Kế hoạch bài dạy khối 4 - Tuần 13

I.MỤC TIÊU:

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

-. Đọcđúng tên riêng tiếng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki , biết phn biệt lời nhn vật v lời dẫn cu chuyện .

- Luôn kiên trì, bền bỉ trong học tập.

II.CHUẨN BỊ:

- GV:Tranh minh hoạ ; Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 43 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 4 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c độ) 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát phiếu + vài trang từ điển phô tô cho các nhóm làm bài
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Các từ nói lên ý chí, nghị lực của 
con người: quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng 
Các từ nêu lên những thử thách đối 
với ý chí, nghị lực của con người: khó khăn, gian khổ, gian khó, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai 
GV mời 2 HS – mỗi em đọc từ ở 1 cột. 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, ghi nhanh lên bảng một số câu hay.
GV chú ý:
Có một số từ vừa là danh từ, vừa là tính từ.
Ví dụ: 
+ Gian khổ không làm anh nhụt chí. (danh từ)
+ Công việc ấy rất gian khổ. (tính từ)
Có một số từ vừa là danh từ, vừa là tính từ vừa là động từ 
Ví dụ: 
+ Khó khăn không làm anh nản chí (danh từ)
+ Công việc này rất khó khăn (tính từ)
+ Đừng khó khăn với tôi ! (động từ) 
Vì vậy, khi nhận xét, cần phải đánh giá, cân nhắc kĩ bài làm của HS, không bác bỏ câu văn của HS một cách vội vàng. 
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc HS: 
+ Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề bài: nói về một người có ý chí, có nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
+ Có thể kể về một người em biết nhờ đọc sách, báo, nghe qua ai đó kể lại hoặc kể người thân trong gia đình em, người hàng xóm nhà em.
+ Có thể mở đầu hoặc kết thúc đoạn văn bằng một thành ngữ hay tục ngữ. Sử dụng những từ tìm được ở BT1 để viết bài.
GV nhận xét, cùng HS bình chọn bạn viết đoạn văn hay nhất. 
4.Củng cố 
-Ý chí vượt khó trong học tập 
5. Dặn dò
Yêu cầu HS ghi lại vào sổ tay từ ngữ những từ ở BT2 
Chuẩn bị bài: Câu hỏi & dấu chấm hỏi 
-Mời
1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
2 HS tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ. Đo đỏ,đỏ tươi,đỏ chót.
HS nhận xét
Bài tập 1:
HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm lại, trao đổi theo nhóm
Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài làm trước lớp.
Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2 HS đọc 
Bài tập 2:
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm bài vào VBT – mỗi em đặt 2 câu, 1 câu với từ ở nhóm a, 1 câu với từ ở nhóm b. 
Từng HS lần lượt đọc 2 câu mà mình đã đặt được.
Cả lớp nhận xét, góp ý
Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS nhắc lại các thành ngữ, tục ngữ đã học hoặc đã biết. 
HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào VBT
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết trước lớp.
Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn bạn viết đoạn văn hay nhất. 
Ví dụ:
Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh rất có chí. Ông đã từng thất bại trên thương trường, có lúc mất trắng tay nhưng ông không nản chí. “Thua keo này, bày keo khác”, ông lại quyết chí làm lại từ đầu. 
-Nhận xét tinh thần, thái độ học
Rút kinh nghiệm :
*********************
Thứ tư ngày tháng năm. .
Khoa học
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ơ nhiễm
- Nước sạch : Trong suốt , khơng màu , khơng mùi ,khơng vị, khơng chứa các vi sinh vật hoặc các chất hồ tan cĩ hại cho sức khoẻ con người .
+ Nước bị ơ nhiễm : cĩ màu , cĩ chất bẩn ,cĩ mùi hơi ,chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép ,chứa các chất hồ tan cĩ hại cho sức khoẻ
- Ham học hỏi, tìm hiểu khoa học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV:Xem bài ,hình trang 52, 53 SGK
HS:Dặn HS chuẩn bị theo nhóm:
Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đả dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy
Hai chai không
Hai phễu lọc nước, bông để lọc nước
Một kính lúp (nếu có)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
4’
1’
 1.Ổn định:
 2.Bài cũ: Nước cần cho sự sống
Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật như thế nào?
GV nhận xét, chấm điểm 
3.Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên
Mục tiêu: HS có thể:
Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm
Giải thích tại sao nước sông hồthường đục và không sạch
Cách tiến hành:
+Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm
Tiếp theo, GV yêu cầu các em đọc các mục Quan sát và thực hành trang 52 để biết cách làm
+Bước 2:
GV theo dõi và giúp đỡ theo gợi ý:
Tiến trình quan sát và làm thí nghiệm chứng minh: chai nào là mước sông, chai nào là nước giếng
Nếu có kính hiển vi: GV hướng dẫ HS quan sát 1 ít nước hồ, ao để phát hiện những vi sinh vật sống ở đó. Nếu không có kính hiển vi, HS nghiên cứu SGK phần này và thảo luận câu hỏi: bằng mắt thường bạn cũng có thể nhìn thấy những thực vật nào sống ở ao , hồ?
+Bước 3: Đánh giá 
Khi các nhóm làm xong, GV tới kiểm tra kết quả và nhận xét. Nếu có nhóm nào ra kết quả khác, GV yêu cầu các em tìm nguyên nhân xem tiến trình làm việc bị nhầm lẫn ở đâu
GV khen ngợi nhóm thực hiện đúng quy trình của thí nghiệm
Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy?
Kết luận của GV:
Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục
*: nước hồ, ao có nhiều loại tảo sinh sống nên thường có màu xanh
Nước mưa giữa trời, nước giếng, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, bụi nên thường trong
Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch
Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em (HS không mở sách)
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Bước 3: Trình bày và đánh giá 
GV yêu cầu HS mở sách trang 52 để đối chiếu xem nhóm mình làm sai, đúng ra sao
GV nhận xét và khen thưởng nhóm có kết quả đúng
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết trang 53 SGK
4.Củng cố 
-Nước như thế nào là bị ô nhiễm 
 5.Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
- Mời 
- Hát 
HS trả lời
HS nhận xét
Đại diện nhóm báo cáo
HS đọc
Trước hết cả 2 nhóm cùng quan sát 2 chai nước đem theo và đoán xem chai nào chứa nước sông, chai nào chứa nước giếng
Khi cả nhóm đã thống nhất (ví dụ chai nước nào trong hơn là chai nước giếng, chai nước nào đục hơn là chai nước sông), nhóm trưởng đề nghị một bạn viết nhãn và dán vào 2 chai đang chứa 2 loại nước và vào 2 chai chưa có nước
Cả nhóm cùng thảo luận để đưa ra cách giải thích. Ví dụ: nước giếng trong hơn vì chứa ít chất không tan, nước sông đục hơn vì chứa nhiều chất không tan
2 đại diện của nhóm sẽ dùng 2 phễu để lọc nước vào 2 chai đã chuẩn bị nêu trên
Cả nhóm cùng quan sát 2 miếng bông vừa lọc (nhận ra miếng bông dùng để lọc nước giếng sạch hơn miếng bông dùng để lọc nước sông. Nói cách khác, trên miếng bông có nhiều đất, cát đọng lại)
Cả nhóm rút ra kết luận nước sông đục hơn nước giếng vì nó chứa nhiều chất không tan hơn. Như vậy giả thiết cả nhóm đưa ra trước khi lọc nước là đúng
Rong, rêu và các thực vật sống ở dưới nước khác
Đại diện nhóm trả lời
HS nhận xét
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. Kết quả thảo luận nhóm được thư kí ghi lại
Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận củaa nhóm mình lên bảng*
- HS nêu 
-Nhận xét tinh thần, thái độ học tập .
Rút kinh nghiệm :
Toán
BÀI: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt)
I.MỤC TIÊU:
 - Biết cách nhân với số có ba chữ số mà có chữ số hàng chục bằng 0 
 - HS áp dụng vào làm bài tập .
 - Chăm học để trở thành hs giỏi 
II.CHUẨN BỊ:
 - GV: Xem bài 
 -HS:Vbt,bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
T G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’ 
5’ 
1’
15’ 
15’ 
4’ 
1’
 1.Ổn định: 
 2.Bài cũ: Nhân với số có ba chữ số.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3.Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu cách đặt tính (dạng rút gọn)
GV viết bảng: 258 x 203
Yêu cầu HS đặt tính & tính trên bảng con.
Yêu cầu HS nhận xét về các tích riêng & rút ra kết luận
GV hướng dẫn HS chép vào vở, lưu ý: viết 516 thụt vào 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:nhóm 
Yêu cầu HS làm trên bảng con.
Đây là bài tập cơ bản, cần kiểm tra kĩ, đảm bảo tất cả HS đều biết cách làm.
-Nhận xét,ghi điểm 
Bài tập 2:cặp 
Mục đích của bài này là củng cố để HS nắm chắc vị trí viết tích riêng thứ hai. Sau khi HS chỉ ra phép nhân đúng (c), GV hỏi thêm vì sao các phép nhân còn lại sai.
Bài tập 3:cá nhân
-Chấm bài
-Nhân xét,ghi điểm
-GD:cân đúng 
 4.Củng cố :
-Yêu cầu
 5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
-Mời
- Hát 
HS sửa bài
3456 x 302 2654 x 306
HS nhận xét
-HS tính trên bảng con, 1 HS tính trên bảng lớp
HS nhận xét.
+ tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0
+ Có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép tính cộng.
Đọc yêu cầu
- HS thực hiện trên bảng con.
a.159515 b.173404 c.264418 
-Nhận xét ,sửa(nếu sai)
HS nêu & giải thích.
+sai vìkhông viết tích riêng 912 lùi sang trái
+. . .
- Nhận xét 
-Đọc bài
-Phân tích 
1hs làm bảng lớp vở
 Bài giải 
Số thức ăn cần trong 1ngày là:
104 x 375 = 39 000(g)
Đổi 39000g = 39kg 
Số thức ăn ần trong 10 ngàylà:
39 x 10 = 390(kg)
 Đáp số :390kg
-Nộp vở 
-Nhận xét 
-Nêu p2 nhân với số có 3 chữ số 
-Nghe
-Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm : 
.......
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Dựa vào SGK , chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia ) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó. 
 - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
 - Tính mạnh dạn tự tin khi kể .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng lớp viết Đề bài.
III.CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1’
4’
5’
15’
4’
1.Ổn định :
2.Bài cũ: Kể một câu chuyện nĩi về một người cĩ nghị lực trong cuộc sống 
GV nhận xét
3.Bài mới : a/ Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs kể chuyện
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới những từ quan trọng.
-Yêu cầu 3 hs đọc nối tiếp các gợi ý.
-Nhắc nhở hs :
+Lập dàn ý trước khi kể.
+Dùng từ xưng hô “tôi”
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Cho hs kể từng cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs kể trước lớp.
4.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
2- 3HS kể 
-Đọc và gạch dưới: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
-Đọc các gợi ý.
-Chuẩn bị kể.
-Kể theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Kể trước lớp và nhận xét bạn kể, có thể đặt câu hỏi cho bạn và bình chọn bạn kể tốt.
Rút kinh nghiệm : 
Địa lí
BÀI: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.MỤC TIÊU:
-HS biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đơng đúc nhất cả nước , người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
 - Sử dụng tranh ảnh mơ tả nhà ở , trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ : 
 + Nhà thường được xây dựng chắc chắn , xung quanh cĩ sân , vườn ao .
 + Trang phục truyền thống của nam là quần trắng , áo dài the , đầu đội khăn xếp đen ; của nữ là váy đen , áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ , lưng thắt khăn lạ dài ,đầu vấn tĩc và chít khăn mỏ quạ
-Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn hoá của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
 - GV:Tranh ảnh về nhà ở truyền thống & hiện nay, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- HS:SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
5’
8’
10’
3’
1’
1.Ổn định: 
 2.Bài cũ: Đồng bằng Bắc Bộ
Chỉ trên bản đồ & nêu vị trí, hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ?
Trình bày đặc điểm của địa hình & sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ?
Đê ven sông có tác dụng gì?
GV nhận xét
3.Bài mới: 
Giới thiệu: 
 Sau khi KT bài cũ, GV chuyển ý: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thuộc dân tộc nào? Nhà ở, trang phục của người dân nơi đây có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc nào?
Nơi đây có đặc điểm gì về mật độ dân số? Vì sao?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (nhiều nhà hay ít nhà, làng được xây dựng ở đâu?)
Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh (nhà được làm bằng những vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ? Cửa chính có hướng gì?)? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
Làng Việt cổ có đặc điểm như thế nào?
Ngày nay, nhà ở & làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
GV kết luận: Trong một năm, đồng bằng Bắc Bộ có hai mùa nóng, lạnh khác nhau. Mùa đông thường có gió mùa Đông Bắc mang theo khí lạnh từ phương Bắc thổi về, trời ít nắng; mùa hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào Vì vậy, người ta thường làm nhà cửa có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét vào mùa đông & đón ánh nắng vào mùa đông; đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh & mưa rất lớn) hay làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão
Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm
GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau:
Hãy nói về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
4.Củng cố 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Mời 
- Hát
HS trả lời
HS nhận xét
- Kinh
- dân cư đơng 
- HS thảo luận theo nhóm
Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Nhà được xây dựng kiên cố vì để tránh giĩ lạnh từ phương Bắc thổi về .
- HS nêu .
- HS trong nhóm lựa chọn tranh ảnh sưu tầm được, kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục & lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Trang phục truyền thống của nam là quần trắng , áo dài the , đầu đội khăn xếp đen ; của nữ là váy đen , áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ , lưng thắt khăn lạ dài ,đầu vấn tĩc và chít khăn mỏ quạ
HS nêu 
HS trả lời 
-Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm : 
Mĩ thuật
VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I.MỤC TIÊU :
 - HS hiểu vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm 
 - Biết cách vẽ trang trí đường diềm theo ý thích . 
 - Trang trí đường diềm đơn giản. HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 a/ Giáo viên :
SGK , SGV ; 1 số đường diềm và đồ vật có trang trí đường diềm ; 1 số bài trang trí đường diềm của HS các lớp trước ; 1 số họa tiết để sắp xếp vào đường diềm ; Kéo , giấy màu , hồ.
 b/ Học sinh : SGK ; Vở thực hành ; Bút chì , thước kẻ , tẩy , com pa , kéo , hồ , màu vẽ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1’
4’
5’
5’
15’
4’
1’
1.Ổn định :Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Chấm bài vẽ đề tài sinh hoạt – GV nhận xét 
3.Dạy bài mới : a/ Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét 
-Cho hs quan sát một số hình ảnh ở hình 1 trang 32 SGK.
-Em thấy đường diềm được trang trí ở đồ vật nào?
-Em còn biết những đồ vật nào có dùng đường diềm để trang trí?
-Những hoạ tiết nào thường được dùng?
-Cách xếp các hoạ tiết như thế nào?
-Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm hình 1 trang 32.
-Chốt lại các ý kiến.
Hoạt động 2:Cách trang trí đường diềm 
-Gợi ý để hs nhận ra các vẽ:
+Vẽ hai đường song song vừa với tờ giấy, chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục.
+Vẽ các hình mảng trang trí sao cho cân đối, hài hoà.
+Tìm và vẽ hoạ tiết, có thể vẽ nhắc lại hoặc xen kẽ.
+Vẽ màu theo ý thích.
-Cho hs xem mẫu đường điềm của hs năm trước.
Hoạt động 3:Thực hành 
-Cho hs làm nhóm vẽ trên giấy khổ to một đường diềm.
-Phát cho hs các hoạ tiết cắt sẵn cho hs dán lên tao thành đường diềm.
-Nhận xét và yêu cầu hs tự thực hành vẽ đường diềm vào vở.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 
-Chon một số bài đẹp, nhận xét, động viên những hs còn chưa thực hiện tốt.
4.Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Khăn, gấu áo, đĩa,
-Nêu tên
-Hoa, lá, chim .
-Xen kẽ, đối xứng, xoay chiều
-Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu.
-Vẽ đường diềm và dán các hoạ tiết lên tao thành đường diềm.
-Thực hành vẽ trên vở.
Rút kinh nghiệm :
	Thứ năm ..tháng  năm ..
Thể dục 
GV dạy chuyên
Tập đọc
VĂN HAY CHỮ TỐT 
I.MỤC TIÊU:
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ,bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
 - Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát 
 - Luôn có ý thức rèn luyện chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp. 
II.CHUẨN BỊ:
GV:Tranh minh hoạ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.Một số vở sạch chữ đẹp của HS.
HS:Bài ở nhà,lớp 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
1Ổn định: 
 2.Bài cũ: Người tìm đường lên các vì sao 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài
Ngày xưa, ở nước ta, có 2 người văn hay chữ tốt được người đời ca tụng là Thần Siêu (Nguyễn Siêu), Thánh Quát (Cao Bá Quát). Bài đọc hôm nay kể về sự khổ công luyện chữ của Cao Bá Quát.
Chữ viết thời xưa (chữ Nho) không 
giống chữ quốc ngữ của ta hiện nay. Viết đẹp chữ Nho rất khó. Vì vậy, người viết chữ đẹp rất được coi trọng. Các em đã đọc truyện Người bán quạt may mắn (Tiếng Việt 3, tập 2), đã biết 1 chiếc quạt có đề chữ của người viết đẹp nổi tiếng như ông Vương Hi Chi được coi là tài sản đáng giá nghìn vàng. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
Mời
-Bài này chiamấy đoạn?
yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
Lượt đọc thứ 1: khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc 
-Mời 
 GV đọc diễn cảm cả bài
Giọng từ tốn, đọc phân biệt lời các nhân vật 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
- Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
GV nhận xét & chốt ý 
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?
GV nói thêm: Cao Bá Quát đã rất chủ quan khi nhận lời giúp bà cụ vì vậy sự thất vọng của bà cụ khi bị quan đuổi về đã làm cho Cao Bá Quát ân hận, dằn vặt  
GV nhận xét & chốt ý 
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
GV nhận xét & chốt ý 
GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bài
GV nhận xét, kết luận 
Hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(12).doc