Sáng kiến kinh nghiệm Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện thể dục cho học sinh Tiểu học - Năm học 2012-2013

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

 - Chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao nói chung là những tổn thương do các lực bên ngoài tác động lên cơ thể khi tập luyện. Đối với tất cả học sinh nhất là học sinh tiểu học, vì các em là lứa tuổi năng động, thiếu sự hiểu biết, chưa có ý thức trong tập luyện nên rất dễ xảy ra chấn thương, ta có thể chia ra làm nhiều loại: loại nhẹ ( xây sát ngoài da); loại trung bình ( bong gân, sai khớp ); loại nặng ( nức xương , gẫy: chân, tay ) và còn nguy hiểm đến tính mạng .Như chúng ta biết, trong tập luyện thể dục thể thao nói chung, và nhất là tập luyện môn thể dục chấn thương thường xuyên xảy ra đối với học sinh trong các buổi tập luyện và học tập.

 - Khi chấn thương xảy ra dù nhẹ hay nặng điều có ảnh hưởng xấu đến học sinh bị chấn thương và cả những học sinh chung quanh. Dẫn tới làm gián đoạn quá trình học tập cho các em, gây những chấn thương như tàn tật, có thể dẫn tới thiệt mạng, để lại tâm lí sợ hãy e dè trong tập luyện hoặc để lại ân hận suốt đời . Do vậy để hoàn thành nhiệm vụ học tập và tập luyện thể dục thể thao người dạy và học sinh đều phải có những biện pháp phòng ngừa chấn thương. Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao không chỉ có ý nghĩa trong việc thực hiện tốt mục đích thể thao mà còn mang ý nghĩa nhân đạo và xã hội. Vì vậy nó phải là một yêu cầu tất yếu và là một nhiệm vụ thường xuyên của từng buổi tập

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 486Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện thể dục cho học sinh Tiểu học - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Huyện Long Mỹ 
Trường TH Long Trị A1
 Đề tài
PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN THỂ DỤC CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC
Năm học : 2012 -2013
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
	- Chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao nói chung là những tổn thương do các lực bên ngoài tác động lên cơ thể khi tập luyện. Đối với tất cả học sinh nhất là học sinh tiểu học, vì các em là lứa tuổi năng động, thiếu sự hiểu biết, chưa có ý thức trong tập luyện nên rất dễ xảy ra chấn thương, ta có thể chia ra làm nhiều loại: loại nhẹ ( xây sát ngoài da); loại trung bình ( bong gân, sai khớp ); loại nặng ( nức xương , gẫy: chân, tay ) và còn nguy hiểm đến tính mạng .Như chúng ta biết, trong tập luyện thể dục thể thao nói chung, và nhất là tập luyện môn thể dục chấn thương thường xuyên xảy ra đối với học sinh trong các buổi tập luyện và học tập. 
 - Khi chấn thương xảy ra dù nhẹ hay nặng điều có ảnh hưởng xấu đến học sinh bị chấn thương và cả những học sinh chung quanh. Dẫn tới làm gián đoạn quá trình học tập cho các em, gây những chấn thương như tàn tật, có thể dẫn tới thiệt mạng, để lại tâm lí sợ hãy e dè trong tập luyện hoặc để lại ân hận suốt đời . Do vậy để hoàn thành nhiệm vụ học tập và tập luyện thể dục thể thao người dạy và học sinh đều phải có những biện pháp phòng ngừa chấn thương. Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao không chỉ có ý nghĩa trong việc thực hiện tốt mục đích thể thao mà còn mang ý nghĩa nhân đạo và xã hội. Vì vậy nó phải là một yêu cầu tất yếu và là một nhiệm vụ thường xuyên của từng buổi tập 
II/ Giải quyết vấn đề 
 Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa :
 1/ Nguyên nhân:
- Trong giảng dạy và tập luyện môn thể dục có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chấn thương và phụ thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh tập luyện giảng dạy cụ thể. Do vậy, trong giảng dạy và tập luyện môn thể dục thao giáo viên phải lường trước những nguyên nhân có thể có thể dẫn đến chấn thương, từ đó người dạy cũng như học sinh mới chủ động khắc phục được những nguyên nhân ấy và sẽ giới hạn đến mức tối đa những chấn thương có thể xảy ra. Trong giảng dạy và tập luyện môn 
- thể dục từ trước đến nay, chấn thương cũng xảy ra nhiều và rất đa dạng, nhưng chủ yếu quy tụ vào các nguyên nhân sau:
	 Công tác lên lớp không chu đáo: giáo viên thiếu tính chỉ đạo hướng dẫn, trong buổi tập tổ chức kỷ luật không tốt, học sinh tập luyện chưa thật sự nghiêm túc, phân tán tư tưởng, phương pháp giảng dạy và tập luyện chưa phù hợp ( không hệ thống, không đối xử cá biệt ) sai nguyên tắc về sử dụng lượng vận động. 
 VD: Người dạy không quan sát quản lý chặt chẽ hoạt động của học sinh, học sinh còn lơ là chủ quan, không nghiêm túc dễ xảy ra tai nạn, lượng vận động và lượng nghĩ đưa ra không phù hợp với trình độ tập luyện của học sinh sẽ dẫn tới chấn thương trong tập luyện
	 Không nắm được tình hình sức khoẻ học sinh: Việc điều tra cơ bản hoặc theo dõi sức khoẻ học sinh là điều quan trọng nếu làm không tốt, từ đó sẽ dẫn tới việc đề ra yêu cầu và khối lương vận động hoặc yêu cầu về chất lượng kỹ thuật động tác trên dụng cụ không phù hợp với tình trạng sức khoẻ học sinh tập luyện . Do đó cũng dễ xảy ra chấn thương trong tập luyện.
	 Công tác quản lý, kiểm tra dụng cụ thường xuyên và trước mỗi buổi lên lớp cũng là một vấn đề quan trọng .Vì có những trường hợp dụng cụ hư hỏng mà cả giáo viên và học sinh không biết mà dẫn tiến hành tập luyện. Do đó tất nhiên sẽ dẫn tới chấn thương trong tập luyện
	 Trang phục tập luyện và dụng cụ cá nhân, không có hoặc không đúng qui cách : quần áo quá rộng làm cho học sinh khi lên dụng cụ dễ bị vướng víu hoặc khi bản thân nắm vào quần áo khi làm những động tác di chuyển trên dụng cụ, quần áo quá chật làm cho học sinh cử động không linh hoạt. Hoặc khi học sinh mang trong người những đồ không cần thiết bằng kim khí, sắc, nhọn như: nhẫn, dây chuyền, để móng tay nhọn..
	 Trước khi tập luyện mà học sinh không khởi động hoặc khởi động không kỷ bước vào tập luyện cơ thể phải hoạt động tích cực một cách đột ngột cũng dễ gây ra chấn thương.
2/ Biện pháp phòng ngừa:
	- Trong giảng dạy và tập luyện môn thể dục, người giáo viên cũng như học sinh phải luôn luôn nhớ rằng: Việc phòng ngừa chấn thương là chính. Những nguyên nhân dẫn đến chấn thương về phía người dạy cũng như về phía học sinh điều có liên quan chặt chẽ với nhau: Có khi chấn thương do phía người dạy có khi cả hai phía cả ngưòi dạy lẫn người tập luyện. Như vậy ta phải nắm các nguyên nhân ấy mới có thể chủ động phòng ngừa triệt để được. Vậy, những biện pháp phòng ngừa sau:
 	 * Đối với người dạy: Thực hiện tốt các nguyên tắc, phương pháp giảng dạy và huấn luyện
- Luôn tập cho học sinh có sự ý thức có tinh thần kỷ luật, thể lực và kỹ thuật trước khi lên lớp ( hoặc học động tác mới ) khởi động đầy đủ và toàn diện.
	- Nắm vững kỹ thuật động tác và phương pháp bảo hiểm phát hiện và dự toán được những động tác có khả năng dẫn đến chấn thương ( ví dụ động tác thăng bằng của lớp 4 và 5 khi học sinh thăng bằng không bị đỗ ngã hay cắm đầu về phía trước do quá trớn, hay bạn phía sau đùa hất chân lên cao ). Thường xuyên bồi dưỡng năng lực bảo hiểm giúp đỡ cho học sinh và phương pháp tự bảo hiểm, đặc biệt là những bài tập có tính chất nguy hiểm. Không giới thiệu động tác phức tạp và nguy hiểm khi đã mệt mõi, điều chỉnh lượng vận động phù hợp với từng trạng thái cơ thể, trình độ thể lực cũng như chuyên môn của từng người. Kiểm tra việc chuẩn bị sân bãi dụng cụ, sức khoẻ trang bị kỷ thuật cá nhân trước khi tập luyện. Giáo dục cho học sinh hiểu rỏ ý nghĩa của việc phòng tránh các chấn thương trong tập luyện và nguyên nhân dẫn đến chấn thương. Rèn luyện cho học sinh tinh thần dũng cảm, tự tin, bình tĩnh trong tập luyện.
 - Chọn địa điểm lên lớp phù hợp thoáng mát sạch sẻ, địa điểm bằng phẳng không có vật gây nguy hiểm cho học sinh như : cây cối , vật nhọn, vật cứng, đá, hoặc những nơi có thể gây ra trượt chân dễ đổ ngã .
	* Đối với học sinh: Nghiêm chỉnh tuân thủ kỷ luật học tập, yêu cầu của giáo viên, không tự thực hiện động tác khi chưa nắm vững kỹ thuật, chưa khởi động đầy đủ, hay khởi động qua loa .
 - Không đùa giỡn khi thực hiện các động tác tương đối khó ( như động tác thăng bằng của khối lớp 4 và 5) . Khi thực hiện động tác phải dũng cảm, bình tĩnh tự tin vào bản thân và tin vào đồng đội ( những người bảo hiểm giúp đỡ ) đặc biệt là phải biết tự bảo hiểm cho bản thân mình .
 - Dụng cụ học tập và tập luyện phải phù hợp với lứa tuổi và giới tính 
 - Trang phục phải gọn gàn , vệ sinh cá nhân tốt .
III/ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Qua năm học 2011 - 2012 là năm trải nghiệm, tuy thế các em đạt được kết quả khá tốt và được đồng nghiệp thừa nhận và đánh giá đề tài thực hiện khá cao. 
	- Học sinh biết cách bảo hiểm và phòng ngừa chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao .
 - Hình thành được cho học sinh ý thức chấp hành kỉ luật trong tập luyện các động tác cũng như trong chơi các trò chơi .
 - Tạo cho học sinh có sự tự tin hứng thú trong tập luyện 
	- Trong năm học 2011- 2012 không có học sinh nào xảy ra tai nạn trong tập luyện thể dục thể thao, kết quả đạt được 100%.
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Qua quá trình thực hiện bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
 + Phòng ngừa chấn thương trong tập luyện thể dục không thể thiếu trong nhà trường nhất là đối với học sinh tiểu học .
 + Hình thành được cho học sinh ý thức tổ chức kỉ luật , từ đó học sinh biết cách bảo vệ và phòng chống tai nạn cho mình trong học tập hay trong chơi đùa .
 + Đầu năm xây dựng trong mỗi lớp đội phòng ngừa chấn thương trong mỗi tiết học, bản thân giáo viên phải theo sát nhắc nhở và động viên các em chú ý.
 + Nhờ có việc phòng ngừa chấn thương mà trong tập luyện vui chơi, thi đấu các môn thể thao, đặc biệt là phong trào Hội khỏe phù đổng các cấp, không có chấn thương tai nạn xảy ra.
 + Các bậc phụ huynh cũng an tâm khi cho con em của họ theo học và tập luyện các môn thể thao .
V/KHÃ NĂNG - ĐỐI TƯƠNG ĐỊA CHỈ ÁP DỤNG:
 - Như vậy công tác phòng ngừa chấn thương là một công tác hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy, tập luyện thể dục thể thao nói chung và môn thể dục nhất là môn thể dục thi đấu nói riêng. Do vậy trong buổi giảng dạy và tập luyện thể dục, công việc phòng chấn thương xảy ra có ý nghĩa hết sức quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất trong giảng dạy môn thể dục.
 -Trường tôi thuộc vùng sâu xa, việc học tập của các em còn rất nhiều khó khăn từ cơ sở vật chất lẫn tinh thần, từ phương tiện - thiết bị học tập. Song khi áp dụng phòng ngừa chấn thương trong tập luyện tôi vẫn thấy có hiệu quả cao, thuyết nghĩ ở những địa phương khác vẫn có thể thực hiện được
Trên đây là đề tài tôi đã thực hiện và áp dụng ở đơn vị trường tôi đạt hiệu quả khá tốt, song không thiếu phần hạn chế, rất mong quí thầy cô những người đi trước và bạn bè đồng nghiệp chân thành đóng góp để đề tài của tôi hoàn mĩ khi dạy phân môn thể dục.
Đề Tài Cho năm sau : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT
	BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG” 
Long Trị A1, ngày .tháng  năm 2012
 Nguời viết
 Trần nam Hưng
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN PHỤNG HIỆP
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG PHÚ 3
----o----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2008- 2009
 Họ và tên: Nguyễn Văn Học 
	 Giáo viên : Môn Thể Dục 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN học 2010.doc