Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi trong dạy học Toán 3

Bản thân là một giáo viên Tiểu học (dạy lớp 3A3 ) tôi nhận thấy rằng muốn dạy tốt chương trình toán 3, không những người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà còn phải luôn tìm tòi, năng động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.

 Xuất phát từ những lý do bức xúc cấp bách như vậy nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Thiết kế trò chơi trong dạy học Toán 3”, để giờ học toán phong phú hấp dẫn hơn tạo hứng thú thực sự cho học sinh Tiểu học.

 

docx 43 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế trò chơi trong dạy học Toán 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của giáo viên, học sinh).
	- Các đồ vật, đồ dùng tự làm được giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (từ các phế liệu như võ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, giấy bìa) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng rẻ tiền và ít tốn kém.
	Vậy từ các nguyên tắc trên và dựa vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đối tượng các em học sinh, môi trường học tập ở trường Tiểu học Như Quỳnh B nơi tôi công tác để tôi thiết kế các trò chơi sử dụng trong giờ học toán 3 .
II. CÁC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC
A. Trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số.
	1. Trò chơi thứ 1: Xếp hàng thứ tự
	* Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. 
	* Chuẩn bị: Giáo viên - chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau)
	Học sinh - mỗi đội 5 mảnh bìa (có kích thước 10 x 15cm) trong mỗi mảnh bìa có ghi các số.
	Ví dụ: Tiết 1: Đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số bài tập số 4, 5 trang 3 sách giáo khoa.
	Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa: 537; 162; 573; 621; 126.
	* Chọn đội chơi: Mỗi đội 5 em; các em tự đặt tên cho đội mình (ví dụ: tên gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, đội Đỏ).
	* Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1, 2 phút).
	* Quy ước: Khi giáo viên hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về hai phía (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ giáo viên. Khi cô đưa 2 lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc.
	* Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thi thay đổi các biển giữa hai đội rồi tiếp tục chơi.
	* Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, cho 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm. Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.
	Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết: So sánh các số trong phạm vi
	10 000 bài tập số 2 trang 101. So sánh các số trong phạm vi 100 000 bài tập số 4 trang 147.
2. Trò chơi thứ 2 : Những con số.
* Mục đích : Giúp học sinh nắm vững cấu tạo số tự nhiên 3, 4, 5,, chữ số.
* Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 6 con xúc sắc lập phương trên các mặt có ghi các số từ 0 đến 9, học sinh chuẩn bị giấy bút, hai đội (mỗi đội 4 em) thi đua giữa hai đội với nhau. Thời gian chơi 4 phút.
* Cách chơi : 
	Hai đội ngồi ở hai bàn hai bên, giáo viên đứng ở giữa, học sinh cả lớp 
đứng quan sát cổ vũ . Giáo viên gieo đồng thời 6 con xúc sắc, đọc lệnh hãy viết tất cả các số có 3; 4; 5;  chữ số vào giấy và góp kết quả lại. Các em sẽ bàn và phân công mỗi bạn viết một loại ( 3, 4 chữ số). Hết bốn phút tất cả dừng bút nộp kết quả lại cho giáo viên. Trong đội nếu kết quả các số trùng nhau tính điểm một lần. Giáo viên tổng hợp lại đội nào viết được nhiều số đội đó thắng cuộc, phần thưởng là bút bi, giấy. (trò chơi được sử dụng trong các tiết đọc viết các số tự nhiên).
3. Trò chơi thứ 3: Kết bạn
	* Mục đích: 
	- Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia (số tròn chục, tròn trăm).
	- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt.
	* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10 x 15cm; có dây đeo. Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng.
	Ví dụ: Tiết cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) bài tập số 1, trang 4
	Nội dung ghi trong thẻ như sau:
300 + 400
500 + 40
300
504
700 + 400
700
540
124
100 + 20 + 4
500 + 4
700 - 200 - 20
480
	* Cách chơi: Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻtrước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình.
	* Yêu cầu cả đội lặc cò cò, vửa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “Lặc cò cò cho cái giò nó khỏe, đi xen kẽ cho nó khỏe cái giò”. Khi giáo viên hô “Tìm bạn! Tìm bạn!” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình. Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được điểm 10. bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt giáo viên đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi.
	Trò chơi có thể áp dụng cho tiết luyện tập bài số 2 trang 103 sách giáo khoa, phạm vi 100 000.
4.Trò chơi thứ 4: Đoàn kết.
* Mục đích: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm nhanh.
* Chuẩn bị: Trò chơi này không cần chuẩn bị gì.
* Cách chơi: Giáo viên hô: “Đoàn kết, đoàn kết”
Học sinh hỏi: “Kết mấy, kết mấy?”
Giáo viên hô: “Kết 3x2” hoặc “ 14-9”, “8+3’’
Học sinh phải nhẩm được kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu.
Ai nhanh được tuyên dương, ai chậm bị phạt theo yêu cầu của lớp.
5.Trò chơi thứ 5: Truyền điện.
* Mục đích:
+ Luyện tập, củng cố kĩ năng làm các phép tính cộng , trừ không nhớ trong phạm vi 1000.
+ Giúp học sinh thuộc nhân, chia trong bảng.
* Chuẩn bị : Trò chơi này không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.
* Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên sẽ “ châm ngòi”đầu tiên, giáo viên đọc một phép tính chẳng hạn 4x8 rồi chỉ vào một em, em đó phải bật ngay ra kết quả. Nếu kết quả đúng thì em có quyền “truyền điện” một bạn khác.Em sẽ đọc bất cứ phép tính nào, ví dụ 36:9 và chỉ vào một bạn. Bạn đó lập tức phải có kết quả là 4, rồi lại “ truyền điện” tiếp.Trò chơi cứ tiếp tục như vậy. Nếu em nào được quyền trả lời mà lúng túng không bật ra ngay được kết quả thì bị “điện giật”. Giáo viên sẽ lại chỉ định một em khác bắt đầu. Sau khi kết thúc trò chơi những bạn bị “điện giật” thì bị phạt hát một bài.
+ Trò chơi này không càu kì nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
6. Trò chơi thứ 6: Ai đúng? Ai nhanh?
* Mục đích: Giúp học sinh nắm vững cách đọc, cách viết, cấu tạo các số tự nhiên đến 100.000.
* Chuẩn bị:Giáo viên chuẩn bị cho mỗi đội 10 tờ giấy khổ A4 để trắng, 5 bút dạ.Cô phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ (chuẩn bị vào 1 tờ, ghi cách đọc của đội bạn vào 1 tờ). Mỗi đội 5 học sinh lên bảng đứng thành 1 hàng. Hai đội bốc thăm dành quyền đọc trước.
* Cách chơi: Cô cho 2 đội chuẩn bị 2 phút, 5 em bàn nhau và mỗi em viết sẵn một số có từ 2 đến 4 chữ số vào một mặt của tờ giấy(viết to để ở dưới lớp có thể nhìn rõ).Ghi cách đọc ở góc trên bằng chữ nhỏ khi cần giơ lên đối phương không nhìn thấy. Mặt còn lại ghi cách đọc 1 số nào đó cũng ghi cách viết ở góc trên bằng chữ nhỏ. Hết thời gian 2 phút, cô hô: “ Lần thứ nhất bắt đầu’’	thì đội đi trước sẽ nêu cách đọc số mình chuẩn bị (mỗi số đọc to 2 lần), đội kia phải viết lại được.Sau khi đọc đủ 5 số thì đổi vai trò ngược lại. Lần thứ hai thì đội đi trước phải nhìn các con số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp nghe và đổi vai trò ngược lại.Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, cô giáo cùng cả lớp ẽ làm trọng tài để kiểm tra kết quả. Cứ mỗi ý đọc, viết đúng được 10 điểm, đọc chậm, vấp, sửa lỗi được 2 điểm. Nếu làm đáp án sai thì bị trừ 5 điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc và được khen trước lớp.
7. Trò chơi thứ 7: Con số xếp hàng .
 	* Mục đích: Giúp học sinh củng cố, so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại .
 	* Chuẩn bị : Thời gian cho cuộc chơi là 5 phút. Mỗi đội chuẩn bị 4 mảnh bìa kích thước (10 x 15cm ) có giây buộc để đeo vào cổ của các thành viên đội chơi. 8 mảnh bìa của 2 đội ví dụ được ghi như sau: 
 	- 194 ; 178; 192 ; 194.
 	- 189 ; 195 ; 169 ; 194 .
 	Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 em chơi. Giáo viên có thể đặt tên cho 2 đội: Hoạ mi, Sơn ca Chuẩn bị cử ban thư ký ghi kết quả và tổng kết điểm.
 	* Cách chơi :
Hai đội lên nhận biển về phát đeo vào cổ thành viên đội mình. Giáo viên yêu cầu 2 đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận được trong nhóm mình (1 phút).
	Quy ước: Hai đội phải xếp hàng ngang quay mặt xuống lớp để biển số trước ngược cho thư ký và cổ động viên quan sát.
- Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn” hoặc “ Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” (chú ý: quy ước cho cả hai đội sắp xếp theo thứ tự từ phải qua trái hoặc ngược lại theo từng hiệu lệnh).
- Ban thư ký ghi kết quả và tổng kết điểm: Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ghi 10 điểm. Không thẳng hàng, ồn, trừ 2 điểm. Xếp hàng sai không có điểm. Sau 5 phút đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc được thưởng bút chì, thước kẻv.v (trò chơi có thể được đổi biển của hai đội cho nhau để chơi tiếp và được thực hiện ở các tiết học so sánh các số tự nhiên).
8 . Trò chơi thứ 8: Mặt nạ thông minh.
 	* Mục đích : Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về thực hiện phép tính trong biểu thức. Rèn kỹ năng nhận xét, quan sát và khả năng diễn đạt mạch lạc.
 	* Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 4 biển mặt nạ (2 mặt - một mặt cười mầu đỏ, một mặt mếu mầu xanh) . Chọn 3 đội chơi (ứng với 3 mặt nạ, còn một mặt nạ giáo viên giữ để làm đáp án). Cử thư ký ghi kết quả và điểm. Mỗi đội chơi 3 bạn . Số học sinh còn lại trong lớp làm cổ động viên cho các đội chơi. Giáo viên chuẩn bị bảng con để ghi các bài toán . Thời gian chơi 7-10 phút.
 	* Cách chơi : Thi đua giữa các đội với nhau. Giáo viên lần lượt xuất hiện bảng con ghi cách thực hiện các bài toán. Ví dụ như sau: 
 843 - 123 x 5
= 720 x 5
= 3600
 609 x 9 - 4845
= 5481 - 4845
= 646
 321 + 500 x 2 8 x 8 + 576
 = 321 + 1000 = 64 + 576
 = 1321 = 640
Mỗi lần giáo viên xuất hiện bảng con 3 đội chơi quan sát nội dung và kiểm nghiệm nhanh phép tính và kết quả để đưa ra đáp án mặt cười hay mặt mếu. Giáo viên mời đại diện từng đội giải thích bài toán đúng hoặc sai ở chỗ nào mà đội mình lại đưa ra kết quả như thế. Cuối cùng giáo viên đưa đáp án quay mặt nạ. Ban thư ký tổng hợp điểm. Mỗi lần trả lời đúng thì được 10 điểm. Nếu quay mặt đúng nhưng chưa trả lời được câu hỏi chất vấn của giáo viên thì bị trừ 2 điểm. Đội nào nhiều điểm nhất sẽ thắng cuộc. Thưởng bút bi, mực, vở v.v
 (Trò chơi này có thể sử dụng ở rất nhiều bài tính giá trị biểu thức chỉ cần thay đổi nội dung ghi ở bảng con ) 
 - Chú ý: Những bài toán xuất hiện ở bảng con có thể là đúng, có thể là sai chứ không cần nhất thiết bài nào cũng đúng, chỉ cần nếu sai học sinh chỉ ra lỗi sai .
9. Trò chơi thứ 9: Tìm bạn.
 	 * Mục đích: Rèn luyện, củng cố kỹ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân chia tròn chục, tròn trăm. Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt, óc quan sát tinh tế.
 * Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị từ 12 đến16 tấm thẻ có kích thước 10 x 15, có giây đeo được vào cổ. Mỗi tấm thẻ đều ghi một phép tính hay một kết quả tương ứng. Thời gian chơi 7 phút .
 Ví dụ: Giáo viên ghi vào thẻ như sau 
6000 + 2000 - 4000
21000 x 3
90000 - (80000 - 20000)
(9000 - 4000) x 2
9000 - 4000 x 2
90000 - 80000 + 20000
12000 : 6
8000 - 6000 : 3
63000
4000
30000
1000
30000
10000
2000
6000
* Cách chơi: 12 đến 16 em chơi giáo viên cho các em lên tự nhận thẻ đeo vào cổ quan sát số ghi hoặc phép tính của mình. Giáo viên cho tất cả các em chơi đứng thành vòng tròn quan sát số ghi của bạn để tìm kết quả hay phép tính tương ứng ghi ở thẻ của mình. Giáo viên yêu cầu cả nhóm chơi vừa vỗ tay vừa đi vòng tròn hát: “Tính thì tính nhưng phải cho tinh mắt”; “Tính thì tính nhưng phải cho tinh mắt” Khi giáo viên bất ngờ hô: “Tìm bạn”, “Tìm bạn” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về phía bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với phép tính, kết quả ghi trên thẻ mình đeo. Những ai tìm đúng, nhanh nhất được ghi 10 điểm. Tìm sai phải tự nhẩm và tìm đúng bạn của mình. Sau một lượt giáo viên có thể đổi biển lẫn lộn hoặc cho các nhóm khác chơi tiếp.
(Trò chơi có thể chơi và sử dụng ở các bài tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia số tròn chục, tròn trăm.).
10. Trò chơi thứ 10: Đối đáp nhanh.
* Mục đích:
- Luyện kỹ năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. Nhân chia nhẩm với 10, 100, 1000 và nhân với 11.
	- Rèn kỹ năng nói, diễn đạt, nhanh nhẹn, linh hoạt.
* Chuẩn bị: 
Thời gian chơi từ 5 đến 7 phút . Chuẩn bị hai đội chơi, chuẩn bị một số đề viết vào các phiếu.
7000 + 2000; 9000 -3000; 3000 x 2; 49000 : 7; 54 x 100 : 10; 81 x 1000 : 1000; 34 x 1; vv.
	Giáo viên cử thư ký ghi kết quả điểm.
* Cách chơi: Thi đua giữa 2 đội chơi (Mỗi đội từ 10 đến 12 em) giáo viên đưa đề cho cả hai đội (đề của mỗi đội khác nhau). Đại diện 2 đội lên oản tù tỳ xem đội nào ra đề trước, đội thứ nhất đọc đề đội thứ hai đọc đáp án (kết quả) nếu trả lời (đáp án) sai thì khán giả (các bạn ở dưới được phép trả lời) và nhận phần thưởng là bút bi, thước, ..vv. Sau khi trả lời xong đội thứ 2 nêu nhanh đề để đội thứ 1 trả lời tiến hành tương tự khoảng 5 phút thì dừng lại. Mỗi kết quả đúng đạt 10 điểm. Ban thư ký tổng hợp điểm nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc. (Chú ý: nếu 2 nhóm bằng điểm nhau thì nhóm nào trả lời và đọc đề mạch lạc, rõ ràng, nhanh sẽ thắng - trò chơi này được tổ chức ở các bài tính nhẩm và nhân chia cho 10,100,1000).
11.Trò chơi thứ 11: Ai nhiều điểm nhất?
* Mục đích: Luyện tập , củng cố kĩ năng cộng 2 số trong phạm vi 1000.
* Chuẩn bị:
+ Hai chậu cây cảnh có đánh số 1,2.
+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trướcmàu trắng ghi các phép tính như:
367+125 93+58 367+120
487+130 168+503 487+302
+ Phấn màu.
+ Đồng hồ theo dõi thời gian.
+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký.
* Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội,khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu”lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên. Người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác.Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô : “hết giờ” thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
* Cách tính điểm:
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm.
+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc.
* Lưu ý: Sau giờ chơi, giáo viên nêu nhận xét, đánh giá các đội chơi, khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót, vấp váp để lần sau các em chơi tốt hơn.
12. Trò chơi thứ 12: Rồng cuốn lên mây.
* Mục đích:
Kiểm tra kĩ năng tính nhẩm của học sinh. Ví dụ :củng cố các bảng nhân, chia
* Chuẩn bị:
Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân,chia trong các bảng nhân chia đã học.
* Cách chơi: Một em được chủ định làm đầu rồng lên bảng.
+ Em cất tiếng hát:
“Rồng cuốn lên mây
Rồng cuốn lên mây
Ai mà giỏi tính về đây với mình.”
+ Sau đó em hỏi:
“ Người tính giỏi có nhà hay không?”
- Một em học sinh bất kì trả lời:
“ Có tôi, có tôi.”
- Em làm đầu rồng ra phép tính đố, ví dụ : “ 42:7”
- Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng). Hoặc em đầu rồng đọc:
“Vừa trống vừa mái
Đếm đi đếm lại
Tất cả sáu mươi
Mái một phần tư
 	Còn là gà trống
Đố bạn tính được
Trống mái mấy con?”
Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây.
- Lưu ý: Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng phải nhanh nhẹn, hoạt bát.
13. Trò chơi thứ 13: Bác đưa thư.
(Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia).
* Mục đích: Giúp học sinh học thuộc lòng bảng nhân 6. Kết hợp với các thói quen nói “cảm ơn” khi người khác giúp một việc gì đó.
* Chuẩn bị:
+ Một số thẻ,mỗi thẻ có ghi 1 số 6,12,15,24,30,36,60 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà.
+ Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 6: 1x6, 6x1, 2x6, 6x2..
+ Một tấm các đeo ở ngực ghi : “Nhân viên bưu điện”.
* Cách chơi.
+ Gọi một số em lên bảng chơi,giáo viên phát cho mỗi em một thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai “Bác đưa thư”ngực đeo “Nhân viên bưu điện” tay cầm tập phong bì.
+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói:
	Bác đưa thư ơi
	Cháu có thư không?
	Đưa giúp cháu với
	Số nhà12	
Khi đọc đến câu cuối cùng “số nhà12” thì đồng thời em đó giơ số nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “ bác đưa thư” phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì “6x2” hoặc “2x6” giao cho chủ nhà.)Chủ nhà nhận thư và nói lời “cảm ơn” .Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và “bác đưa thư” lại tiếp tục đưa thư cho các nhà khác.
Nếu “bác đưa thư nhẩm sai, đưa thư không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đư thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
Nếu các lần đưa thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi.
B. Trò chơi có nội dung về đại lượng và đo đại lượng.
14. Trò chơi thứ 14: Trổ tài mua sắm
(Áp dụng trong các bài : Tiền Việt Nam- Tiết 125,126,127 ).
* Mục đích :
+ Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 100.000 đồng (1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng,10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng) 
+ Rèn kĩ năng cộng, trừ các số với đơn vị “đồng”.
+ Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua,bán.
* Chuẩn bị :
+ Một số tờ giấy bạc 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
+ Một số đồ vật : bóng , giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh.
+ Một số tờ bìa ghi giá : 1000 đồng, 3000 đồng, 6000 đồng, 7000 đồng, 55 000 đồng, 15 000 đồng.
+ Tất cả bày lên bàn giáo viên.
* Cách chơi:
+ Gọi 2 em chơi: - 1 em đóng vai người bán hàng.
 - 1 em đóng vai người mua hàng.
+ Phát tiền cho cả 2 em.
+ Người mua hàng có thể mua bất kỳ mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm người mua và người bán sẽ phải suy nghĩ .
Ví dụ: Mua bóng giá :1500 đồng.
Người mua đưa trả : 2000 đồng.
Người bán phải suy nghĩ và trả lại : 500 đồng.
- Sau mỗi lần 2 em đóng vai trả lời xong cho các bạn nhận xét, nếu đúng thì được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ để bạn khác lên chơi.
* Khen những em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy nghĩ lại khó và em biết tính để trả lại cho đúng là những “ nhà kinh doanh giỏi”.
15.Trò chơi thứ 15: “ Tích tắc – tích tắc, Học – chơi – ăn – ngủ, Có giờ, có giấc”. 
* Yêu cầu: Người chơi biết cách xem giờ, nắm vững nguyên tắc quay của đồng hồ, có tinh thần hợp tác, ý thức tổ chức, tác phong nhanh nhẹn.
* Thời gian chơi: Từ 5 đến 10 phút.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 đội chơi, mỗi đội 18 em. Yêu cầu mỗi em tự chuẩn bị cho mình một cái mũ trên có ghi số từ 1 tới số 12; 5 em mang mũ hình mũi tên, 1 em mang mũ hình bông hoa. (Đứng làm trụ quay của 2 kim giờ - phút) 
chẳng hạn như hình vẽ mũ 
*Luật chơi: Hai đội xếp thành hình vòng tròn
Trước khi bắt đầu. Nếu thấy cần thiết giáo viên có thể gợi ý bằng các câu hỏi: Khi đồng hồ chạy thì kim dài chỉ gì? Kim ngắn chỉ gì? Cô giáo hô: “Hai đội chú ý! Bây giờ là 12 giờ 15 phút hãy mau thể hiện, hãy mau thể hiện” Cô và 2 bạn đượclàm thư ký quan sát ghi kết quả thể hiện của 2 đội (Các chữ số ngồi im, trục kim ngồi im, thực chất chỉ có 5 bạn gồm kim ngắn 2 bạn, kim dài 3 bạn là di chuyển). Khi nghe cô hô “Chú ý” thì 5 bạn đứng dậy nghe cô hô xong thì nhẹ nhàng di chuyển sao cho tới vị trí cần thiết rồi ngồi xuống. Cứ như vậy 3 (4) lần chơi. Cô cùng các bạn thư ký tổng kết xem đội nào di chuyển nhanh, gọn và đúng (cả giờ lẫn phút), mỗi lần 10 điểm. Nếu quay đúng giờ nhưng lộn xộn, lúng túng trừ 2 điểm. Đội nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. Đội thua phải đọc 3 lần bài: “Tích tắc, tích tắc, đồng hồ luôn nhắc, từng phút từng giờ, quý hơn vàng bạc”.
(Trò chơi này có thể chơi ở tiết xem đồng hồ và thực hành xem đồng hồ).
15. Trò chơi thứ 15: Thi quay kim đồng hồ.
(Tiết 13,14 Bài Xem đồng hồ - Thực hành xem đồng hồ).
* Mục đích :
+ Củng cố kĩ năng xem đồng hồ.
+ Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian ( giờ, phút).
* Chẩn bị : 4 mô hình đồng hồ.
* Cách chơi : 
+ Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học ).
+ Lần thứ 1 : Gọi 4 em lên bảng(4 em đại diện cho 4 đội). GV phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. En nào quay chậm hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi.
+ Lần thứ 2: Các đội lại thay người chơi khác.
+ Cứ như vậy 8-10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc.
* Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị sẵn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để hô cho nhanh, ví dụ:7 giờ 5 phút, 11 giờ 50 phút, 9 giờ kém 10 phút, 4 giờ kém 5 phút,8 giờ 7 phút, 12 giờ 34 phút, 4 giờ kém 13 phút
16. Trò chơi thứ 16: Tìm anh, tìm em, tìm bố, tìm mẹ.
* Mục đích: 
- Luyện ghi nhớ thứ tự bảng đơn vị đo khối lượng. 
	- Rèn tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát trong nói năng, đi đứng.
* Chuẩn bị: Hai đội chơi. Mỗi đội 4 em ứng với 4 đơn vị đo trong bảng đơn vị đo. ( Số em chơi ứng với số đơn vị đo mà các em đã học) Một ban thư ký có giấy bút ghi chép. Thời gian chơi 5 phút. Chuẩn bị một băng giấy ghi như sau: 
 Bố
 Mẹ
Anh 
 em
 Kg
 Hg
 Dag
 g
* Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội thi đua hai nhóm. Mỗi nhóm cử một bạn thư ký và 4 bạn chơi. Giáo viên đưa băng giấy cho cả hai đội quan sát nhận xét trong một phút. Nếu cần thiết giáo viên hỏi các câu hỏi: Bố ứng với tên gì? Mẹ ứng với tên gì? Em tên là gì? Tôi là Dag em tôi là gìKhi giáo viên hô “cuộc chơi bắt đầu”. Đội thứ nhất ra câu hỏi trước. Ví dụ: Tôi là Kg, con cả tôi là gì? Đội hai trả lời ngay. Nếu không trả lời thì các bạn khán giả có thể trả lời thay. Sau khi trả lời xong đội thứ hai lại đặt câu hỏi ngay để đội thứ nhất trả lời. Và cứ thế cho đến hết 4 phút trò chơi dừng lại. Thư ký chấm điểm và tổng hợp mỗi 1 đáp án đúng cho 10 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc. Đội thắng và khán giả trả lời đúng được thưởng eke, thước kẻ, bút chì.
(Trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy đơn vị đo).
C. Trò chơi có nội dung hình học:
17.T

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN_Toan_3.docx