Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần học 8

I.Mục tiêu:

- HS đọc và viết được: ua ưa, cua bể, ngựa gỗ .

- Đọc được từ và câu ứng dụng.

- Luyện nói từ 2-3câu theo chủ đề: Giữa trưa.

II. Đồ dùng dạy- học

Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cua bể, ngựa gỗ

Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.

III. Các hoạt động dạy- học:

 Tiết1

A.Kiểm tra bài cũ:

 - 4 HS đọc ở bảng con: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá

 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: tờ bìa Tổ2: lá mía Tổ 3: vỉa hè.

 * GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 176 trang Người đăng hong87 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thức cộng: 5+ 1 = 6, 1 + 5 = 6, 2 + 4 = 6, 4 + 2 = 6, 3 + 3 = 6.
d. Hướng dẫn HS nêu được: 5 + 1, 1 + 5 ; 4 + 2, 2 + 4 đều có kết quả như nhau và đều bằng 6.
- Tập viết các phép cộng trên bảng con: GV đọc - HS viết:
 5 + 1 = 4 + 2 = 3 + 3 =
 3 1 2
 + 3 + 5 + 4
 ___ ___ ___
- Hướng dẫn HS cộng theo 2 chiều: 5 + 1 = 6 6 = 5 + 1 6 = 1 + 5
2. Hướng dẫn HS thực hành: HS làm các bài tập 1 , 2, 3, 4, 5 vào vở bài tập toán1
- HS tìm hiểu đề bài.
- GV gợi ý cách làm
- Dự kiến lỗi sai của HSvà cách chữa lỗi các bài tập 4, 5.
Bài 4: HS thường điền số bài toán lệch nhau. Vì vậy cần cho HS quan sát kỷ bức tranh ở hình vẽ a, b. GV nêu miệng bài toán.
Bài 5: HS yếu không biết vẽ thêm chấm tròn vì các em không đọc được yêu cầu nên GV hướng dẫn HS vẽ bằng cách hỏi: ? Bên trái có mấy chấm tròn (4), vậy phải vẽ thêm mấy chấm tròn để được 6 chấm tròn ( 2 ). Vậy ta vẽ thêm 2 chấm tròn vào bên nào ? ( bên phải )
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - chữa bài
3. Nhận xét - dặn dò:
 Tuyên dương 1 số bạn làm bài tốt.
 ______________________________
Thủ công
Ôn tập chương I: Kỷ thuật xé, dán giấy
I. Mục tiêu: HS nắm được kỷ thuật xé dán giấy, chọn được giấy màu phù hợp, xé dán được các hình và biết cách ghép hình, trình bày sản phẩm thành bức tranh tương đối hoàn chỉnh.
II. Phương tiện: Các mẫu hình đã chuẩn bị sẵn ở bài 4, 5, 6, 7, 8, 9.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Nội dung ôn tập:
? Em hãy nêu các bài đã được học xé dán những cái gì.
- HS nêu - GV ghi bảng:
+ Xé, dán hình quả cam
+ Xé, dán hình cây đơn giản
+ Xé, dán hình con gà
- Trong các bài đó em thích bài xé dán nào thì các em thực hiện bài xé dán đó.
- HS thực hành xé dán vào tờ giấy - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
2. Đánh giá sản phẩm:
- GV chọn 1 số bài xé, dán đẹp để tuyên dương.
- Chọn 1 vài bài chưa đẹp để phân tích được và chưa được.
- Nhận xét chung tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, kéo, keo dán để chuẩn bị cho tiết sau.
 _____________________________
Thứ ngày tháng 11 năm 2007
Học vần
Bài 53: ĂNG - ÂNG
I.Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc và viết được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.
 - Đọc được các câu ứng dụng: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi. Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: măng tre, nhà tầng.
. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
 1.Kiểm tra bài cũ: 
- 4 HS đọc ở bảng con: con ong, vòng tròn, cây thông, công viên
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: con ong Tổ2: vòng tròn Tổ 3: công viên
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy vần : ĂNG
 * Nhận diện vần
- HS cài âm ă sau đó cài âm ng . GV đọc ăng HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ăng có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 * Đánh vần: ă - ngờ - ăng
HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ăng
GV: Vần ăng có trong tiếng măng GV ghi bảng
 ? Tiếng măng có âm gì , vần gì và dấu gì
- HS đánh vần: mờ- ăng - măng - theo cá nhân, tổ, lớp
- HS đọc trơn: măng theo cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV: Tiếng măng có trong từ măng tre GV ghi bảng.
- HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS đọc: ăng - măng - măng tre- măng tre - măng - ăng
GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
Dạy vần ÂNG
 (Quy trình dạy tương tự như vần ăng )
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
- GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
- Tìm tiếng có chứa vần vừa học
d. Luyện viết:
- GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
- HS viết vào bảng con: ăng, âng, măng tre, nhà tầng
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
- HS đọc lại bài cũa tiết 1
+ HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
- Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng
HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện viết :
- HS viết vào vở tập viết : ăng, âng, măng tre, nhà tầng.
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
- HS đọc tên bài luyện nói: Vâng lời cha mẹ.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
+ Trong tranh vẽ những ai ?
+ Em bé trong tranh đang làm gì ?
+ Bố mẹ em thường khuyên em điều gì ?
+ Em có hay làm theo những lời bố mẹ khuyên không ?
+ Khi em làm đúng những lời bố mẹ khuyên, bố mẹ thường nói thế nào ?
+ Đứa con biết vâng lời cha mẹ thì được gọi là đứa con gì ?
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ăng, âng vừa học
IV. Cũng cố - dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học
 _________________________________
Âm nhạc
Ôn bài hát: Đàn gà con
Cô Lan soạn giảng
__________________________________
Toán
Tiết 46: Phép trừ trong phạm vi 6
I. Mục tiêu:
- Giúp HS tiếp tục củng cố khái niệm về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 6.
II. Đồ dùng dạy - học: Các vật mẫu ở bộ đồ dùng dạy học toán 1
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm: 1 + 2 + 3 = 4 + 1 + 1 =
- HS làm vào bảng con: 5 + 1 = 4 + 2 = 3 + 3 = 
- GV cùng HS nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 6:
* Giới thiệu phép trừ 6 - 1 = 5, 6 - 2 = 4 , 6 - 3 = 3, 6 - 4 = 2, 6 - 5 = 1.
Bằng các vật mẫu. Mỗi phép tính đều làm qua 3 bước:
Từ vật thật - nêu bài toán - phép tính.
- Hướng dẫn HS đọc thuộc: 6 - 1 = 5
 6 - 2 = 4
 6 - 3 = 3
 6 - 4 = 2
 6 - 5 = 1
b. Hướng dẫn SH nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phếp trừ.
 5 + 1 = 6 6 - 1 = 5
 1 + 5 = 6 6 - 5 = 1
c. Hướng dẫn đặt tính theo cột dọc:
 6 6 6 - Hướng dẫn đặt tính: Số thẳng số
 - 1 - 2 - 3 Dấu - , + đặt riêng 1 hàng
 __ ___ ___
- HS làm vào bảng con:
 Tổ 1: 6 Tổ 2: 6 Tổ 3: 6
 - 1 - 3 - 2
 ___ ___ ___
3. Hướng dẫn HS thực hành làm các bài tập ở vở Bài tập toán :
- HS tìm hiểu yêu cầu của bài và HS làm bài
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm những em còn chậm và yếu.
- Chấm bài - chữa bài.
IV. Cũng cố - dặn dò:
- Vài HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6.
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
 _____________________________
Thứ ngày tháng 11 năm 2007
Thể dục
Thể dục RLTTCB - Trò chơi
I. Mục tiêu:
- Ôn 1 số động tác thể dục rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu thực hiện động tác chính xác hơn tiết học trước.
- Học động tác đứng đưa một chân ra sau hai tay giơ lên cao thẳng hướng. Yêu cầu biết thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Ôn trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức ”. Yêu cầu tham gia được vào trò chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động.
II. Phương tiện: 1 quả bóng + 1 cái còi.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung ,yêu cầu bài học.
- Ôn phối hợp 2 x 4 nhịp
2. Phần cơ bản
- Đứng kiểng gót hai tay chống hông : 2 lần.
- Đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông.
- Học động tác: Đứng đưa 1 chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng ( 5 lần )
- Ôn trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức.
3. Phần kết thúc.
- Đứng vổ tay hát 1 bài.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét chung giờ học.
 __________________________________
 Toán
Tiết 47: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
- Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 6.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. HĐ1: Làm miệng các bài tập trong SGK
Gọi HS đứng tại chỗ nêu cách tính:
 1 + 3 + 2 = 6 - 3 - 1 = 6 - 1 - 2 = 
- GV cùng cả lớp nhận xét, sửa lỗi.
2. HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở bài tập toán.
- HS nêu yêu cầu của các bài 1, 2, 3, 4, 5.
- HS làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - Nhận xét bài làm của các em.
Dự kiến bài tập 4: HS yếu sẽ lúng túng với bài tập này. GV cần hướng dẫn kỉ.
VD: ... + 2 = 6 3 + ... = 6 5 + ... = 6
GV hướng dẫn bằng cách nêu câu hỏi gợi ý:
? Mấy cộng 2 để bằng 6 ( 4 ). Vậy ghi số mấy vào chỗ chấm.
Bài 5: Hướng dẫ gợi ý cho HS làm bài. Muốn điền số vào ô trốngtrước hết các em phải quan sát kỉ bức tranh vẽ gì?
- GV nêu tình huống: Có 6 con vịt bơi dưới ao, 3 con bơi lên bờ. Hỏi còn lại mấy con bơi dưới ao ?
3. Nhận xét tiết học - dặn dò:
Tuyên dương những em làm bài tốt.
 ________________________________
Mỹ thuật
Vẽ tự do
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết tìm đề tài để vẽ theo ý thích.
- Vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài dã chọn.
II. Đồ dùng dạy học:
Sưu tầm 1 số tranh của HS về các thể loại như tranh phong cảnh, tranh tỉnh vật, tranh chân dung.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ tranh.
- GV cho HS xem 1 số tranh vẽ để các em nhận biết về nội dung cách vẽ hình, cách vẽ màu, đồng thời gây cảm hứng cho HS trước khi vẽ. GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Tranh này vẽ những gì ?
+ Màu sắc trong tranh thế nào ?
+ Đâu là hình chính, đâu là hình phụ của bức tranh ?
3. Thực hành:
- HS nhớ lại các hình ảnh gắn với nội dung của tranh như người, con vật, nhà, cây, ssông, núi, đường sá ...
- GV nhắc HS: Vẽ các hình chính trước, hình phụ sau. Không vẽ to hay nhỏ quá so với khổ giấy. Vẽ xong hình, vẽ màu theo ý thích.
- GV gợi ý giúp HS yếu vẽ hình và vẽ màu.
4. Nhận xét, đánh giá:
GV hướng dẫn HS nhận xét 1 số bài có hình vẽ và vẽ màu thể hiện được nội dung đề tài. VD: Có hình chính, hình phụ, tỉ lệ cân đối ...
5.Dặn dò: Quan sát hình dáng, màu sắc của mọi vật xung quanh: cỏ cây, hoa trái,các con vật ...
 _______________________________
Học vần
Bài 54: ung - ưng
I.Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc và viết được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.
 - Đọc được câu đố: 
Không sơn mà đỏ
Không gõ mà kêu
 Không khều mà rụng.
 ( Là những gì )
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối, đèo
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: bông súng, sừng hươu
. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
 1.Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc ở bảng con : rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu.
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1 : rặng dừa Tổ2: phẳng lặng Tổ 3: vầng trăng
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy vần : UNG
 * Nhận diện vần
 - HS cài âm u sau đó cài âm ng . GV đọc ung HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ung có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 * Đánh vần: u - ngờ - ung
 HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ung
 GV: Vần ăng có trong tiếng măng GV ghi bảng
 ? Tiếng súng có âm gì , vần gì và dấu gì
 - HS đánh vần : sờ- ung - súng - theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: súng theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 GV: Tiếng súng có trong từ bông súng GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc: ung - súng - bông súng- bông súng - súng - ung
 GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
Dạy vần ƯNG
 (Quy trình dạy tương tự như vần ung )
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
d. Luyện viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: ung, ưng, bông súng, sừng hươu
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài cũa tiết 1
 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng
HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết : ung, ưng, bông súng, sừng hươu.
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Vâng lời cha mẹ.
 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
 + Trong tranh vẽ gì ?
 + Trong rừng thường có những gì ?
 + Em thích nhất những gì ở rừng ?
 + Em có biết thung lũng, suối, đèo ở đâu không ?
 + Em chỉ xem trong tranh đâu là thung lũng, suối , đèo ?
 + Có ai trong lớp đã được vào rừng ? Em hãy kể cho mọi người nghe về rừng?
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ung, ưng vừa học
IV. Cũng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học
 _________________________________
Thứ ngày tháng 11 năm 2007
Học vần
Bài 55: eng - iêng
I.Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc và viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
 - Đọc được câu ứng dụng: 
Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao , hồ, giếng
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: lưỡi xẻng, trống chiêng.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
 1.Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc ở bảng con : cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: cây sung Tổ2: trung thu Tổ 3: củ gừng
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy vần : ENG
 * Nhận diện vần
- HS cài âm e sau đó cài âm ng . GV đọc uông HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần eng có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 * Đánh vần: e - ngờ - eng
 HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: eng
 GV: Vần eng có trong tiếng xẻng GV ghi bảng
 ? Tiếng xẻng có âm gì , vần gì và dấu gì
 - HS đánh vần : xờ - eng - xeng - hỏi - xẻng - theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: xẻng theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV: Tiếng xẻng có trong từ lưỡi xẻng GV ghi bảng.
- HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS đọc:ểng - xẻng - lưỡi xẻng - lưỡi xẻng - xẻng - eng
GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
Dạy vần IÊNG
 (Quy trình dạy tương tự như vần eng )
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
d. Luyện viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài cũa tiết 1
 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết : eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Ao, hồ, giếng.
 - HS quan sát tranh trong SGK và GV nêu câu hỏi như SHD
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần eng, iêng vừa học
IV. Cũng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học
 _________________________________
Tự nhiên xã hội
Nhà ở
I. Mục tiêu: Giúp HS biết
- Nhà ở là nơi sống của mọi người trong gia đình.
- Nhà ở có nhiều loại các khác nhau và đều có địa chỉ cụ thể, biết địa chỉ nhà ở của mình.
- Kể về ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà của em với các bạn trong lớp.
- Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà mình.
II. Đồ dung dạy - học: Các hình ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh.
Mục tiêu: Nhận biết các loại nhà khác nhau ở các vùng, miền khác nhau
- HS quan sát các hình ở SGK bài 12 trong SGK và GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Ngôi nhà này ở đâu ? Bạn thích ngôi nhà nào vì sao ?
KL: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình.
2. Hoạt động 2: Quan sát theo nhóm 2.
Mục tiêu: Kể được tên đồ dùng phổ biến trong nhà.
- GV giao nhệm vụ: Mỗi nhóm quan sát 1 hìmh ở trang 27 SGK và nói tên các đồ dùng được vẽ trong tranh.
- Đại diện các nhóm kể tên các đồ dùng được vẽ trong tranh giao quan sát.
KL: Mỗi gia đình đều có đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và việc mua sắm đồ dùng đó phụ thuộc vào điều kiện kinh té mỗi gia đình.
3. Hoạt động 3: Vẽ tranh.
Mục tiêu: Biết vẽ ngôi nhà của mình và giới thiệu cho bạn trong lớp.
- Từng HS vẽ ngôi nhà của mình.
KL: Mỗi người đều mơ ước có nhà ở tốt và đầy đủ nhưng ... nhà ở của các bạn trong lớp khác nhau.
- Các em cần nhớ địa chỉ nhà ở khác nhau.
- Phải biết yêu quý giữ gìn ngôi nhà của mình vì đó là nơi em ssống hằng ngày với những người ruột thịt thân yêu.
IV. Cũng cố - dặn dò: 
Nhận xét chung tiết học
 _____________________________
 Tập viết
Tập viết bài tuần 11.
I. Mục tiêu: 
- HS viết đúng và đẹp các từ ngữ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhà.
- Luyện viết chữ đẹp , tốc độ nhanh.
- Rèn tính cẩn thận, cần cù khi viết.
II. Hoạt động dạy - học:
1. Luyện viết vào bảng con:
GV viết mẫu các từ cần viết
- HD HS viết các tiếng khó vào bảng con.
- HS viết - GV theo dõi , sữa chữa uốn nắn.
2. HD viết vào vở tập viết:
- HS quan sát phân tích từng nét chữ, tiếng, từ, lưu ý các nét nối.
- HS thực hành viết - GV theo dõi hướng dẫn HS yếu hoàn thành bài viết.
- Chấm bài - nhận xét bài viết của HS.
3. Cũng cố - dặn dò:
Tuyên dương những em viết đẹp. Nhắc nhở những em còn viết chậm và còn xấu
 ________________________________
Tuần 13
Thứ ngày tháng 11 năm 2007
Học vần
Bài 58: uông - ương
I.Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc và viết được: uông, ương, quả chuông, con đường
 - Đọc được câu ứng dụng: 
Nắng dẫ lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồng ruộng
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: quả chuông, con đường
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
 1.Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc ở bảng con : cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: cái kẻng Tổ2: xà beng Tổ 3: củ riềng 
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy vần : UÔNG
 * Nhận diện vần
- HS cài âm uô sau đó cài âm ng . GV đọc uông HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần uông có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 * Đánh vần: uô- ngờ - uông
 HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: uông
 GV: Vần uông có trong tiếng chuông GV ghi bảng
 ? Tiếng chuông có âm gì , vần gì và dấu gì
 - HS đánh vần : chờ - uông - chuông - theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: chuông theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
GV: Tiếng chuông có trong từ quả chuông GV ghi bảng.
- HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS đọc: uông, chuông, quả chuông, quả chuông, chuông, uông
GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
Dạy vần ƯƠNG
 (Quy trình dạy tương tự như vần uông )
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
d. Luyện viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: uông, ương, quả chuông, con đường
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài cũa tiết 1
 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết : uông, ương, quả chuông, con đường
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Đồng ruộng
 - HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi như SHD để HS trả lời
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần uông, ương vừa học
IV. Cũng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học
 _________________________________
 Toán
Tiết 49: Phép cộng trong phạm vi 7
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các vật mẫu: con bướm, quả cam, hình vuông...
- Sử dụng bộ đồ dùng học toán, dạy toán 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bảng cộng trong phạm vi 6:
a. Hướng dẫn HS phép cộng: 6 + 1 = 7
GV hỏi: “ 6 con gà thêm 1 con gà là mấy con gà” HS nêu được: Có 6 con gà thêm 1 con gà là 7 con gà. HS nêu lại.
 “ 6 thêm 1 bằng 7 ”HS nêu lại.
GV: Ta viết 6 thêm 1 bằng 7 như sau: 6 + 1 = 7 dấu + gọi là cộng.
GV giới thiệu cách đọc: 6 + 1 = 7.
- HS đọc: “ Sáu cộng một bằng bảy ”
- Hướng dẫn HS viết dấu cộng
b. Hướng dẫn HS phép cộng: 1 + 6 = 7, 2 + 5 = 7, 3 + 4 = 7 cũng làm như trên với các vật mẫu khác nhau.
c. Cho HS đọc lại công thức cộng: 6+ 1 = 7, 1 + 6 = 7, 2 + 5 = 7, 5 + 2 = 7, 3 + 4 = 7, 4 + 3 = 7.
d. Hướng dẫn HS nêu được: 6 + 1, 1 + 6 ; 4 + 3, 3 + 4 , 2 + 5, 5 + 2 đều có kết quả như nhau và đều bằng 7.
- Tập viết các phép cộng trên bảng con: GV đọc - HS viết:
 6 + 1 = 5 + 2 = 4 + 3 =
 4 2 3
 + 3 + 5 + 4
 ___ ___ ___
- Hướng dẫn HS cộng theo 2 chiều: 6 + 1 = 7 7 = 6 + 1 7 = 1 + 6
2. Hướng dẫn HS thực hành: HS làm các bài tập 1 , 2, 3, 4, 5 vào vở bài tập toán1
- HS tìm hiểu đề bài.
- GV gợi ý cách làm
- Dự kiến lỗi sai của HSvà cách chữa lỗi các bài tập 3, 4, 5.
 BàI 3: một vài HS yếu vẫn chưa làm được dạng bài tập này.
VD: 1 + 5 + 1 = ... GV hỏi HS có mấy số cần tính cộng ( 3 ) giờ em lấy số nào cộng với số nào trước, sau đó em lấy kết quả cộng với số nào ? (HS nêu )
 Bài 4: Bài này HS quan sát hình vẽ và nêu bài toán, viết phép tính thích hợp. Với bài này có rất nhiều phép tính ( Miển làm sao khi viết phép tính vào thì HS nêu được đúng bài toán )
 Chẳng hạn: 6 + 1 = 7 hoặc 1 + 6 = 7
 Bài 5: Bài này nối hình với phép tính thích hợp. Vì bài này có kết quả đều 7 nhưng các em chưa quan sát kỉ nên có thể nối sai
 GV cho HS đọc kỉ phép tính đã cho và hình vẽ.
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Chấm bài - chữa bài
3. Nhận xét - dặn dò:
 Tuyên dương 1 số bạn làm bài tốt.
 ______________________________
 Đạo đức
Đi học đều và đúng giờ
I. Mục tiêu: - HS biết được ích lợi của việc đi học đều và đúng giờlà giúp cho các em thực hiện tốt quyền lợi được học tập của mình.
 - HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
II. Đồ dùng dạy học: Bài hát : Tới lớp tới trường.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận nhóm.
- GV giới thiẹu tranh: Thỏ và Rùa là hai bạn thân. Thỏ thì nhanh nhẹn còn rùa thì chậm chạp. Chúng ta đoán xem chuyện gì xảy ra với hai bạn? HS thảo luận theo nhóm hai người. HS trình bày.GV hỏi : ? Vì sao Thỏ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc