Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 5 năm 2009

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Đọc lưu loát toàn bài.

- Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: tình cảm chân thànhcủa một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.(HSKG)

2. Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.( HSKG)

- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi, trình bày trước lớp.

 

doc 32 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 - Tuần 5 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h những người có ích cho gia đình, cho xã hội. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Một vài mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó (ở địa phương càng tốt) như Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Đức Trung,. . . . 
- Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3, tiết 1. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
1.Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra bài cũ: (3’) 01 HS 
HS nêu ghi nhớ của bài trước. 
- Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng. 
 * Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng. 
* Cách tiến hành: 
- HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng và thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 (trong SGK). 
KL: GV nhận xét và kết luận. 
- HS thảo luận 5 phút và trình bày. 
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
 * Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống. 
Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống (như SGV). 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp. 
- GV rút ra kết luận. 
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
 Hoạt động 3: Làm bài tập 1- 2, SGK
 * Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học. 
 * Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS trao đổi từng cặp rồi giơ thẻ màu trong từng trường hợp ở bài tập 1. 
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 theo cách trên. 
- GV khen những em biết đánh giá đúng và kết luận. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về những gương HS “Có chí thì nên” trên sách, báo ở lớp, trường, địa phương. 
- HS giơ thẻ màu để thể hiện sự đánh giá của mình. 
- HS làm bài tập 2. 
- 2 HS. 
Tiết 5 	 KHOA HỌC 
THỰC HÀNH
NÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN ( T1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Sau bài học, HS có khả năng: 
- Xử lý thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó. 
- Thực hiện kỹ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm việc trong nhóm và các kĩ năng đóng vai, chơi trò chơi.
3. Thái độ: HS có ý thức không sử dụng các chất gây nghiện. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 SGK. 
- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được. 
- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra bài cũ: (3’) 03 HS 
Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
Khi có kinh nguyệt, nữ giới cần chú ý điều gì?
Cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì?
- Giới thiệu bài.
2.Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
 Hoạt động 1: Thực hành, xử lý thông tin. 
Mục tiêu: HS lập bảng tác hại của rượu, bia; thuốc la; ma tuý. 
Tiến hành: 
- GV phát bảng như SGK/20. yêu cầu HS đọc thông tin và hoàn thành bảng. 
- Gọi HS trình bày kết qủa làm việc. Mỗi HS trình bày một ý, HS khác bổ sung. 
KL: GV nhận xét, đi đến kết luận SGK/21. 
- Gọi HS nhắc lại phần kết luận. 
Hoạt động 2: Trò chơi : ”Bốc thăm trả lời câu hỏi”. 
Mục tiêu: Củng cố cho HS những điều hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý. 
Tiến hành: 
- GV đưa 3 hộp phiếu chứa các câu hỏi liên quan đến thuốc lá, rượu, bia, ma tuý. 
- GV đề nghị mỗi nhóm cử một bạn làm ban giám khảo, 3- 5 bạn tham gia chơi một chủ đề. Sau đó các bạn khác tham gia chơi chủ đề tiếp theo. Các bạn còn lại làm quan sát viên. 
- GV phát đáp án cho ban giám khảo và cách cho điểm. 
- Đại diện từng nhóm lên bốc thăm và trả lồi câu hỏi. GV và ban giám khảo cho điểm độc lập sau đó cộng vào và lấy điểm trung bình. 
- Nhóm nào có điểm trung bình cao là thắng cuộc. 
KL: GV tuyên bố nhóm thắng cuộc. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về học thuộc mục bạn cần biết vào vở. 
- HS đọc thông tin và làm việc. 
- HS nêu ý kiến. 
- 2 HS nhắc lại. 
- HS tiến hành chơi theo sự hướng dẫn của GV. 
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009
TIẾT 1	TẬP ĐỌC 
Ê – MI – LI , CON . . .
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ được viết theo thể tự do. 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng ( HSKG). 
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam( HSKG). 
- Thuộc lòng khổ thơ 3, 4.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ
3. Thái độ: HS tôn trọng hành động của nhân vật trong bài thơ.	
*HSKK: HS đọc đúng đoạn 1 của bài thơ. Học thuộc lòng khổ thơ 3.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Tranh, ảnh về những cảnh đau thong mà đế quốc Mĩ đã gây ra trên đất nước Việt Nam, VD: máy bay B52 rải thảm, bệnh viện, trường học bốc cháy. . . 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài: 
-Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
 GV kiểm tra 2 HS Một chuyên gia máy xúc và trả lời những câu hỏi trong bài đọc. 
- Giới thiệu bài
2. Phát triển bài: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ được viết theo thể tự do. 
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài. 
- GV chia bài thành 4 khổ thơ, hướng dẫn HS đọc bài thơ theo từng khổ:
+ Khổ 1: Lời chú Mo- ri- xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê- mi- li ngây thơ, hồn nhiên. 
+ Khổ 2: lời chú Mo- ri- xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn- xơn – giọng phẫn nộ, đau thương. 
+ Khổ 3: Lời chú Mo- ri- xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ, con – giọng yêu thong, nghẹn ngào, xúc động. 
+ Khổ 4: mong ước của chú Mo- ri- xơn thức tỉnh lương tâm nhân loại – giọng đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ ngữ gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử. 
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn. 
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Gọi HS luyện đọc theo cặp. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa bài thơ: ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. 
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi:
-V× sao chĩ Mo-ri-x¬n lªn ¸n cuéc chiÕn tranh x©m l­ỵc cđa ®Õ quèc MÜ?
-Chĩ Mo-ri-x¬n nãi víi con ®iỊu g× khi tõ biƯt?
-V× sao chĩ Mo-ri-x¬n nãi víi con: “Cha ®i vui”?
-Em cã suy nghÜ g× vỊ hµnh ®éng cđa chĩ Mo-ri-x¬n?
*Nªu ND, ý nghÜa bµi th¬?
-GV nhËn xÐt, tỉng hỵp c¸c ý kiÕn thµnh néi dung chÝnh cđa bµi.
d. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài. 
Tiến hành:
- 4 HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ. 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ 3 và 4. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Khen ngợi những HS hoạt động tốt. 
- Khuyến khích HS về nhà học thuộc lòng cả bài thơ. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- HS luyện đọc. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi. 
-V× ®ã lµ cuéc chiÕn tranh phi nghÜa vµ v« nh©n ®¹o.
-Chĩ nãi trêi s¾p tèi, kh«ng bÕ £-mi-li vỊ ®­ỵc. Chĩ dỈn con: Khi mĐ ®Õn, h·y «m h«n mĐ cho cha
-V× chĩ muèn ®éng viªn vỵ, con bít ®au buån, bëi chĩ ®· ra ®i thanh th¶n, tù nguyƯn
-Hµnh ®éng cđa chĩ Mo-ri-x¬n, lµ hµnh ®éng rÊt cao ®Đp, ®¸ng kh©m phơc
-HS nªu.
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa. 
- HS theo dõi. 
- Cả lớp luyện đọc. 
- HS thi đọc. 
Tiết 2 	 TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng. 
- Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
3. Thái độ: HS có ý thức trong khi thực hành.
	* HSKK: Nêu lại được bảng thống kê các bạn đã làm. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Số điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm của từng HS. 
- Một số tờ phiếu đã kẻ bảng thống kê, bút dạ đủ cho các tổ làm bài tập 2. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra bài cũ: 
GV chấm vở 3 HS bài hoàn thiện một đoạn văn tả cảnh trường học. 
- Giới thiệu bài
2. Phát triển bài:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. 
Mục tiêu: Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng. 
Tiến hành: 
Bài 1/51:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS để phiếu điểm trước mặt, thống kê đúng theo 4 yêu cầu của bài tập. 
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét. 
Hoạt động 2: Làm việc trong tổ. 
Mục tiêu:
 Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn. 
Tiến hành: 
Bài 2/51:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- GV yêu cầu: Tổ trưởng thu lại kết quả thống kê của các bạn trong tổ. Sau đó, dựa vào kết qủa, các em lập một bảng thống kê kết quả cho từng cá nhân và cho cả tổ trong Tuần:. 
- GV phát phiếu và bút dạ cho cả tổ. 
- Yêu cầu các tổ lần lượt trình bày kết quả làm việc của mình. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc cá nhân. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc theo tổ. 
Tiết 3 Mĩ thuật 	 GV chuyên dạy
Tiết 4 Thể dục	GV chuyên dạy
Tiết 5 	 TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố các đơn vị đo độ dài, khối lượng và các đơn vị đo diện tích đã được học. 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng:
+ Tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. 
+ Tính toán trên các đơn vị đo độ dài, khối lượng và giải các bài toán có liên quan. 
+ Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện cho trước.
3. Thái độ:HS có ý thức làm các bài tập.
	* HSKK: Thực hiện các phép tính đơn giản.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	Bảng phụ viết nội dung bài tập 3/24. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
Gọi 2 HS lên bảng: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
3kg 7g = ... g ; 3246g = ... kg ... g
5tấn 3tạ = ... yến ; 1845kg = . . . tấn. . . kg
- Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
Hoạt động 1: Củng cố các đơn vị đo độ dài, khối lượng.
Mục tiêu: 
 Củng cố các đơn vị đo độ dài, khối lượng và các đơn vị đo diện tích đã được học. 
Tiến hành: 
Bài 1/24:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- GV yêu cầu HS nhận dạng toán. 
- Hướng dẫn HS để HS tự tóm tắt và giải. 
- Gọi 1 HS làm bài trên bảng. 
- GV chấm, sửa bài, nhận xét. 
Bài 2/24:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Có thể tiến hành cho HS làm nháp sau đó thi trả lời nhanh. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
Hoạt động 2: Củng cố tính diện tích các hình.
Mục tiêu: 
 Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, vẽ hình chữ nhật theo điều kiện cho trước. 
Tiến hành: 
Bài 3/24:
- GV đưa bảng phụ có nội dung bài tập 3. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và tự tìm ra hướng giải. 
- Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật. 
- Nêu công thức tính diện tích hình vuông. 
- HS làm bài theo nhóm đôi. 
Bài 4/25:
- HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS vẽ hình vào vở. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét và ghi điểm tiết học. 
- HS đọc đề bài. 
- HS tóm tắt và giải. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS trả lời. 
- HS nêu yêu cầu. 
- HS vẽ hình vào vở. 
Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009 
Tiết 1 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm. 
- Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân biệt nghĩa của từ và sử dụng từ đồng âm.
3. Thái độ: HS có ý thức sử dụng đúng từ trong tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động,. . . có tên gọi giống nhau. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra bài cũ: (4’) 03 HS
Gọi 3 HS đọc lại đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc một thành phố mà em biết. 
- Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
Hoạt động 1: Nhận xét. 
Mục tiêu: 
 Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng âm. 
Tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1. 
- GV giao việc, yêu cầu HS đọc kỹ các câu văn ở bài tập 1 và em dòng nào ở bài tập 2 ứng với bài tập 1. 
- Cho HS làm việc cá nhân. 
- Gọi HS trình bày. 
- GV và HS nhận xét. 
- GV rút ra ghi nhớ SGK/51. 
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ. 
Hoạt động 2: Luyện tập. 
Mục tiêu: 
 Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. 
Tiến hành: 
Bài 1/52:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc cá nhân. 
- GV gọi HS nêu kết quả làm việc. 
- GVvà HS nhận xét. 
Bài 2/52:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV gọi 1 HS khá làm mẫu, cả lớp đặt câu. 
- Gọi HS trình bày. 
- GV nhận xét và ghi điểm. và chốt lại kết quả đúng. 
Bài 3/52:
- GV tiến hành cho HS làm việc độc lập. 
Bài 4/52:
- GV tổ chức cho HS thi giải câu đó nhanh. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Goị HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. 
- GV nhận xét và ghi điểm. tiết học. 
- Về nhà làm bài tập. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc cá nhân. 
- 2 HS đọc ghi nhớ. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc cá nhân. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- 1 HS làm mẫu. 
- HS đặt câu vào vở. 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
Tiết 2 	 ĐỊA LÝ 
 VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS biết: 
- Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta. 
- Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất. 
2. Kĩ năng: 
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng. 
- Rèn kĩ năng tyhảo luận trong nhóm và trình bày trước lớp.
3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý.
	* THGDMT: Bộ phận( Hoạt động3) 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. 
- Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á hoặc hình 1 trong SGK phóng to. 
- Tranh, ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển (nếu có). 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS (3’) - Kiểm tra 2 HS. 
HS1: - Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
HS2: - Quan sát một con sông ở địa phương em (nếu có) và cho biết con sông đó sạch hay bẩn và cho biết vì sao như vây. 
- Giới thiệu bài: 
2. Phát triển bài:
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
 Hoạt động 1: Vùng biển nước ta. 
Mục tiêu: Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng biển nước ta. 
Tiến hành: 
- Cho HS quan sát lược đồ SGK/77. 
- GV chỉ vùng biển nước ta và giới thiệu: Vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông. 
- GV hỏi: Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
- Yêu cầu một số HS trả lời. 
KL: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông. 
Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta. 
Mục tiêu: HS biết: Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc SGK/78, GV phát phiếu bài tập có nội dung như SGV/89. GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. 
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận. 
Hoạt động 3: Vai trò của biển. 
Mục tiêu: Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất. Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc SGK/78, 79. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. 
GV hỏi: Tại sao chúng ta phải bảo vệ và khi thác tài nguyên biển một cách hợp lí?
KL: GV nhận xét, rút ra ghi nhớ SGK/79. 
- Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta. 
- Biển có vai trò thế nào đối với sản xuất và đời sống?
- Kể tên một vài hải sản ở nước ta. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ. 
- Quan sát lược đồ. 
- HS lắng nghe. 
- HS trả lời. 
- HS đọc SGK. 
- HS làm việc theo nhóm tổ. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- HS đọc SGK và thảo luận theo nhóm 4. 
- HS trình bày kết quả làm việc
- HS trả lời. 
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
- HS trả lời. 
Tiết 3 	Kĩ thuật
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
I. MỤC TIÊU:
í Kiến thức: Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản 1 số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
í Kỹ năng: Biết cách bảo quản, giữ gìn vệ sinh, khi đun nấu ăn uống.
í Thái độ: Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun nấu, ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
í Giáo viên : Tranh, một số dụng cụ đun nấu trong gia đình.
 Phiếu học tập
í Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra bài cũ:
Nêu quy trình thực hiện cắt, khâu, thêu túi xách tay?
	 Muốn đánh gia được sản phẩm cắt, khâu, theu túi xách theo các yêu cầu nào?
- Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài::
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1: Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình.
Cách tiến hành: Gv yêu cầu học sinh kể lại các dụng cụ trong gia đình.
- Em hãy kể lại các dụng cụ thường dùng để đun nấu ăn uống trong gia đình?
Gv nhận xét và bổ sung thêm.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản 1 số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia 
- Học sinh nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
đình.
Cách tiến hành:
Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4.
- Nêu đặc điểm cách sử dụng, bảo quản 1 số dụng cụ đun, nấu ăn uống trong gia đình.
- Quan sát hình 2 hãy kể tên, tác dụng của những dụng cụ nấu ăn trong gia đình?
- Kể tên 1 số dụng cụ thường dùng ở gia đình em?
- Từ quan sát hình 3 và thực tế em hãy kể tên những dụng cụ thường dùng để bày thức ăn và ăn uống trong gia đình?
- Khi sử dụng chúng ta phải làm gì?
- Dựa vào hình 4 em hãy kể tên và nêu tác dụng của 1 số dụng cụ để cắt thái thực phẩm?
Hoạt động 3: Trò chơi.
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức của bài.
Cách tiến hành: Gv chia lớp thành 2 đội A và B sau đó Gv cho đội A và đội B làm trong 2’, nếu đội nào gắn nhanh thì đội đó thắng.
- Gv nhận xét tuyên dương
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
Về nhà học bài.
Chuẩn bị: Chuẩn bị nấu ăn.
Nồi cơm điện, chảo rán, ấm điện nồi nấâu canh Xoong, ấm nồi cơm điện 
Đĩa, tô, bát, thìa, ly chén 
Nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh rửa sạch nước rửa chén.
- Kéo, dao 
Khi cọ rửa tránh để ý tránh đứt tay
Đại diện cho nhóm lênâ trình bày
Lớp nhận xét bổ sung
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Ôn lại bài học.
Tiết 4 	TOÁN 
ĐỀ - CA - MÉT VUÔNG, HÉC - TÔ - MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng ban đầu về đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông. 
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề- ca- mét vuông. 
- Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông, giữa héc- tô- mét vuông và đề- ca- mét vuông; biết chuy

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc