Sáng kiến kinh nghiệm - Quản lý chỉ đạo phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

 Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế với thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phát triển ngày càng nhanh.Tri thức và thông tin đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu, là tài nguyên có giá trị nhất của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

 Luật giáo dục năm 2005 đã quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi và cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

 Để đạt được mục tiêu trên có rất nhiều giải pháp trong đó việc đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần không nhỏ và việc đạt được mục tiêu nói trên. Việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện và hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu của xã hội. phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

2. Cơ sở thực tiễn

 Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia là một bước đột phá quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là cơ sở vất chất. Tuy nhiên thực tế hiện nay ở các nhà trường cơ sở vật chất tương đối đầy đủ xong chưa đảm bảo xanh, sạch, đẹp, bàn ghế chưa đúng kích cỡ, nhà vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh hầu như chưa có, việc tổ chức cho học sinh bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, trường, lớp, vệ sinh cá nhân còn hạn chế, việc đổi mới phương pháp dạy học trong một bộ phận giáo viên còn chậm, quan hệ thầy trò chưa thật thân thiện còn sảy ra hiện tượng bạo lực học đường, việc rèn kỹ năng sống cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, việc tổ chức các hoạt động vui chơi chưa được nhiều, việc giáo dục truyền thống chưa được quan tâm. Thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ giải quyết được các hạn chế trên.

 Năm học 2008 - 2009 trường tiểu học Hoà Lý , xã Nguyên Lý- Lý Nhân - Hà Nam được phòng Giáo dục & Đào tạo Lý Nhân chỉ định thực hiện điểm phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cấp tiểu học. Được sự quan tâm của các cấp đến thời điểm này việc xây dựng trường học thân thiện đã đạt được kết quả tốt. Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra từ việc chỉ đạo phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường tiểu học Hoà Lý.

 

doc 10 trang Người đăng honganh Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Quản lý chỉ đạo phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc đi và cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
 Để đạt được mục tiêu trên có rất nhiều giải pháp trong đó việc đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” góp phần không nhỏ và việc đạt được mục tiêu nói trên. Việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện và hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu của xã hội. phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
2. Cơ sở thực tiễn
 Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia là một bước đột phá quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là cơ sở vất chất. Tuy nhiên thực tế hiện nay ở các nhà trường cơ sở vật chất tương đối đầy đủ xong chưa đảm bảo xanh, sạch, đẹp, bàn ghế chưa đúng kích cỡ, nhà vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh hầu như chưa có, việc tổ chức cho học sinh bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, trường, lớp, vệ sinh cá nhân còn hạn chế, việc đổi mới phương pháp dạy học trong một bộ phận giáo viên còn chậm, quan hệ thầy trò chưa thật thân thiện còn sảy ra hiện tượng bạo lực học đường, việc rèn kỹ năng sống cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, việc tổ chức các hoạt động vui chơi chưa được nhiều, việc giáo dục truyền thống chưa được quan tâm. Thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ giải quyết được các hạn chế trên.
 Năm học 2008 - 2009 trường tiểu học Hoà Lý , xã Nguyên Lý- Lý Nhân - Hà Nam được phòng Giáo dục & Đào tạo Lý Nhân chỉ định thực hiện điểm phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cấp tiểu học. Được sự quan tâm của các cấp đến thời điểm này việc xây dựng trường học thân thiện đã đạt được kết quả tốt. Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra từ việc chỉ đạo phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường tiểu học Hoà Lý.
Phần II - Nội dung
A. Những biện pháp quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
1. Công tác tổ chức:
 - Thành lập ban chỉ đạo cấp trường để tổ chức thực hiện. Ban chỉ đạo cấp trường do hiệu trưởng làm trưởng ban, phó ban là đồng chí phó hiệu trưởng và tổng phụ trách đội các ủy viên là tổ trưởng, tổ phó, đại diện đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ban văn hóa xã, đại diện hội cha mẹ học sinh. 
 - Họp ban chỉ đạo quán triệt mục đích yêu cầu, nội dung của phong trào. Chỉ ra những khó khăn gặp phải khi thực hiện phong trào, bàn kế hoạch thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.
2. Làm tốt công tác tư tưởng.
 - Làm tốt công tác tư tưởng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thàng công của phong trào thi đua. Xác định được điều đó ban chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện đã quán triệt nghiêm túc chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT của bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh. Tuyên truyền, vận động để cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, để mọi người đều phải hiểu rõ mục đích, yêu cầu của cuộc vận động, có thái độ đúng đắn từ đó có ý thức tốt, tham gia tích cực, thực hiện thắng lợi cuộc vận động.
 - Nhân ngày khai giảng năm học mới phát động thi đua trong toàn trường để các tập thể, cá nhân và học sinh trong đơn vị đăng ký thi đua với nhà trường, trường tổng hợp đăng ký thi đua với phòng Giáo dục và Đào tạo Lý Nhân.
 - Trong buổi họp phụ huynh quán triệt đến toàn bộ phụ huynh mục đích yêu cầu và nội dung của phong trào thi đua, nếu thực hiện thành công thì học sinh được lợi gì để xin ý kiến đóng góp của phụ huynh.
3. Xây dựng kế hoạch.
 - Xây dựng kế hoạch triển khai phong trào thi đua của trường, của các tổ chuyên môn, các đoàn thể và cá nhân trong đơn vị theo từng năm học, từng kỳ, từng tháng để phong trào thi đua trở thành hành động cụ thể của mỗi tập thể và cá nhân. Trong kế hoạch chỉ rõ những việc phải làm, phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên, thời gian thực hiện cụ thể.
 - Tổ chức hội nghị ban chỉ đạo để lấy ý kiến đóng góp cụ thể, để các thành viên được phân công nhiệm vụ trình bầy cách thực hiện nhiệm vụ được giao, những khó khăn gặp phải để tập thể cùng bàn tìm cách khắc phục. 
 - Tổ chức hội nghị duyệt kế hoạch với UBND xã và phòng Giáo dục & Đào tạo Lý Nhân. Trên cơ sở đóng góp ý kiến chỉ đạo của các cấp ban chỉ đạo cấp trường hoàn chỉnh kế hoạch đưa vào thực hiện.
 - Tổ chức quán triệt kế hoạc tới giáo viên, phụ huynh, học sinh để mọi người cho ý kiến bàn cách thực hiện.
4. Công tác tham mưu.
 - Tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng với tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực. Phối kết hợp với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ban văn hóa xã xây dựng chương trình phối hợp thực hiện phong trào thi đua.
 - Tham mưu với ban đại diện cha mẹ học sinh của trường vận động phụ huynh ủng hộ về cơ sở vật chất, phối kết hợp thực hiện phong trào.
5. Tổ chức thực hiện. 
 5.1 Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn
 Việc xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn là một tiêu chí khó nhất trong các tiêu chí . Căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất hiện tại, tôi lập một dự toán kinh phí cho tất cả các công việc phải làm để đảm bảo có trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn theo yêu cầu. Căn cứ vào dự toán và công việc phải làm ban đại diện cha mẹ học sinh xin làm 2 phần việc là cải tạo sân khu B với điện tích 410 m2 và trồng hoa, cây cảnh ở vườn hoa, các phần việc còn lại do ngân sách cấp trên và ngân sách địa phương đảm nhiệm. Kết quả là chúng tôi đã huy động được hơn 200 triệu đồng để phục vụ việc xây dựng cơ sở vật chất đến thời điểm hiện tại nhà trường đã có cảnh quan xanh, sạch, đẹp, an toàn theo yêu cầu. Cụ thể là :
 + Cải tạo khu ruộng 2 bên cổng trường thành 2 vườn hoa với tổng diện tích trên 1400m2
 + Nâng cấp nền nhà các phòng chức năng với tổng diện tích 256 m2 
 + Trần nhựa phòng mỹ thuật, phòng đội, phòng thết bị với tổng diện tích 156m2
 + ốp gạch thẻ các bồn cây trong sân trường.
 + Xây mới công trình vệ sinh riêng cho giáo viên ( vệ sinh tự hoại ) tại khu vực phía bắc nhà cao tầng.
 + Làm mới 4 cửa đại hội, 8 cửa sổ khu B.
 + Xây tường hoa ngăn giữa sân bê tông và sân thể dục.
 + Đóng thêm 15 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi để đảm bảo 100% số lớp có bàn ghế 2 chỗ ngồi, sửa chữa bàn ghế hiện có theo tiêu chuẩn vệ sinh học đường.
 + Cải tạo hệ thống nước sạch .
 + Mua trang thiết bị cho phòng Mỹ Thuật và âm nhạc.
 + Trang trí lại toàn bộ các phòng học.
 + Làm lại hệ thống các bảng biểu.
 + Sửa lại sân để phục vụ hoạt động thể dục, thể thao.
- Để bảo vệ cơ sở vật chất và làm cho trường học ngày càng sạch đẹp tôi đã tổ chức phong trào “ giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp” mỗi tuần bố trí 30 phút lao động tổng vệ sinh vào buổi học cuối cùng trong tuần (toàn bộ ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên và học sinh cùng tham gia) để lau bàn ghế, cửa lớp học, quét màng nhện, trang trí lại lớp học, chăm sóc cây cảnh, dọn vệ các phòng chức năng... với việc làm này tôi đã tạo được cho giáo viên và học một phong trào bảo vệ cơ sở vật chất thực sự đi vào chiều sâu, tạo được sự đoàn kết thân thiện trong công việc giữa thầy và trò, giữa cán bộ và nhân viên, từ đó mọi người có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ cảnh quan trường lớp . 
 Một việc nữa cũng rất quan trọng đó là việc mua sắm tranh ảnh bảng biểu trang trí cho lớp học. Chúng ta cần có nhận thức đúng hơn về việc trang trí lớp học. Chúng ta đều biết rằng học sinh tiểu học sẽ thích đi học khi cô giáo thầy giáo ăn mặc đẹp hơn bố mẹ chúng, trường lớp đẹp hơn nhà chúng. Như vậy việc trang trí lớp học là rất cần thiết. Tuy nhiên cần trang trí theo đúng qui cách và chất lượng cao tránh tạm bợ miễn là có tránh quá nhiều phản tác dụng. Nhận thức được điều đó, tôi đã cho loại bỏ những bảng biểu bằng một tờ giấy dán hoặc đóng vào tường một cách lem nhem, gió bay có thể rách mưa ẩm có thể ố mốc rách thủng, thay vào đó là những tranh ảnh được ép vào bảng pooc-mi-ca. Mua sắm thêm chậu cảnh, lẵng hoa nhựa treo vào các góc lớp tạo được không gian lớp học hài hoà thoáng mát vui mắt. Khi thực hiện trang trí lớp học giáo viên cùng học sinh thực hiện trang trí. Từ đó, tạo được không khí thân mật giữa cô và trò các em cảm tưởng lớp học như là nhà mình. 
 5.2 - Tổ chức dạy và học
 Với vị trí là tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền, việc tổ chức dạy và học của nhà trường từ nhiều năm nay đã đi vào nề nếp, chất lượng giảng dạy luôn đạt cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tốt, là một trong những trường đi đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. ở tiêu chuẩn này ban chỉ đạo chúng tôi đã xác định trong năm học này cần phải thực hiện tốt 2 việc đó là thực hiện tốt việc dạy học và sinh hoạt cho học sinh theo nhóm và phổ cập tin học cho giáo viên. 
 - Để phổ cập tin học cho giáo viên tôi phô tô tài liệu cho giáo viên tự nghiên cứu, hàng ngày vào những lúc giáo viên các môn năng khiếu lên lớp thì giáo viên văn hoá học vi tính ( mỗi tuần 4 tiết). Giảng viên là các đồng chí đã biết tin học có thể là ban giám hiệu, nhân viên văn phòng,...trên phương châm người biết bảo người chưa biết và coi tiêu chuẩn có trình độ tin học B là tiêu chuẩn quan trọng trong việc xét hoàn thành nhiệm vụ, nếu ai không đạt được tiêu chuẩn trên là không hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ những biện pháp kiên quyết trên mà phong trào học vi tính của trường tôi đã thực sự có hiệu quả đến nay 100% cán bộ , giáo viên, nhân viên đã thành thạo vi tính. ( Nhà trường có 4 máy vi tính, 1 bộ máy chiếu kết nối).
 - Việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhằm phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động học tập. Để thực hiện yêu cầu này tôi tiến hành hội thảo về nội dung “ Nâng cao chất lượng, hiểu quả trong hoạt động nhóm” các cán bộ giáo viên trong trường tham gia ý kiến, trình bày những kinh nghiệm trong tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm mà mình đúc rút được. Sau đó tiến hành một số hoạt động mẫu để mọi người cùng tham khảo.
 5.3- Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
 - Để thực hiện nội dung này trong các buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần ( chào cờ) tôi yêu cầu giáo viên trực tuần giảm nhẹ việc đánh giá, nhận xét phê bình và giành thời gian hợp lý để học sinh xử lý các tình huống mà giáo viên trực tuần đưa ra ( có thể là hoạt cảnh, tình huống giáo dục cụ thể, tình huống giao thông...) 
 Ví dụ : 
 + Trên đường đi học về, em nhìn thấy mấy bạn đi phía bên trái đường. Em sẽ xử lý như thế nào ?
 + Trong lúc chào cờ, em thấy mấy bạn bên cạnh nói chuyện riêng. Em sẽ xử lý như thế nào.
 + Giờ ra chơi, em cùng các bạn vào thư viện đọc sách. Đọc xong một số bạn vứt ngay ở mặt bàn, không để vào nơi quy định. Nếu gặp tình huống đó em sẽ làm gì ?
 Học sinh được tự do đưa ra các cách xử lý, sau đó giáo viên trực tuần có trách nhiệm phân tích các cách xử lý và thống nhất cách xử lý đúng nhất, qua đó giáo dục cho học sinh nếu gặp tình huống đó thì nên sử lý như thế nào. ( Việc làm này là một quy định bắt buộc trong nội quy nhà trường, nếu vì lý do nào đó mà không tổ chức được buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần, thì giáo viên phải thực hiện nội dung này trong giờ ra chơi) 
 - Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị trong giáo viên và học sinh, coi trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua tất cả các môn học, đặc biệt là môn đạo đức và môn kể chuyện theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm đến việc thực hành, rèn luyện các hành vi đạo đức theo chuẩn mực đạo đức đã quy định. Khi giảng dạy môn đạo đức tôi yêu cầu giáo viên mỗi tiết phải tạo thêm được ít nhất 2 tình huống đạo đức theo chuẩn mực vừa học để học sinh sử lý ( các tình huống đạo đức phải sát với thực tế) .
 - Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm trong năm, thực hiện tốt việc giáo dục an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội.
 5.4 - Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh.
 Đối với học sinh tiểu học người ta vẫn nói đến mối quan hệ giữa học và chơi, chơi và học. Vì vậy ngoài học tập nhu cầu vui chơi là vô cùng cần thiết với các em: học mà chơi, chơi mà học, học - chơi được đan xen một cách hài hoà. Sau những giờ học căng thẳng các hoạt động ngoài giờ lên lớp được các em tiếp nhận một cách say sưa. Các em thích được hát thích được hát, múa, thích được tập thể dục, thích được tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích. Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu học sinh tiểu học đến trường chỉ làm mỗi nhiệm vụ học tập, một điều tất yếu xảy ra là khi vào giờ học các em sẽ không thể tập trung học tập được, khả năng tiếp thu bài giảm sút và đương nhiên chất lượng giáo dục sẽ thấp kém. Sau đó các em sẽ chán học, sợ học, không muốn đi học . Nhận thức được điều đó trường tiểu học Hoà Lý chúng tôi luôn đạt kết quả xuất sắc trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Rút kinh nghiệm từ những năm học trước năm học này ngoài việc tổ chức cho học sinh múa hát tập thể, chúng tôi tổ chức một số hoạt động ngoài giờ như :
 - Tổ chức câu lạc bộ “ Học mà vui, vui mà học” mỗi tuần một số. Vào ngày thứ ba hàng tuần chủ nhiệm câu lạc bộ ( đồng chí hiệu phó ) đưa đề bài cần thực hiện trong tuần vào bảng tin ( có bảng tin riêng của câu lạc bộ) để học sinh giải, vào giờ ra chơi của thứ ba tuần kế tiếp sẽ tổ chức cho học sinh nêu đáp án, em nào giải đúng sẽ được bốc thăm chọn phần thưởng ( phần thưởng có thể là quển vở, bút, viên tẩy, tràng vỗ tay...) . Mỗi đề bài thường có 3-4 câu hỏi dành cho các đối tượng học sinh khác nhau từ lớp 1 đến lớp 5. 
 Ví dụ : Đề bài tuần 27 ( ra ngày 17/3/2009; chủ đề kỷ niệm ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) 
 Câu 1: 	Tuổi chưa tròn mười bảy
Tóc chưa chầm ngang vai
Một thiếu nữ mảnh mai
Nhưng hiên ngang, bất khuất
Cả nước đều quen biết
Tên chị, nữ anh hùng
 	 ( Là ai ? )
Câu 2 : 	 Ai người quê bản Nà Ngần
Tên anh rất đỗi thân quen chúng mình
Mười ba tuổi đã hy sinh
Đội ta tran sử hi sinh mở đầu.
 ( Là ai ? )
Câu 3: 
Một gà và hai thỏ
Cùng nhốt chung một lồng
Nhưng thuận theo ý ông
Bà bán đi một thỏ
Mua 2 gà về nuôtho
Nhốt trong lồng cùng thỏ
Hỏi trong lồng giờ có
Bao nhiêu con thỏ, gà
Bao nhiêu chân gà thỏ.
 ở câu hỏi số 1 và số 2 sau khi học sinh tìm được tên anh hùng ( Võ Thị Sáu, Kim Đồng) giáo iên cho học sinh tìm hiểu thêm về những chiến công của các anh hùng, những bài thơ, bài hát, những địa chỉ gắn với tên những anh hùng đó. như vậy ngoài việc vui chơi còn có tác dụng giáo dục truyền thống rất hiệu quả.
 - Tổ chức vui chơi giữa giờ: Tôi phân công đồng chí tổng phụ trách Đội và giáo viên dạy thể dục trực tiếp phụ trách hoạt động này. Hàng ngày ngoài việc múa hát tập thể học sinh còn được chơi các trò chơi tập thể toàn trường, ngoài ra còn có trách nhiệm quan sát xem học sinh vào giờ nghỉ thường chơi những trò chơi gì để hướng các em vào các trò chơi có ích, tránh những trò chơi nguy hiểm.
 - Đọc sách cũng là một nhu cầu giải trí rất cần thiết và hấp dẫn. Nhiều người nhầm tưởng học sinh tiểu học không thích đọc sách nhưng hoàn toàn ngược lại. Để tạo điều kiện cho học sinh đọc sách tôi tiến hành rất nhiều hình thức hoạt động thư viện, song hình thức thư viện mở đem lại hiệu quả cao nhất. Với hình thức thư viện này học sinh có thể tự do vào thư viện lấy sách đọc, đọc xong để đúng vị trí dưới sự quản lý của nhóm học sinh trong đội sao đỏ phụ trách thư viện. Với hoạt động này sẽ giúp giáo dục cho học sinh tinh thần, ý thức kỷ luật, tính tự quản, tinh thần trách nhiệm với tài sản công. Tuy nhiên đây là một hoạt động khó do đó đòi hỏi phải kiên trì, thời gian đầu có thể chưa thành công, lượng sách rách, hao phí có thể nhiều xong nếu kiên trì giáo dục tốt cùng với sự giám sát thường xuyên của nhân viên phụ trách thư viện thì sẽ thành công. 
 - Việc tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong việc xây dựng trường học thân thiện để tổ chức tốt việc “ giao lưu trò chơi dân gian” cần phải có kế hoạc chi tiết cụ thể từ việc sưu tầm các trò chơi sau đó tiến hành phân loại trò chơi nào phục vụ thi đấu, trò chơi nào giao lưu, trò chơi nào không tham gia giao lưu được, phân công trách nhiệm từng thành viên. Việc giao lưu trò chơi dân gian cần kết hợp với đoàn thanh niên xã, ban văn hoá xã, hội phụ huynh học sinh cùng tham gia.
 5.5 Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
 Trong năm học này nhà trường nhận chăm sóc một di tích lịch sử văn hoá ở địa phương đó là đình làng Thư Lâu ( di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh - nơi thành lập chi bộ đảng Cộng Sản đầu tiên của Lý Nhân). Để tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu trước hết cần liên hệ với ban quản lý di tích về kế hoạch tìm hiểu, nhờ ban quản lý tham gia giới thiệu về di tích lịc sử. Khi tiến hành cần phân công cụ thể trách nhiệm của từng từng giáo viên, chia học sinh thành từng nhóm phân công giáo viên phụ trách, nhắc nhở học sinh những yêu cầu khi tham gia tìm hiểu. Mỗi đợt tham gia chỉ nên tổ chức cho một lớp hoặc một khối lớp ( dưới 80 học sinh) tham gia tránh trường hợp quá đông hiệu quả không cao, không đảm bảo an toàn. Trước khi nghe người phụ trách giới thiệu về di tích cần tổ chức cho học sinh dọn vệ sinh khu di tích, trồng cây, hoa làm kỷ niệm. Sau khi tham quan yêu cầu học sinh phải giới thiệu lại được di tích có như vậy học sinh mới tập trung chú ý lắng nghe. Qua thực tế tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu tôi nhận thấy đây là một việc làm rất bổ ích, học sinh tham gia rất hào hứng, phụ huynh và nhân dân rất quan tâm, ủng hộ.
 Đối với các di tích lịch sử khác như đền thờ Trần Hưng Đạo xã Nhân Đạo, khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao... tôi cho học sinh tìm hiểu qua hình ảnh bằng cách giao cho mỗi tổ chuyên môn có trách nhiệm sưu tầm tài liệu ( đến nơi chụp một số hình ảnh, quay một số đoạn video clip, tìm hiểu về di tích ) sau đó thiết kế thành giáo án điện tử để giảng cho học sinh. Với cách làm trên trong năm học chúng tôi đã giới thiệu được 2 cụm di tích lịch sử đó là đền thờ Trần Hưng Đạo xã Nhân Đạo, khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao xã Nhân Hậu. Dự kiến vào ngày 29/3/2009 tới sẽ tổ chức cho một số học sinh thăm quan lăng Bác, bảo tàng Hồ Chí Minh, văn miếu Quốc Tử Giám.
B- Kết quả đạt được.
 Qua ngần một năm học triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường tôi đã đạt được một số kết quả đảng khích lệ đó là .
 - Toàn bộ khuôn viên, lớp học, sân chơi, khu vệ sinh, vườn hoa, sân thể thao được đổi mới hoàn toàn và được đánh giá là một đơn vị có cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp trong tốt đầu của huyện. 
 - Việc đổi mới cách dạy và học có hiệu quả hơn, giáo viên tận tình, thân thiện, gần gũi với học sinh hơn. Học sinh tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được thầy cô, bạn bè chia sẻ kịp thời. Chất lượng học tập qua các lần kiểm tra định kì luôn đạt cao hơn các năm học trước, đặc biệt là tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi trong các lần kiểm tra định kì luôn cao hơn bình quân toàn huyện khoảng 10 %.
 - Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã trở thành nề nếp và được cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh nhiệt tình hưởng ứng. Qua đó học sinh được làm quen và có cách sử lý đúng với các tình huống các em gặp phải trong cuộc sống. Trong trường không có hiện tượng học sinh gọi nhau bằng mày, tao hay các hiện tượng đánh lộn, vẽ bậy, bẻ cành cây...
 - Các hoạt động ngoài giờ đi vào nề nếp được các cấp đánh giá cao ngày 18 tháng 3 năm 2009 đoàn thanh niện cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức điểm “Ngày hội thiếu niên vui khoẻ” tại trường. Trong năm học đã tổ chức cho học sinh giao lưu trò chơi dân gian, tìm hiểu về các loại hình văn hoá dân gian...
 - Đã tổ chức được cho học sinh trực tiếp tìm hiểu một di tích lịch sử văn hoá tại dịa phương và tìm hiểu 2 di tích khác qua hình ảnh.
Phần III - Kết luận
1-Bài học kinh nghiệm.
 - Phải thực hiện tốt công tác tổ chức, phân công đúng người, đúng việc trên cơ sở và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của cá nhân được phân công.
 - Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền đặc biệt là trong nội bộ cơ quan từ chi bộ, đến các đoàn thể và học sinh. Qua đó tới Đảng và chính quền địa phương, phụ huynh, nhân dân địa phương để mọi người hiểu rõ mục đích yêu cầu của phong trào từ đó ủng hộ nhiệt tình về sức người, sức của.
 - Công tác lập kế hoạch phải chi tiết, phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cho từng thành viên. Phải được mọi thành viên dân chủ bàn bạc.
 - Phải huy động được sức người, sức của từ nhiều nguồn khác nhau như ngân sách cấp trên, ngân sách xã, sự đóng gióp ủng hộ của cha mẹ học sinh, sự ủng hộ của các nhà hảo tâm. 
 - Việc tổ chức thực hiện là một khâu quan trọng nhất quết định đến thành công hay không của phong trào vì vậy khi tổ chức thực hiện ban chỉ đạo phải có tinh thần quết tâm cao, luôn giám sát, uốn nắn kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện chưa đúng so với yêu cầu. 
 - Tổ chức phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần kiên trì vì các hoạt động điễn ra liên tục ngày nào cũng phải hoạt động nếu không kiên trì thì khó tránh khỏi tình trạng đánh trống bỏ dùi.
2. Kết luận.
 Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2009 - 2013 là một bước đột phá mới của ngành Giáo dục & Đào tạo. Thực hiện tốt phong trào này sẽ giúp cho các nhà trường có có một bộ mặt mới, cảnh quan sư phạm đẹp, việc tổ chức dạy và học thân thiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem chi dao phong trao thi dua xaydung truong hoc than thien hoc sinh tich cuc.doc