Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm

 Trong giai đoạn mới hiện nay, Đảng ta đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đó là nhiệm hàng đầu bảo đảm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững (Theo nghị quyết hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ưng Đảng khoá VIII). Mục tiêu phát triển giáo dục bậc tiểu học từ nay đến 2020 , nghị quyết Trung ương 2 cũng chỉ rõ : “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học”. Thế kỉ 21 là thế kỉ của tư duy, của tài năng khoa học. Việc điều khiển xã hội, phát triển kinh tế ở trình độ cao không có con đường nào khác là con đường học vấn. Trong đó môn Tiếng Việt đặc biệt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với học sinh. Môn tiếng việt giúp các em biết đọc, biết viết, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống.

Môn tiếng việt ở tiểu học nói chung và môn tiếng việt ở lớp 2 nói riêng được chia làm 6 phân môn. Các phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ nhau, giúp học sinh có cơ sở vững chắc để học tốt môn tiếng việt cũng như các môn học khác. Môn tập đọc là một phân môn rất quan trọng nó chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình tiểu học. Phân môn này góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng quan trọng giúp học sinh học tốt các môn học khác, là chìa khoá tiếp cận với kho tri thức loài người. Với học sinh lớp 2 các em bước đầu biết đọc thì giáo viên cần phải hướng dẫn kĩ năng đọc cho học sinh. Để từ đó các em có thể bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc một cách khác nhau. Bởi vì đọc là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Vậy muốn đọc tốt, phần quan trọng không thể thiếu được là phải rèn cho học sinh đọc thông qua các

 

doc 14 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt đầu từ trường Tiểu học. Ta muốn khắc sâu trong tâm trí những người dân Việt Nam về sự giàu có, về rừng vàng, biển bạc của đất nước.” Có lẽ khởi nguồn của lời nhắc nhở này chính bởi bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên, xã hội, trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức thực tiễn. Bên cạnh đó nó còn bồi dưỡng, phát huy tình cảm đạo đức và nhân cách tốt đẹp của con người trong tương lai. Các môn học ở Tiểu học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng vào bậc nhất trong tất cả các môn học ở Tiểu học. thống tiếng nói và chữ viết Tiếng Việt. Học tốt phân môn Tập đọc sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc - nghe - nói - viết và còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác. Sự thay đổi, nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ, vẻ đẹp của đất nước, con người và nền văn hoá dân tộc mình cũng như trên thế giới. Từ đó, các em có vốn sống, vốn tri thức vững chắc để tiếp tục học lên bậc học cao hơn.
Bước đầu hình thành phương pháp học của phân môn tập đọc, tìm hiểu nội dung nghệ
 thuật, cảm thụ văn học, luyện đọc. Từ việc cảm nhận được nét đẹp của đất nước và con người qua các bài Tập đọc, khơi dậy trong các em lòng ham hiểu biết, ham học hỏi tiếng mẹ đẻ, biết vận dụng ứng xử trong cuộc sống, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
 Qua phân môn Tập đọc còn giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, yêu tiếng mẹ đẻ và có ý thức bảo vệ, giữ gìn trong sáng của Tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt ngày càng phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc.
	1.1.2. Cơ sở thực tiễn: 
 Trong chương trình thay sách giáo khoa mới ở Tiểu học thì việc đổi mới phương pháp dạy học đánh dấu một bước nhảy vọt đáng kể trong việc dạy và học ở tất cả các môn học, trong đó có phân môn Tập đọc. Tuy nhiên nhiều chuyên đề về Tập đọc được mở ra. Điều đó đã giúp chúng tôi hiểu được phần nào những điều còn để ngỏ. Song ở mỗi khoá học, mỗi vùng, mỗi trường, mỗi đối tượng học sinh khác nhau lại có một khả năng khác nhau.
 Thực ra, phân môn Tập đọc đã có từ lâu song việc dạy nó như thế nào để học sinh lớp 2 nói riêng đọc bài trơn tru, rành rọt, nắm được nội dung văn bản tiến tới đọc hay văn bản một cách có ý thức là một việc làm khó khăn.
 Tuy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học của chương trình SGK mới đã đẩy cao hơn chất lượng của môn học nhưng không hẳn là không tồn tại những học sinh rất hạn chế về kĩ năng đọc (nhất là đọc những văn bản ngoài luồng tiếp xúc). Từ việc đọc văn bản không rõ ràng, mạch lạc kéo theo hàng loạt các môn học khác của các em kém đi.
 Ví dụ: ở những em đọc yếu, đọc ngọng thì khi viết Chính tả, các em sẽ viết sai lỗi rất nhiều. Nếu học sinh phát âm không chuẩn, không phân biệt đúng các phụ âm đầu như: l/n; ch/tr; s/xthì khi nhớ lại để viết hoặc nghe thầy, cô giáo đọc để viết, các
em sẽ viết sai rất nhiều. Hoặc ở bài toán có lời văn, nếu một học sinh đọc đúng, đọc rõ ràng thì sẽ nắm được nội dung dữ kiện, phát hiện ra ẩn số cần tìm nhanh hơn học sinh 
đọc yếu.
 1. 2. Thực trạng: 
ở bậc Tiểu học, môn Toán và môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và khả năng học tập của HS. Đặc biệt, Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt. Ví dụ: Học đến giữa lớp 2, thậm chí cuối lớp 2 vẫn còn có HS nếu lần đầu tiên tiếp xúc với văn bản mới thì đọc chậm, chưa đúng tốc độ, thậm chí nhiều tiếng còn phải dừng lại để đánh vần hoặc có HS còn đọc sai tiếng kéo theo sai cả nội dung văn bản. Đặc biệt, nằm ở vùng có phương ngữ lệch chuẩn nên việc ngọng các tiếng có chứa vần oe / eo, iên / iêng còn khá phổ biến.
 Chẳng hạn, khi đọc bài: “Bé nhìn biển” (Tiếng việt 2 tập 2 trang 65) ở khổ thơ cuối là: Nghìn con sóngkhoẻ
 Lon ta lon ton
 Biển to lớn thế
 Vẫn là trẻ con
Thì có học sinh lại đọc: Nghìn con sóng khẻo 
 Lon ta lon ton
 Biểng to lớn thế
 Vẫn là trẻ con
Ngoài ra cũng chưa kể hết việc HS đọc ngọng các cặp phụ âm khác như ch/tr; s/x hoặc thanh (~) sắc (?), đọc ngọng sai các vần: ang, ác, ăn, ưn, ân, ich,Chẳng hạn, ngay như HS lớp tôi khảo sát, khi đọc bài “ Gọi bạn” ( Tiếng Việt lớp 2 tập 1 trang 28) có dòng thơ: Lang thang quên đường về Thì một HS đọc sai từ “ quên” thành “ quyên”. Tôi cho em đó dừng lại để đánh vần thì em đó vẫn đánh vần thành“quờ - uyên - quyên” như vậy là sai hoàn toàn vần.
Như vậy chúng ta có thể thấy ngay rằng việc đọc sai sẽ dẫn đến nhiều tác hại như làm sai lệch nội dung của văn bản, viết sai, hiểu sai ý định biểu đạt của văn bản. Bên cạnh đó, do chưa hiểu rõ bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học Tập đọc, do thói quen thành phần giảng văn mà chưa quan tâm đến yêu cầu cơ bản của tiết Tập đọc là rèn kĩ năng đọc.
 ở lớp 2, các thể loại văn bản ở các bài tập đọc được biên soạn theo các chủ đề với nội dung rất phong phú, đa dạng. Không chỉ với mục đích rèn đọc mà nó còn giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, giáo dục đạo đức lối sống, giúp HS tiếp cận với những thông tin thời sự cập nhật qua các văn bản hành chính, giúp HS có kĩ năng ứng xử giao tiếp trong cuộc sống Chính lẽ đó mà thông qua bài Tập đọc GV cần liên hệ thực tế và giúp các em rút ra những bài học sâu sắc nhất thì có GV lại còn vô tình quên việc này.
 Với HS lớp 2 tôi áp dụng sáng kiến, qua giảng dạy và khảo sát đầu năm, có một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi: Hầu hết các em thích môn Tiếng Việt mà phân môn Tập đọc có tới trên
 90% các em thích. Trong đó các em thích đọc những mẩu chuyện, những bài thơ chiếm phần lớn. Những bài tập đọc là những bài có nội dung rất gần gũi với cuộc sống thực của các em, phù hợp với tâm lý lứa tuổi nên có tác dụng khơi dậy trí tò mò, lòng ham hiểu biết ở các em. Các em có ham muốn tìm hiểu nhiều vấn đề mà cuộc sống diễn ra xung quanh mình. Đa phần HS lớp đó đều có ý thức đọc to, rõ ràng. Có một số em còn đọc diễn cảm khá hay.
 * Khó khăn: Địa bàn trường nằm trong vùng phương ngữ lệch chuẩn nên nhiều em chưa phân biệt được cách đọc các tiếng có phụ âm ch/tr ,s/x, thanh hỏi thanh ngã
Ngay đầu năm, một số em có hiện tượng tái mù vần khó. Một số em đọc to nhưng lại ngắt nghỉ không đúng chỗ, nhiều em do thói quen mà bất biết ngắt nghỉ có đúng không nhưng cứ đến hết một dòng là phải nghỉ. Hoặc ở những bài học thuộc lòng các em đọc làu làu liền mạch mà không chú ý đến việc ngắt nhịp thơ mà cô giáo vừa hướng dẫn. Bên cạnh đó phải có tới số phụ huynh HS trong lớp đi làm ở rẫy , gửi con lại cho ông bà đã già. Điều này tuy ảnh hưởng gián tiếp tới việc học nói chung và việc học phân môn Tập đọc nói riêng nhưng tác hại thì không phải nhỏ.
 Trước những vấn đề tồn tại như đã nêu ở trên theo tôi đánh giá là do những nguyên nhân sau:
 1.2.1. Đối với học sinh
- Với HS nông thôn như ở trường tôi, với đại đa số HS thì việc nghỉ hè sẽ đồng nghĩa với việc vài tháng trời các em không hề quan tâm đến sách vở và việc học hành của bản thân. Chính lẽ đó mà việc tái mù một số chữ hoặc một số vần khó sẽ hiển nhiên diễn ra. Điều này sẽ gây cho GV lớp 2 rất vất vả trong giai đoạn đầu năm học.
- Lượng thông tin, phim ảnh trên truyền hình tràn lan mỗi kênh có các chương trình và phim truyện dành cho trẻ thơ vào các thời điểm khác nhau nên thời gian nghỉ ngơi, chuẩn bị sơ lược bài ở nhà của các em bị cuốn hút vào đó. Chính đó mà HS ít chuẩn bị, ít đọc trước bài học ở nhà.
- HS ngoài đọc các nội dung có trong chương trình SGK thì hầu như ít được tiếp xúc
với các văn bản lạ như truyện, sách báo dành cho thiếu nhi.
- Trong giờ học, cá nhân một số HS còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập. Quá trình bạn đọc bài là thời gian “ nghỉ ngơi” của những học sinh đó.
	1.2.1 Đối với giáo viên:
- Nhiều khi do chưa có chuẩn bị kĩ bài dạy nên ở thao tác đọc mẫu còn có GV chưa đọc diễn cảm, chưa thu hút được sự chú ý của HS. Thậm chí có trường hợp đọc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của câu văn có yếu tố khó đọc như các câu đối thoại, cách ngắt nghỉ trong các câu dài và ngắt nhịp ở các dòng thơ.
- Quá trình hướng dẫn HS luyện đọc (nhất là các tiết có người dự) thì dường như lại “quên” mất đối tượng HS trung bình, yếu còn những HS khá giỏi thì lại quá vất vả.
GV chưa quan tâm sửa sai ngay những lỗi mà HS mắc phải.
 Xuất phát từ những vướng mắc trong thực tế giảng dạy, tôi đã tìm ra được các giải pháp để giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng đọc thực của HS lớp 2, cụ thể như sau:
	2. Các giải pháp tiến hành:
 Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy của phân môn Tập đọc thì đòi hỏi người GV phải nhận thức đúng về vị trí và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. Bởi vì, phân môn này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và ứng xử trong cuộc sống của các em. 
 Chương trình phân môn Tập đọc ở lớp 2 có 35 tuần mỗi tuần có 2 bài tập đọc được chia thành 15 chủ điểm với những nội dung khác nhau song hình thức thể hiện là những mẩu chuyện, những đoạn văn tả cảnh, những bài thơ và một số văn bản hành chính, báo chí khác.
 Khi dạy mỗi loại văn bản khác nhau thì bắt buộc GV phải có cách tổ chức luyện đọc khác nhau. Tuy nhiên tuyệt đối không được thay đổi phần cứng của phương pháp giảng dạy mà trong sách thiết kế đã trình bày rất cụ thể.	
	2.1. Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp câu:
- Nếu dạy những văn bản văn xuôi đơn thuần không có lời đối thoại như bài “Sông Hương” ( SGK Tiếng Việt 2 tập 2 trang 72 ), bài “Mùa xuân đến” ( TV 2 tập 2 trang 17) hoặc một số bài đọc khác thì GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp mỗi em một đơn vị câu. Nhưng cứ theo thói quen này thì khi dạy những văn bản văn xuôi có nội dung là những mẩu chuyện có lời thoại, ở những lời đối thoại gồm vài ba câu là HS sẽ có ý tự chia lời thoại đó cho vài ba em đọc ngay. Chẳng hạn với lời thoại “ ít thế sao? Mình thì có hàng trăm” ( Một trí khôn hơn trăm trí khôn - TV2 tập 2 trang 31) sẽ có hai em đọc. Hoặc với lời thoại: “ Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân quá. Ông làm ơn chữa giúp cháu. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu” ( Bác sĩ Sói - TV 2 tập 2 trang 41), sẽ có tới 4 em đọc. Vậy trước hiện tượng đó, tôi đã yêu cầu một HS đọc lại cả câu trong lời thoại đó, hỏi HS xem tất cả các câu đó đều là lời của ai? Sau đó GV hướng dẫn: Vì tất cả các câu đó đều là lời của một nhân vật nên tuy là đọc nối tiếp câu nhưng đến lời của nhân vật thì chỉ có một em đọc. Có như vậy mới đảm bảo yêu cầu liền mạch của một lời nói. Vậy đến đây một vấn đề nữa nảy sinh là nhiều HS không phân biệt được đọc đến chỗ nào thì kết thúc lời nhân vật đó ( nếu các em mới tiếp xúc lần đầu văn bản đó). Nừu đến đây mà GV lại dừng lại mà hướng dẫn lời từng nhân vật từ đâu đến đâu thì rất mất thời gian, giảm tỷ lệ HS được luyện đọc xuống. Trước tình hình đó nên đã giải quyết bằng cách dặn dò, HS chuẩn bị đọc trước ở nhà 1-2 lần, dùng chì đánh dấu lời của các nhân vật và khi đọc nối tiếp nếu HS xác định
chuẩn rồi thì thôi, nếu HS xác định chưa chuẩn thì tôi mới sửa cho các em.
 Nếu dạy những văn bản thơ thì thường thường ở các bài GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ. Nhưng có bài lại không thể áp dụng theo cách này được, chẳng hạn bài “Tiếng chổi tre” ( TV2 tập 2 trang 121 ) ở mỗi khổ thơ nên hướng dẫn HS đọc nối tiếp như sau:
- HS 1 đọc 3 dòng: Những đêm hè
	Khi ve ve
	Đã ngủ
- HS 2 đọc 2 dòng:	 Tôi lắng nghe
	Trên đường Trần Phú
- HS 3 đọc 3 dòng: Tiếng chổi tre
	Xao xác
	Hàng me
- HS 4 đọc 3 dòng cuối cùng: Tiếng chổi tre
	 Đêm hè
	 Quét rác
 Vậy với những văn bản kiểu này GV cần nêu rõ ràng cái chung là mỗi em đọcdòng và nêu cụ thể là riêng dòng thơ thứthì chỉ do một bạn đọc. Vậy HS sẽ định hướng được việc đọc khá dễ dàng. Còn nếu dạy các văn bản khác như văn bản hành chính thì đọc nối tiếp theo nội dung thông báo. Chẳng hạn bài “ Tự thuật”
 ( TV2 tập 1 trang 7)
 - HS1: Họ và tên: Bùi Thanh Hà
- HS2: Nam, nữ: Nữ
- HS3: Ngày sinh: 23/4/1996
- HS4: Nơi sinh: Hà Nội
Tuy nhiên, cái chung của phần luyện đọc nối tiếp câu kết hợp sửa các từ mà HS đọc
sai là GV phải luôn luôn thay đổi cách thức tổ chức luyện đọc. Ví dụ: Hôm nay luyện đọc nối tiếp theo hàng ngang, ngày mai luyện đọc nối tiếp theo hàng dọc, ngày sau nữa theo chỉ định của GV Như vậy, ngay trong bản thân HS sẽ không thể ỷ lại, không thể coi thời gian đọc của bạn là thời gian nghỉ ngơi của mình bởi HS luôn phải theo dõi bạn đọc, để nếu đến lượt mình theo thứ tự hoặc đến lượt mình theo GV chỉ định thì các em sẽ đứng dậy, khích lệ các em nói lên ngay những ý kiến mà mình vừa phát hiện được ở việc đọc sai của bạn. GV yêu cầu HS vừa đọc sai dừng lại, đọc lại từ sai và đọc lại cả câu đó. Nếu trường hợp trong một khoảng thời gian nhất định mà HS không đánh vần và đọc vần, đọc tiếng (hoạt động này thường chỉ xảy ra vào giai đoạn đầu lớp 2, khi GV “ chữa bệnh tái mù “ vần khó cho HS). Cuối cùng, qua việc đọc câu của HS, GV thấy từ nào mà các em thường hay đọc sai thì GV mới ghi bảng và sửa chung cho HS cả lớp.
 Khi thực hiện theo cách này cho thấy cách sửa sai từ khó này có tính khả thi và đạt được hiệu quả hơn, thực tế hơn so với cách hỏi HS từ nào thấy khó đọc hoặc GV ấn định ngay từ khó, đọc mẫu từ khó, cho HS luyện đọc từ khó như cách mà sách thiết kế thường đưa ra.
2.2. Phần tổ chức cho HS luyện đọc đoạn kết hợp với tìm hiểu từ chú giải, rèn đọc câu dài.
 Để phần luyện đọc này đạt kết quả cao thì trước tiên phải hướng dẫn cho HS xác định bài có mấy đoạn, mỗi đoạn từ đâu đến đâu. Với những bài tập đọc đầu tiên trong tuần hoặc những bài thơ được phân chia theo khổ thơ thì việc này đối với HS là việc đơn giản. Nhưng đối với những bài tập đọc chưa ghi rõ các đoạn hoặc những bài thơ không viết theo từng khổ thơ thì việc xác định đoạn với HS lớp 2 là khó. Do vậy, tuỳ vào hình thức và nội dung của từng bài mà GV cho HS tự nêu cách chia đoạn hoặc GV có thể nêu ngay cách chia đoạn. Chẳng hạn, với bài “ Mùa xuân đến” ( TV2 tập 2 trang 17) thì HS phải giới thiệu: Bài được chia ra thành 2 đoạn, đoạn 1 gồm 9 dòng thơ đầu, đoạn 2 gồm 9 dòng thơ tiếp.
 Khi HS xác định rõ ràng từng đoạn như vậy rồi mới tiến hành cho các em đọc nối tiếp đoạn ( khổ thơ)
 Trong quá trình đọc như cách tiến hành ở phần luyện đọc nối tiếp câu, nếu giáo viên thấy học sinh lúng túng khi ngắt nghỉ ngơi hoặc ngắt nhịp ở câu văn, dòng thơ nào thì cũng cho HS dừng lại để chỉnh sửa ngay ở đó. Khi chỉnh sửa cũng có nhiều hình thức như HS tự nêu cách ngắt nghỉ và GV kết luận đúng hay sai hoặc GV hay HS khá đọc, HS phát hiện chỗ ngắt nghỉ hơi. Tuy nhiên trong việc rèn kỹ năng đọc câu cũng có khá nhiều vấn đề nảy sinh:
- Thứ nhất: Việc ngắt nghỉ hơi ở các câu dài của các em nhiều khi do thói quen mà hoạt động nhìn ở mắt các em chưa đạt được nhạy bén, các em hay đọc hết một dòng là lại dừng lại nghỉ mà không cần biết nghỉ hơi như vậy là không đúng.
 Ví dụ: “ Rồi đến rằm tháng bảy./ Rằm tháng bảy nước chảy lên bờ/. Dòng/sông Cửu Long đã no đầy/ lại tràn qua bờ./ Nước trong ao hồ,/ trong đồng/ ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long .”/ ( Mùa nước nổi, TV2 tập 2 trang 19)
 Trước thực trạng đó, ngoài việc hướng dẫn của GV thì phải thật khắt khe trong việc yêu cầu HS tuân thủ nguyên tắc ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu. Làm như vậy sẽ dần dần sửa được thói quen xấu của HS.
- Thứ hai: Khi dạy ngắt nhịp trong thơ học sinh có thói quen láu cá, đọc nhanh vắt từ dòng nọ sang dòng thơ kia ( Với thơ 4-5 chữ) và nhiều khi để dễ đọc với thể thơ lục bát thì các em ngắt nhịp 2/2 hết các dòng thơ. Nếu cứ để như vậy thì sẽ khiến cho các em dần dần mất đi khả năng cảm nhận cái đẹp được biểu cảm trong bài thơ. Do vậy, GV cần phải nghiên cứu kĩ cách ngắt nhịp trong bài thơ, trong từng dòng thơ cụ thể để khi hướng dẫn HS không mắc phải tình trạng cách ngắt nhịp đó sẽ làm mất đi cái hay của nhịp điệu và nội dung bài.
 Ví dụ: Nếu không nghiên cứu kĩ, không tinh ý trong việc phát hiện nhịp thơ mà HS đọc thì khi dạy bài “Cây dừa” ( TV2 tập 2 trang 88). GV sẽ dần dàng bỏ qua khi HS đọc: Cây dừa/xanh toả/ nhiều tàu (2 -2 - 2)
	Dang tay/đón gió/gật đầu / gọi trăng / (2-2-2-2)
	Thân dừa / bạc phếch / tháng năm/ (2-2-2)
	Quả dừa/ đàn lợn/ con nằm/ trên cao/ (2-2-2-2)
Thực ra theo tôi đoạn thơ này phải được đọc như sau:
	 Cây dừa xanh/ toả nhiều tàu ( 3-3)
	Dang tay đón gió / gật đầu gọi trăng / (4-4)
	Thân dừa / bạc phếch tháng năm/ (2-4)
	Quả dừa/ đàn lợn con/ nằm trên cao/ (2-3-3)
 Trong phần luyện đọc đoạn này, có một phần mà nhiều khi giáo viên bỏ qua hoặc chưa chú trọng lắm mà theo tôi cũng không kém phần quan trọng. Đó là việc cần cho học sinh đọc phần chú giải trong giờ tập đọc. Các văn bản đọc trong sách TV2 có phần giải nghĩa những từ ngữ khó với học sinh lớp 2. Ta nên quan niệm phần chú giải là một bộ phận cần đọc. Đọc để HS hiểu nghĩa từ, hiểu nghĩa câu và hiểu hoàn toàn văn bản. Đọc để học sinh ghi nhớ từ mới, tăng thêm vốn từ cho học sinh. Đọc để biết cách giải thích nghĩa từ khi cần thiết. Đọc để biết cách tiếp cận các loại văn bản trong sách báo. Vì vậy, trong giờ dạy tập đọc phải tổ chức cho học sinh đọc phần chú giải sao cho hợp lý. Khi học sinh đọc nối tiếp đoạn trong nhóm là lúc giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp phần chú giải để hiểu nghĩa từ khó trong bài. Thời điểm này có thể có các tình huống, học sinh đọc chú giải nhưng chưa hiểu hết nghĩa từ hoặc có thêm thắc mắc. Giáo viên cần tập trung cơ hội này để giảng kỹ hơn nghĩa
từ học sinh chưa hiểu hoặc mở rộng thêm vốn từ cho học sinh. Ví dụ: Đọc chú giải bài “Trên chiếc bè” có học sinh thắc mắc : “Em chưa thấy bèo sen, chỉ mới thấy bèo cái thôi ạ!” , “Em hay nghe mẹ nói dưa có váng, thế váng ấy có to không ạ?”. Nếu GV không chuẩn bị trước đồ dùng dạy học (Hình ảnh các loại bèo) hoặc không trang bị cho mình một vốn từ liên quan đến từ chú giải, chắc chắn sẽ lúng túng trước những câu hỏi hồn nhiên ấy. Sau khi học sinh đọc nối tiếp đoạn trong nhóm sẽ đến hoạt động đọc trước lớp. Đây là lúc giáo viên vừa luyện cách đọc câu dài, vừa giảng từ
mới. Giáo viên có thể hỏi học sinh nghĩa những từ có trong chú giải. Nếu học sinh chưa nắm vững mới phải giảng thêm.
 Như vậy ta thấy từ ngữ được chú giải trong các bài tập đọc là một phần từ vựng cung cấp cho HS lớp 2 theo yêu cầu của chương trình tiếng việt. Nếu khi dạy học tập đọc, ta không lưu ý cho học sinh đọc, hiểu, vốn từ của HS sẽ giảm thiểu đáng tiếc.
	2.3. Phần luyện đọc hiểu:
 Đọc hiểu phải gắn liền việc đọc với việc tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài, gắn việc đọc với việc tìm hiểu nội dung bài. Để tăng hiệu quả của phần này, giáo viên nên sử dụng nhiều hình thức đọc thầm. Đọc thầm là hình thức đọc không mấp máy môi, đọc trong óc, mắt lướt trên hàng chữ mà vẫn nhận biết được nội dung câu vừa đọc. Để tránh học sinh đọc nhầm một cách hình thức, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc hiểu. Nhiệm vụ giao cho học sinh phải rõ ràng và có thể kiểm soát được như đọc câu nào, đoạn nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì?
 Trong việc đọc để hiểu nghĩa từ ngữ trong bài thì những từ ngữ khó đối với học sinh bao gồm cả từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen. Đối với loại từ ngữ này, nếu SGK có chú giải thì cho học sinh đọc chú giải, nếu SGK không có chú giải thì cho học sinh biết được nội dung ý nghĩa của từ ngữ trong văn cảnh. Có thể dùng các biện pháp:
	+ Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa
	+ Tìm từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa 
	+ Tìm từ có nghĩa giống với từ cần giải nghĩa
	+ Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa.
 Đối với từ thực có thể dùng hiện vật, tranh ảnh, mô hình để học sinh nắm nghĩa từ ngữ. Còn đối với từ ngữ đóng vai trò chìa khoá để hiểu nội dung bài đọc thì loại từ ngữ này, nhiều khi là những từ ngữ rất bình thường, HS đều có thể hiểu nghĩa, nhưng khi được dùng trong văn cảnh, từ ngữ mang đến cho người đọc những ý nghĩa sâu sắc. Giảng loại từ ngữ này chủ yếu là giảng cách dùng từ ngữ của tác giả và hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ đặc sắc đó trong bài. Trong việc đọc để tìm hiểu nội dung bài
thì trước hết cần nắm vững được nhân vật ( số lượng, tên, đặc điểm) tình tiết của câu chuyện, những nội dung dễ nhận ra ở các câu văn thơ. Sau đó là nắm ý nghĩa của câu chuyện, bài văn, bài thơ.
 Để tìm hiểu nội dung bài, tôi thường dựa vào hệ thống câu hỏi trong SGK. Tôi tổ chức cho HS trao đổi để tìm ra nội dung bài. Trong phần đọc hiểu, ta cần quan tâm đến việc gắn giáo dục, liên hệ vào cuộc sống thực tại của các em. Thao tác này có tác dụng rất lớn, tác động trực tiếp tới tâm tư, tình cảm, mơ ước...của các em, giúp các em có những tình cảm, cách nhìn và việc làm thực tế hơn trong cuộc sống đời thường. Ví dụ: khi dạy bài “ Chim sơn ca và bông cúc trắng”, qua liên hệ giáo dục, học sinh chắc chắn sẽ nhìn thấy được tác hại của việc bắt chim, hái hoa, từ đó các em sẽ không vô tình làm những việc như thế nữa. Hoặc khi dạy bài: “ Cây đa quê hương” từ hình ảnh cây đa - một vẻ đẹp hiện hữu của quê hương tác giả, giáo viên cho học sinh liên hệ tới việc những hình ảnh đẹp ở quê hương. Từ những hình ảnh các em cho là đẹp đó sẽ kéo các em gần gũi , yêu quý quê hương của mình hơn.
	2.4. Luyện đọc nâng cao :
 ở phần này với những văn bản văn xuôi thì GV nên quan tâm đến việc rèn cho học sinh đọc hay bắt đầu từ việc hướng dẫn học sinh nhấn giọng vào các từ ngữ gợi cảm. Rèn được việc này đồng nghĩa với việc học sinh có khả năng đọc biểu cảm nội dung của bài. Từ việc học sinh cảm nhận mình đọc hay hơn sẽ khích lệ các em ham thích đọc bài hơn. Ví dụ đọc bài “ Sông Hương” HS phải biết đọc nhấn giọng ở các từ diễn tả các sắc độ 
của màu sắc như xanh thẳm, xanh biếc, xanh non, ửng hồng.
 Ngoài ra với những mẩu chuyện thì tôi sử dụng nhiều hình thức đọc phân vai bởi tôi thấy hình thức này tạo hứng thú học tập cho HS thật bất ngờ. Có những bài đọc mà tôi không thể ngờ được là HS lại có thể thể hiện được như thế. Nhưng để đạt được điều này: Tôi cho rằng GV không thể đứng ngoài trò chơi sắm vai của HS được mà bắt buộc phải hướng dẫn các em thể hiện giọng đọc của từng nhân vật có như vậy hiệu quả đọc mới có thể cao.
 Bên cạnh đó cũng nên tổ chức cho HS thi đọc thật hay một đoạn mà em thích nhất. Việc này

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAI PHAP HUU ICH.doc