Sáng kiến kinh nghiệm - Làm thế nào giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc – biết đọc diễn cảm

Tập đọc là phân môn quan trọng và có một ý nghĩa to lớn trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với bậc Tiểu học. Nó có tính chất khởi đầu nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng hợp. Đọc giúp học sinh chiếm lĩnh ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại. Qua các bài tập đọc học sinh được bồi dưỡng về nhiều mặt : trau giồi kiến thức về ngôn ngữ, đời sống cũng như giáo dục, tình cảm, mĩ cảm cho các em, góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.

Ngoài ra phân môn Tập đọc có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như: Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, học sinh học tốt phân môn Tập đọc sẽ học tốt môn Tiếng Việt và các môn khoa học khác. Tuy nhiên, việc đọc của học sinh chưa đạt được mục tiêu của phân môn Tập đọc, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được nhu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc, nhất là đối với học sinh yếu còn phải đánh vần từng tiếng, từng từ.

Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng còn lúng túng khi dạy luyện đọc cho học sinh.

 Vậy cần luyện đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để các em có thể đọc đúng, đọc hay. Từ sự suy nghĩ trăn trở đó tôi quyết định đem hết khả năng và lòng nhiệt tình của bản thân ra sức tìm tòi, nghiên cứu và tích luỹ được một số kinh nghiệm. Dưới sự cố gắng tận tâm của thầy, sự nỗ lực phấn đấu học tập của trò, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt điều này làm tôi rất vui, chính vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Làm thế nào giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc – biết đọc diễn cảm”.

 

doc 11 trang Người đăng honganh Lượt xem 1196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Làm thế nào giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc – biết đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 	
	Tập đọc là phân môn quan trọng và có một ý nghĩa to lớn trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với bậc Tiểu học. Nó có tính chất khởi đầu nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng hợp.	Đọc giúp học sinh chiếm lĩnh ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại.	Qua các bài tập đọc học sinh được bồi dưỡng về nhiều mặt : trau giồi kiến thức về ngôn ngữ, đời sống cũng như giáo dục, tình cảm, mĩ cảm cho các em, góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.	
Ngoài ra phân môn Tập đọc có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như: Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, học sinh học tốt phân môn Tập đọc sẽ học tốt môn Tiếng Việt và các môn khoa học khác. Tuy nhiên, việc đọc của học sinh chưa đạt được mục tiêu của phân môn Tập đọc, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được nhu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc, nhất là đối với học sinh yếu còn phải đánh vần từng tiếng, từng từ.	
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng còn lúng túng khi dạy luyện đọc cho học sinh.	
	Vậy cần luyện đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để các em có thể đọc đúng, đọc hay. Từ sự suy nghĩ trăn trở đó tôi quyết định đem hết khả năng và lòng nhiệt tình của bản thân ra sức tìm tòi, nghiên cứu và tích luỹ được một số kinh nghiệm. Dưới sự cố gắng tận tâm của thầy, sự nỗ lực phấn đấu học tập của trò, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt điều này làm tôi rất vui, chính vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Làm thế nào giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc – biết đọc diễn cảm”. 
 II. NỘI DUNG 	
 1) Đặc điểm tình hình : 	
 	Năm học 2006 – 2007, tôi được phân công dạy lớp 4A1 Trường Tiểu học Tam Lập, tổng số học sinh là 20 em, trong đó có 9 em là nữ. Vào đầu năm học tôi thấy lớp chủ nhiệm có một số thuận lợi và khó khăn sau :	
 a. Thuân lợi :	
	Học sinh tương đối ngoan, ham học hỏi, có hứng thú trong phân môn Tập đọc.	
	Các em cũng rất hiếu động, đôi khi cũng thích lý luận, nhìn chung các em rất tin tưởng vào lời nói của Giáo viên.	
	Số lượng học sinh không nhiều, học sinh có điều kiện cho việc rèn đọc.	
 b. Khó khăn :	
	Một số em đọc chưa lưu loát, còn đánh vần, phát âm sai, đọc quên bỏ đấu thanh, thêm từ bớt chữ, đọc chưa diễn cảm.	
	Một số học sinh cón chậm, ý thức rèn luyện chưa cao, chưa mạnh dạn phát biểu trong giờ học.	
	Các em chưa có phương pháp học tập đúng, chỉ nghiêng về đọc thuộc lòng mà không hiểu và nắm vững nội dung bài đọc.	
	Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình.	
 2)Yêu cầu của đề tài:	
	Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn tập đọc – biết đọc diễn cảm.	
 3) Yêu cầu đối với giáo viên :	
	- Nghiên cứu nội dung chương trình, đối tượng học sinh:	
	+ Nghiên cứu để nắm vững hệ thống kiến thức chương trình phân môn Tập đọc lớp 4, nắm được nhiệm vụ dạy luyện đọc cho học sinh, nắm được mục tiêu của môn học, mục tiêu của từng chủ điểm, mục tiêu của từng bài học, từng hoạt động để đạt hiệu quả bài dạy	
	+ Chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 gồm 10 chủ điểm : Thương người như thể thương thân ; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ; Có chí thì nên; Tiếng sáo diều; Người ta là hoa đất; Vẻ đẹp muôn màu; những người quả cảm; Khám phá thế giới; Tình yêu cuộc sống.	
	Thông qua hệ thống các bài tập đọc theo từng chủ điểm khác nhau cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biềt về tac phẩm văn học như đề tài, cốt truyện, nhân vật,  qua đó rèn luyện nhân cách cho học sinh	
	+ Giáo viên cần tìm hiểu khả năng đọc của từng em, để phân loại các đối tượng học sinh và có kế hoạch dạy học cho phù hợp để nâng dần trình độ đọc của các em 	
	+ Nhận thức và thực hiện tốt mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 4, trước hết người giao vien phai hieu rang biết đọc, biết viết là một phương tiện thông tin cần thiết và là công cụ giao tiếp. Nhờ đọc mà các em thấy được những điều mới lạ, nhưng học sinh đọc như thế nào cho tốt thì giáo viên phải là người tổ chức, hướng dẫn và rèn luyện sao cho đạt được trình độ doc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm.	
Giáo viên phải là người thực hiện tốt nguyên tắc dạy và học. 
Bản thân người Giáo viên phải luôn coi trọng việc rèn đọc cho học sinh và làm cho học sinh cảm thụ tốt bài tập đọc, hai yếu tố này bổ sung, bổ trợ cho nhau. Rèn đọc tốt là bước đầu làm cho học sinh cảm thấy cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ. Từ đó các em có ý thức đọc tốt hơn.	
	Ngoài việc rèn đọc cho học sinh, giáo viên phải có ý thức tự rèn luyện giọng đọc cho mình, luyện phát âm cho chuẩn, đọc đúng, đọc hay để có thể khai thác hết ý đồ của tác giả.	
	Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt quy trình giảng dạy cho phù hợp với từng bài. Các hoạt động dạy học cần nhẹ nhàng nhưng phải có tính giáo dục cao đồng thời cần coi trọng việc phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ cua học sinh để học sinh rèn đọc tốt và cảm thụ tốt bài tập đọc.	
- Giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy học mới và áp dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy.	
Để tiết dạy có hiệu quả cao, giáo viên cần phối hợp phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và áp dụng các phương pháp đặc trưng của bô môn, vận dụng tốt các phương pháp khác như trực quan, đàm thoại, thảo luân, đóng vai, . Giáo viên cân phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong tiết học. Tổ chức để học sinh hoạt động độc lập, tăng cường kiểm tra từng hoạt động của học sinh. Tạo điều kiện để học sinh tham gia vào tiết học, trả lời câu hỏi, phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật. Giáo viên cần biết cách gợi ý để học sinh lắng nghe và nhận xét câu trả lời, cách đọc của bạn. Giáo viên phải luôn chú ý lấy học sinh làm trung tâm, trong ccác hoạt động học sinh được tham gia, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình dưới sự tổ chức hưòng dẫn của Giáo viên.	
- Người giáo viên cần có vốn sống, có năng lực cảm thụ văn học:
 Người giáo viên cần có vốn sống, có năng lực cảm thụ văn học để thâm nhập vào tác phẩm văn học, thấm đượm vào tâm tư tình cảm của bài văn để tái hiện được hình tượng tác phẩm. Ngoài ra giáo viên cần có ý thức luyện tập cho mình có một giọng đọc chuẩn xác, biết tạo ra một mẫu đọc không thay đổi giúp học sinh có điểm tựa để đọc bài cho đúng. Đọc mẫu tốt là truyền thụ được cảm xúc nội dung bài đến với học sinh, tạo hứng thú cho học sinh học tập. Như vậy muốn đọc tốt trước hết người giáo viên phải hiểu, cảm thụ văn bản để khi đọc mẫu thể hiện được tình cảm văn bản, có như vậy mới truyền thụ cho học sainh cảm thụ văn bản.	
- Cần sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học:	
Thiết bị và đồ dùng dạy học là trợ thủ đắc lực của cả thầy và trò, cụ thể hoá những kiến thức trừu tượng giúp học sinh dễ đọc, đễ nhớ. Nhờ đồ dùng dạy học lớp học sẽ sinh động hơn, học sinh dễ tiếp thu bài hơn và nhớ bài lâu hơn.	
- Giúp học sinh trau giồi kiến thức ngôn ngữ, kiến thức xã hội và kiến thức đời sống:	
+ Trau giồi kiến thức ngôn ngữ :	
Qua những bài tập đọc giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới, từ khó, học sinh được nắm vững hệ thống từ ngữ theo từng chủ điểm. Biết vâïn dụng và sáng tạo những từ ngữ đã họctrong giao tiếp, có được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Trong bài dạy giáo viên cần xác định được những từ khó, tiếng khó đối với đối với từng học sinh lớp mình, cho học sinh tự phát hiện những từ học sinh thấy khó đọc trong bài để các em có thể tự đọc những từ ngữ đó.	
+ Trau giồi kiến thức văn học :	
	Qua các bài tập đọc, giáo viên cần chú ý trau giồi cho học sinh về vốn văn học giúp học sinh mở rộng hiểu biết về cuộc sống, các em được tiếp xúc với nhiều bài văn, bài thơ hay, biết rung động trước những hình ảnh đẹp trong bài văn từ đó vốn văn học của các em ngày càng tăng lên.	
	+ Trau giồi kiền thức về đời sống :	
	Mỗi chủ đề trong chương trình được tập trung vào một mặt của hiện thực, mỗi bài văn, bài thơ được phản ánh một phạm vi trong cuộc sống. Để trau giồi cho học sinh những kiến thức đó tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những cách tốt nhất để học sinh tự nhìn nhân vật và tiếp thu một cách chủ động có hiệu quả. 	
	- Tạo không khí vui tươi, sinh động trong giờ học.	
	Để giờ học được sinh động, nhẹ nhàng giáo viên cần tổ chức cho học sinh trò chơi học tập. Thông qua các hình thức hoạt động vui chơi, các em được củng cố những kiến thức đã học giúp các em có tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin hơn.	
 4) Vận dụng một số phương pháp dạy học có hiệu quả :	
 a. Một số phương pháp dạy học giúp học sinh đọc thành tiếng và đọc diễn cảm:	
	+ Hướng dẫn học sinh đọc to :	
	Để luyện cho các em có gọng đọc to giáo viên cần động viên các em tự rin đồng thời luyện cho các em kỹ thuật nâng giọng cao hơn để đọc to hơn cũng như luyện cho các em cách thở sâu để lấy hơi.	
	Khi các em đọc quá nhỏ giáo viên không nên đến gần để nghe cho rõ, cần khuyến khích các em cố gắng đọc to hơn vì không phải chỉ đọc cho cô giáo nghe mà cho tất cả các bạn trong lớp nghe nên cần đọc với giọng đủ lớn để mọi người nghe rõ.	
	Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn học sinh trong khi giao tiếp bằng lời các em cũng cần nói với giọng đủ lớn để đạt hiệu quả giao tiếp đồng thời cũng để tôn trọng người nghe.	
	+ Hướng dẫn học sinh đọc đúng :	
	Để giúp học sinh đọc đúng giáo viên cần hướng dẫn để các em phát âm một cách chính xác các tiếng, các thanh, đọc đúng trọng âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ đồng thời hướng dẫn các em rà tia mắt theo từng chữ, từng dòng để không bị sót chữ sót dòng.	
	Khi học sinh đọc giáo viên cần quan sát cách đọc của học sinh, nhận ra những gì học sinh đọc đúng, đọc sai tái hiện lại lời đọc của học sinh đối chiếu với lời đọc mẫu, giúp học sinh nhận ra lỗi của mình và khắc sâu việc sửa sai .	
	Ví dụ : Khi dạy bài “ Những hạt thóc giống” ( Tiếng Viết 4 – Tập 1 )	
	Giáo viên tái hiện lời đọc của học sinh “ đến vụ thu hoạch, mọi người lô lức trở thóc về kinh thành lộp cho nhà vua. Chôm no nắng đứng trước vua, quỳ tâu :	
	- Tâu Bệ hạ! Con không nàm sao cho thóc lảy mầm được”	
	Cho học sinh nhận xét và sửa lại cho đúng : “ đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đứng trước vua, quỳ tâu :	
	- Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được”.	
	Đối với những học sinh yếu giáo viên cần hướng dẫn dùng thứơc kẻ chỉ ngay phía dưới theo từng chữ các em đọc, kiên trì nghe các em đánh vần đọc từng tiếng và luyện tập cho các em cách đọc nhanh hơn, giúp đỡ phụ đạo thêm, không bỏ qua nhưng cũng không nôn nóng đòi hỏi các em đọc đúng, đọc hay ngay tại lớp, luôn động viên khuyến khích các em khi có tiến bộ cho dù là rất nhỏ hơn là la rầy các em	
	+ Hướng dẫn học sinh đọc dúng ngữ điệu, đọc diễn cảm : 	
	Ở bước này giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài đọc rồi dẫn dắt, gợi ý để tự các em nhận ra được đoạn nào cần đọc với giọng như thế nào. Đối với một số câu văn câu thơ giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhấn giọng, ngắt giọng, ngắt nhịp để giúp học sinh nắm được cách đọc, đồng thời hướng dẫn học sinh đọc một cách tự nhiên không gò ép. Cần hướng dẫn để khi học sinh đọc những văn bản có nội dùng dồn dập, khẩn trương, vui cần đọc với nhịp nhanh, những văn bản có nội dung buồn cần đọc thấp giọng hơn, những bài có câu ngắn câu dài thì khi đọc câu ngắn phải nén lại và đọc với nhịp nhanh, gấp gáp hơn còn những câu dài đọc với nhịp trải dài ra.	
	Ví dụ : Khi đọc bài “Thư thăm bạn” ( Tiếng việt 4 – Tập 1 )	
	Hướng dẫn để học sinh nhận ra cách đọc bức thư với giọng trầm buồn, chân thành. Thấp giọng hơn khi đọc những câu văn nói về sự mất mát (Mình rất xúc đôïng được biết ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn ); Cao giọng hơn khi đọc những câu động viên (Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.)	
	Sau khi học sinh đọc được diễn cảm giáo viên cần nâng cao trình độ đọc của học sinh từ đọc diễn cảm đến đọc hay.	
 b. Lựa chọn các hình thức luyện đọc hiệu quả :	
	+ Đọc cá nhân : 	
	Giáo viên có thể gọi học sinh đọc đơn lẻ hoặc cho học sinh đọc nối tiếp nhau, khi đọc nối tiếp giáo viên chỉ cần ra hiệu lệnh ngay từ đầu đọc theo hàng ngang hay hàng dọc, tránh gọi tên học sinh sẽ làm mất thời gian luyện đọc	
	+ Đọc theo nhóm :	
	Giáo viên cần phân nhóm sao cho trong các nhóm đều có đầy đủ đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để các em có thể quan sát giúp đỡ nhận sét và sửa sai cho bạn, giáo viên cũng cấn cân nhắc thời gian để mỗi học sinh đều được đọc cả bài . Khi các nhóm đọc, giáo viên đến từng nhóm để theo dõi và hướng dẫn thêm, cần kiểm tra để rèn luyện thêm cho học sinh	
	+ Đọc theo vai :	
	Là hình thức phối hợp nhiều học sinh luyện đọc cá nhân, cho các em đóng vai để làm sống lại các nhân vật trong tác phẩm.	
	Ví dụ : Khi dạy bài “ Một người chính trực” ( Tiếng Việt 4 – tập 1 )	
	Sau khi đã xác định được giọng đọc của toàn bài hướng dẫn các em luyện đọc theo sự phân vai, mỗi em trong nhóm sẽ nhận một vai và thể hiện theo đúng giọng đọc trong vai đó, mỗi nhóm sẽ có ba bạn luyện đọc theo ba giọng khác nhau : Giọng của người dẫn truyện, giọng của Đỗ Thái Hậu, giọng của Tô Hiến Thành.	
	Hình thức luyện đọc này học sinh rất thích và hứng thú nên khi đọc các em thường thêm từ bớt chữ, giáo viên cần chú ý nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.	
	+ Đọc thi đua :	
	Đây là một trong những hình thức luyện đọc hấp dẫn thu hút học sinh, học sinh luôn muốn thể hiện mình, luôn muốn mình sẽ là người đọc hay nhất. Tuy nhiên giáo viên cũng cần tính toán để cân sức các đối tượng học sinh, tránh trường hợp học sinh khá giỏi đọc thi đua với học sinh trung bình yếu vì như thế sẽ gây tâm lý chán nản cho những em đọc chưa hay hoặc các em có mặc cảm bản thân vì thua kém bạn bè. Cần khen ngợi động viên thường xuyên các em, đặc biệt là những em yếu để khích lệ các em cố gắng học tập.	
- Mặt khác, tôi còn tổ chức “ đôi bạn học tập” cho những học sinh gần nhà nhau thường có hai đối tượng học sinh trong cùng một nhóm để các em về nhà giúp nhau học bài tốt, tôi sẽ tuyên dương và có thưởng cho những em đọc bài tốt, những em có nhiều tiến bộ thường chỉ là những món quà nhỏ như : cây bút, quyển tập, cây thước, 	
 	- Tôi cũng đến gia đình các em để nhờ phụ huynh quan tâm nhắc nhở đặc biệt là những em học sinh yếu.	
	Ngoài ra còn rất nhiều hình thức dạy luyện đọc khác, giáo viên cần tổ chức linh hoạt các hoạt động để việc luyện đọc đạt hiệu quả cao nhất	
	III. KẾT QUẢ:	
	Qua quá trình thực hiện những biện pháp trên tôi thấy việc đọc của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, cụ thể qua các đợt kiểm tra định kỳ so với đầu năm lớp tôi đã đạt được kết quả như sau :	
TSHS
KTĐK
9-10
%
7-8
%
5-6
%
3-4
%
1-2
%
20
KS đầu năm
2
10
4
20
8
40
4
20
2
10
19
Giữa kì I
5
26,3
7
36,8
5
26,3
1
5,3
1
5,3
19
Cuối kỳ I
8
42,1
8
42,1
3
15,8
0
0
0
0
18
Giữa kì II
11
61,1
5
27,8
2
11,1
0
0
0
0
	Quá trình rèn luyện như vậy học sinh lớp tôi dần dần năm vững hơn thế nào là đọc diễn cảm và cách đọc diễn cảm như thế nào. Giờ Tập đọc của lớp bây giờ trở nên sinh động. Tôi nghĩ đạt được kết quả này là do sự cố gắng không mệt mỏi của các em học sinh và các em đã thấy được tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm qua giờ tập đọc, nhờ đó các em có thể cảm thụ được nội dung cũng như nghệ thuật của bài văn, bài thơ , điều cần nhất là luôn động viên khích lệ các em.	
	Ngoài sự tiến bộ về phân môn Tập đọc,điều đáng mừng là các môn học khác các em cũng có sự tiến bộ rõ rệt. Nhờ đọc tốt khi làm Tập làm văn các em cũng dùng từ hay hơn chính xác hơn và diễn đạt ngắn gọn hơn. Việc giáo dục tư tưởng cũng có tác dụng mạnh mẽ, các em cũng có ý thức học tập tốt hơn.	
	IV. KẾT LUẬN :	
	Để giúp học sinh nâng cao và hoàn thiện các yêu cầu của phân môn tập đọc lớp 4 là điều còn khó khăn. Từ những thực tế của việc tổ chức dạy học tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau :	
	+ Người giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn bị đồ dùng dạy học, xác định được những kỹ năng đọc cần có và luyện đọc cho mình một giọng đọc thật hay và diễn cảm.	
	+ Xác định mục tiêu, nội dung, giọng đọc của từng bài	
	+ Tạo hứng thú học tập cho các em	
	+ Phải có sự quan tâm đến các em học sinh nhất là đối với những em đọc còn vấp, chưa diễn cảm, điều cần nhất là luôn động viên các em.	
	+ Phải rèn luyện, hướng dẫn khéo léo, mềm mỏng.	
	+ Người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu	
	Trên đây là một vài kinh nghiệm rất nhỏ bé. Tôi rất mong được các thầy cô và anh chị em đồng nghiệp cùng san sẻ và góp ý để chất lượng giảng dạy của chúng ta ngày càng tốt hơn.	
Tam Lập, ngày 20 tháng 04 năm 2007
Người viết SKKN
Vũ Thị Xuân Nương

Tài liệu đính kèm:

  • docGup HS hoc tot mon tap doc 4 Doc dien cam.doc