Sáng kiến kinh nghiệm - Kinh nghiệm giáo dục truyền thống trong công tác Đội

Giáo dục truyền thống là một trong những hoạt động cơ bản của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nhằm góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho đội viên, thiếu nhi theo năm điều Bác Hồ dạy.

 Trong các truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam thì truyền thống đấu tranh cách mạng là một trong những nội dung cần đặc biệt quan tâm để giáo dục học sinh. Phải làm cho các em biết và hiểu rõ những trang sử hào hùng của thế hệ cha anh đi trước, những tấm gương tiêu biểu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các em phải thấy rõ thế hệ những người đi trước đã làm những gì để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Từ đó giúp các em bồi đắp tình cảm lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước, tôn trọng, yêu quí, học tập và phấn đấu rèn luyện bản thân mình thành những con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.

 Để tổ chức tốt cho các em học tập và làm theo truyền thống cách mạng cần có phương pháp thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh cụ thể. Mỗi cán bộ phụ trách, cần nhận thức đúng, có biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp để việc giáo dục truyền thống cách mạng đạt được hiệu quả thiết thực.

 

doc 13 trang Người đăng honganh Lượt xem 1445Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Kinh nghiệm giáo dục truyền thống trong công tác Đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁP THỰC HIỆN
	Để tổ chức một nội dung giáo dục truyền thống đạt kết quả cao thì có rất nhiều các biện pháp khác nhau để thực hiện. Theo tôi tổng phụ trách Đội muốn tổ chức tốt nội dung giáo dục truyền thống cách mạng thì cần triển khai và thực hiện hiệu quả một số hoạt động sau :
1/ Tổ chức tốt lễ chào cờ.
	Lễ chào cờ được cử hành nghiêm trang để mở đầu các buổi lễ lớn của Đội và nhà trường như : lễ khai giảng, lễ bế giảng năm học, lễ phát động chủ đề, lễ khai mạc đại hội Đội, đại hội cháu ngoan Bác Hồ, lễ kết nạp đội viên, lễ trưởng thành...
	Lá cờ Tổ quốc là biểu tượng của đất nước Việt Nam. Khi đứng dưới cờ Tổ quốc các em tự hào về dân tộc, tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam về Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ, các đoàn viên thanh niên đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời nhắc nhở các em không ngừng học tập, phấn đấu theo gương các thế hệ cha anh đi trước. 
	Để tổ chức tốt nội dung này tôi thực hiện như sau :
Tuyên truyền cho học sinh thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng của lễ chào cờ thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao.
Phối hợp với giaó viên nhạc hướng dẫn các em hát tốt, và hiểu nội dung, ý nghĩa bài Quốc ca, Đội ca.
Hướng dẫn các em thực hiện tốt tư thế lúc chào cờ cho đúng theo nghi thức Đội. Đôn đốc nhắc nhở thường xuyên những em thực hiện chưa tốt.
Tập huấn thường xuyên cho đội nghi thức, nghi lễ.
Thực hiện nghiêm túc, trang trọng trong tất cả các buổi lễ chào cờ.
	Tóm lại : Muốn tổ chức tốt lễ chào cờ thì điều rất quan trọng là phải làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa thiêng liêng của lễ chào cờ, hướng dẫn, tổ chức cho các em thực hiện chào cờ theo đúng những qui định của nghi thức Đội.
2/ Tổ chức thực hiện tốt việc đeo khăn quàng đỏ đối với đội viên.
	Đeo khăn quàng đỏ đối với đội viên là một quy định bắt buộc đối với mỗi đội viên khi tham gia các hoạt động Đôị. Khăn quàng đỏ là một phần của lá cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đội viên Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu trở thành đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
	Để tổ chức tốt nội dung này tôi đã thực hiện như sau :
Cho các em tìm hiểu và giảng giải cho các em thấy rõ mục đích, ý nghĩa của việc đeo khăn quàng đỏ trong các hoạt động Đội. 
	+ Hoạt động này được tôi phối hợp với giáo viên khối ba triển khai trong chương trình dự bị đội viên lớp ba. Cụ thể là trong các buổi sinh hoạt sao, các buổi lễ chào cờ, các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, trong các lớp dự bị đội viên để kết nạp Đội.
	+ Đối với các em đội viên thì nội dung này được triển khai cụ thể trong các buổi sinh hoạt Đội.
	Việc làm này của tổng phụ trách là rất quan trọng bởi nó làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của chiếc khăn quàng. Qua đó làm cho các em vinh dự, tự hào và yêu thích khi được được đeo chiếc khăn quàng đỏ trên vai. Các em tự hào là những người đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Đối với các em thiếu niên, nhi đồng thì cố gắng phấn đấu chăm ngoan, học giỏi để trở thành những người đội viên tốt của Đội. 
Hướng dẫn các em tháo, thắt khăn quàng đúng cách.
	Việc hướng dẫn các em tháo thắt khăn quàng được thực hiện ngay khi các em vào lớp ba. Các em học sinh lớp ba được các anh chị đội viên hướng dẫn tháo thắt khăn trong các buổi sinh hoạt sao nhi đồng. Đồng thời được tổng phụ trách kiểm tra trong các lớp bồi dưỡng kết nạp Đội.
Đưa nội dung đeo khăn quàng đỏ đối với đội viên là một nội dung thi đua của các chi đội, là tiêu chí để xét cháu ngoan Bác Hồ cuối năm.
Việc đeo khăn quàng đỏ luôn được tổng phụ trách đội, các phụ trách chi, Ban chỉ huy đội, sao đỏ giám sát theo dõi, đôn đốc nhắc nhở thường xuyên.
	Tóm lại : Từõ những việc làm trên thì các em sẽ hiểu rõ ý nghĩa thiêng liêng của việc đeo khăn quàng, các em thấy được trách nhiệm của người đội viên khi được mang chiếc khăn quàng trên vai. Vì vậy các em sẽ tự giác mang nó trên vai, các em sẽ yêu quí chiếc khăn quàng đỏ, và coi nó như là một người bạn thân thiết gần gũi không thể thiếu đối với mình. Các em sẽ không ngừng phấn đấu để trở thành những người đội viên tốt, những cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.
3/ Thăm viếng và dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ.
	Thăm viếng và dọn dẹp, vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ đây là một hoạt động thực tế hết sức có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh. 
	Các em được đến nơi thiêng liêng nhất, nơi an nghỉ cuối cùng của những người chiến sĩ cách mạng đã không ngại hy sinh sương máu của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 
	Hoạt động này có một ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta cho các em.
 Để thực hiện nội dung này tôi căn cứ vào những ngày lễ quan trọng như ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, ngày thành lập Đảng 3/2, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4 ...; căn cứ theo chủ đề, chủ điểm của từng tháng để lên kế hoạch thực hiện.
Ví dụ : Nhân ngày kỉ niệm 61 năm ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam ( 22/12/1944 – 22/12/2005) tôi tổ chức cho các em thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ của huyện. Tôi đã thực hiện như sau :
Lập kế hoạch thăm viếng. Trong kế hoạch nêu rõ ngày tổ chức, nội dung và hình thức thực hiện.
Tham mưu với Ban giám hiệu về nội dung kế hoạch đã đề ra.
Triển khai đến toàn thể giáo viên chủ nhiệm lớp trong cuộc họp hội đồng, ban chỉ huy Đội trong cuộc họp Ban chỉ huy Đội và toàn thể học sinh của trường trong buổi lễ chào cờ.
Liên hệ với Ban phụ trách nghĩa trang để trình bày kế hoạch của mình để Ban phụ trách tạo điều kiện giúp đỡ mình thực hiện kế hoạch.
Viết bài cảm nghĩ về ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 và hướng dẫn để học sinh đọc trong lễ chào cờ.
Phối hợp cùng với chi đoàn, giáo viên phụ trách chi tổ chức cho các em thăm viếng và quét dọn nghĩa trang.
	Tóm lại : Việc thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ là một trong những hoạt động quan trọng cần được tổ chức thường xuyên nhất là trong những ngày lịch sử trọng đại của đất nước. Hoạt động này có ý nghĩa giáo dục to lớn bởi chính những việc làm thiết thực của các em đối với những liệt sĩ, những người có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sẽ bồi đắp tình cảm, lòng kính yêu, lòng biết ơn cho các em. Các em sẽ theo gương các thế hệ cha anh đi trước không ngừng phấn đấu, học tập vươn lên để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của chính các em.
4/ Thăm gia đình thương binh liệt sĩ.
	Nhân dân ta có rất nhiều truyền thống quý báu, một trong những truyền thống quí báu đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Việc tổ chức cho các em thăm, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng có một ý nghĩa giáo dục to lớn và là một hoạt động thiết thực để giáo dục các em. Việc này cần được thực hiện thường xuyên nhất là vào những ngày lễ lớn của dân tộc. Bởi qua những việc làm tuy nhỏ của các em như thăm, tặng quà, dọn nhà cửa, vườn tược nhưng nó thật sự lại rất thiết thực và có ý nghĩa to lớn bởi nó thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn của các em đối với những thế hệ cha anh đi trước.
	Tôi đã thực hiện nội dung này cụ thể như sau :
Đưa nội dung thăm gia đình thương binh liệt sĩ vào chỉ tiêu của chương trình “ Về nguồn” và là một chỉ tiêu quan trọng mà các chi đội cần thực hiện. Sau đó đưa ra đại hội liên đội để các em thống nhất đưa vào nghị quyết của đại hội.
Phối hợp với Ban thương binh xã hội thị trấn để lấy danh sách những gia đình thương binh liệt sĩ rồi lựa chọn, phân công các chi đội thăm hỏi, giúp đỡ.
Tham mưu với ban giám hiệu, Công đoàn, chi đoàn thống nhất hình thức và cách tổ chức giúp đỡ.
Triển khai rộng rãi đến toàn thể phụ trách chi thông qua cuộc họp hội đồng sư phạm; triển khai cho các em học sinh thông qua sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt Đội.
Phối hợp với chi đoàn, phụ trách chi thực hiện những nội dung đề ra theo chủ đề chủ điểm của năm học.	
	Tóm lại : Việc tìm địa chỉ đỏ, thăm hỏi giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ cần được tổng phụ trách đặc biệt quan tâm và có những hình thức tổ chức thực hiện cụ thể phù hợp với lứa tuổi của các em. Việc làm này không những có ý nghĩa giáo dục to lớn mà nó còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc do vậy khi thực hiện giáo dụctruyền thống cách mạng cho các em thì cần đặc biệt chú ý nội dung này.
5/ Tổ chức giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao, chương trình phát thanh măng non.
	Trong năm học, căn cứ vào từng tháng thì có rất nhiều các ngày lễ lớn gắn với các ngày lễ đó là các sự kiện lịch sử và những nhân vật lịch sử tiêu biểu. Các em cần phải biết và hiểu được ý nghĩa các ngày này, biết các nhân vật lịch sử tiêu biểu, đồng thời có những hoạt động thiết thực để lập thành tích chào mừng. Như ngày học sinh sinh viên Việt Nam 9/1, gắn với ngày này là gương liệt sĩ Trần Văn Ơn; ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2, gắn với ngày này là Bác Hồ kính yêu; ngày thành lập Đoàn 26/3, gắn với ngày này là Bác Hồ và nhừng gương anh hùng liệt sĩ như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi .... . mỗi tháng thì tổng phụ trách căn cứ vào các ngày lễ lớn để đưa ra các nội dung tuyên truyền giáo dục cho phù hợp. Nội dung tuyên truyền giáo dục cụ thể của tôi là :
Ngày lễ đó là ngày gì ? ý nghĩa của ngày đó ra sao?
Những sự kiện trọng đại, những nhân vật lịch sử quan trọng liên quan đến những ngày lễ này.
Hành động thiết thực của các em để chào mừng các ngày này là gì?
	Ví dụ : Trong tháng ba có một ngày lịch sử trọng đại đó là ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2. 
Trong buổi sinh hoạt đầu tuần : 
	Tôi sẽ dành một khoảng thời gian khoảng 5 đến 7 phút để tuyên truyền về ngày này. Cụ thể là tôi sẽ hỏi các em xem trong tháng này có một ngày lịch sử rất quan trọng đó là ngày nào? Thế các em có biết ai là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam không ? Tôi sẽ nêu ngắn gọn về vai trò và ý nghĩa to lớn của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam cho các em nghe. Đồng thời phát động các em có những việc làm thiết thực để chào mừng như tổ chức thăm viếng, làm cỏ nghĩa trang liệt sĩ, thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, thực hiện thật tốt năm điều Bác Hồ dạy, phấn đấu đạt thật nhiều điểm 10 ... 
Trong các buổi sinh hoạt Đội : 
Tôi sẽ tổ chức các hội thi nhỏ như thi “ Đố em” với nội dung câu hỏi là những hiểu biết sơ lược của các em về Đảng, về Bác Hồ.
Tổ chức cho các em thi kể chuyện Bác Hồ, kể chuyện về gương các anh hùng liệt sĩ.
Trong sinh hoạt sao nhi đồng : 
	Trong sinh hoạt sao thì nội dung này được phụ trách sao triển khai lồng ghép vào các nội dung khác trong buổi sinh hoạt. Đối với các em nhi đồng thì do các em còn nhỏ nên chỉ triển khai các nội dung đơn giản dễ hiểu giúp các em dễ nhớ dễ thuộc. Ví dụ như đố em biết ngày 3/2 là ngày gì? Các em có biết ai là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt nam không? ... đồng thời cũng nêu ra những việc làm thiết thực các em cần thực hiện để lập thành tích chào mừng.
Trong các buổi phát thanh măng non :
	Đối với nội dung này tôi sẽ cùng với đội phát thanh măng non, ban chỉ huy liên đội cùng tìm đọc những bài báo, những quyển sách, những mẩu chuyện ....nói về ngày lịch sử trọng đại này về Bác Hồ kính yêu, về các tấm gương anh hùng liệt sĩ tiêu biểu. Sau đó tôi sẽ cùng với các em lựa chọn những nội dung phù hợp viết thành bài tuyên truyền rồi phát thanh nhân ngày lịch sử trọng đại đó. 
6/ Hướng dẫn, tổ chức, vận động học sinh tìm hiểu truyền thống cách mạng thông qua việc đọc sách báo trong thư viện.
	Việc tổ chức , hướng dẫn các em tự tìm hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc là một việc làm rất cần thiết. Bởi nó phát huy được tính chủ động, khả năng tự khám phá, tìm tòi của các em.
	Để thực hiện tốt việc này tôi đã phối hợp chặt chẽ với bộ phận thư viện cụ thể là :
Tuỳ vào từng tháng thì giới thiệu những nội dung cần tìm hiểu. Cụ thể như giới thiệu các cuốn sách, cuốn truyện nói về ngày thành lập Đảng, về Bác Hồ, những tấm gương anh hùng liệt sĩ trong các cuộc kháng chiến để các em tìm đọc.
Tổ chức cho các em đocï trong giờ ra chơi; đầu giờ học; cho các em mượn chuyện, sách về nhà để đọc.
Tổ chức các hội thi kể chuyện lịch sử.
	Ví dụ : Trong tháng 5 có ngày sinh nhật Bác ngày 19/5 tôi phối hợp với bộ phận thư viện thực hiện như sau :
Tìm những quyển truyện ca ngợi về Bác, những bài báo nói về Bác. Rồi ghi lại tựa các cuốn truyện; tên, bài và trang các bài viết về Bác.
Ghi lên mục giới thiệu sách các tên sách, báo mình vừa tìm được.
Giới thiệu tên các cuốn truyện, các bài viết trong buổi lễ chào cờ và vận động các em tham gia đọc và tìm hiểu.
	Tóm lại : Việc liên đội phối hợp với bộ phận thư viện tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách, báo ... cho các em đọc, tìm hiểu là việc làm rất cần thiết bởi làm cho các em có định hướng rõ ràng là trong tháng đó có ngày lịch sử nào và nội dung cần đọc, cần tìm hiểu là gì? Các em chủ động tìm hiểu dưới sự tổ chức của giáo viên thì việc đọc, việc tìm hiểu của các em sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy mà kết quả của hoạt động giáo dục cũng được nâng lên.
7/ Tổ chức các hội thi theo chủ đề, chủ điểm.
	Thi đua là một trong những việc làm quan trọng, nhằm đề cao và kích thích hoạt động của đội viên và tập thể đội. Thi đua làm cho mỗi đội viên và tập thể đội không thoả mãn với những gì mình mình đạt được, không ngừng vươn lên giành kết quả cao hơn. Như vậy thi đua lành mạnh sẽ tạo nên sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp làm cho tổ chức Đội hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
	 Căn cứ vào những ngày lịch sử có ý nghĩa. Ví dụ như ngày thành lập Đội 15/05, ngày thành lập Đoàn 26/03, ngày thành lập Đảng 3/2 ... gắn với mỗi đợt phát động chủ đề, chủ điểm của Đội, của nhà trường tôi tổ chức phát động các hội thi để chào mừng.
	Đối với các em học sinh tiểu học tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng thông qua hình thức thi là một trong những hình thức giáo dục đạt được hiệu quả cao. Bởi các em rất hiếu động và rất hiếu thắng. Qua các hội thi các em được học mà chơi, chơi mà học, các em sẽ thi đua để đạt kết quả cao trong hội thi. Như vậy sự thành công của hội thi cũng chính là sự thành công trong việc tổ chức giáo dục cho các em.
	Ví dụ : Để lập thành tích chào mừng 76 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930 – 3/2/2006) tôi đã tổ chức Hội thi tìm hiểu về “ Đảng cộng sản Việt nam, Bác Hồ, Đoàn, Đội”. Tôi đã thực hiện như sau :
Lập kế hoạch tham mưu với chi bộ, ban giám hiệu nhà trường.
Giới thiệu nội dung mục đích hội thi trong toàn liên đội, đối tượng, tiêu chuẩn tham gia hội thi. Đồng thời triển khai cho Ban chỉ huy đội và các tập thể Đội toàn bộ những nội dung các em cần tìm hiểu để tham gia tốt hội thi. 
Chuẩn bị về cơ sở vật chất: Ban tổ chức bàn bạc về địa điểm, thời gian, nội dung và những cơ sở vật chất khác phục vụ hội thi : tăng âm, loa đài, ánh sáng, nhạc cụ, trang trí, hoa, tặng phẩm lưu niệm cho những em tham gia và các giải của hội thi.
Chuẩn bị các nội dung thi : hệ thống câu hỏi (nội dung các câu hỏi xoay quanh những hiểu biết của các em về Đảng cộng sản Việt nam, Bác Hồ, Đoàn, Đội) và những câu chuyện kể về Bác Hồ, về những gương đoàn viên thanh niên, thiếu nhi, anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Thành lập ban giám khảo : Mời đại diện của Hội đồng đội huyện, Đoàn thị trấn ... những thầy cô có kiến thức sâu, rộng về những nội dung thi của các em.
Lên chương trình hội thi.
Chuẩn bị hai em dẫn chương trình có năng khiếu nói tốt và linh hoạt trong các tình huống.
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để xen kẽ, để “ bắc cầu” cho các nội dung thi, để tạo nên không khí vui tươi sôi nổi, thoải mái cho hội thi.
Phối hợp với đoàn thể và các bộ phận liên quan để tổ chức hội thi.
	Tóm lại : Thông qua các hội thi với các nội dung hình thức thi đua khác nhau sẽ bồi đắp thêm cho các em những hiểu biết về truyền thống cách mạng của dân tộc. Ngoài ra những hội thi còn có tác dụng tuyên truyền to lớn, thúc đẩy phong trào thi đua học tập của các em. Sau những giờ học văn hoá căng thẳng thì các em có những giờ phút vui chơi, học tập thật nhẹ nhàng và bổ ích.
8/ Tổå chức tham quan các di tích lịch sử.
	Tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng thông qua việc tổ chức cho các em tham quan viện bảo tàng, các khu di tích lịch sử sẽ có tác dụng và hiệu quả rất lớn trong hoạt động giáo dục. Bởi khi tham quan nơi đây các em các em sẽ thấy tận mắt những hình ảnh, những hiện vật, tranh ảnh thực tế mà cha anh đã làm để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là những hình ảnh có thật chứ không đơn thuần là những câu chuyện , những lời tuyên truyền nữa. Các em sẽ thấy được thế hệ trước đã trải qua những khó khăn gian khổ như thế nào, trải qua những gian nan mất mát như thế nào để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay. Ví dụ thăm địa đạo Củ Chi thì các em sẽ được dâng hương tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ tại đền Bến Dược nơi mà trên bốn bức tường có khắc hàng ngàn tên những người anh hùng liệt sĩ. Các em thấy được sự khốc liệt và tàn ác của quân thù để tiêu diệt địa điểm này qua những bức tranh mặt đất bị bom cầy sới và đốt cháy cả một vùng không còn thấy sự sống trên mặt đất mà chỉ còn trơ lại đất đá, hình ảnh chúng tàn sát người dân Việt Nam dã man .. các em cũng thấy được sự thông minh, gan dạ, dũng cảm của quân và dân ta trong việc sáng tạo ra một hệ thống địa đạo dưới lòng đất cũng như việc chế tạo các loại vũ khí để chiến đấu chống lại kẻ thù. Các em được nghe những người dẫn chương trình kể về cách sống và chiến đấu của quân dân ta dưới lòng địa đạo, được chui xuống những đường hầm của địa đạo ....Ví dụ đến với nhà tù Phú Lợi các em sẽ được chứng kiến những căn phòng giam tối tăm ghê rợn, những hình thức tra tấn dã man độc ác của kẻ thù đối vơí các chiến sĩ cách mạng ... 
	 Tổ chức tham quan là một hoạt động lớn cần có sự chuẩn bị chu đáo thì mới đạt được kết quả cao . Ta có thể tổ chức các chuyến thăm quan cho các em nhân các ngày lễ lớn như ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4, ngày thương binh liệt sĩ 27/7 ... với những địa danh lịch sử như địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Bến cảng Nhà Rồng, nhà tù Phú Lợi ... 
	Ví dụ : Để chào mừng 74 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2005) tôi đã tổ chức cho các em thăm địa đạo Củ Chi. Tôi đã thực hiện như sau :
Đi tiền trạm để nắm bắt tình hình thực tế .
Lập kế hoạch sau đó tham mưu ban giám hiệu; tiếp đó lập tờ trình xin phép lãnh đạo Phòng giáo dục.
Lập nội dung cụ thể , chi tiết của chuyến tham quan ( xe cộ, ăn uống, sinh hoạt .... ).
Họp ban tổ chức để thống nhất các nội dung chi tiết cụ thể. 
Triển khai cho toàn thể giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận liên quan nắm bắt trong cuộc họp hội đồng sư phạm.
Triển khai cụ thể về hình thức, mục đích ý nghĩa, nội dung của chuyến tham quan; vận động học sinh tham gia thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm, chương trình phát thanh măng non.
Phố

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem giao duc truyen thong trong cong tac Doi.doc