Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Thành phố Móng C

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc

ã Hs đọc đúng, nhanh cả bài " Chuyện ở lớp".

ã Luyện đọc các từ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

ã Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.

2. Ôn các tiếng có vần uôt, uôc.

 Hs tìm được tiếng có vần uôt trong bài.

 Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc.

3.Hiểu.

- Hiểu từ trong bài.

 - Hiểu nội dung bài: Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi và nói: Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan như thế nào.

4.Hs biết kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan như thế nào.

 

doc 39 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Thành phố Móng C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.....................................................................................
.........................................................................................................................................
Tập viết
Tô chữ hoa : o, ô, ơ, p
I. Mục tiêu:
Ÿ HS tô đúng và đẹp các chữ hoa o, ô, ơ, p.
Ÿ Viết đúng và đẹp các vần uôt, uôc, chải chuốt, thuộc bài.
Ÿ Viết theo chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
II. Đồ dùng dạy học:
Ÿ Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ:
Ÿ Chữ hoa O,Ô, Ơ, P
Ÿ Các vần: uôt, uôc các từ chải chuốt, thuộc bài.
III. Dạy- học bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc cho cả lớp viết bảng con: ngoan ngoãn, đoạt giải.
 - Thu vở chấm của những Hs giờ trước viết chưa xong.
 - Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài :
 - Giờ tập viết hôm nay cô sẽ hd các em tập tô các chữ hoa: O, Ô, Ơ và tập viết các vần, các từ ngữ ứng dụng: uôt, uôc, chải chuốt, thuộc bài.
 2. Hướng dẫn tô chữ hoa O, Ô, Ơ:
Chữ hoa O.
 - Treo bảng có viết các chữ hoa O,và hỏi: 
 ? Chữ hoa O gồm những nét nào? 
 - Chỉ vào chữ O và nói cho HS hiểu quy trình viết chữ : Điểm đặt bút bắt đầu nằm trên đường kẻ ngang trên viết nét cong trên độ rộng một đơn vị chữ, lượn nét cong kín chạm vào điểm đặt bút rồi lượn cong và bên trong. Điểm dừng bút thấp hơn đường kẻ ngang trên một chút.
 - Viết mẫu chữ hoa O lên bảng đã kẻ dòng sẵn.
 - HS viết trên không.
 - Yêu cầu Hs viết bảng con chữ O.
 - Gv quan sát, sửa sai.
Hướng dẫn tương tự với chữ Ô, Ơ,P.
3. Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng:
 - Treo bảng phụ viết các vần và từ ngữ ứng dụng. 
 - Gọi HS đọc nội dung bài viết.
 ? Em có nhận xét gì về độ cao các chữ cái trong từng vần và từ?
 - Nhắc lại cách nối giữa các con chữ.
 - Quan sát - nhận xét.
 - Hướng dẫn Hs viết uôt, uôc từ ứng dụng vào bảng con.
 - Quan sát - uốn nắn cho các em .
 - Nhận xét HS viết.
4. Hướng dẫn HS viết bài vào vở .
 - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
 - Nhắc nhở các em ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai.
 - Quan sát các em viết kịp thời uốn nắn các lỗi.
 - Thu vở chấm và chữa 1 số bài.
 - Khen những em viết tiến bộ, viết đẹp.
IV. Củng cố , dặn dò:
 - Về nhà tìm thêm những tiếng, từ có chứa vần uôt, uôc.
 - Khen những em viết đã tiến bộ và đẹp.
 - Về nhà luyện viết thêm.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Hs khác nhận xét.
- Hs lắng nghe.
HS quan sát, nhận xét.
Chữ hoa O gồm một nét lcong kín và một nét lượn bên trong..
Vài em nêu lại quy trình viết chữ O.
Hs viết trên không.
HS viết bảng con.
- Vài em đọc to các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Vài em nêu.
 - Cả lớp viết bảng con uôt, uôc theo mẫu.
 - Cả lớp viết bảng con: chải chuốt, thuộc bài.
- 1 - 2 em nhắc lại t thế ngồi viết.
- Cả lớp viết bài vào vở.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tự nhiên xã hội
Trời nắng- trời mưa.
I. Mục tiêu:
Sau giờ học, học sinh biết dấu hiệu của trời nắng, trời mưa.
Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới nắng, dưới mưa.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh trong SGK phóng to.
Gv và Hs sưu tầm một số tranh ảnh về trời nắng, trời mưa.
III. Bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
? Giờ trước chúng ta đã học bài gì?
Kể tên một số cây rau, cây hoa, cây gỗ mà em biết?
Kể tên một số con vật có ích và con vật có hại.
Gv nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Nhận biết dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
- Gv chia nhóm.
- Yêu cầu Hs dán tranh ảnh vào tờ bìa theo cột.
+ Một cột là trời nắng.
+ Một cột là trời mưa.
Nêu các dấu hiệu về trời nắng, trời mưa?
Khi trời nắng, bầu trời và các đám mây như thế nào?
Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, có mặt trời sáng chói. Khi trời mưa, bầu trời u ám, mây đen xám phủ kín, không có mặt trời, nnghững giọt nước mưa rơi xuống làm ướt mội vật.
? Hôm nay là trời nắng hay trời mưa? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?
Hoạt động 2: Thỏa luận cách giữ gìn sức khỏe khi nắng, khi mưa.
Yêu cầu Hs quan sát 2 hình trong SGK.
? Tại sao khi trời nắng bạn phải đội mũ, nón?
? Để không bị ướt khi đi trời mưa ta phải làm gì?
Yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi những câu hỏi trên và nói cho nhau nghe câu trả lời.
III. Củng cố - dặn dò.
Cho Hs vẽ tranh về trời nắng và trời mưa.
Hôm nay trời nắng hay tròi mưa?
Những ai có đồ che nắng, đi mưa?
Gv nhận xét, nhắc nhở.
Bài: nhận biết cây cối và con vật.
2 - 3 Hs kể.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
Hs nhắc lại.
Hs hoạt động theo nhóm.
Các nhóm dán tranh.
Nói cho nhau nghe các dấu hiệu trời nắng, trời mưa.
Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và trả lời câu hỏi, giới thiệu về tranh ảnh của mình.
Hs trả lời.
Hs nhận xét
Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi.
KHi đi trời nắng phải đội nón, mũ để không bị ốm.
Khi đi trời mưa ta phải mang ô, mặc áo mưa để không bị ướt, bị cảm.
3 -4 Hs nói câu trả lời trước lớp.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm :..........................................................................................................
......................................................................................................................................... 
Âm nhạc
( Giáo viên chuyên dạy )
Ngày soạn: 18. 4. 09
Ngày giảng: Thứ 4 ngày 22 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
Mèo con đi học
I. Mục tiêu:
1. Đọc
Hs đọc đúng, nhanh cả bài "Mèo con đi học".
Luyện đọc các từ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.
Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.
2. Ôn các tiếng có vần uôt, uôc.
Hs tìm được tiếng có vần ưu, trong bài. 
Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu.
Nói câu có tiếng chứa vần ưu, ươu.
3.Hiểu.
Hiểu từ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà, Cừu doạ cắt đuôi làm Mèo sợkhông dám nghỉ học nữa.
4.Hs chủ động nói theo đề tài: Vì sao bạn thích đi học?
II. Đồ dùng.
Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Hs lên bảng đọc bài SGK.
? Em bé kể mẹ nghe những chuyện gì?
? Mẹ muốn em bé kể chuyện gì?
- Gv nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
Các em vừa học bài thơ chuyện ở lớp . Bây giờ lớp mình học một bài thơ khác cũng nói về chuyện đi học, nhưng là chuyện của một chú Mèo. Cả lớp cùng xem chú Mèo đi học ra sao nhé.
- Gv giới thiệu- ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn hs luyện đọc.
Gv đọc mẫu lần 1.
Chú ý giọng đọc hồn nhiên, nghịch ngợm. Giọng Mèo chậm chạp, vờ mệt mỏi, kiém cớ đuôi ốm để trốn học. Giọng Cừu to, nhanh nhẹn, láu táu. Giọng Mèo hốt hoảng sợ bị cắt đuôi.
a. Hướng dẫn Hs luyện đọc.
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:
Gv ghi bảng các từ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.
- Gọi Hs đọc từng từ.
Gọi Hs phân tích tiếng khó.
Gọi Hs đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.
Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó.
Buồn bực: Buồn và khó chịu.
 Kiếm cớ: Tìm lí do.
* Luyện đọc câu.
Bài này có mấy dòng?
Gv chỉ bảng từng dòng cho Hs đọc nhẩm.
Gọi Hs đọc từng câu( cứ 2 Hs đọc một dòng, đọc đến hết bài).
Gọi Hs đọc nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn, bài.
Gv chia đoạn: bài này gồm 2 đoạn.
Gọi Hs đọc từng đoạn ( mỗi khổ thơ 3 Hs đọc).
Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.
Gọi Hs đọc cả bài.
Đọc đồng thanh cả bài.
* Thi đọc trơn cả bài:
Mỗi tổ cử 1 Hs lên bảng thi đọc trơn cả bài.
Gv nhận xét ghi điểm.
 Hs giải lao.
3. Ôn các vần ưu, ươu.
a. Tìm các tiếng trong bài có chứa vần ưu.
Yêu cầu Hs tìm trong bài các tiếng có chứa vần ưu.
Gv dùng thước gạch chân những tiếng Hs vừa tìm được.
Gọi Hs đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
b.Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần ưu, ươu.
Gv cho 1 bên thi nói vần ưu, 1 bên thi nói vần ươu.
Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
c. Nói câu có tiếng chứa vần ưu, ươu.
 - Yêu cầu Hs quan sát tranh.
 ? Tranh vẽ gì?
Hãy đọc câu mẫu dưới tranh.
Tiếng nào chứa vần vừa ôn? Hãy phân tích, đánh vần và đọc.
Gọi Hs thi nói câu có tiếng chứa vần ưu, ươu.
Gv nhận xét, sửa sai.
Nhận xét tiết 1.
2 - 3 em đọc.
Em bé kể mẹ nghe chuyện ở lớp.
Mẹ muốn em kể chuyện những bạn ngoan.
Hs nhắc lại đầu bài.
- Hs chú ý lắng nghe.
Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
 buồn bực / cánh buồm uôn /uôm 
 kiếmcớ / con kiến iêm /iên
 cái đuôi / đui đèn uôi / ui
 cừu / kíu ưu / iu
 c /k
- Hs chú ý lắng nghe.
- Có 10 dòng.
- Hs đọc nhẩm theo Gv chỉ.
Mỗi Hs đọc 2 dòng (3 lượt)
Hs nối tiếp đọc bài.
Đoạn 1: 4 dòng đầu.
- Đoạn 2: 6 dòng còn lại.
Hs đọc cá nhân.
Hs đọc nối tiếp(2 - 3 lượt).
2 em đọc.
Cả lớp đọc.
Hs đọc, Hs khác nhận xét, ghi điểm.
Cừu. (ưu)
- Cừu: C + ưu +(\)
Chia lớp thành 2 đội chơi.
- Ươu: ốc bươu, chai rượu, con khướu, bướu cổ, hươu sao...
- Ưu: mưu trí, con cừu, tựu trường, ,...
Quan sát tranh.
Tranh vẽ cây lựu và đàn hươu.
M: Cây lựu vừa bói quả.
 Đàn hươu uống nước suối.
Chú thỏ trong truyện rất mưu trí.
Sông Cửu long rất màu mỡ.
Mẹ mua muối i ốt về ăn để chống bươu cổ.
Tiết 2:
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
a. Tìm hiểu bài.
Gv đọc mẫu lần 2.
Hướng dẫn lại cách ngắt nghỉ sau dấu câu.
Gọi Hs đọc đoạn 1.
? Mèo con cảm thấy thế nào?
? Vì sao Mèo con lại buồn bực?
? Mèo đã kiếm cớ gì để trốn học?
Gv tiểu kết: ở đoạn này chúng ta thấy được chú Mèo lười không muốn đi học, chỉ muốn nghỉ ở nhà để chơi thôi.Vậy bằng cách nào cho Mèo lại đi học cô và các em cùng tìm hiểu tiếp sang đoạn 2 nhé.
Gọi Hs đọc đoạn 2.
? Thấy Mèo nói cái đuôi bị ốm, Cừu đã nói gì?
Be toáng: Kêu lên ầm ĩ.
? Cừu có cách gì khiến Mèo xin đi học ngay?
? Các em thấy Mèo có bệnh thật không?
Gv tiểu kết.Chính vì Cừu biết Mèo lười học phải giả vờ ốm. Cừu đã nghĩ ra một cách chữa bệnh rất tốt khiến Mèo phải xin đi học ngay.Chúng ta thấy Cừu rất thông minh, còn Mèo thì đã biết lỗi và biết sửa lỗi bằng cách xin đi học ngay.
 ? Qua bài học ngày hôm nay chúng ta biết điều gì?
b. Luyện đọc.
 - Gọi HS đọc (câu, đoạn, bài).
 - 2 Hs đóng vai Cừu và Mèo kể lại nội dung
Gv nhận xét, ghi điểm.
c. Luyện nói.
 ? Đề tài luyện nói của chúng ta ngày hôm nay là gì?
Cho Hs quan sát tranh.
? Tranh vẽ gì?
? Vì sao bạn nhỏ trong tranh thích đến trường?
? Vì sao em thích đi học?
- Gv nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò.
Gọi Hs đọc lại toàn bài.
Về nhà đọc và viết bài.
Chuẩn bị bài sau.
Hs chú ý lắng nghe.
2 -3 Hs đọc.
- Mèo cảm thấy buồn bực.
- Mèo con buồn bực vì mai phải đến trường.
- 2 -3 Hs đọc.
- Cừu be toáng lên rằng: Tôi sẽ chữa lành.
- Cừu có cách chữa nhanh nhất là cắt cái đuôi ốm đi.
-Mèo không ốm mà chỉ giả vờ ốm.
- Qua bài tập đọc này cho chúng ta thấy Mèo con lười học, kiếm cớ nnghỉ ở nhà, Cừu dọa cắt đuôi làm Mèo sợ không dám nghỉ học nữa.
Hs TB, Hs khá, Hs giỏi đọc (10 - 12 em).
2 Hs lên đóng.
Hs nhận xét.
Đề tài: Vì sao bạn thích đi học?
Tranh1 vẽ các bạn đang đi học.
Tranh2: Vẽ cô giáo đang dạy các bạn học.
Tranh 3: Vẽ các bạn đang vui chơi.
Tranh 4: Vẽ các bạn đang học hát.
Tranh 5: Vẽ các bạn đang học vẽ.
Bạn nhỏ trong tranh thích đến trường vì đến trường bạn được học , được chơi, được hát, được vẽ.
Đến trường có cô giáo dạy nhiều điều hay, điều mới lạ, có nhiều bạn bè...
- 1 Hs đọc lại.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
.........................................................................................................................................
toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Củng cố về đặt tính, làm tính trừ các số trong phạm vi 100(trừ không nhớ).
Rèn kĩ năng tính nhẩm với các phép tính đơn giản.
Củng cố kĩ năng giải toán.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng phục vụ luyện tập.
III. Lên lớp.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài tập.
- Hs dưới lớp làm ra nháp.
- Hs, Gv nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Chúng ta đã được học phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn luyện về phép trừ dạng này.
- Gv gh bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1(160) Hs nêu yêu cầu bài tập.
Gọi Hs nhắc lại cách đặt tính và cách tính.
Gọi 2 Hs lên bảng làm bài.
Dưới lớp làm bài vào vở ô li.
Yêu cầu Hs đổi chéo vở nhận xét.
Gv nhận xét, ghi điểm.
Bài 2(160) Hs nêu yêu cầu.
Gọi 1 Hs nhắc lại cách tính nhẩm.
Gọi 3 Hs lên bảng làm bài tập.
Dưới lớp làm vào vở ô li.
Hs, Gv nhận xét.
Bài 3(160) Hs nêu yêu cầu. 
 ? Muốn điền được dấu trước tiên ta phải làm gì?
Dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi 2 Hs lên bảng chữa bài tập.
Nhận xét. ghi điểm.
Em hãy nêu lại cách so sánh các số có 2 chữ số?
Bài 4(160) Hs đọc đề bài.
 ? Bài toán thuộc dạng toán gì?
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết lớp 1B có bao nhiêu bạn nam ta làm như thế nào?
hãy nêu tóm tắt và giải bài toán.
Gọi 1 Hs lên bảng.
Dưới lớp làm vào vở bài tập.
Hs, Gv nhận xét, ghi điểm.
Iv. Củng cố, dặn dò.
TRò chơi" Ai nhanh, ai khéo".
? Hãy nêu cách so sánh các số có 2 chữ số?
Gv chuẩn bị ghi nội dung bài tập 5 ra 4 tờ giấy, có thể thêm 1 vài phép tính khác.
Cách chơi: Phát cho mỗi tổ lần lượt chuyền tay nhau tờ giấy đó. Khi cầm tờ giấy mỗi em được nối một phép tính với 1 kết quả. Tổ nào xong trước và đúng là thắng cuộc.
Nhận xét giờ học.
Về nhà làm bvài tập và chuẩn bị bài giờ sau.
 83 57 76 65
 - - - -
 40 6 5 60
 43 51 71 05
Đặt tính rồi tính.
 45 57 72 70 66
 - - - - -
 23 31 60 40 25
 22 26 12 30 41
Tính nhẩm.
65 -5 = 60 65 - 60 = 5 65 - 65 = 0
70 -30 = 40 94 - 3 = 91 33 - 30 = 3
21 - 1 =20 21 - 20 = 1 32 - 10 = 22
Điền dấu >, <, = ?
>
>
>
35 - 5 35 - 4 43 + 3 43 - 3
=
=
30 -20 40 - 30 31 + 42 41 +32
- Ta so sánh từ hàng chục trước, nếu hàng chục bằng nhau ta so sánh tiếp sang hàng đơn vị. Số nào có hàng đơn vị lớn hon thì số đó lớn hơn.
- 2 -3 Hs đọc.
- Dạng toán có lời văn.
Tóm tắt
Có : 35 bạn
Nữ : 20 bạn
Nam : ...Bạn?
 Bài giải:
 Lớp 1 B có số bạn nam là:
 35 - 20 = 15(bạn)
 Đáp số: 15 bạn
- Hs nêu lại.
 60 + 11
 11 + 21
 40 + 14
 42 - 12
 68 -14
 76 - 5
Rút kinh nghiệm :..........................................................................................................
......................................................................................................................................... 
Mĩ thuật
Giáo viên chuyên trách dạy
Thể dục
Trò chơi vận động 
I. Mục tiêu:
Làm quen với trò chơi chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức nhất định.
Làm quen với trò chơi " Kéo cưa lừa xẻ". Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức ban đầu.
II. Địa điểm phương tiện:
Trên sân trờng . Dọn vệ sinh nơi tập.
GV chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs.
1. Phần mở đầu.
- Nhận lớp phổ biến yêu cầu buổi tập. 1 -2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc
 Trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Đi thường theo vòng tròn ( ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu . 
- Xoay khớp cổ tay và các ngón tay( đan các ngón tay của hai bàn tay lại với nhau rồi xoay theo vòng tròn) : 5 - 10 vòng mỗi chiều.
- Xoay khớp cẳng tay và cổ tay( co hai bàn tay cao ngang ngực sau đó xoay cẳng tay đồng thời xoay cổ tay) : 5 - 10 vòng mỗi chiều.
- Xoay cánh tay: 5 vòng mỗi chiều
- Xoay đầu gối( đứng hai chân rộng bằng vai và khuỵu gối, hai bàn tay chống lên hai đầu gối đó xoay theo vòng tròn) : 5 vòng mỗi chiều.
 2. Phần cơ bản:
* Trò chơi: "Kéo cưa lừa xẻ" 
 - Gv nêu tên trò chơi.
- Hướng dẫn Hs chơi: Từng đôi quay mặt vào nhau.
- Hướng dẫn Hs cách nắm tay nhau.
- Gv đi sửa chữa, uốn nắn cách cầm tay và tư thế chuẩn bị.
- Giới thiệu cho Hs cách ngồi kéo.
* Chuyển cầu theo nhóm 2 người.
 - Cho Hs tập hợp thành 4 hàng dọc sau đó quay mặtvào nhau tạo thành từng đôi một.
 - Gv hướng dẫn.
 - Gv uốn nắn cho Hs.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp trên 4 hàng dọc vừa đi vừa hát: 1 -2 phút.
* Ôn hai động tác vươn thở và điều hoà của bài thể dục, mỗi động tác 1x 8 nhịp.
- Cùng HS hệ thống lại bài học.
- Nhận xét giờ học -Giao bài về nhà.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
- Tập dưới sự điều khiển của cán sự lớp và các tổ trưởng.
- Cả lớp bắt chước tập theo GV.
- Một đôi lên làm mẫu cho cả lớp quan sát.
- Hs chơi dưới sự điều khiển của cán sự.
*.........* *...........*
*.........* *...........*
- Hs chơi.
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
Rút kinh nghiệm :..........................................................................................................
.......................................................................................................................................... 
Ngày soạn: 18. 4. 09
Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
NGười bạn tốt
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
Ÿ Hs đọc đúng, nhanh cả bài " Người bạn tốt".
Ÿ Phát âm đúng các tiếng từ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.
Ÿ Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.
2. Ôn các tiếng có vần uc, ut: 
 Ÿ Hs tìm được tiếng có vần uc, ut trong bài. 
Ÿ Nói câu có tiếng chứa vần uc, ut.
3. Hiểu từ: ngay ngắn, liền, sửa lại, ngượng nghịu.
Ÿ Hiểu nội dung bài: Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc, thái độ giúp đỡ hồn nhiên, chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt.
Ÿ Hs chủ động nói theo đè tài: Kể về người bạn tốt của em.
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Hs lên bảng đọc thuộc lòng bài “ Mèo con đi học".
? Mèo kiếm cớ gì để trốn học?
? Cừu nói gì khiến Mèo xin đi học ngay?
- Hs viết từ: kiếm cớ.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
Gv treo tranh yêu cầu Hs quan sát và hỏi.
? Tranh vẽ cảnh ở đâu? Các bạn Hs đang làm gì?
Hôm nay các em sẽ gặp 3 người bạn mới là Hà, Nụ và Cúc. Các em hãy xem trong 3 bạn ai xứng đáng là người bạn tốt?
Gv ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn hs luyện đọc.
Gv đọc mẫu lần 1.
Chú ý giọng của Hà và Cúc.
a. Hướng dẫn Hs luyện đọc:
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:
Gv ghi bảng các từ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.
- Gọi Hs đọc từng từ.
Gọi Hs phân tích tiếng khó.
Gọi Hs đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.
Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó.
liền: làm ngay lúc đó.
Sửa lại: làm cho hết những chỗ hỏng
để trở lại bình thường.
 ngượng nghịu: có cử chỉ dáng điệu thiếu tự nhiên.
* Luyện đọc câu:
 Sau mỗi dấu chấm là một câu. 
Trong bài có mấy câu?
Gv chỉ bảng từng câu cho Hs đọc nhẩm.
Gọi Hs đọc từng câu( cứ 2 Hs đọc một câu, đọc đến hết bài). 
Gọi Hs đọc nối tiếp câu. GV không chỉ bảng.
* Luyện đọc đoạn, bài.
Gv chia đoạn: bài này gồm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Trong giờ vẽ... cho Hà.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
Gọi Hs đọc từng đoạn ( mỗi đoạn 2 - 4 Hs đọc).
Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn đến hết bài. GV không chỉ bảng.
Gọi Hs đọc cả bài.
Đọc đồng thanh cả bài.
Hs giải lao
3. Ôn các vần uc, ut:
a. Tìm các tiếng trong bài có chứa vần uc, ut:
Yêu cầu Hs tìm trong bài các tiếng có chứa vần uc, ut.
Gv dùng thước gạch chân những tiếng Hs vừa tìm được.
Gọi Hs đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
c. Nói câu có tiếng chứa vần ut, uc:
 - yêu cầu Hs quan sát tranh.
 ? Tranh vẽ gì?
HS đọc câu mẫu.
? Trong câu mẫu, tiếng nào chứa vần vừa ôn?
Hãy nói các câu có tiếng chứa vần uc, ut.
Gv nhận xét cho điểm động viên.
 - 3 - 5 em đọc.
Mèo giả vờ ốm để nghỉ học
Hs lên bảng viết bài; lớp viết bảng con.
Tranh vẽ cảnh ở trường, các bạn đang đi học về.
- 3 HS nêu.
 - HS chú ý lắng nghe.
Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
liền
sửa lại
nằm
ngượng nghịu
/niềm vui 
/ngày xưa
/lắm khi
/
/ n / l
iên/ iêm
s /x 
Hs chú ý lắng nghe.
Bài có 10 câu.
Hs đọc nhẩm từng câu theo Gv chỉ bảng.
Hs đọc cá nhân 2 lượt.
 - HS đọc cá nhân: 2 - 3 lượt.
 - Cá nhân đọc.
Hs đọc nối tiếp 2 - 3 lượt.
- 3 HS đọc.
- Cả lớp đọc 1 lần.
- HS đọc nhẩm lại bài và tìm.
 bút: ut Cúc uc
 b + ut + (/)
 C + uc + (/)
Ut: chút nữa, ông bụt, tụt xuống, ngùn ngụt, vút cao...
Uc: chúc mừng, khúc gỗ, cúc áo, lục lọi, nước đục...
- Tranh vẽ hai con trâu đang húc nhau và tranh vẽ một cái đồng hồ.
M: Hai con trâu húc nhau.
 Kim ngắn chỉ giờ
 Kim dài chỉ phút.
Đoàn tàu đi mỗi lúc một nhanh.
Nhà em có luống rau cúc rất xanh.
Chiếc bút này viết rất đẹp.
Những chú chim bay vút lên cao.
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài:
Gv đọc mẫu lần 2.
Gọi Hs đọc đoạn 1:
? Hà hỏi mượn bút Cúc đã nói gì?
? Ai đã giúp Hà?
=> Tiểu kết:
Gọi Hs đọc đoạn 2:
? Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp?
Gv tiểu kết: đây cũng chính là những câu văn tả đuôi công trống sau hai, ba năm.
* Gọi Hs đọc cả bài.
? Theo em thế nào là người bạn tốt?
=> Người bạn tốt là người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi lúc, mọi nơi.
b. Luyện đọc:
Gọi Hs đọc bài cá nhân theo mức độ TB, khá, giỏi.(câu, đoạn, bài)
Gv nhận xét, ghi điểm.
c. Luỵện nói: 
Chủ đề luyện nói ngày hôm nay là gì?
yêu cầu Hs quan sát tranh.
Tranh vẽ gì?
Các bạn trong tranh đã làm được việc gì tốt?
Gọi 2 - 5 Hs xung phong nói về bạn của mình theo gợi ý.
Bạn em tên là gì?
Bạn và em có hay cùng học với nhau không?
Hãy kể lại một kỉ niệm giữa em và bạn.
HS, Gv nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố, dặn dò.
Gọi Hs đọc lại toàn bài.
Em hiểu thế nào là người bạn tốt?
- GV nhận xét giờ học.
Về nhà đọc và viết bài.
Chuẩn bị bài sau.
Hs chú ý lắng nghe & theo dõi vào SGK.
2 - 3 Hs đọc.
Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu nâu gạch.
Sau vài giờ, chú đã có động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt.
 - HS lắng nghe.
2 Hs đọc.
Sau hai, ba năm đuôi công trống lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu.
Mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẫm, đợc tô điểm bằng những đốm tròn đủ màu sắc.
Khi giơng rộng, đuôi xoè tròn nh một cái quạt lớn có đính hàng trăm viên ngọc lóng lánh.
Đặc điểm đuôi công lúc bé, vẻ đẹp của bộ lông đuôi lúc công trởng thành.
HS luyện đọc câu, đoạn, bài.
 - Hát bài hát về con công.
 - Hs xung phong.
Cả lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(211).doc