, bộ xe tiêu độc trang dụng AGB-3 và tiến hành nghiên cứu khí tài phòng hóa cho phù hợp với điều kiện chiến trường. Bên cạnh việc đảm bảo trang bị khí tài thì công tác khai thác sử dụng và đảm bảo kỹ thuật chuyên môn cũng được đặc biệt chú ý.
Một căn cứ của ta sau một trận tập kích trong “Chiến tranh cục bộ”
Trong giai đoạn 1965 – 1975, Bộ đội Hóa học đã cùng toàn dân toàn quân ta đánh thắng đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền. Năm 1965, Mỹ ồ ạt đổ thêm quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam Việt Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng khong quân và hải quân nhằm ngăn chặn các hoạt động chi viện của miền Bắc vào miền Nam, uy hiếp tinh thần chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Trước tình hình đó, Bộ xác định đẩy mạnh chỉ đạo chi viện ở miền Bắc cho các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Đến giữa năm 1965, lực lượng hóa học đã trong các đơn vị bộ đội địa phương miền Bắc đã phát triển về số lượng, hệ thống cơ quan hóa học chuyên trách được kiện toàn từ Bộ đến các sư đoàn, tỉnh đội, các quân chủng, binh chủng; thể hiện quyết tâm chiến đấu trong tình huống chiến tranh địch có sử dụng chất độc hóa học. Bộ đội Hóa học từ năm 1965 đến năm 1968 nhanh chóng phát triển và giữ vững được chính quyền miền Bắc trước chiến tranh phá hoại cả đế quốc Mỹ.
	Ở chiến trường miền Nam, Mỹ không ngừng tăng cường tấn công bằng máy bay, tàu chiến, cách mạng Việt Nam đứng trước những thử thách gay go và quyết liệt. Trung ương Đảng đã họp và kịp thời đưa ra nhiệm vụ: “Động viên lực lượng cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước”. Sau ba năm tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc và tăng cường đưa quân viễn chinh vào miền Nam, đế quốc Mỹ vẫn liên tiếp bị thất bại trên cả hai miền đất nước ta, đồng thời cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh để cứu vãn tình thế, báo hiệu những thử thách gay go mới cho nhân dân ta. Bộ đội Hóa học của ta trước hoàn cảnh đó cũng có bước phát triển, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cuộc kháng chiến.
	Từ năm 1969 đến năm 1972, nhân dân Việt Nam tiếp tục đương đầu với cuộc tấn công phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc đồng thời phải đối mặt với chiến lược chiến tranh mới của đế quốc Mỹ ở chiến trường miền Nam – chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Với sự quyết tâm cao độ và lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc, Bộ đội Hóa học cùng với toàn thể dân tộc lại chiến thắng âm mưu của kẻ thù một lần nữa. Lúc này, Bộ đội Hóa học đã thực sự trưởng thành về mọi mặt, đã tổ chức huấn luyện và đào tạo được một lực lượng phòng hóa rộng rãi, phát huy được một phong trào phòng hóa quần chúng sâu rộng để tự bảo đảm cho mình.
Đế quốc Mỹ rải chất độc hóa học xuống chiến trường miền Nam năm 1969
 Từ tháng 1/1973 đến tháng 4/1975, Bộ đội hóa học được xác định nhiệm vụ mới đó là tích cực chuẩn bị mọi mặt, thực hành đảm bảo phòng hóa, tham gia chiến đấu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của cả dân tộc. Quãng thời gian này Quân đội Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi mang dấu ấn thời đại. Đó là sự thành công của Chiến dịch Hồ Chí Minh và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đại thắng, kết thúc 30 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Sự thắng lợi mang tính chất quyết định ấy là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Bộ đội Hóa học đã nỗ lực xây dựng, phát triển và trưởng thành từng bước, từ bảo đảm phòng hóa, tham gia trận chiến đấu bằng súng phun lửa, bằng màn khói các trận chiến đấu tiến lên các chiến dịch, hiệp đồng quân binh chủng với trình độ ngày càng cao. Đồng thời tích cực khắc phục tình trạng thiếu thốn vũ khí trang bị kỹ thuật bằng cách sáng tạo ra các loại trang bị khí tài ứng dụng, thô sơ cung cấp cho lực lượng vũ trang và nhân dân. Trong hoạt động phòng chống, Bộ đội Hóa học luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt của mình với với phong trào phòng hóa quần chúng rộng rãi trong toàn quân và nhân dân; đã kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh chính trị, thu thập bằng chứng tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ đã gây ra và để lại hậu quả trên đất nước Việt Nam. Bộ đội Hóa học còn tham gia hàng trăm trận chiến đấu bằng súng phun lửa lập nên những chiến công vẻ vang, xây dựng nên truyền thống: “Phòng chống tốt, chiến đấu giỏi”. Với những thành tích, kinh nghiệm đã đạt được, Bộ đội Hóa học hăng hái cùng toàn quân, toàn dân bước vào thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Bộ đội hóa học trong giai đoạn 1975 – 1986 tích cực tham gia khôi phục đất nước sau chiến tranh và chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Từ tháng 5/1975 đến tháng 3/1979, đất nước cơ bản khắc phục được hậu quả của chiến tranh hóa học mà Mỹ gây ra trên chiến trường miền Nam, phát triển thành Bộ Tư lệnh hóa học, bảo đảm phòng hóa, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và Biên giới phía Bắc. Trong chiến công chung đó, Bộ đội Hóa học đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng, đảm bảo phòng hóa tích cực và tham gia đánh địch, góp phần nhỏ bé vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của toàn dân và toàn quân ta. Từ năm 1979 đến năm 1986, lực lượng bộ đội hóa học được mở rộng, bảo đảm phòng hóa, tham gia chiến đấu chống kiểu chiến tranh phá hoại, lấn chiếm biên giới phía Bắc và làm nhiệm vụ quốc tế giúp Campuchia trấn giữ đất nước.
Tóm lại, từ năm 1975 đến đầu năm 1986, qua 10 năm xây dựng, chiến đấu và phát triển, Binh chủng đã có bước phát triển trên tất cả các mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chức năng của Binh chủng trong tình hình mới. Thành tích quan trọng nhất là xây dựng được hệ thống tổ chức lực lượng hóa học từ Bộ đến các quân khu, quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn, binh đoàn, quân binh chủng, học viện, nhà trường trong toàn quân tương đối đồng bộ và thống nhất. Tổ chức bố trí được lực lượng hóa học chuyên môn ở miền Bắc, miền Nam và chiến trường Campuchia, hình thành thế trận phòng hóa tại chỗ trên chiến trường biên giới phía Bắc, chiến trường Campuchia. Bên cạnh đó là bắt đầu công việc thu gom xử lý chất độc hóa học và các phương tiện chứa chất độc hóa học do địch để lại trên chiến trường miền Nam, làm cơ sở để sau này tổ chức xử lý triệt để, làm cho môi trường sinh thái trong lành; mạnh dạn nghiên cứu, cải tiến, sản xuất trang bị khí tài hóa học và nhận viện trợ từ các nước bạn. Binh chủng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kết hợp giữa phòng chống với tham gia chiến đấu; quán triệt quan điểm tự lực tự cường nghiên cứu khai thác các loại vũ khí đánh địch và tích cực, chủ động tham gia chiến đấu đạt hiệu quả cao.
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước (1986 – 1995), Bộ đội hóa học tiếp tục công cuộc xây dựng đổi mới lực lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ bảo vệ Tổ quốc những năm cuối thập kỷ 80. Không ngại khó, ngại khổ, vượt qua bao gian nan, thử thách, Bộ đội hóa học vẫn không ngừng phát triển nâng cao trình độ của lực lượng, góp phần không nhỏ để đáp ứng nhu cầu dựng nước và giữ nước vào đầu những năm 90, thúc đẩy sự phát triển tiềm lực đất nước. Cho đến đầu năm 1996, Bộ đội Hóa học vừa thực hiện chấn chỉnh lực lượng hóa học thường trực gọn nhẹ, xây dựng lực lượng dự bị động viên hóa học có số đông, chất lượng cao. Ngoài việc thường xuyên sẵn sàng tham gia chiến đấu chống bạo loạn lật đổ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân; làm tốt nhiệm vụ quốc tế giúp Lào và Campuchia xâ dựng lực lượng hóa học, binh chủng còn tập trung phát triển tiềm lực, phát huy ưu thế chuyên môn vào hoạt động xử lý sự cố chất độc, xạ, chất độc tồn lưu sau chiến tranh và thu được nhiều kết quả to lớn, góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cơ sở cho những bước đi những năm tháng tiếp theo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Bước vào cuộc chạy đua công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1995 – 2008), Quân đội và Binh chủng tiếp tục nhiệm vụ của mình sau khi đất nước đã thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế, xã hội. Đó là nâng cao chất lượng tổng hợp, tiếp tục mở rộng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và khắc phục chất độc tồn lưu sau chiến tranh (1/1996 – 12/2000). Bắt đầu một thiên niên kỷ mới, thế kỷ mới, cũng là quãng thời gian đất nước đứng trước những thời cơ vận hội lớn đồng thời phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức lớn. Giai đoạn 2001 – 2008, Bộ đội hóa học từng bước đổi mới trang bị kỹ thuật hóa học và công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng bảo đảm phòng hóa, tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khỏi các thế lực thù địch đang lăm le xâm lược bằng những thủ đoạn mang tên “diễn biến hòa bình” và khắc phục hậu quả để lại của những chất độc còn tồn lưu sau chiến tranh.
Qua hơn 10 năm phấn đấu, Binh chủng đã quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Binh chủng lần thứ IV (1996 – 2000), lần thứ V (2001 – 2005); đoàn kết, thống nhất vượt qua mọi khó khăn, nhất là về tổ chức biên chế, tập trung thực hiện nhiệm vụ đổi mới, từng bước hiện đại vũ khí trang bị kỹ thuật hóa học và công nghệ sản xuất phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ phòng hóa và tham gia chiến đấu cho lực lượng vũ trang nhân dân. Tổ chức xây dựng lực lượng thường trực của Binh chủng theo hướng gọn, mạnh, lực lượng dự bị động viên hùng hậu và bố trí được lực lượng trên cả ba miền đất nước. Trình độ cán bộ, nhân viên chuyên môn ngày càng được nâng cao. Binh chủng luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Công tác đảng, công tác chính trị cũng được tăng cường, đảm bảo hiệu quả trong mọi nhiệm vụ, mọi tổ chức và mọi hoạt động của Binh chủng.
Từ năm 2008 đến nay kể từ khi Bộ đội hóa học ra đời đã là 55 năm, phát triển, trưởng thành và không ngừng lớn mạnh. Binh chủng Phòng hóa, nay là Bộ Tư lệnh hóa học trong thời kỳ đất nước phát triển hội nhập với thế giới, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo đảm phòng hóa, khắc phục hậu quả chiến tranh và kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của các quốc gia khác trên thê giới cũng như nhân loại tiến bộ yêu hòa bình, yêu con người.
Câu 2: Nêu những nét tiêu biểu về truyền thống của Bộ đội hóa học?
Trả lời:
Trải qua 55 năm xây dựng, chiến đấu và và trưởng thành dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bộ đội hóa học đã phát huy bản chất truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, của toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung, tạo dựng lên những nét truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của những người chiến sĩ hóa học. Đó là:
Trung thành tuyệt đối với Đảng quang vinh, với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; hiếu với dân, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó; Biết vận dụng phát huy đường lối chiến tranh nhân dân để đánh thắng kẻ thù có tiềm lực vũ khí hủy diệt lớn.
Nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, ngoan cường trong chiến đấu và công tác trong môi trường nguy hiểm, độc hại; Xây dựng, quyết tâm “phòng chống tốt, chiến đấu giỏi”.
Phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, kiên trì, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, vượt khó đi lên, vận dụng đúng đắn đường lối của Đảng vào thực tiễn hoạt động của Binh chủng thời chiến cũng như thời bình.
Đoàn kết nội bọ, đoàn kết quân dân tốt với tinh thần quốc tế chung trong sáng, chí nghĩa chí tình, tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Bản chất cách mạng tốt đẹp cùng với truyền thống chiến thắng vẻ vang, tổ chức lực lượng lớn mạnh, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chỉ huy vững vàng, trình độ chuyên môn ngày càng cao, cơ sở vật chất, trang bị ngày càng phát triển hòan thiện trong 55 năm qua là những vốn quý và là cơ sở vững chắc để cán bộ, chiến sĩ hóa học hôm nay và mai sau tiếp tục xây dựng những binh chủng hóa học cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước mà nhân dân giao cho trong giai đoạn cách mạng mới.
Câu 3: Trình bày hiểu biết về những tội ác mà Mỹ đã phun rải chất độc xuống chiến trường miền Nam Việt Nam? Chất độc da cam có chứa đioxin nguy hiểm như thế nào đối đối với môi trường sống và con người?
Trả lời:
Cuộc chiến tranh chống Mỹ trên đất nước ta đã chấm dứt, nhưng hậu quả của nó thì vẫn còn kéo dài mãi cho đến tận hôm nay. Đặc biệt, cuộc chiến tranh hoá học ở miền Nam Việt Nam do Mỹ gây ra được đánh giá là cuộc chiến tranh hoá học lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Lãnh thổ Việt Nam trước và sau chiến tranh hóa học
Theo thống kê chưa đầy đủ, có 25.585 thôn bản ở miền Nam, Việt Nam đã bị rải chất độc hoá học. Trong thời gian của cuộc chiến tranh hoá học, có 14 triệu dân sinh sống ở miền Nam và khoảng 02 triệu người là cán bộ, chiến sỹ miền Bắc vào tham gia chiến đấu ở miền Nam. Các nhà khoa học của trường Đại học tổng hợp Columbia (Mỹ) đã ước tính ít nhất có 2,1 triệu người và nhiều nhất là 4,8 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng của chất độc hoá học.
Nạn nhân của chiến tranh hóa học
Tổng diện tích rừng bị rải chất độc hoá học là 3.104.000 ha (chiếm 17,8% diện tích rừng tự nhiên), trong đó có 2.954.000 ha rừng nội địa (chiếm 95% và 5% còn lại là rừng ngập mặn). Khối lượng gỗ bị mất do sự huỷ hoại của chất độc hoá học khoảng 82.830.000 m3 (tương đương 01 tỷ USD). Tại các vùng bị rải chất độc hoá học, mặc dù nồng độ đioxin đã giảm nhiều, nhưng hậu quả của nó vẫn còn rất rõ. Đất bị thoái hoá, các hệ sinh thái bị phá huỷ, nhiều loài động vật và thực vật đã bị huỷ diệt, khả năng phục hồi sinh thái kém, nhiều khu rừng mất khả năng phòng hộ đầu nguồn.
Rừng phòng hộ đầu nguồn của Việt Nam sau chiến tranh hóa học
Tại một số vùng vốn là kho tàng, sân bay của quân đội Mỹ, nồng độ đioxin cao và rất cao (thậm chí hàng trăm nghìn ppt, trong khi nồng độ đioxin cho phép trong đất nông nghiệp Mỹ chỉ 1000ppt). Nếu chúng ta tổ chức tẩy độc ở một số sân bay được coi là điểm nóng hiện nay bằng phương pháp chôn lấp cơ học kết hợp với phương pháp hoá sinh, dự tính kinh phí đã đến mức hàng trăm tỷ đồng.
Do tính phức tạp của cơ chế gây bệnh và với điều kiện theo dõi và chẩn đoán ở Việt Nam, chúng ta chưa thể xác định đầy đủ số lượng nạn nhân chất độc hoá học. Có không ít bệnh nhân đã chết vì những bệnh tật không được chẩn đoán rõ. Có nhiều người chỉ mới ở thời kỳ ủ bệnh, nghĩa là chỉ mới có những biến đổi về chuyển hoá và thay đổi gene mà chưa có biểu hiện ra bên ngoài.
Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là trẻ em bị dị tật bẩm sinh do chất độc hoá học. Trong một công trình điều tra ở 174.198 nạn nhân chất độc hoá học đã có đến 169.193 là thế hệ con (F1) và 5.505 thế hệ cháu (F2). 
Thế hệ F1 và F2 bị nhiễm ảnh hưởng bởi chất đioxin
Lo lắng rằng liệu khoảng 20 năm nữa chúng ta có phát hiện thêm dị tật bẩm sinh ở thế hệ F3? Điều đó rất có thể xảy ra khi mà hiện nay một số nhà khoa học đã phát hiện thấy những biến đổi gene ở những nạn nhân chất độc hoá học. Vẫn có thể có tình trạng thế hệ bố mẹ và con không có biểu hiện bệnh tật nhưng thế hệ cháu lại có thể xuất hiện. Dị tật bẩm sinh ở nạn nhân chất độc hoá học thường đa dạng, đa dị tật trên một cơ thể. Vì thế các nạn nhân này thường bị bênh rất nặng và là gánh nặng về thể chất và tinh thần cho chính họ và xã hội. 
Tổn thất do chiến tranh hoá học gây ra vô cùng to lớn xét về nhiều phương diện. Hiện nay chúng ta chưa có được một công trình nghiên cứu đủ lớn để xác định một cách toàn diện và chính xác tổn thất về kinh tế, xã hội, môi trường và con người do cuộc chiến có một không hai trong lịch sử nhân loại này gây nên.
Năm 1959, Cơ quan nghiên cứu về chiến tranh của Hoa Kỳ có trụ sở tại Fort Dietrict, bang Maryland, đã tổ chức diễn tập thành công việc rải hỗn hợp các chất Butyleste, 2,4 D và 2,4,5 T để phá huỷ mùa màng. Thành công này nhanh chóng được Bộ Quốc phòng ghi nhận và bắt đầu xây dựng chương trình rải các chất diệt cỏ và gây rụng lá tại chiến trường miền Nam, Việt Nam.
Máy bay Mỹ rải chất độc da cam xuống chiến trường miền Nam
Ngày 15 tháng 01 năm 1961, sau khi nhận chức Tổng thống, E. Kennedy đã nhóm họp với Hội đồng an ninh Quốc gia Mỹ và tuyên bố: “...để ngăn chặn cộng sản xâm lược miền Nam, Việt Nam, tôi tuyên bố dùng chất diệt cỏ và các kỹ thuật mới khác để kiểm soát các đường bộ và đường thuỷ dọc biên giới Việt Nam”. Ngay sau đó các trang thiết bị và một khối lượng khổng lồ chất độc được chuyển vào miền Nam, Việt Nam. Ngày 10 tháng 8 năm 1961, chuyến bay rải chất độc đầu tiên được thực hiện dọc quốc lộ 14, phía Bắc thị xã Kontum. Chính vì vậy, ngày 10 tháng 8 đã được lấy làm “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam”.
Và gần 10 năm tiếp theo với 3 đời Tổng thống Mỹ, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam, Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học, bao gồm hơn 20 loại chất độc khác nhau, trong đó đa số là chất độc da cam, một hỗn hợp của 2,4D và 2,4,5T. Chất diệt cỏ 2,4,5T là một hợp chất hữu cơ có chứa Clo. Chất này không chỉ có trong chất độc da cam mà còn chứa trong các chất độc khác (chất tím, chất xanh,...).
Cấu trúc của chất độc đioxin
Do công nghệ sản xuất 2,4,5T, xuất hiện một sản phẩm phụ là dioxin (2,3,7,8 Tetra Chloro Dibenzo Dioxin – TCDD). Với một lượng cực nhỏ cỡ một phần tỷ gam, đioxin đã có thể gây ung thư và tai biến sinh sản ở động vật thực nghiệm. Các học giả Mỹ đưa ra số liệu khác nhau khi ước tính lượng dioxin đã được rải xuống miền Nam, Việt Nam (170 kg theo A.H. Westing, 366 kg theo J. Stellman). Các nhà khoa học của Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga ước tính ở mức cao hơn nhiều (khoảng 1000kg).
Thế nhưng trước dư luận và trước Toà án, người ta vẫn tránh dùng các cụm từ chất độc hoá học hay chiến tranh hoá học. Họ chỉ thừa nhận là đã dùng chất diệt cỏ và gây rụng lá như họ vẫn dùng ở các nơi khác. Họ cũng đã gượng gạo cùng với Nhà nước ta có những hành động đầu tiên để khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh do họ gây ra.
Mỹ lần đầu tiên tham gia xử lý chất độc màu da cam ở Việt Nam
Cụm từ chất độc hoá học và chiến tranh hoá học được coi là “nhạy cảm” vì liên quan đến các công ty hoá chất đã sản xuất ra các chất độc này. Giải thích như thế là sai vì hai lý do chính sau:
Thứ nhất, một khối lượng chất diệt cỏ và gây rụng lá đã được sử d

Tài liệu đính kèm:

  • docBai du thi Bo doi hoa hoc.doc